Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ


 Đối với khách hàng hiệu quả của hoạt động TTQT của NHTM được đánh 1

Đối với khách hàng: hiệu quả của hoạt động TTQT của NHTM được đánh giá thông qua việc thúc đẩy tổng kim ngạch XNK của doanh nghiệp, các thương vụ được thực hiện nhanh chóng, an toàn, chính xác và nâng cao uy tín của doanh nghiệp.

Hiệu quả hoạt động TTQT đã được nghiên cứu ở dưới nhiều góc độ đa dạng tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu khác nhau. Nghiên cứu hiệu quả hoạt động TTQT dựa trên tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế, thể hiện mối quan hệ tối ưu giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó, tức là khả năng sinh lợi hoặc giảm tiêu chi phí để nhằm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận và tăng khả năng cạnh tranh. Theo tác giả Lê Thị Phương Liên (2006), Luận án tiến sỹ kinh tế: “Hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM là một phạm trù kinh tế phản ánh kết quả kinh doanh của ngân hàng trong lĩnh vực TTQT. Nó được đo bằng hiệu số giữa doanh thu do hoạt động TTQT mang lại và chi phí bỏ ra để tiến hành hoạt động TTQT”.

Khái niệm hiệu quả của TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ:

Dựa trên khái niệm về hiệu quả hoạt động TTQT, có thể dễ dàng đưa ra một khái niệm cơ bản về hiệu quả TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ như sau: “Hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ là một phạm trù kinh tế phản ánh kết quả kinh doanh của ngân hàng trong lĩnh vực TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ. Nó được đo bằng hiệu số giữa doanh thu do hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ mang lại và chi phí bỏ ra để tiến hành hoạt động TTQT theo phương thức này”

Doanh thu TTQT theo phương thức L/C bao gồm: Doanh thu từ phí mở L/C, chỉnh sửa L/C, doanh thu từ mua bán ngoại tệ cho TTQT theo phương thức L/C, doanh thu từ cho vay hoạt động TTQT theo phương thức L/C,…

Chi phí TTQT theo phương thức L/C bao gồm: Chi phí tiền công, tiền lương cho cán bộ trực tiếp làm công tác TTQT theo phương thức L/C, chi phí quản lý khác, chi phí khấu hao máy móc, rủi ro trong TTQT theo phương thức L/C,…

1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ

1.3.2.1. Các chỉ tiêu định tính

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.


13

Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thành Đô - 4

Đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức L/C thông qua mức độ đa dạng sản phẩm hoạt động thanh toán bằng L/C

Việc đa dạng thanh toán nhiều loại L/C và việc đẩy mạnh phát triển sản phẩm dịch vụ hỗ trợ trong thanh toán bằng tín dụng chứng từ góp phần đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, từ đó tăng thêm doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng qua thu các phí dịch vụ, phí thanh toán, phí bảo lãnh chứng từ,… Mặt khác, việc đa dạng sản phẩm hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng giúp cho các doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn hơn cũng như thuận tiện hơn, nhanh chóng hơn nữa trong thanh toán.

Đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức L/C thông qua thời gian thanh toán L/C

Thời gian thanh toán là khoảng thời gian kể từ khi chỉ định thanh toán được khách hàng đưa ra cho đến các chủ thể tham gia thanh toán nhận đủ tiền trên tài khoản. Trong thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ thì thời gian thanh toán được hiểu là khoảng thời gian tính từ khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ hoàn hảo cho ngân hàng phát hành cho đến khi nhà xuất khẩu nhận được tiền. Ngoài ra, thời gian ngân hàng kiểm tra hồ sơ phát hành L/C, thời gian kiểm tra bộ chứng từ cũng rất quan trọng. Nếu ngân hàng rút ngắn các thời gian thực hiện những quy trình đó, giúp khách hàng thực hiện giao dịch nhanh, tiết kiệm thời gian và chi phí, giúp khách hàng thuận tiện hơn trong quá trình xuất- nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ. Từ đó, ngân hàng nâng cao được uy tín của mình, thu hút được nhiều khách hàng mới.

Đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức L/C thông qua hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu

Hiệu quả hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại chi nhánh cũng đánh giá được một phần hiệu quả của hoạt động TTQT theo phương thức L/C. Bởi các doanh nghiệp mở L/C, thanh toán L/C thường thực hiện ký quỹ một phần giá trị của hợp đồng ngoại thương bằng vốn tự có (khoảng 20- 30% giá trị hợp đồng), phần còn lại sẽ là khoản giải ngân của chi nhánh để đảm bảo đúng tính chất hợp đồng thanh toán đã ký kết giữa khách hàng và đối tác nước ngoài. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng thường thực hiện chiết khấu bộ chứng từ tại chi nhánh. Điều đó cho thấy, hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu càng hiệu quả thì hiệu quả của hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ cũng ngày càng được nâng cao.


14


Đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức L C thông qua nghiệp vụ kinh 2

Đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức L/C thông qua nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ

TTQT theo phương thức TDCT đòi hỏi phải được thanh toán bằng ngoại tệ khi giao dịch với các khách hàng quốc tế thông qua các ngân hàng đại lý tại các nước khác. Do đó, các doanh nghiệp mở L/C tại chi nhánh thường phải thực hiện hợp đồng mua bán ngoại tệ để thanh toán cho các đơn vị đối tác ở nước ngoài. Không chỉ hỗ trợ khách hàng trong việc thanh toán ngoại tệ chuyển tiền đi mà ngay cả khi doanh nghiệp có khoản doanh thu thông qua luồng ngoại tệ báo có về tài khoản tại ngân hàng thì lúc đó khách hàng sẽ tiếp tục thực hiện giao dịch mua bán ngoại tệ để quy đổi hạch toán báo có vào tài khoản tương ứng. Đây cũng là sản phẩm dịch vụ mà đôi bên cùng có lợi, về phía doanh nghiệp vẫn đảm bảo nguồn vốn kinh doanh còn về phía ngân hàng vẫn đáp ứng tối đa tất cả các dịch vụ tốt nhất cho doanh nghiệp, doanh thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ càng cao cho thấy hiệu quả của nghiệp vụ thanh toán L/C xuất – nhập khẩu của ngân hàng cũng đang ngày càng được nâng cao, vừa thỏa mãn được nhu cầu đa dạng của khách hàng vừa đem lại nguồn thu và uy tín cho ngân hàng.

Đánh giá hiệu quả TTQT theo phương thức L/C thông qua mức độ sai sót của điện thanh toán

Mức độ sai sót của điện thanh toán không những gây ra tổn thất lớn cho khách hàng và ngân hàng mà còn ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng đối với khách hàng và đối với ngân hàng đại lý ở nước ngoài. Chính vì vậy, việc ngân hàng kiểm soát chặt chẽ điện thanh toán trước khi chuyển lên trung tâm thanh toán quốc tế là vô cùng quan trọng. Mức độ sai sót của điện thanh toán chỉ ở mức thấp hoặc gần như không có sai sót trong điện thanh toán giúp cho ngân hàng chiếm được sự hài lòng của khách hàng truyền thống cũng như thu hút được khách hàng mới thực hiện thanh toán L/C xuất nhập khẩu tại ngân hàng, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh, uy tín cũng như nguồn thu của ngân hàng trong hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng

1.3.2.2. Các chỉ tiêu định lượng

Ngoài các chỉ tiêu định tính được nêu ở phần trên, việc đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ cũng được phản ánh rõ nét thông qua các chỉ tiêu định lượng.

Chỉ tiêu doanh số TTQT theo phương thức L/C

Doanh số TTQT theo phương thức TDCT là tổng giá trị các khoản TTQT theo phương thức TDCT tại chi nhánh. Cụ thể được tính như sau:


15

Doanh số TTQT theo phương thức L/C =

Giá trị thanh toán L/C xuất khẩu

+

Giá trị thanh toán L/C nhập khẩu

Trong đó:

Giá trị thanh toán L/C nhập khẩu bao gồm tổng giá trị mở L/C nhập khẩu và tổng giá trị thanh toán L/C nhập khẩu.

Giá trị thanh toán L/C xuất khẩu bao gồm tổng giá trị thông báo L/C xuất khẩu và tổng giá trị thanh toán L/C xuất khẩu.

Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng của chi nhánh: doanh thu từ phí hoạt động thanh toán L/C càng cao cho thấy số lượng món cũng như giá trị của món thanh toán L/C ngày càng cao. Từ đó, cho thấy ngân hàng ngày càng chiếm được lòng tin của khách hàng, thu hút được lượng khách hàng lớn, giúp cho hoạt động TTQT theo L/C của ngân hàng ngày càng đạt hiệu quả cao.

Chỉ tiêu tỷ trọng doanh số TTQT theo phương thức L/C trên doanh số TTQT

Chỉ tiêu này phản ánh sự đóng góp của hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ vào hoạt động thanh toán quốc tế. Tỷ trọng này càng cao cho thấy số lượng khách hàng tin tưởng sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ của ngân hàng ngày càng nhiều. Chính số lượng khách hàng gia tăng đó đã đánh giá được một phần hiệu quả của hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng; số lượng khách hàng sử dụng phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán tăng lên cho thấy phương thức thanh toán này đã và đang đáp ứng được nhiều yêu cầu của họ trong thanh toán. Tuy nhiên, nếu tỷ trọng này giảm dần cũng cho thấy phương thức thanh toán theo phương thức L/C không đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của khách hàng trong thanh toán và khách hàng sẵn sàng chuyển sang sử dụng các phương thức ghi sổ, chuyển tiền hoặc nhờ thu.

Chỉ tiêu doanh thu TTQT theo phương thức L/C

Khi thực hiện thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ, ngân hàng sẽ thu được một khoản phí nhất định theo biểu phí dịch vụ của ngân hàng như phí thông báo L/C, phí thanh toán L/C, phí mở L/C, phí xác nhận L/C,... Phí thu được càng cao thì hiệu quả hoạt động của thanh toán bằng tín dụng chứng từ càng lớn, góp phần tăng tăng doanh thu phí thanh toán quốc tế, hiệu quả kinh doanh ngân hàng.

Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức L/C

Đây là chỉ tiêu định lượng quan trọng nhất để đánh giá hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ, nó phản ánh hiệu quả thực tế của hoạt động TTQT theo phương thức L/C của ngân hàng. Nó là chỉ tiêu phản ánh phần giá trị thăng dư,

16


mức hiệu quả kinh doanh mà ngân hàng thu được từ hoạt động TTQT theo phương 3

mức hiệu quả kinh doanh mà ngân hàng thu được từ hoạt động TTQT theo phương thức TDCT:


Lợi nhuận TTQT theo = Doanh thu TTQT theo - Chi phí phát sinh theo phương thức L/C phương thức L/C phương thức L/C

Lợi nhuận hoạt động TTQT theo L/C của ngân hàng không ngừng tăng một cách vững chắc là mục tiêu cơ bản, mục tiêu của tất cả các ngân hàng đều hướng tới. Để tối đa hoá lợi nhuận, các ngân hàng thường tìm các biện pháp để cắt giảm chi phí hoạt động, tăng cường áp dụng công nghệ mới, tăng cường nâng cao trình độ chuyên môn của thanh toán viên để góp phần tăng doanh thu từ hoạt động TTQT theo L/C.

Chỉ tiêu tỷ lệ giữa lợi nhuận TTQT theo L/C so với doanh thu TTQT theo L/C


Tỷ lệ giữa lợi nhuận TTQT theo phương thức L/C so với doanh thu TTQT theo phương thức L/C

Lợi nhuận TTQT theo phương thức L/C

=

Doanh thu TTQT theo phương thức L/C

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh số TTQT theo phương thức TDCT là phần lợi nhuận thu được trên một đơn vị doanh thu TTQT theo phương thức TDCT hay có thể hiểu là một đồng doanh thu TTQT theo phương thức TDCT đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ số này càng cao chứng tỏ hoạt động TTQT theo phương thức L/C của ngân hàng càng đạt hiệu quả cao.

Chỉ tiêu tỷ lệ giữa chi phí TTQT theo L/C so với doanh thu TTQT theo L/C


Tỷ lệ chi phí TTQT theo phương thức L/C so với doanh thu TTQT theo phương thức L/C

Chi phí TTQT theo phương thức L/C

=

Doanh thu TTQT theo phương thức L/C

Chỉ tiêu này cho thấy được một đồng doanh thu thanh toán L/C phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí. Chỉ tiêu này còn phản ánh khả năng điều chỉnh mối quan hệ giữa tỷ lệ đầu ra, đầu vào để đạt được mức hiệu quả. Tỷ lệ này càng nhỏ thì sẽ cho hiệu quả càng cao.

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ

Để nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT nói chung và hoạt động TTQT theo phương thức L/C nói riêng NHTM cần phải nắm rõ các nhân tố ảnh hưởng tới nó. Các nhân tố đó bao gồm các nhân tố khách quan– các nhân tố tác động từ nền kinh tế trong, ngoài nước hoặc cũng có thể từ tình hình chính trị xã hội cũng như chính sách tiền tệ của NHNN liên quan tới L/C. Ngoài ra còn có nhân tố chủ quan– nhân tố đến từ chính NHTM, các nhân tồ này được coi là vô cùng quan trọng bởi các nhân tố khách

17

quan đối với tất cả các NHTM có thể là giống nhau nhưng mỗi NHTM khác nhau sẽ xuất hiện các nhân tố chủ quan khác nhau, có thể là hệ thông công nghệ ngân hàng liên quan tới L/C hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên tại bộ phận TTQT,… Hai loại nhân tố trên được xem là hai nhân tố cơ bản nhất khi tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ.

1.3.3.1. Nhân tố khách quan

Tình hình nền kinh tế trong nước

Trong một nền kinh tế ổn định và phát triển thì hoạt động của ngân hàng sẽ an toàn và hiệu quả hơn. Ngân hàng yên tâm đầu tư tín dụng cho nền kinh tế, tạo điều kiện phát triển dịch vụ mới, trong đó bao gồm hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ.

Môi trường chính trị- xã hội

Sự ổn định của chính trị- xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế quốc tế của một nước phát triển. Tính ổn định của chính trị càng cao thì mức an toàn trong đầu tư càng cao, do đó các nhà đầu tư trong và ngoài nước yên tâm hơn trong kinh doanh, tạo cơ hội mở rộng thị trường kinh doanh xuất nhập khẩu. Và trên cơ sở đó, hình thành nhu cầu chuyển vốn ngoại tệ ra, vào qua ngân hàng ngày càng tăng lên, hiệu quả mang lại cho hoạt động thanh toán quốc tế cũng tăng theo.

Môi trường pháp lý

Mọi hoạt động kinh doanh vượt ra ngoài biên giới đều phải tuân thủ, chịu sự chi phối bởi luật pháp quốc gia đó hoặc luật pháp nước sở tại và thậm chí là Thông lệ và tập quán quốc tế cũng như Luật và công ước quốc tế. TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ không những phải chịu sự chi phối của luật pháp trong nước, luật pháp nước sở tại mà còn chịu sự chi phối của các cơ chế, các quy tắc và chuẩn mực quốc tế như UCP 600, ISBP,…

Chính sách tiền tệ của mỗi quốc gia tại từng thời kỳ nhất định

Một trong những công cụ điều hành chính sách tiền tệ có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu là chính sách tỷ giá. Ngân hàng Nhà nước có thể sử dụng công cụ tỷ giá hối đoái để khuyến khích hoặc hạn chế xuất nhập khẩu, điều này làm giảm khả năng thanh toán quốc tế qua ngân hàng, ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng doanh thu thanh toán quốc tế của ngân hàng.


18


Đồng tiền thanh toán Sự ổn định của đồng ngoại tệ được các bên tham gia 4

Đồng tiền thanh toán

Sự ổn định của đồng ngoại tệ được các bên tham gia chọn là đồng tiền thanh toán trong các giao dịch xuất nhập khẩu có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Nếu đồng tiền thanh toán mất giá thì sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu, nếu đồng tiền thanh toán tăng giá sẽ ảnh hưởng tới các hoạt động nhập khẩu. Theo sau sự kém hiệu quả trong kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp là sự giảm sút trong tốc độ tăng trưởng của hoạt động thanh toán quốc tế qua ngân hàng.

Kiến thức về nghiệp vụ ngoại thương của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chính là khách hàng của NHTM, do đó kiến thức về nghiệp vụ ngoại thương của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy nhanh tiến độ và hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện giao dịch giữa NHTM và các doanh nghiệp XNK.

1.3.3.2. Nhân tố chủ quan

Chính sách đối ngoại của NHTM

Chính sách đối ngoại của ngân hàng bao gồm việc mở rộng mối quan hệ với các ngân hàng nước ngoài, quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế,… Nếu chính sách đối ngoại ngân hàng đưa ra là đúng đắn thì sẽ giúp ngân hàng duy trì và tăng cường mối quan hệ với các ngân hàng nước ngoài, từ đó giúp ngân hàng hoàn thiện hơn quy trình nghiệp vụ, thu hút khách hàng trong và ngoài nước, giúp ngân hàng tăng doanh thu, giúp ngân hàng tồn tại và phát triển.

Chính sách khách hàng

Một chính sách ưu đãi cho khách hàng hợp lý, linh hoạt giúp ngân hàng giữ được các khách hàng quen thuộc cũng như thu hút và phát triển mối quan hệ với nhiều khách hàng mới, đặc biệt là các khách hàng có nhu cầu thanh toán quốc tế, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng.

Trình độ chuyên môn của thanh toán viên

Thanh toán viên là những người trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và TTQT theo phương thức L/C nói riêng. NHTM có được những thanh toán viên giàu kinh nghiệm, nắm vững quy trình nghiệp vụ, kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương cũng như các quy định cụ thể liên quan đến phương thức L/C và trình độ ngoại ngữ sẽ có tốc độ xử lý các giao dịch nhanh, đảm bảo tính an toàn và chính xác cao trong giao dịch. Từ đó nhận được sự hài lòng và độ


19

tín nhiệm cao của khách hàng, giúp cho hoạt động TTQT theo phương thức L/C của NHTM đạt hiệu quả cao, đem lại lợi nhuận và uy tín cho ngân hàng.

Quan hệ của NHTM với ngân hàng đại lý nước ngoài

Quan hệ đại lý có vai trò rất quan trọng đối với nghiệp vụ ngân hàng ngày nay. Để thực hiện nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, đặc biệt là thanh toán quốc tế, mỗi ngân hàng cần thiết lập quan hệ đại lý với các định chế tài chính, ngân hàng ở các quốc gia khác nhau, nhất là tại các quốc gia đã có Hiệp định thương mại song phương. Thiết lập quan hệ đại lý là sự khởi đầu của việc thiết lập quan hệ hợp tác song phương giữa NHTM và một ngân hàng khác bằng sự trao đổi SWIFT CODE và các hồ sơ pháp lý cho nhau nhằm mục đích phục vụ các hoạt động thanh toán quốc tế. Thiết lập quan hệ đại lý giúp cho thanh toán giữa hai ngân hàng trong cùng một quốc gia hay khác quốc gia được dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả. Hai ngân hàng có thể trao đổi và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của nhau với mục đích hai bên cùng có lợi.

Hệ thống công nghệ ngân hàng hiện đại phục vụ hoạt động TTQT theo phương thức L/C

Trong hoạt động TTQT của các NHTM, phương tiện truyền tin chủ yếu được sử dụng gồm: Thư tín, Telex và SIWFT. Hiện nay tại NHTM có tới 99% các bức điện thanh toán tự động qua SWIFT đạt độ chính xác cao.

SWIFT – Society for Worldwide Interbank and Financial Telecommunication là Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế. Thành viên của Hiệp hội là các ngân hàng và các tổ chức tài chính, mỗi ngân hàng tham gia là một cổ động của SWIFT. Hiệp hội trên giúp các ngân hàng thành viên trên Thế giới chuyển tiền cho nhau hoặc trao đổi thông tin. Mỗi ngân hàng thành viên được cấp một mã giao dịch, được gọi là SWIFT CODE. Các ngân hàng thành viên trao thông tin hoặc chuyển tiền cho nhau dưới dạng SWIFT MESSAGES, là các bức điện được chuyển hóa thành các trường dữ liệu, ký hiệu để máy tính có thể nhận biết và tự động xử lý giao dịch. SWIFT cung cấp các dịch vụ truyền thông an ninh và phần mềm giao diện cho các ngân hàng và tổ chức tài chính.

Chất lượng thanh toán qua SWIFT được thể hiện ở tỷ lệ các bức điện được xử lý tự động hoàn toàn, tỷ lệ này sẽ phản ánh trình độ của NHTM.


20

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 22/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí