Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thành Đô - 2


DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ BIDV Ngân hàng Đầu tư và 1

DANH MỤC VIẾT TẮT


Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ

BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

DVKH Dịch vụ khách hàng

L/C Thư tín dụng chứng từ

NHNN Ngân hàng Nhà nước

NHTM Ngân hàng thương mại

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

PGD Phòng giao dịch

QHKH Quan hệ khách hàng

Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thành Đô - 2

TDCT Tín dụng chứng từ

TMCP Thương mại cổ phần

TT.TTQT Trung tâm thanh toán quốc tế

TTQT Thanh toán quốc tế

VND Việt Nam đồng

XNK Xuất nhập khẩu

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của BIDV Thành Đô giai đoạn 2011- 2013 26

Bảng 2.2. Tình hình dư nợ của BIDV Thành Đô giai đoạn 2011- 2013 31

Bảng 2.3. Cơ cấu tổng dư nợ của BIDV Thành Đô giai đoạn 2011- 2013 42

Bảng 2.4. Doanh số thanh toán quốc tế tại BIDV Thành Đô giai đoạn 2011- 2013 44

Bảng 2.5. Giá trị thanh toán L/C xuất- nhập khẩu giai đoạn 2011- 2013 45

Bảng 2.6. Số món thanh toán L/C xuất- nhập khẩu giai đoạn 2011- 2013 46

Bảng 2.7. Doanh thu TTQT theo các phương thức giai đoạn 2011- 2013 49

Bảng 2.8. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT theo L/C tại BIDV Thành Đô giai đoạn 2011- 2013 50

Bảng 2.9. Số lượng khách hàng hoạt động TTQT theo phương thức L /C tại chi nhánh Thành Đô giai đoạn 2011-2013 52

Bảng 2.10. So sánh phí L/C xuất- nhập khẩu của BIDV Thành Đô 54

Bảng 3.1. Kế hoạch kinh doanh năm 2014 của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- chi nhánh Thành Đô 59

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của BIDV Thành Đô giai đoạn 2011- 2013 28

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền của BIDV Thành Đô giai đoạn 2011- 2013 29

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế giai đoạn 2011- 2013 30

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu dư nợ của BIDV Thành Đô giai đoạn 2011- 2013 32

Biểu đồ 2.5. Biểu đồ biểu diễn thu dịch vụ ròng giai đoạn 2011- 2013 33

Biểu đồ 2.6. Lợi nhuận trước thuế của BIDV Thành Đô giai đoạn 2011- 2013 35

Biểu đồ 2.7. Tổng nguồn vốn ngoại tệ của BIDV Thành Đô giai đoạn 2011- 2013 40

Biểu đồ 2.8. Doanh số kinh ngoại tệ giai đoạn 2011- 2013 41

Biểu đồ 2.9. Cơ cấu giá trị thanh toán L/C xuất- nhập khẩu giai đoạn 2011- 2013 48

Sơ đồ 1.1. Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ 9

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của BIDV Thành Đô 23

Sơ đồ 2.2. Quy trình L/C xuất khẩu 36

Sơ đồ 2.3. Quy trình L/C nhập khẩu 37


LỜI MỞ ĐẦU 1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trước xu thế kinh tế thế giới 2

LỜI MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trước xu thế kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hóa, Việt Nam đang phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, hợp tác và hội nhập; trong bối cảnh đó, hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế nổi lên như là chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước với phần kinh tế thế giới bên ngoài. Để thực hiện được chức năng cầu nối này, thì các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế như: thanh toán quốc tế, đặc biệt là thanh toán bằng L/C, tài trợ xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối; bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương

,…đóng vai trò là công cụ thiết yếu và ngày càng trở nên quan trọng.

Ngày nay, thanh toán quốc tế là một dịch vụ ngày càng trở nên quan trọng đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam, là một mắt xích quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng phát triển, đồng thời còn hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất- nhập khẩu của các doanh nghiệp phát triển. Thanh toán quốc tế ra đời dựa trên nền tảng thương mại quốc tế, nhưng thanh toán quốc tế có tồn tại và phát triển được hay không lại còn phụ thuộc vào khâu thanh toán có thông suốt, kịp thời, an toàn và chính xác hay không. Để đảm bảo an toàn trong khâu thanh toán, thì phương thức tín dụng chứng từ tỏ ra rất hiệu quả và phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Chính vì vậy, tỷ trọng doanh số thanh toán xuất nhập bằng L/C luôn chiếm ưu thế trong các năm trở lại đây.

Dựa trên những kiến thức đã được học, những hiểu biết thực tế và những tài liệu thu thập được trong quá trình thực tập tại chi nhánh Thành Đô- Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tôi đã lựa chọn nội dung “Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam- chi nhánh Thành Đô” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Hệ thống hóa những kiến thức về phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ và những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức trên.

Phân tích thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- chi nhánh Thành Đô, từ đó khái quát nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ.

Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thanh toán quốc tế theo phương thức chứng từ đối với ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam- chi nhánh Thành Đô.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊM CỨU

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là hiệu quả trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam- chi nhánh Thành Đô.

Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ giai đoạn năm 2011- 2013.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Khóa luận sử dụng các phương pháp khoa học khác như: phân tích, so sánh, thống kê,... và minh họa bằng các bảng biểu, sơ đồ, số liệu.

5. KẾT CẤU KHÓA LUẬN

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận được chia làm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam- chi nhánh Thành Đô.

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam- chi nhánh Thành Đô.



CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG 3

CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Tổng quan về thanh toán quốc tế

1.1.1. Khái niệm

Mỗi quốc gia trên thế giới đều có những đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội. Chính vì vậy với xu thế hội nhập hiện nay, một quốc gia muốn tồn tại và phát triển thì cần phải tăng cường quan hệ hợp tác với các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới. Sự hợp tác này được thể hiện qua kinh tế, chính trị, ngoại giao, khoa học- kỹ thuật, du lịch,… Trong đó, quan hệ hợp tác về kinh tế, giao lưu buôn bán hàng hóa dịch vụ giữa các chủ thể ở các nước khác nhau được đánh giá là chiếm vị trí chủ đạo. Cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của hoạt động trao đổi quốc tế như vậy phát sinh nhu cầu chi trả, thanh toán các hàng hóa dịch vụ là một tất yếu. Tuy nhiên các bên liên quan trong quan hệ quốc tế đó lại có sự khác biệt về địa lý, về loại tiền sử dụng, về tập quán kinh doanh. Chính từ sự khác biệt đó mà hoạt động thanh toán quốc tế được hình thành và phát triển. Trong đó ngân hàng thương mại là trung gian đảm nhiệm toàn bộ quá trình thanh toán.

Qua thời gian, thanh toán quốc tế được định nghĩa theo nhiều quan điểm khác nhau:

Năm 2002, theo PGS Trầm Thị Xuân Hương, Giáo trình Thanh toán quốc tế: “Thanh toán quốc tế là quá trình thực hiện các khoản thi chi tiền tệ quốc gia thông qua hệ thống ngân hàng trên thế giới nhằm phục vụ cho các mối quan hệ trao đổi quốc tế phát sinh giữa các nước với nhau”.

Năm 2006, theo GS.NGƯT Đinh Xuân Trình, Giáo trình Thanh toán quốc tế trong ngoại thương: “Thanh toán quốc tế là việc thanh toán các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh có liên quan tới các quan hệ kinh tế, thương mại và các mối quan hệ khác giữa các tổ chức, các công ty và các chủ thể khác nhau của các nước”.

Hai định nghĩa trên cho thấy thanh toán quốc tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu, phục vụ các giao dịch thương mại, đầu tư, hợp tác quốc tế thông qua mạng lưới ngân hàng thế giới. Thanh toán giữa các nước đều được tiến hành thông qua ngân hàng và không dùng tiền mặt. Do vậy thanh toán quốc tế về bản chất chính là nghiệp vụ ngân hàng quốc tế. Chúng được hình thành và phát triển trên cơ sở các hợp đồng ngoại thương và các trao đổi tiền tệ quốc tế. Thanh toán quốc tế được thực hiện dựa trên nền tảng pháp luật và tập quán thương mại quốc tế, đồng thời nó cũng bị chi phối bởi luật


1

pháp của các quốc gia, bởi các chính sách kinh tế, chính sách ngoại thương và chính sách ngoại hối của các quốc gia tham gia trong thanh toán.

Các quan hệ kinh tế phát sinh rất đa dạng và phong phú. Tính chất thường xuyên hay gián đoạn của quan hệ đó, sự tin tưởng lẫn nhau giữa các đối tác, yêu cầu kiểm soát giao nhận hàng hóa và trả tiền, tính chất quan trọng của các loại hàng hóa giao dịch, tình hình tài chính và khả năng thanh toán của người mua,…tất cả đều ảnh hưởng đến viêc áp dụng hình thức thanh toán thích hợp. Tuy có nhiều hình thức thanh toán nhưng tất cả đều dựa trên nguyên tắc chung là an toàn, chính xác, và đảm bảo quyền lợi cho các bên liên quan. Trong thanh toán quốc tế về ngoại thương, các công ty xuất- nhập khẩu thường lựa chọn các loại phương thức:

Phương thức tín dụng chứng từ: là phương thức thanh toán, trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở L/C- ngân hàng phục vụ người nhập khẩu) sẽ phát hành một thư bảo lãnh dưới dạng một tín dụng thư theo yêu cầu của người nhập khẩu, để cam kết với người xuất khẩu là sẽ trả tiền, hoặc chấp nhận trả tiền vào hối phiếu cho người xuất khẩu nếu người xuất khẩu thực hiện đúng các điều khoản đã ghi trong tín dụng, đồng thời xuất trình một bộ chứng từ thanh toán đầy đủ, đúng hạn theo quy định của thư tín dụng.

Phương thức nhờ thu: là phương thức thanh toán với sự chủ động khởi sự quá trình thanh toán của người bán, người xuất khẩu. Theo phương thức này, người bán, người xuất khẩu sau khi đã hoàn thành việc gửi hàng đi, hoặc là đã hoàn thành cung ứng dịch vụ cho người mua- người nhập khẩu, sẽ lập bộ chứng từ thanh toán rồi gửi đến ngân hàng của mình để nhờ thu hộ tiền từ người mua, người nhập khẩu.

Trong thanh toán quốc tế về dịch vụ và các lĩnh vực khác, người ta chọn các phương thức như:

Chuyển tiền: là phương thức thanh toán do người mua chủ động thực hiện. Theo đó, sau khi nhận được hàng hóa hoặc nhận được bộ chứng từ hàng hóa, hoặc đã cung ứng dịch vụ, người mua sẽ lập lệnh chuyển tiền (Tranfer order) gửi đến ngân hàng của mình. Căn cứ vào lệnh chuyển tiền này, ngân hàng sẽ trích tiền trên tài khoản của người mua để chuyển trả cho người thụ hưởng ở nước ngoài.

Nhờ thu.

Mở tài khoản: mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng để thực hiện các giao dịch thanh toán.


2


 Thanh toán CAD phương thức trả tiền đối chứng từ CAD được áp dụng trong 4

Thanh toán CAD: phương thức trả tiền đối chứng từ (CAD), được áp dụng trong trường hợp người mua- người nhập khẩu ký hợp đồng mua hàng của người bán người xuất khẩu, trong đó hàng hóa được giao nhiều lần, nhiều đợt, và người mua ủy thác cho ngân hàng nhận chứng từ và trả tiền cho người sản xuất.

Mỗi phương thức thanh toán đều có một quy trình riêng, có ưu nhược điểm khác nhau. Tùy trường hợp cụ thể mà lựa chọn phương thức thích hợp và khi đã thống nhất thì phương thức thanh toán phải được khẳng định trong hợp đồng kinh tế.

1.1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế


1.1.2.1. Đối với nền kinh tế

Thanh toán quốc tế giữ vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh tế đối ngoại. Nó là khâu kết thúc của một giao dịch mua bán hàng hóa hay dịch vụ; là một mắt xích không thể thiếu trong quá trình buôn bán ngoại thương: trong một hợp đồng thương mại nói chung và ngoại thương nói riêng, điều kiện thanh toán là một trong những yếu tố không thể thiếu. Thêm vào đó, khi các điều kiện thanh toán trong hợp đồng được thực hiện có nghĩa là giao dich mua bán hàng hóa dịch vụ giữa các bên đã hoàn tất.

Thanh toán quốc tế là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Thông qua việc lựa chọn phương thức thanh toán, các bên tham gia có thể đánh giá được khả năng tài chính, uy tín và mức độ tín nhiệm lẫn nhau.

TTQT làm tăng cường các mối quan hệ giao lưu kinh tế giữa các quốc gia, giúp cho quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng, an toàn, tiện lợi và giảm bớt chi phí cho các chủ thể tham gia. Bên cạnh đó, hoạt động TTQT làm tăng khối lượng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, đồng thời thu hút một lượng ngoại tệ đáng kể vào Việt Nam.

1.1.2.2. Đối với ngân hàng

Đối với ngân hàng, thanh toán quốc tế không chỉ là một nghiệp vụ ngân hàng thuần túy mà còn đóng vai trò là khâu trung tâm không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh doanh tạo doanh thu dịch vụ, thúc đẩy các hoạt động khác của ngân hàng phát triển: khi thực hiện giao dịch ngoại thương, người xuất khẩu thường gặp nhiều rủi ro như mất hàng, thanh toán chậm hay thậm chí là không thanh toán. Người nhập khẩu cũng vậy, họ cũng có thể không nhận được hàng hóa dù đã thanh toán tiền hàng hoặc không nhận được hàng hóa theo đúng quy cách và phẩm chất được thỏa thuận trong hợp đồng. Chính vì vậy, để tránh những rủi ro như trên, các bên tham gia

3

phải nhờ tới bên thứ ba độc lập làm trung gian thanh toán. Bên thứ ba thường được các bên lựa chọn là ngân hàng. Do đó, khi hoạt động xuất nhập khẩu phát triển thì doanh thu dịch vụ của ngân hàng càng tăng, kéo theo đó là sự phát triển của các nghiệp vụ cho vay vốn, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương, tài trợ thương mại và các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế khác,… Ngoài ra, thông qua nghiệp vụ thanh toán bằng phương thức L/C, ngân hàng cũng có thêm một nguồn thu ổn định từ việc mở, sửa đổi, điều chỉnh L/C, phí thông báo, xác nhận L/C. Sự kéo theo đó không chỉ tạo thêm nhiều nguồn thu cho ngân hàng, giúp ngân hàng đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, mà còn giúp ngân hàng củng cố mối quan hệ với các ngân hàng nước ngoài, từ đó có cơ hội phát triển, quảng bá, mở rộng mạng lưới mang tính toàn cầu.

1.1.2.3. Đối với các nhà xuất- nhập khẩu

Thanh toán quốc tế là khâu cuối cùng để hoàn thành các quan hệ ngoại thương. Hoạt động xuất- nhập khẩu nói riêng và ngoại thương nói chung chỉ có thể được phát triển bình thường khi khâu thanh toán được thực hiện và giải quyết. Thanh toán quốc tế không những có tác dụng duy trì các mối quan hệ ngoại thương, mà còn có tác dụng thúc đẩy ngoại thương phát triển. Hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động ngoại thương càng được mở rộng và phát triển, càng có điều kiện để đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tạo điều kiện để mở rộng mối quan hệ giữa các nước trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội, ngoại giao, hợp tác khoa học kĩ thuật,…

1.2. Tổng quan về phương thức tín dụng chứng từ

1.2.1. Khái niệm

Phương thức tín dụng chứng từ là một phương thức thanh toán trong đó, theo yêu cầu của khách hàng, một ngân hàng sẽ phát hành một thư tín dụng (L/C), theo đó ngân hàng phát hành cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ ba khi người này xuất trình cho ngân hàng phát hành bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định trong L/C. Bộ chứng từ thanh toán bao gồm chứng từ thương mại và chứng từ tài chính. Đây là phương thức phổ biến và quan trọng trong giao dịch thương mại hiện nay.

Đặc trưng của phương thức tín dụng chứng từ:

L/C là hợp đồng kinh tế hai bên: L/C là hợp đồng kinh tế độc lập chỉ của hai bên là ngân hàng phát hành và nhà xuất khẩu. Mọi yêu cầu và chỉ thị của nhà nhập khẩu đã do ngân hàng phát hành đại diện. Do đó, tiếng nói chính thức của nhà nhập khẩu không được thể hiện trong L/C.


4

Ngày đăng: 22/08/2023