hội bởi các chủ thể hoạt động trong ngành truyền hình bao gồm Đài truyền hình, các doanh nghiệp sản xuất chương trình kể cả các công ty quảng cáo thông qua hoạt động dịch vụ của mình.
Kinh tế truyền thông đem lại lợi ích không chỉ cho ngành truyền hình do khả năng tạo doanh thu, cho ngân sách nhà nước thông qua các khoản đóng góp từ thuế, mà còn là phương tiện khẳng định vị trí của ngành truyền thông và quốc gia trên thế giới thông qua phương thức giao lưu trao đổi văn hóa. Kinh tế truyền thông cũng tạo điều kiện phục vụ công chúng tốt hơn thông qua cơ chế cạnh tranh của thị trường, đem đến cho người xem truyền hình những sản phẩm có chất lượng tốt với giá cả hợp lý.
1.2.4.5 Yêu cầu của kinh tế thị trường định hướng XHCN đối với hoạt động truyền thông
Yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đối với ngành truyền hình thể hiện ở các yếu tố sau:
Thứ nhất, lực lượng sản xuất mà chủ yếu là người lao động ngày càng phát triển và trình độ chuyên môn hóa cao, phục vụ yêu cầu hiện đại hóa, công nghiệp hóa ngành truyền hình. Lao động truyền hình phải bảo đảm cho truyền hình Việt Nam thực hiện tốt không những nhiệm vụ chính trị: là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước, diễn đàn của nhân dân, mà còn cả nhiệm vụ kinh tế: tự chủ về tài chính, có tích lũy để đầu tư phát triển truyền hình.
Thứ hai, kinh tế thị trường là cơ chế mà thông qua đó ngành truyền hình có thể tạo dựng cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu phát triển và đóng góp cho ngân sách nhà nước. Ngành truyền hình phải thông qua thị trường, gắn sản xuất với thị trường, tìm được hướng đi thích hợp để phát huy vai trò kinh tế của dịch vụ truyền hình, mà hình thức cụ thể là quảng cáo và truyền hình trả tiền.
Thứ ba, ngành truyền hình phải đặt mục tiêu phục vụ nhân dân, thực hiện các nhiệm vụ xã hội cộng đồng lên trên hết, nên mặc dù tham gia vào kinh tế thị trường, tính định hướng về chính trị và nội dung tuyên truyền từ Đảng, Nhà nước là điều
không thể tách rời, điều đó có nghĩa là nhà nước không thể buông lỏng về mặt quản lý tư tưởng đối với ngành truyền hình nói chung.
Thứ tư, vì các Đài truyền hình đều là đơn vị, tổ chức của nhà nước nên các Đài truyền hình phải là lực lượng nòng cốt chủ lực trong sự phát triển chung của toàn ngành, hướng tới thành lập các tập đoàn, doanh nghiệp có đủ sức, đủ tầm để phát triển, giữ vững thị phần trong nước và vươn ra hội nhập với môi trường quốc tế.
Kết chương 1:
Đài truyền hình là cơ quan báo hình hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, có hình thức tổ chức của một đơn vị sự nghiệp nhà nước, hoạt động theo chế độ tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính. Nhiệm vụ chính của Đài truyền hình là sản xuất sản phẩm công là các chương trình truyền hình mang tri thức phục vụ công chúng. Bên cạnh đó Đài truyền hình còn có nhiệm vụ kinh tế là tạo nguồn thu để bù đắp chi phí hoặc có thể tự chủ hoàn hoàn chi phí hoạt động.
Chế độ tự chủ về tài chính đã đem lại cho các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và Đài truyền hình nói riêng một hình thức hoạt động mới, trong đó quyền tự chủ của người đứng đầu tổ chức được nâng cao, đơn vị được chủ động trong thực hiện nhiệm vụ và sản xuất kinh doanh, vừa có thể hoàn thành nhiệm vụ đối với xã hội theo phương thức tốt nhất, vừa tạo điều kiện về kinh tế để các Đài truyền hình đi dần đến tự chủ hoàn toàn trong hoạt động.
Nội dung sản xuất chính của một Đài truyền hình là sản xuất dịch vụ truyền hình công ích và dịch vụ truyền hình trả tiền theo những phương thức đa dạng như: tự sản xuất, hợp tác sản xuất, xã hội hóa và mua bản quyền chương trình.
Cơ chế quản lý tài chính của Đài truyền hình được quy định tại nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của chính phủ và thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006. theo đó quản lý tài chính có 4 nội dung quản lý tài sản, quản lý chi, quản lý thu, quản lý các quỹ.
Hiệu quả quản lý tài chính của Đài truyền hình được đánh giá trực tiếp qua các số liệu tài chính và gián tiếp thông qua hiệu quả hoạt động chung của Đài. Hiệu quả trực tiếp được tính trên các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí; hiệu quả gián tiếp được đánh giá qua mức độ hoàn thành nhiệm vụ chính trị, kinh tế và chăm lo đời sống cho người lao động.
Hoạt động trong môi trường kinh tế thị trường, Đài truyền hình chịu ảnh hưởng bởi nhiều tác động đặc trưng từ phía thị trường. Đó là sự cạnh tranh giành thị phần khán giả, là sự thương mại hóa các chương trình truyền hình thông qua quảng cáo trực tiếp hay gián tiếp hay xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình. .
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã đặt ra nhiều yêu cầu đối với hoạt động của ngành truyền hình về yêu cầu phục vụ nhân dân, trình độ của lực lượng sản xuất, về phát huy vai trò kinh tế các hoạt động dịch vụ truyền hình để tích lũy cơ sở vật chất, và đưa ngành truyền hình ngày càng phát triển trong khu vực.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI ĐÀI TRUYỀN HÌNH TP.HCM
2.1 Giới thiệu về Đài truyền hình Tp.HCM (tên viết tắt là HTV – Ho Chi Minh City Television)
2.1.1 Lịch sử hình thành Đài truyền hình TP.HCM
Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh được tiếp quản từ Đài Truyền hình Sài gòn của chế độ cũ vào chiều 30/ 4/ 1975. Ngày 1/5/1975 (chỉ sau 1 ngày tiếp quản), Đài đã phát sóng chương trình đầu tiên, kịp thời thông báo chủ trương của Ủy Ban quân quản Thành phố, tạo sự yên tâm cho nhân dân vùng mới giải phóng.
Từ năm 1981 trở về trước, Đài trực thuộc Ủy Ban phát thanh và Truyền hình Việt nam, với nhiệm vụ là một Đài khu vực. Từ năm 1981 đến nay, Đài được chuyển giao về cho Thành ủy và ủy Ban Nhân dân TP.Hồ Chí Minh trực tiếp quản lý.
2.1.2 Giới thiệu về Đài truyền hình TP.HCM (sau đây viết tắt là HTV)
Tọa lạc tại trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, là thành phố đông dân nhất và cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam, Đài truyền hình TP.HCM phục vụ cho nhu cầu thông tin cho hơn 10 triệu dân có mặt tại thành phố và dân số ở 52 tỉnh thành lân cận. Từ hai kênh HTV9 và HTV7 với vài giờ phát sóng mỗi ngày, đến nay Đài đã phát sóng 24/24 trên các kênh HTV7- kênh giải trí, thể thao, trò chơi truyền hình, quảng cáo, dịch vụ; HTV9 - kênh chính trị - xã hội, văn hóa và 4 kênh kỹ thuật số HTV1- Kênh thông tin công cộng; HTV2 - kênh thể thao - giải trí; HTV3 - Kênh thiếu nhi; HTV4 - Kênh khoa học giáo dục.
Trong đó HTV7, HTV9 là kênh truyền hình quảng bá phát trên sóng tương tự (analogue) phục vụ rộng rãi nhu cầu xem truyền hình của mọi tầng lớp nhân dân.
Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp Giấy phép hoạt động phát thanh - truyền hình số 131/GP-BVHTT ngày 10 tháng 8 năm 2002, và được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp lại Giấy phép hoạt động Truyền hình số 1330/GP-BTTTT ngày 23/8/2011. Theo đó, Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh cósứ mệnh“Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, phổ biến các chỉ thị, nghị quyết và các nhiệm vụ của cấp ủy, chính quyền thành phố. Phản ánh tâm tư nguyện vọng, phong trào hành động cách mạng của nhân dân thành phố, phê phán các hiện tượng tiêu cực, cổ vũ tinh thần thi đua yêu nước vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Sứ mệnh này đã chỉ ra mục tiêuhoạt động của HTV là cơ quan tuyên truyền của Đảng bộ, chính quyền, tiếng nói của nhân dân Thành phố trong lĩnh vực thông tin truyền thông, phục vụ nhu cầu thông tin của đông đảo nhân dân, người xem Đài theo nguyên tắc vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Về chức năngHTV thường xuyên thực hiện nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; tuyên truyền vận động, giáo dục khán giả chấp hành các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước; là diễn đàn để phản ảnh tâm tư nguyện vọng của nhân dân với các cấp lãnh đạo. Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan tuyên truyền của Đảng bộ, chính quyền, tiếng nói của nhân dân Thành phố, góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bằng các chương trình truyền hình.
Hình 2.1 BẢN ĐỒ CÁC KHU VỰC PHỦ SÓNG HTV
2.1.3 Cơ cấu tổ chức
Nhân sự hiện tại của HTV là 950 người (600 biên chế và 350 lao động hợp đồng), có hơn 74 cán bộ quản lý, lực lượng Phóng viên – Biên tập trên 400 người, 600 cán bộ viên chức đạt trình độ Đại học, 50 cán bộ viên chức được đào tạo trình độ thạc sĩ – tiến sĩ.
Đài hiện nay có 25 đơn vị trực thuộc, trong đó có 01 văn phòng đại diện HTV tại Hà Nội, 04 đơn vị cấp II là Tạp chí HTV, Trung tâm Dịch vụ, Hãng Phim Truyền hình TFS và Công ty TNHH MTV dịch vụ kỹ thuật truyền thông TMS là các đơn vị có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng. Các đơn vị còn lại được chia làm 03 khối: khối nội dung, khối kỹ thuật, khối nội chính- hậu cần. Tổng số cán bộ viên chức và người lao động của Đài gần 1.000 người cùng gần 300 cộng tác viên thường xuyên.
Trên tổng thể cơ cấu tổ chức của HTV theo theo mô hình trực tuyến chức năng với Ban Tổng Giám đốc: gồm có 3 người. Một là Tổng Giám đốc, phụ trách chung, hai là Phó Tổng giám đốc phụ trách mảng nội dung, ba là Phó Tổng giám đốc phụ trách mảng kỹ thuật. Ngoài các mảng quản lý chuyên môn, mỗi nhân sự trong Ban Tổng giám đốc còn chịu trách nhiệm quản lý một số kênh truyền hình, bên ngoài 2 kênh chủ đạo của Đài là HTV7 và HTV9, như HTV1, HTV2, HTV 3, HTV4.
Giúp việc cho Ban Tổng Giám đốc có các Ban thuộc khối nội chính – hậu cần như Ban Tài Chính, Ban Tổ chức – Đào tạo, Văn phòng, Ban Bảo vệ, Ban kế hoạch dự án.
Khối nội dung là khối sản xuất chương trình trụ cột của HTV, gồm có Trung tâm tin tức, Ban Chuyên đề, Ban Khoa giáo, Ban Chương trình, Ban Ca Nhạc, Ban Thiếu Nhi, Ban Văn Nghệ, ...
Khối kỹ thuật : là khối chịu trách nhiệm về kỹ thuật truyền dẫn phát sóng, chịu trách nhiệm cập nhật, bảo trì và vận hành các mảng liên quan đến kỹ thuật truyền hình, bao gồm : Trung tâm sản xuất chương trình, Ban Kỹ thuật cơ điện lạnh, Trung tâm truyền dẫn phát sóng.
Có thể bạn quan tâm!
- Chế Độ Tự Chủ, Tự Chịu Trách Nhiệm Của Đơn Vị Sự Nghiệp Có Thu
- Hiệu Quả Và Hiệu Quả Quản Lý Tài Chính Nói Chung
- Sản Phẩm Truyền Hình Và Các Hoạt Động Dịch Vụ Truyền Hình
- Quy Trình Tổ Chức Sản Xuất Chương Trình Truyền Hình
- Lưu Đồ Quy Trình Xây Dựng Kế Hoạch Tài Chính Từ Dưới Lên
- Thực Hành Tiết Kiệm, Chống Thất Thoát Nguồn Chi.
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
Hình 2.2 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH ĐÀI TRUYỀN HÌNH THÀNHPHỐ HỒ CHÍ MINH
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
ĐƠN VỊ HẠCH TOÁN ĐỘC LẬP
TRUNG TÂM DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH
CÔNG TY TNHH MTV DỊCH VỤ KỸ THUẬT
TẠP CHÍ HTV
HÃNG PHIM TRUYỀN HÌNH
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN HTV TẠI HÀ NỘI
BAN BIÊN TẬP
BAN KHOÁN CHI
BAN QUẢN LÝ DỰ
ÁN
BAN ĐIỀU HÀNH CÁC KÊNH HTV1-2-3-
BAN CHỨC NĂNG KHÁC
BAN CHỨC NĂNG, THÀNH LẬP THEO YÊU CẦU NHIỆM VỤ KHỐI TRUNG TÂM SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
KHỐI KỸ THUẬT
KHỐI NỘI CHÍNH HẬU CẦN
KHỐI NỘI DUNG
TRUNG TÂM SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH
BAN QUẢN LÝ KỸ THUẬT
BAN KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN LẠNH
TRUNG TÂM TRUYỀN DẪN PHÁT SÓNG
BAN TỔ CHỨC ĐÀO TẠO
VĂN PHÒNG BAN TÀI CHÍNH
BAN KẾ HOẠCH DỰ ÁN
ĐỘI XE BAN BẢO VỆ
BAN CHƯƠNG TRÌNH
TRUNG TÂM TIN TỨC
BAN CHUYÊN ĐỀ BAN KHOA GIÁO BAN THỂ THAO BAN VĂN NGHỆ BAN CA NHẠC
BAN KHAI THÁC PHIM TRUYỆN