Quy Trình Tổ Chức Sản Xuất Chương Trình Truyền Hình


Các đơn vị hoạt động độc lập, có bộ máy kế toán, tài khoản và con dấu riêng. Các Ban chức năng được thành lập theo yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn hoặc các yêu cầu đột xuất như Ban Biên tập, Ban khoán chi.

2.1.4 Quy trình tổ chức sản xuất chương trình truyền hình

Theo trình tự thời gian, quy trình sản xuất về cơ bản gồm các bước sau: 1- Định hướng nội dung từ Ban Tổng Biên tập hay các cơ quan quản lý nhà nước; 2. Phê duyệt ý tưởng, kịch bản do Ban phụ trách kiêm nhiệm là thành viên của Ban Biên tập chịu trách nhiệm; 3- Dự toán sản xuất: dựa trên kịch bản được duyệt dự toán sản xuất được xây dựng và cũng phải có sự phê duyệt của cấp quản lý tài chính trực tiếp; 4-sản xuất chương trình với sự tham gia của đông đảo đội ngũ phóng viên, biên tập, kỹ thuật viên, nhân viên chuyên trách và sử dụng hệ thống các máy móc thiết bị chuyên dụng; 5-nghiệm thu kiểm duyệt nội dung và sắp xếp phát sóng.

Theo quy trình này ta có thể nhận thấy các đối tác hay các doanh nghiệp sản xuất chương trình độc lập có thể tham gia vào một hay toàn bộ các khâu từ 2 đến 4, sản xuất các chương trình xã hội hóa, còn các khâu 1 và 5 là khâu đầu và khâu cuối bắt buộc do HTV đảm nhận.

Riêng khâu thứ 4 là khâu sản xuất chương trình là khâu trực tiếp tạo ra sản phẩm truyền hình, được minh họa trên lưu đồ theo cách thể hiện đơn giản nhất. Mỗi sản phẩm truyền hình ra đời đều phải trải qua 5 công đoạn từ 4.1 đến 4.1 hình 2.3. Có thể nói sản xuất chương trình truyền hình là một quá trình đặc trưng, mang tính chuyên môn hóa cao về con người lao động cũng như máy móc thiết bị, đồng thời cũng là sự phối hợp chặt chẽ, xuyên suốt trên nền tảng ý tưởng để hình thành một tác phẩm hay, một sản phẩm tinh thần phục vụ công chúng.

4/ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH

4.1 LIÊN HỆ CHUẨN BỊ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT

5/ NGHIỆM THU VÀ PHÁT SÓNG


4.3 DỰNG PHIM, KỸ XẢO

4.2 GHI HÌNH



1/ ĐỊNH HƯỚNG


NỘI DUNG

2/ PHÊ DUYỆT Ý TƯỞNG

Hình 2.3: LƯU ĐỒ: QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH


QUY TRÌNH TIẾP DIỄN QUY TRÌNH QUAY LẠI


3/ DỰ TOÁN SẢN XUẤT




4.4 ĐỌC THUYẾT MINH, LỒNG TIẾNG, LỒNG NHẠC


4.5 LƯU FILE


CHƯƠNG TRÌNH THÀNH PHẨM


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý tài chính tại Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - 7


2.1.5 Các loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh‌

2.1.5.1. Truyền hình quảng bá là loại hình sản xuất gắn liền với chức năng nhiệm vụ từ ngày đầu mới thành lập. Các thể loại chương trình thuộc truyền hình quảng bá gồm có hai mảng: 1/ Mảng thông tin như tin tức thời sự, phóng sự tài liệu, phóng sự kinh tế văn hóa xã hội, các chương trình tuyên truyền chính sách chủ trương của Đảng và Nhà nước...; 2/ Mảng giải trí gồm các chương trình ca nhạc, sân khấu, phim truyện...HTV dành phần lớn kinh phí cho 2 mảng sản xuất này. Truyền hình quảng bá là loại hàng hóa công thuần túy, nên việc đầu tư sản xuất chủ yếu hướng tới các mục tiêu về xã hội và quảng bá thông tin. Mục tiêu kinh tế chỉ dừng lại ở yêu cầu chi tiêu hiệu quả. Đặc trưng quan trọng của mảng sản xuất này là sản phẩm được làm theo đơn đặt hàng của nhà nước, theo nhiệm vụ sự nghiệp và phục vụ toàn thể nhân dân.

2.1.5.2. Truyền hình trả tiền

Từ những năm 2003, với sự ra đời của truyền hình cáp HTVC, truyền hình trả tiền đã được HTV đưa vào kinh doanh với mục đích cung cấp dịch vụ truyền hình chất lượng cao, đa dạng hóa sự lựa chọn cho người xem đài, phục vụ nhu cầu giải trí ngày càng đa dạng của người dân.

Chương trình cung cấp cho truyền hình trả tiền đến từ nhiều nguồn: nguồn biên tập lại từ kho tư liệu có sẵn của HTV, nguồn mua bản quyền phát sóng các kênh truyền hình nước ngoài và nguồn tự sản xuất.

Qua 10 năm hoạt động, thông qua hoạt động của các công ty đại diện trên địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận, HTVC đã có một mạng lưới cáp truyền dẫn rộng khắp, với hơn 700 ngàn thuê bao chiếm 15% thị phần truyền hình trả tiền. Việc giữ được tỷ lệ thị phần trên đòi hỏi phải có sự cạnh tranh mạnh mẽ về chất lượng truyền dẫn và chất lượng nội dung chương trình cung cấp giữa HTVC và các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền khác.

Năm 2013, Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Kỹ thuật Truyền thông HTV được thành lập - là doanh nghiệp đầu tiên của HTV với 100% vốn sở hữu của Đài - Dịch vụ truyền hình trả tiền với thương hiệu HTVC đã trở thành dịch vụ trọng


tâm của công ty trong giai đoạn mới với mục tiêu nâng cao chất lượng, giữ vững thị phần, mở rộng kinh doanh và phát triển thuê bao, trở thành nhà cung cấp truyền hình trả tiền uy tín, chất lượng, tiện ích, giá cả hợp lý, phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng.

2.1.5.3. Dịch vụ quảng cáo, sản xuất chương trình, thuê mướn thiết bị, phát hành băng đĩa là những dịch vụ đem lại nguồn thu chính và là nguồn thu truyền thống của Đài từ năm 1989 đến nay. Các hoạt động kinh doanh này do Trung tâm Dịch vụ Truyền hình HTV (HTVS), đơn vị sự nghiệp có thu, có con dấu riêng và tài khoản tại ngân hàng, đảm nhận theo chức năng và nhiệm vụ của mình là thực hiện các dịch vụ quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, thông tin kinh tế, thông báo... trên các kênh của HTV; sản xuất các chương trình quảng cáo; sản xuất và phát hành các chương trình nghe nhìn chất lượng cao bằng các thiết bị chuyên dụng, hiện đại. Cung cấp thiết kế và lắp đặt các thiết bị kỹ thuật, chuyển giao công nghệ nghe nhìn cho các đơn vị có nhu cầu.

2.2 Lịch sử các hình thức quản lý tài chính tại HTV

2.2.1 Theo lịch sử hoạt động – 5 giai đoạn

Cùng với việc thành lập tổ chức, bộ máy quản lý tài chính cũng đã có lịch sử hoạt động gắn liền với với quá trình phát triển của HTV, chịu sự quản lý của Sở Tài chính Vật giá thành phố trước đây và sau này là Sở Tài chính thành phố. Đài truyền hình thành phố là cơ quan nhà nước nên hoạt động tài chính cũng chịu sự điều tiết chung của các chính sách và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến tài chính nhà nước trong từng thời kỳ nhất định.

Từ năm 1975 đến năm 2001, HTV hoạt động theo hình thức của một đơn vị hành chính nhà nước. Cơ chế quản lý tài chính là cơ chế quản lý của một đơn vị hành chính sự nghiệp.

Từ năm 2002 đến năm 2004, HTV thực hiện cơ chế khoán thu chi về tài chính theo quyết định số 131/2001/QĐ-UB của Ủy ban Nhân dân thành phố ngày 27/12/2001.


Từ năm 2005 đến năm 2007: áp dụng thí điểm tài chính đối với sự nghiệp theo quyết định số 252/2005/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ngày 30/12/2005.

Từ năm 2007 đến năm 2009: HTV triển khai nghị định số 43/CP/2006/NĐ- CP của chính phủ và quyết định 2428/QĐ-UBND ngày 1/6/2007 về giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính.

Từ năm 2010 đến năm nay: tiếp tục thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính.

2.2.2 Theo hình thức quản lý - 3 hình thức

Như vậy về cơ chế quản lý tài chính, HTV đã trải qua 3 hình thức quản lý 2.2.2.1/ Quản lý tài chính cơ quan hành chính nhà nước. Đây là cơ chế tài

chính hầu như không có sự phân biệt cơ quan hành chính với cơ quan sự nghiệp, hoạt động sự nghiệp cũng như công tác hành chính nhà nước đều dựa vào ngân sách nhà nước, người làm việc là công chức nhà nước, hưởng lương theo ngạch, bậc công chức.

Hạn chế của cơ chế quản lý tài chính theo mô hình cơ quan hành chính nhà

nước:

Thứ nhất – trả lương theo ngạch bậc công chức không khuyến khích người

lao động tăng năng suất làm việc do tiền lương, do tiền công không gắn với số lượng và chất lượng sản phẩm.

Thứ hai – hoạt động theo cơ chế này HTV hoàn toàn bị động trong công tác điều hành nói chung và quản lý tài chính tại đơn vị nói riêng. Cơ chế xin cho không đáp ứng được tốc độ và nhu cầu phát triển của HTV.

Thứ ba – về công tác tài chính nói riêng, HTV bị động trong công tác kế hoạch. Nguồn thu thì nộp ngân sách nhà nước, trong khi ngân sách cấp vốn không đủ so với nhiệm vụ được giao. Giữa thu và chi không gắn liền với nhau. Mọi thay đổi đều phải thông qua thủ tục xin phép tốn kém thời gian và công sức của các bên có liên quan, đổi mới không theo kịp nhu cầu công việc. Điều này đã nảy sinh hệ


lụy là HTV thiếu chủ động trong giao dịch kinh tế thích ứng với cơ chế thị trường đang hình thành trong nền kinh tế của thành phố vào những năm 1990.

2.2.2.2/ Quản lý tài chính theo mô hình thí điểm cơ chế khoán thu chi. Năm năm thực hiện cơ chế khoán chi (từ năm 2002 đến năm 2006), thực chất là khoán kinh phí thu và chi cho 15 đơn vị trực thuộc, trên tổng số 26 đơn vị, phòng, ban của HTV, hoạt động trên cơ sở quy chế phân cấp quản lý tài chính, tài sản, quy chế trả lương nội bộ do giám đốc HTV ban hành.

Cơ chế khoán thu chi có thể tóm tắt như sau: Giám đốc Đài giao kinh phí khoán cho các đơn vị trực thuộc căn cứ trên kế hoạch sản xuất và thời lượng chương trình phát sóng. Hiệu quả sử dụng kinh phí khoán và mức độ hoàn thành nhiệm vụ sản xuất chương trình là căn cứ để xét duyệt kinh phí khoán năm sau. Trưởng các đơn vị nhận khoán chịu trách nhiệm trước Giám đốc Đài về quản lý, sử dụng tài chính, tài sản do đơn vị mình quản lý, báo cáo và thanh quyết toán định kỳ theo yêu cầu chuyên môn do Giám đốc Đài quy định.

Ưu nhược điểm của cơ chế quản lý khoán thu chi: phân cấp quản lý tài chính trong nội bộ Đài đã góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính, nâng cao chế độ và trình độ tự quản tại các đơn vị trực thuộc. Công tác lập kế hoạch gắn với nhiệm vụ yêu cầu cụ thể của từng phòng ban, sử dụng nguồn chi một cách hợp lý, bám sát dự toán, đảm bảo hiệu quả và chống thất thoát, lãng phí. Bên cạnh đó, việc chủ động phân phối quỹ lương theo doanh số đã đem lại sự an tâm, tin tưởng cho người lao động, đồng thời giúp HTV sử dụng đội ngũ cộng tác viên đủ để đáp ứng yêu cầu công việc mà vẫn phù hợp với khả năng tài chính của Đài.

Kết quả thực tiễn cho thấy nguồn thu của HTV sau 5 năm tăng 266% trong khi nguồn chi hoạt động chỉ tăng 72 %. Điều này chứng tỏ cơ chế mới đã cởi bỏ sự kiềm hãm đối với sản xuất, tạo động lực cho đội ngũ lao động tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, đem lại lợi ích cho HTV và cho ngân sách nhà nước. Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được qua thời kỳ khoán thu chi, HTV đã tích lũy đủ về nội lực và công tác nghiệp vụ tài chính để bước sang giai mô hình quản lý tài chính thứ 3.


2.2.2.3/ Quản lý tài chính theo mô hình tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tàichính của đơn vị sự nghiệp công lập có thu. Đây là mô hình quản lý tài chính dựa trên nghị định 43 của chính phủ ban hành từ năm 2006, được HTV áp dụng từ năm 2007 đến nay. Cơ sở để áp dụng mô hình quản lý này gồm có:

Những thành tựu đạt được qua thời kỳ 5 năm khoán thu chi. Đó là HTV đã tự đảm bảo chi phí hoạt động, liên tục hoàn thành nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách, tạo nguồn chênh lệch thu chi, từ đó tích lũy nguồn vốn xây dựng cơ bản, tích lũy thêm các quỹ của cơ quan, thuận lợi cho kế hoạch đầu tư phát triển của Đài, cải thiện và tăng thu nhập cho người lao động. Đây cũng là thời kỳ HTV thực hiện kế hoạch mở rộng vùng phủ sóng đến vùng sâu vùng xa, khắc phục chất lượng sóng trong phạm vi hoạt động.

2.3 Thực trạng quản lý tài chính tại HTV

2.3.1 Cơ sở pháp lý của hoạt động tài chính tại HTV

Như đã đề cập ở trên, cơ chế quản lý tài chính hiện áp dụng tại HTV hiện nay là cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập có thu, được quy định theo nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 và thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006, hướng dẫn thực hiện nghị định số 43. Về tổng thể nội dung thông tư quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong đó có đơn vị sự nghiệp công lập có thu.

2.3.2 Các công cụ quản lý Tài chính 1/ Luật pháp và chính sách

Đài truyền hình TP.HCM hoạt động theo quy định của pháp luật về phương thức quản lý đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về tài chính là nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 và Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghị định 43 và các luật khác có liên quan như luật kế toán, luật thuế hoạt động doanh nghiệp.... Các quy định đó cũng là cơ sở pháp lý để Đài hoạt động hiện nay.


2/ Kế hoạch hoạt động và kế hoạch tài chính của HTV.

Kế hoạch hoạt động của Đài được lập theo chu kỳ đầu năm trên cơ sở nhiệm vụ chính trị – xã hội mà Đài thực hiện, các đơn đặt hàng của nhà nước và chiến lược kinh doanh của Đài trong vòng 1 năm. Nhiệm vụ tuyên truyền được định hướng từ Ban Biên tập, phân bổ nội dung thực hiện theo cấu trúc phát sóng của Đài đến các Ban trong khối nội dung. Các ban nội dung kết hợp với trung tâm sản xuất chương trình sẽ theo đó lên kế hoạch hoạt động của mình theo tháng, quý, năm. Kế hoạch hoạt động của Ban được phê duyệt bởi cấp quản lý trực tiếp.

Ban Biên tập

đặt hàng

Ban sản xuất

nội dung

Ban Chương trình phân bổ

thời lượng


Kế hoạch hoạt động năm


Hình 2.4: QUY TRÌNH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG


Đi kèm với kế hoạch hoạt động là kế hoạch tài chính làm cơ sở ước tính cho tính khả thi của nhiệm vụ cần thực hiện. Kế hoạch tài chính được xây dựng theo hai chiều, từ dưới lên và từ trên xuống. Theo chiều từ dưới lên, các Ban nội dung kiêm sản xuất chương trình căn cứ tình hình thực hiện năm cũ, nhu cầu sản xuất phát sinh trong năm mới lên kế hoạch tài chính chi tiết, gởi về Ban Tài chính tổng hợp. Theo chiều từ trên xuống, Ban Tài chính và Ban khoán chi căn cứ nhu cầu của các Ban nội dung, cân đối khả năng tài chính và nhu cầu đầu tư trọng điểm trong năm quyết định mức dự toán kinh phí hoạt động cho toàn Đài. Kế hoạch tài chính tổng hợp cho toàn Đài trình Sở Tài chính xem xét, Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt và áp dụng cho 1 thời kỳ ổn định 3 năm.

Kế hoạch tài chính là dự thảo hoạt động trong tương lai được diễn đạt dưới ngôn ngữ tài chính nhằm định lượng các hoạt động của một tổ chức. Do đó kế

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 08/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí