Kế Hoạch Cung Ứng Vật Tư Của Ctln Hàm Yên Năm 2020

- Chi phí sử dụng văn phòng phẩm và chè, nước.

Minh họa về định mức khoán chi cho một số khoản chi phí quản lý doanh nghiệp được quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ tại Phụ lục 2.30

(*) Xây dựng dự toán trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

* Xây dựng dự toán doanh thu tiêu thụ

Theo kết quả khảo sát tại Phụ lục 1E, 100% CTLN tổ chức lập dự toán doanh thu, tuy nhiên, theo tìm hiểu thực tế, việc lập dự toán doanh thu là một nội dung nằm trong kế hoạch SXKD hàng năm. Định kỳ vào cuối năm tài chính, các CTLN tiến hành kiểm kê diện tích rừng trồng và xác định năm tuổi của từng lô rừng, đây chính là căn cứ đề các công ty xây dựng kế hoạch về trồng rừng, bảo vệ rừng, khai thác gỗ, tiêu thụ và vốn đầu tư cho năm tiếp theo. Trong các nội dung cần xây dựng thì dự toán về sản lượng khai thác gỗ rất quan trọng vì chỉ tiêu này ảnh hưởng trực tiếp đến dự toán sản xuất, dự toán chi phí, kế hoạch đầu tư phát triển...

Các CTLN đều lập dự toán doanh thu, tuy nhiên, từ tài liệu thu thập được từ các CTLN, dự toán này là dự toán tĩnh, xây dựng một cách tổng thể và là một nội dung nằm trong Kế hoạch SXKD của các công ty.

Minh họa Kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Phụ lục 2.5.

Các chỉ tiêu trong dự toán doanh thu của các CTLN bao gồm:

- Chỉ tiêu sản lượng tạo ra doanh thu

+ Trồng rừng

+ Khai thác

+ Gieo ươm cây giống

- Tổng doanh thu

- Lợi nhuận kế toán trước thuế

- Nộp NSNN

Các chỉ tiêu này chỉ được ước tính giá trị thực hiện của kỳ kế hoạch dựa trên kết quả thực hiện của năm trước và kế hoạch SXKD của năm nay, không xây dựng theo các mức độ thực hiện.

Do tính chất chu kỳ sản xuất cây rừng kéo dài và chu kỳ khai thác từ 7 năm trở lên nên các CTLN lập dự toán doanh thu theo năm tài chính mà không xây dựng theo quý hoặc 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm (do các CTLN trên địa bàn tỉnh đều trồng rừng theo 2 vụ là vụ Xuân và vụ Đông). Ngoài ra, việc xây dựng dự toán doanh thu của các CTLN không sử dụng phương pháp phân tích chi phí hiện đại và kết quả thống kê giá cả cũng như xu hướng thị trường gỗ nguyên liệu.

* Xây dựng dự toán về các yếu tố đầu vào sản xuất kinh doanh

+ Xây dựng dự toán hàng tồn kho

Việc lập dự toán HTK có ý nghĩa rất quan trọng trong hệ thống báo cáo KTQT của doanh nghiệp, đây chính là căn cứ để doanh nghiệp lập dự toán tổng hợp.

Hầu hết các CTLN có lập dự toán HTK dưới dạng xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư phục vụ cho trồng rừng. Để phục vụ cho việc lập kế hoạch về HTK, các CTLN đều mã hóa HTK (Bảng 2.2), công tác mã hóa danh điểm HTK đều do nhân viên thuộc phòng kỹ thuật đảm nhận thực hiện. Việc mã hóa HTK của các CTLN cơ bản đều dựa trên đặc điểm cụ thể của HTK và trình độ của nhân viên mã hóa.

Bảng 2. 2. Bảng mã hóa hàng tồn kho của CTLN Yên Sơn



STT

MÃ HTK

TÊN HTK

1

HH-001

Gỗ nguyên liệu 12

2

HH-002

Gỗ nguyên liệu 8

3

HH-003

Gỗ nguyên liệu 6

4

VT-001

Phân NPK 5-10-3

5

VT-002

Phân NPK 16-16-8

6

VT-009

Bạch đàn mô

7

VT-002

Phân vi sinh

8

VT-003

Quần áo bảo hộ lao động

9

VT-004

Giầy bảo hộ lao động

10

VT-005

Cây giống

11

VT-006

Kính xe Zin

12

VT-007

Quần áo mưa

13

VT-100

Bạch đàn mầm mô

14

VT-101

Mũ cối

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

Hoàn thiện kế toán quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang - 15


Nguồn: CTLN Yên Sơn

Việc lập kế hoạch cung ứng vật tư nhằm mục đích xác định đủ số lượng vật tư cho trồng rừng, tránh để tình trạng thừa, thiếu, đảm bảo tiến độ sản xuất.

Hộp 2. 4. Chủ động nguyên vật liệu cho sản xuất


Đầu năm, phòng kế hoạch – tài vụ của công ty sẽ căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, cụ thể là chỉ tiêu trồng rừng được giao và số liệu của năm trước để lập kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất. Công ty có đội vườn ươm nên sẵn nguồn cung ứng cây giống, các nguyên vật liệu khác được đặt hàng với nhà cung cấp cố định, do đó, nguồn nguyên vật liệu phục vụ sản xuất của công ty luôn chủ động.

Nguồn: Phỏng vấn Ông Nguyễn Văn Phú, TP KHKT, CTLN Tân Phong

Kế hoạch về cung ứng vật tư của các CTLN (Bảng 2.3) chưa thể hiện được số lượng nhập, xuất, tồn kho của doanh nghiệp, từ đó xác định được trị giá sản phẩm tồn kho cuối kỳ làm căn cứ để lập dự toán tổng hợp.

Bảng 2. 3. Kế hoạch cung ứng vật tư của CTLN Hàm Yên năm 2020


Vật tư

ĐVT

Số lượng

Ghi chú

Nguyên vật liệu

Cây giống


cây


440.000


Phân NPK 5-10-3

kg

40.000


Phân NPK 16-16-8

kg

30.000


Phân vi sinh

Công cụ dụng cụ

kg



Quần áo bảo hộ

bộ

138


Giầy bảo hộ lao động

đôi

138


Nguồn: CTLN Hàm Yên

Như vậy, công tác lập dự toán HTK ở các CTLN còn rất đơn giản, chưa đáp ứng được nhu cầu quản trị. Mặt khác, việc lập kế hoạch cung ứng vật tư cho sản xuất của các CTLN vẫn dựa trên phương pháp thống kê kinh nghiệm và số liệu của kỳ trước. Việc xác định số lượng vật tư phải đặt hàng mua ngoài và tự sản xuất đều chủ yếu dựa theo kinh nghiệm của các nhà quản lý.

+ Xây dựng dự toán nguồn nhân lực

Kết quả khảo sát cho biết có 66,7% ý kiến trả lời công ty có lập dự toán về nhân lực. Tuy nhiên, theo tìm hiểu thực tế, số lượng dự toán được lập không đầy đủ và ở dạng dự toán tĩnh, dự toán được xây dựng tại các CTLN là dự toán quỹ lương nhằm phục vụ cho việc xét duyệt của nhà quản trị và báo cáo lên đơn vị chủ quản cũng như để công khai quỹ lương.

Minh họa Dự toán quỹ tiền lương, thù lao và tiền thưởng tại Phụ lục 2.1

Dự toán tiền lương được xác định theo Thông tư số 28/2016/TT-BLĐ TBXH ngày 01/9/2016, kết quả của năm thực hiện, số lượng lao động kế hoạch (hoặc định mức) và mức tiền lương bình quân kế hoạch. Việc xác định quỹ lương dự toán được quy định cụ thể trong Quy chế tiền lương của các CTLN.

Minh họa quy định về việc xác định quỹ tiền lương dự toán năm 2022 tại Phụ lục 2.29

Dự toán tiền lương, tiền thưởng, các khoản trích theo lương và thu nhập tăng thêm cho CBNV và người lao động do Phòng Hành chính – Quản trị và Phòng Kế hoạch – Tài vụ phối hợp thực hiện. Cụ thể: Phòng Hành chính – Quản trị căn cứ số lượng CBNV và người lao động hiện tại, số lượng tăng hoặc giảm dự kiến, số lượng đến hạn nâng bậc lương, số lượng tăng các khoản phụ cấp trong năm tài chính.... để cung cấp cho phòng Kế hoạch – Tài vụ làm cơ sở lập dự toán.

Đối với dự toán kinh phí tuyển dụng và kinh phí ĐTBD, các CTLN chưa xây dựng dự toán vì cho rằng đây là hoạt động phát sinh không thường xuyên. Hằng năm, liên quan đến tuyển dụng lao động, ĐTBD cho CBNV và người lao động chỉ dừng lại ở việc các đơn vị trực thuộc công ty dự kiến số lượng người tham gia, lập danh sách số lượng gửi về Phòng Hành chính – Quản trị, tại đây, Phòng Hành chính – Quản trị sẽ tổng hợp và lưu lại để phục vụ công tác quản trị nhân sự, không gửi sang Phòng Kế hoạch – Tài vụ để kế toán sẽ căn cứ vào kết quả tổng hợp về dự kiến ĐTBD và định mức chi cho ĐTBD theo quy định nội bộ của công ty để lập dự toán.

Hộp 2. 5. Công ty không lập dự toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng


Hằng năm, công ty khuyến khích cán bộ, công nhân viên và người lao động tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nếu thuộc đối tượng ĐTBD, sẽ được hưởng các chế độ theo quy định của Công ty. Để đảm bảo việc cân đối nguồn kinh phí chi cho hoạt động này, công ty đã ban hành Quy chế ĐTBD chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên và người lao động, kế toán sẽ căn cứ vào đó để hướng dẫn cá nhân thực hiện các thủ tục tạm ứng hoặc thanh toán, Công ty không lập dự toán kinh phí ĐTBD chung cho toàn công ty.

Nguồn: Phỏng vấn Ông Nguyễn Hồng Thái, Giám đốc CTLN Sơn Dương

+ Xây dựng dự toán về tài sản cố định

Kết quả khảo sát cho thấy 100% ý kiến trả lời công ty có xây dựng dự toán về tài sản cố địn. Kết quả điều tra thực tế tại các CTLN cho thấy, các công ty căn cứ vào nhu cầu phục vụ quản lý và sản xuất, xây dựng kế hoạch chung về sử dụng, đầu tư và mua sắm TSCĐ.

- Đối với việc xây dựng, đầu tư, mua sắm TSCĐ phục vụ công tác quản lý, tại các CTLN chủ yếu chỉ có hoạt động sửa chữa. Căn cứ vào hiện trạng TSCĐ và nhu cầu quản lý, phòng Tổ chức – Hành chính sẽ làm đơn đề nghị đầu tư sửa chữa TSCĐ, công ty tổ chức họp nhằm xem xét, đánh giá mức độ hư hỏng của TSCĐ để tổ chức sửa chữa phù hợp. Căn cứ vào quyết định phê duyệt sửa chữa, cải tạo tài sản cố định (Phụ lục 2.48), kế toán xây dựng dự toán chi tiết về chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công đối với các hạng mục thi công để trình Giám đốc phê duyệt.

Minh họa Dự toán chi phí sửa chữa, cải tạo tài sản cố định tại Phụ lục 2.49

- Đối với việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho quá trình sản xuất rừng, các CTLN quy mô vừa và nhỏ xây dựng kế hoạch nằm trong Phương án quản lý bảo vệ rừng, kế hoạch được xây dựng cho các nội dung sau: kế hoạch mở đường, kế hoạch duy tu đường, hệ thống bãi gỗ, đường băng cản lửa.

Tuy nhiên, kế hoạch này chỉ trình bày những thông tin chung, các CTLN không xây dựng kế hoạch ở dạng chi tiết cho từng nội dung và cho tổng thể phương án xây dựng. Trên cơ sở đó, các CTLN tiến hành xây dựng dự toán chi tiết cho các công trình mở đường, duy tu đường và hệ thống bãi gỗ phục vụ quản lý, bảo vệ rừng.

Ví dụ: lập dự toán đầu tư xây dựng đường băng cản lửa. Việc lập dự toán tại các CTLN được tính toán theo chi phí trực tiếp (chỉ gồm chi phí nhân công phát dọn thực bì) và chi phí gián tiếp (được tính bằng 8% của chi phí trực tiếp). Công tác xây dựng đường băng cản lửa tại các CTLN vẫn thực hiện theo hình thức thủ công, công việc thực hiện gồm phát, băm dập và xếp luống theo đường đồng mức, các loại cây nhỏ bụi dậm nhằm đảm bảo cho diện tích san bằng sạch cây, que dây leo hoặc đảm bảo đủ độ rộng để phòng chống cháy.

Minh họa Dự toán xây dựng đường băng cản lửa tại Phụ lục 2.33

Đối với những TSCĐ khác phục vụ cho công tác quản lý và phục vụ gián tiếp cho quá trình sản xuất, các CTLN lập kế hoach

Minh hoạ kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng tại Phụ lục 2.21

Đối với diện tích đất lâm nghiệp, hầu hết các CTLN thực hiện lập quy hoạch sử dụng đất đối với diện tích đất lâm nghiệp được UBND tỉnh giao đất, quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp được xây dựng nhằm mục đích phục vụ cho việc xác định diện tích đất lâm nghiệp mà các công ty tiếp tục sử dụng, đất lâm nghiệp được cấp chứng chỉ rừng và đất bàn giao trả cho địa phương, các CTLN này được Nhà nước cấp quyền sử dụng đất nhưng được miễn tiền sử dụng đất phục vụ cho sản xuất lâm nghiệp. Việc này có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như tái tạo lại những vùng rừng bị cạn kiệt. Các CTLN còn lại có đều là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trong đó có 01 CTLN được UBND

cho thuê đất để sản xuất kinh doanh, các CTLN được Nhà nước cho thuê đất trồng rừng.

Minh hoạ quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp tại Phụ lục 2.23

* Xây dựng dự toán sản xuất

Do đặc thù của sản xuất lâm nghiệp là các dự án trồng, chăm sóc và khai thác rừng bắt buộc phải có sự phê duyệt của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Chính vì vậy, các CTLN trên địa bàn tỉnh có đội sản xuất lâm nghiệp đều phải tiến hành lập dự toán chi phí, CTLN trực thuộc tỉnh lập dự toán chi phí báo cáo với UBND tỉnh và cơ quan có thẩm quyền quản lý, CTLN trực thuộc Tổng Công ty Giấy Việt Nam lập dự toán chi phí báo cáo với TCT Giấy Việt Nam và cơ quan phụ trách quản lý lĩnh vực chuyên môn, dự toán chi phí được lập là một nội dung nằm trong hồ sơ dự án đầu tư trồng rừng.

Kết quả khảo sát tại Phụ lục 1E cho thấy, có 66,7% ý kiến trả lời công ty có lập dự toán chi phí sản xuất, và tập trung ở các CTLN có đội sản xuất lâm nghiệp, tuy nhiên, theo tìm hiểu thực tế, các dự toán được lập chưa đầy đủ và đều thuộc dự toán tĩnh. Mặt khác, các CTLN chủ yếu tập trung vào việc lập dự toán đối với các khoản mục chi phí sản xuất, bao gồm: dự toán chi phí NVLTT và dự toán chi phí NCTT trên cơ sở hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật đã được công ty xây dựng.

Đối với dự toán chi phí SXC, các CTLN trên địa bàn tỉnh không tổ chức lập như dự toán CPNVLTT và dự toán CPNCTT, các CTLN chỉ xác định CPSXC theo tỷ lệ phần trăm đối với chi phí trực tiếp. Căn cứ để lập dự toán là định mức chi phí đã được xây dựng và kế hoạch SXKD.

Minh họa Dự toán CP trồng và chăm sóc rừng năm thứ nhất tại Phụ lục 2.6

Bên cạnh đó, kết quả khảo sát cho thấy các CTLN không lập dự toán chi phí bán hàng và CPQLDN.

+ Đối với dự toán về CPNVLTT

Đây là loại dự toán cơ bản nhất tại các CTLN nhằm mục đích dự toán các CPNVL sử dụng trực tiếp cho quá trình trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Chi phí này bao gồm: chi phí cây giống, chi phí phân bón, chi phí vôi bột, chi phí thuốc bảo vệ thực vật…

Căn cứ vào định mức NVL đã xây dựng và đơn giá từng loại NVL trên thị trường, các CTLN dự toán được CP NVLTT dựa trên công thức:

Dự toán CPNVLTT =

Định mức lượng NVL tính cho 1 đơn vị diện tích rừng trồng

Đơn giá

x NVL x

Diện tích rừng trồng theo kế hoạch

Dự toán CPNVL được các CTLN xây dựng cho 1 ha rừng trồng theo từng loài cây trồng, sau đó tổng hợp trên tổng diện tích trồng rừng theo kế hoạch được giao.

+ Đối với dự toán CPNCTT, các CTLN không phân chia theo công việc cụ thể như phát dọn thực bì, cuốc hố, lấp hố, vận chuyển … mà căn cứ vào tổng chi phí định mức nhân công xây dựng cho từng giai đoạn sản xuất và đơn giá nhân công, từ đó tính được dự toán CPNCTT tính cho 1 ha và áp dụng công thức dưới đây để tính cho tổng số ha rừng cần trồng và chăm sóc trong năm theo kế hoạch được giao.

Dự toán CPNCTT =

ĐM nhân công tính cho 1 đơn vị diện tích rừng trồng

Đơn giá x tiền công lao động

Diện tích rừng x trồng theo kế

hoạch

Trong một chu kỳ trồng rừng, năm thứ nhất trồng rừng sẽ là năm phát sinh nhiều chi phí đầu tư nhất, do giai đoạn trồng rừng có rất nhiều công việc, công đoạn liên quan tới nhau phải triển khai. Đối với các năm thứ 2 và năm thứ 3 trồng rừng, hoạt động chủ yếu của các CTLN là hoạt động chăm sóc, bao gồm: bón phân, rãy cỏ, vun gốc, phát quang và tỉa cành. Bắt đầu từ năm thứ 4 cho đến khi tuổi rừng đạt mốc khai thác, các CTLN chỉ hạch toán các khoản chi phí nhân công phục vụ cho việc phát chăm sóc định kỳ và bảo vệ rừng.

Để xác định đơn giá nhân công, các CTLN dựa trên mức lương cơ bản, hệ số lương và số ngày công chuẩn làm việc trong tháng.

Tác giả đã thực hiện điều tra trực tiếp tại CTLN Tân Phong về việc thực hiện việc xây dựng dự toán chi phí trồng rừng và chăm sóc rừng nguyên liệu giấy năm thứ nhất theo mô hình rừng do công ty tự tổ chức trồng, loại cây Keo Lai hom tự sản xuất (Ah – TSX), mật độ trồng 2.000 cây/ha.

Bảng 2. 4. Trích Dự toán CPNCTT CTLN Tân Phong năm 2019



Hạng mục CP ĐVT

ĐM

công

Đơn giá ngày công (đồng)

Tổng chi phí đầu tư (đồng) tính cho 1ha

Ghi chú


Chi phí nhân công

đ/ha

53,3

166.639

8.881.859

+ Chi phí tiền lương

đ/ha

53,3

134.930

7.191.769

- Lương chính

đ/ha

53,3

118.892

6.336.944

- Phụ cấp khu vực

đ/ha

53,3

16.038

854.825

+ Chi phí bảo hiểm xã hội

đ/ha

53,3

31.709

1.690.090


Nguồn: CTLN Tân Phong

Bảng 2.4 cho thấy, quá trình xây dựng dự toán CPNCTT, các CTLN không phân chia thành các công việc cụ thể như định mức chi phí và xây dựng cho cả giai đoạn sản xuất cho tổng diện tích rừng trồng dẫn tới dự toán CPNCTT xây dựng không sát với thực tế.

Đối với hoạt động khai thác do CTLN tự thực hiện, căn cứ vào định mức nhân công khai thác, trữ lượng và sản lượng dự kiến khai thác, các CTLN xây dựng dự toán chi phí nhân công khai thác căn cứ trên mức lượng cơ sở vùng IV theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Minh họa hồ sơ dự toán khai thác rừng sản xuất tại Phụ lục 2.39

+ Dự toán CPSXC

Dự toán CPSXC được lập cho chi phí chung, chi phí quản lý và chi phí tư vấn thiết kế. Các CTLN trên địa bàn tỉnh áp dụng Thông tư 15/2019/TT-BNNPTNT ban hành ngày 30/10/2019 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc “Hướng dẫn một số nội dung quản lý đầu tư công trình lâm sinh” để xây dựng dự toán CPSXC.

Theo đó, CPSXC không được xây dựng chi tiết theo nội dung công việc cụ thể như CPNCTT mà căn cứ vào tỷ lệ phần trăm theo hướng dẫn tại Thông tư 15/2019/TT-BNNPTNT (Bảng 2.5).

Bảng 2. 5. Trích Dự toán CPSXC của CTLN Tân Phong năm 2019



TT Hạng mục CP ĐVT

ĐM

công

Đơn giá ngày công (đồng)

Tổng CP đầu tư (đồng) tính cho 1ha

Ghi chú


1

Chi phí trực tiếp

đ/ha

11.913.859

2

Chi phí chung (5%x1)

đ/ha

595.693

3 Thu nhập chịu thuế tính đ/ha

688.025

4 Chi phí quản lý dự án đ/ha


395.927

5 Chi phí tư vấn ĐTXD đ/ha


275.000

trước (5,5%x(1+2)) (3%x(1+2+3))

(chi phí thiết kế)

TỔNG DỰ TOÁN 13.868.504

Nguồn: CTLN Tân Phong

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/03/2023