Tỷ Lệ An Toàn Vốn Khả Dụng Của Công Ty Quản Lý Quỹ Vietinbank

cho nhà đầu tư gây tổn hại đến tài chính của Công ty. Nguyên nhân có thể do sự hạn chế từ quy trình nội bộ, do yếu tố con người trong quá trình thực hiện, do hệ thống không tương thích, do các nguyên nhân khách quan khác hoặc do các khoản lỗ trong hoạt động kinh doanh dẫn đến thiếu hụt về vốn kinh doanh gây ra thiệt hại cho công ty.

Rủi ro hoạt động cũng bao gồm: (i) rủi ro hệ thống công nghệ thông tin (rủi ro IT). Nguyên nhân do hệ thống không tương thích hoặc xảy ra sự cố lỗi kỹ thuật gây nên việc giao dịch không thực hiện được hoặc làm gián đoạn giao dịch. Rủi ro IT cần được xác định đối với tất cả các mối nguy hiểm, tổn thất xuất hiện trong hệ thống IT như là mạng nội bộ, mạng kết nối Internet, cổng kết nối bên ngoài, phần cứng, phần mềm, ứng dụng hoạt động hoặc các nhân tố do con người tạo nên. Rủi ro về an ninh IT cũng cần được quan tâm nhằm đảm bảo tính bảo mật và bảo toàn hệ thống; (ii) Rủi ro về an ninh trên địa bàn hoạt động, an ninh hệ thống, an toàn điện, cháy nổ và các rủi ro khác có thể phát sinh; (iii) Rủi ro do các quy trình thực hiện chưa phù hợp với các quy định nội bộ, chưa phù hợp với cơ cấu hoạt động của công ty gây ra sự không chính xác trong việc thiết lập hệ thống quản lý rủi ro.

Rủi ro hoạt động có thể dẫn tới rủi ro uy tín khi Công ty không đáp ứng được các yêu cầu về tuân thủ áp dụng đối với Công ty và các quỹ do công ty quản lý như: công bố thông tin,… dẫn tới hậu quả tổn thất về danh tiếng và chi phí.

* Chính sách quản lý rủi ro hoạt động của Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam :

Công ty đưa ra bảng chấm điểm rủi ro hoạt động. Thẻ điểm bao gồm các loại rủi ro, mức độ phụ thuộc lẫn nhau của các loại rủi ro, sự thay đổi và độ phức tạp, tần suất và mức nghiêm trọng của rủi ro, rủi ro hoạt động thuần (sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ khác như từ bảo hiểm, hợp đồng…). Công ty cần xác định quy mô rủi ro hoạt động, để từ đó có phương án xử lý thích hợp đối với rủi ro hoạt động trong các tình huống đặc biệt khó khăn.

Mức độ rủi ro liên quan tới hệ thống IT có liên quan trực tiếp tới hoạt động và dịch vụ cung cấp cho khách hàng do vậy cũng cần phải được định lượng và phân tích thường xuyên. Trong trường hợp các rủi ro cụ thể không

được định lượng, thì cần phải xác định ngay các rủi ro này thông qua các bước tìm hiểu ảnh hưởng tiềm tàng của chúng và hậu quả bất lợi có thể xảy ra. Việc quản lý rủi ro theo thứ tự được ưu tiên trước tiên, sau đến phân tích lợi ích chi phí và thực hiện các quyết định nhằm làm giảm rủi ro.

Công ty định kỳ rà soát và cập nhật đánh giá rủi ro. Các hoạt động kiểm tra, giám sát, các biện pháp an ninh mạng cần được thực hiện thường xuyên. Trong đó lưu ý công tác bảo mật dữ liệu, bảo quản hệ thống và bảo vệ thông tin về khách hàng.

Một số phương pháp được Công ty đưa ra để ngăn ngừa rủi ro hoạt động, gồm có: Công ty phải đảm bảo tất cả các thành viên tuân thủ nghiêm chỉnh các chính sách chiến lược và chính sách quản trị rủi ro nói riêng và các quy định khác nói chung để hạn chế các lỗi phát sinh, giảm thiểu các tổn thất từ rủi ro hoạt động; Đối với các hoạt động thuê ngoài (nếu có), công ty phải đảm bảo đối tác tuyệt đối tuân thủ các chính sách và quy trình liên quan của công ty. Công ty không cung cấp các dịch vụ, chào bán các sản phẩm thông qua mạng Internet nếu như chưa có các biện pháp kiểm soát và bảo đảm an ninh mạng cần thiết.

c. Rủi ro tín dụng:

Các khoản trái phiếu đầu tư bởi Công ty đều phải được phòng Quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng Công Thương xem xét phê duyệt, nhằm phòng ngừa rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Công ty chưa có hệ thống quản trị rủi ro tín dụng dành riêng cho hoạt động của mình mà vẫn phụ thuộc vào Ngân hàng Công Thương Việt Nam.

d. Rủi ro thanh khoản:

* Rủi ro thanh khoản đối với Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam :

Rủi ro thanh khoản phát sinh khi công ty, khách hàng có khó khăn về dòng tiền và đối mặt với việc mất khả năng thanh toán, dẫn đến buộc phải thanh lý sớm tài sản, chuyển từ thiệt hại trên sổ sách sang thiệt hại trên thực tế do không thể thanh lý tài sản một cách dễ dàng tại mức giá thị trường hiện hành, bảo đảm duy trì dòng tiền phù hợp với mục tiêu kinh doanh, đầu tư. Nguyên nhân có thể

do độ sâu, độ rộng của thị trường. Ví dụ bán thanh lý một loại chứng khoán với khối lượng lớn có thể gây ảnh hưởng, làm sụt giảm giá trên thị trường… Rủi ro thanh khoản có thể được coi là một phần của rủi ro thị trường.

* Chính sách quản trị rủi ro thanh khoản của Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam:

Trong chính sách quản trị rủi ro thanh khoản, công ty có trách nhiệm xác định dòng tiền thực tế, giá trị rủi ro thanh khoản trong khoảng thời gian nắm giữ tài sản, thời gian đầu tư. Giá trị rủi ro thanh khoản được xác định trên cơ sở phân tích độ nhạy và mức độ biến động giá của danh mục đầu tư tại mọi thời điểm trong thời gian nắm giữ.

Một số công cụ tính toán rủi ro thanh khoản có thể được sử dụng là:

- Các tỷ lệ thanh khoản từ các báo cáo tài chính.

- Đánh giá dựa trên sự chênh lệch về dòng tiền vào ra, kỳ hạn, tỷ giá, sản phẩm phái sinh…

Hiện nay, Công ty mới tính toán rủi ro thanh khoản dựa vào các tỷ lệ thanh khoản trên báo cáo tài chính. Việc quản lý nguồn vốn – tài sản hiện nay vẫn chủ yếu do kế toán trưởng quyết định và không có kế hoạch phân bổ cụ thể nhằm phòng ngừa rủi ro thanh khoản. Đây cũng là một hạn chế của hệ thống quản trị rủi ro của Công ty khi chưa lượng hóa được rủi ro thanh khoản bằng công cụ phù hợp.

e. Báo cáo chỉ tiêu an toàn tài chính của Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Báo cáo chỉ tiêu an toàn tài chính là một báo cáo định kỳ theo tháng, quý và năm mà các công ty chứng khoán, công ty chứng khoán phải lập và gửi báo cáo Ủy ban chứng khoán. Trong báo cáo này, giá trị các loại rủi ro được tính toán dựa trên báo cáo tài chính của Công ty và điều chỉnh theo hướng dẫn trong Thông tư số 226/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 của Bộ Tài Chính.

Bảng 2.31: Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng của Công ty quản lý quỹ VietinBank



2016

2015

2014

2013

2012


Giá trị rủi ro thị trường


225.660


247.435


244.996


150.196


410.362


Giá trị rủi ro thanh toán


2.402


5.440


11.841


36.892


2.852


Giá trị rủi ro hoạt động


6.603


6.004


7.786


12.936


6.474


Tổng các giá trị rủi ro


234.665


258.879


264.623


200.024


419.688


Vốn khả dụng


725.923


777.092


680.579


709.830


953.526

Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng

309,34%

300,18%

257,19%

354,87%

227,20%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Quản lý quỹ Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - 15

(Nguồn: [7],[8],[9],[10],[11],[12])

Tổng các giá trị rủi ro của Công ty giảm dần từ năm 2014 đến 2016, do đó tỷ lệ an toàn vốn khả dụng của Công ty tăng lên từ 257% năm 2014 đến 309% năm 2016. Trong cơ cấu các loại rủi ro, rủi ro thị trường của Công ty quản lý quỹ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đang chiếm tỷ trọng lớn nhất, tương đương 96% tổng các giá trị rủi ro.

So sánh quy mô các loại rủi ro trong hoạt động của Công ty quản lý quỹ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam với các công ty quản lý quỹ khác trực thuộc ngân hàng thương mại được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.32: Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng của các công ty quản lý quỹ năm 2016


Đơn vị: triệu đồng


Chỉ tiêu

Công ty QLQ VietinBank

Công ty QLQ MB

Công ty QLQ VCB

Công ty QLQ Techcombank

Công ty QLQ ACB

Công ty QLQ SHB

Tổng GT rủi ro thị

trường


225.660


80.523


5.033


9.902


1.508


5.774

GT rủi ro thanh

toán


2.402


6.230


15.704


225


3.350


12.157

GT rủi ro hoạt

động


6.603


6.515


11.283


5.000


5.000


5.000

Tổng các GT rủi ro


234.665


93.268


32.020


15.127


9.858


22.931


Vốn khả dụng


725.923


421.644


253.690


51.300


49.212


49.374

Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng


309,34%


452,08%


792,29%


339,13%


499,21%


215,32%

(Nguồn: Báo cáo tỷ lệ an toàn vốn khả dụng của các công ty năm 2016)

Tỷ lệ an toàn vốn của công ty quản lý quỹ Vietcombank cao nhất trong nhóm và quy mô rủi ro thị trường của công ty quản lý quỹ cũng ở mức rất thấp trong năm 2016. Công ty quản lý quỹ MB và công ty quản lý quỹ Techcombank lần lượt có tỷ lệ an toàn vốn cao thứ 2 và thứ 3. Công ty Quản lý quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam giữ vị trí thấp nhất trong số những công ty làm ăn có lãi năm 2016. Như vậy, so với các công ty quản lý quỹ trong nhóm trực thuộc ngân hàng thương mại, Công ty Quản lý quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam hiện nay đang có đầu tư vào những tài sản có mức độ rủi ro cao nhất.

Cùng với những hạn chế trong các chỉ tiêu về tỷ suất doanh thu, lợi nhuận như phần trên, quản trị rủi ro của Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tiếp tục là một trong những yếu tố thể hiện sự yếu kém trong hiệu quả hoạt động của công ty.

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

2.3.1. Kết quả đạt được

Trước những biến động của thị trường tài chính thế giới và Việt Nam trong giai đoạn 2011-2016, công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đã đạt được những kết quả khá ấn tượng. Công ty vẫn đang dẫn đầu thị trường về quy mô vốn, và dẫn đầu nhóm công ty quản lý quỹ nội của Việt Nam về lợi nhuận.

Danh mục đầu tư càng ngày càng đa dạng với tỷ trọng ngày càng lớn của cổ phiếu bao gồm cổ phiếu niêm yết và chưa niêm yết. Tỷ trọng trái phiếu doanh nghiệp đầu tư dài hạn với mức trái tức hấp dẫn luôn được duy trì trong cơ cấu danh mục đầu tư. Nguồn thu nhập từ trái tức là nguồn thu nhập rất ổn định và hấp dẫn cho Công ty. Tỷ trọng tiền gửi ngân hàng ngày càng giảm thể hiện sự năng động trong hoạt động đầu tư của Công ty ngày càng tăng. Doanh

thu từ hoạt động mua bán chứng khoán đạt cao kỷ lục trong năm 2016 chứng tỏ Công ty đã có kinh nghiệm và nắm bắt dự đoán được thị trường.

Tổng giá trị tài sản ủy thác đầu tư liên tục tăng trưởng đều qua các năm, tương ứng với mức tăng doanh thu trên tổng tài sản ủy thác. Danh mục đầu tư từ vốn ủy thác cũng có trên 50% cổ phiếu, bao gồm chủ yếu các cổ phiếu tăng trưởng, trái phiếu phát hành bởi các doanh nghiệp tốt và đầu tư góp vốn vào các công ty có tiềm năng.

Hoạt động quản lý chi phí tương đối tốt, ở mức trung bình trong nhóm các công ty quản lý quỹ trực thuộc ngân hàng.

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ở mức trung bình so với các công ty quản lý quỹ trực thuộc ngân hàng thương mại khác. Tỷ suất ROA nằm trong nhóm đầu tư có rủi ro cao do đặc thù hoạt động của công ty quản lý quỹ.

Mức tăng trưởng giá trị tài sản ròng của quỹ đóng VVDIF ở mức khá tốt, mặc dù thấp hơn tăng trưởng của thị trường.

2.3.2. Hạn chế

Hoạt động đầu tư của Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư.

Hạn chế thứ nhất là, mặc dù Công ty đã cố gắng đa dạng hóa danh mục đầu tư nhưng tính thanh khoản của các tài sản đầu tư chưa cao. Tính thanh khoản của các tài sản đầu tư là chìa khóa để công ty dễ dàng tìm kiếm và tận dụng các cơ hội gia tăng lợi nhuận trên thị trường. Tuy nhiên, trong danh mục đầu tư của Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam , chiếm trên 50% là các tài sản có tính thanh khoản thấp như: trái phiếu doanh nghiệp, cổ phần chưa niêm yết, đầu tư góp vốn.

Hạn chế thứ hai là, mặc dù vốn chủ sở hữu cũng như vốn ủy thác của Công ty cao nhất trên thị trường quản lý quỹ, nhưng tổng doanh thu có mức tăng trưởng thấp nhất trong nhóm các công ty quản lý quỹ trực thuộc ngân

hàng thương mại. Điều này thể hiện hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu và hiệu quả đầu tư ủy thác của Công ty đang ở mức rất thấp. Tỷ suất doanh thu trên vốn của Công ty Quản lý quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cũng thấp nhất trong số các công ty quản lý quỹ trực thuộc ngân hàng làm ăn có lãi.

Hạn chế thứ ba là, tỷ suất sinh lời ROE của Công ty ở mức rất kém so với bình quân ROE của toàn ngành tài chính ngân hàng.

Hạn chế thứ tư là, lợi nhuận biên của Công ty cao nhưng là do chi phí nhân sự của Công ty thấp nhất trong nhóm. Điều này sẽ là hạn chế trong dài hạn đối với sự phát triển và tăng trưởng của Công ty.

Hạn chế thứ năm là, hoạt động quản lý quỹ - hoạt động cốt lõi của ngành quản lý quỹ - chưa mang lại nhiều lợi nhuận và giá trị phi lợi nhuận cho Công ty. Quy mô của Quỹ ở mức rất nhỏ so với các Quỹ khác trên thị trường. Mức tăng trưởng thấp hơn của thị trường, cùng với biến động giá nhỏ hơn biến động của thị trường chứng tỏ quỹ VVDIF của Công ty chưa thực sự hấp dẫn nhà đầu tư.

Hạn chế thứ sáu là, hoạt động cốt lõi là quản lý danh mục đầu tư và quản lý quỹ chưa được đầu tư phát triển cũng như chưa mang lại doanh thu lợi nhuận chính cho công ty. Ngược lại, hoạt động khác như hoạt động tài chính, hoạt động tư vấn lại đang là nguồn thu chính. Điều này đi ngược với xu thế phát triển của ngành quản lý quỹ nói chung và Công ty quản lý quỹ VietinBank nói riêng.

Những hạn chế trên đã làm giảm hiệu quả đầu tư của Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Các tồn tại, hạn chế trên bắt nguồn từ cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.

2.3.3. Nguyên nhân

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Môi trường kinh tế vĩ mô: Các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường đều có quan hệ mật thiết với những biến động kinh tế vĩ mô trong nước và quốc tế. Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc như hiện nay, tác động của kinh

tế thế giới đến kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động của các doanh nghiệp nói riêng là rất lớn. Đặc biệt, trong lĩnh vực đầu tư tài chính, những động thái điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương các nước đã gây ra biến động lớn đối với lãi suất trên thị trường thế giới và gây ra phản ứng dây truyền đối với lãi suất trên thị trường Việt Nam, qua đó ảnh hưởng lớn đến hoạt động đầu tư của Công ty.

Môi trường kinh tế vĩ mô trong nước đã có sự chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Kinh tế vĩ mô Việt Nam vẫn đang tăng trưởng ổn định trong giai đoạn 2011-2016, từ mức 2.292.483 tỷ đồng năm 2011 đến

3.054.470 tỷ đồng năm 2016. Tốc độ tăng trưởng GDP đều đặn từ 5,8% đến 6,6% hàng năm. Tính chung cả giai đoạn 2011-2016, tăng trưởng bình quân toàn nền kinh tế đạt 5,91%, thấp hơn so với mức 6,32% của giai đoạn 2006-2010, đồng thời cũng không đạt kế hoạt tăng trưởng 6,6-7% như mục tiêu kế hoạch.

Bảng 2.33: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt nam trong 06 năm


Năm

Tăng trưởng, %

GDP real, tỷ đồng

2011

5,89%

2.292.483

2012

5,25%

2.412.778

2013

5,42%

2.543.596

2014

5,98%

2.695.796

2015

6,68%

2.875.856

2016

6,21%

3.054.470

Bình quân

5.91%


(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Giai đoạn 2011-2012, tăng trưởng kinh tế sụt giảm do chịu tác động không nhỏ của suy thoái kinh tế toàn cầu. Từ năm 2013 đến nay, với nỗ lực điều hành chính sách, tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế đồng thời nhờ những tác động tích cực của sự phục hồi kinh tế thế giới, kinh tế trong nước bắt đầu có sự cải thiện đặc biệt ghi nhận mức tăng trưởng đột phá trong năm 2015 – 6,68%, vượt kế hoạch đề ra.

Xem tất cả 189 trang.

Ngày đăng: 27/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí