GDP năm 2016 tăng 6,21% so với năm 2015, thấp hơn so với mục tiêu 6,7% được Chính phủ đặt ra đầu năm. Năm 2016, Việt Nam đã mất gần 1% GDP bởi thiên tai, hạn hán. Dù vậy, theo Tổng cục thống kê, mức tăng trưởng năm 2016 tỷ thấp hơn mức tăng 6,6% của năm 2015 so với cùng kỳ năm trước và không đạt mục tiêu tăng trưởng nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới không thuận lợi, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn thì mức trên đã là một thành công [23].
Lạm phát được kiểm soát nhờ thực hiện tốt, đồng bộ các giải pháp về tiền tệ tín dụng và tài khóa cũng như cơ chế phối hợp linh hoạt giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Chỉ số CPI giảm từ 1851% năm 2011 xuống 0,6% năm 2015 – thấp nhất trong vòng 14 năm qua. Chỉ số CPI tăng lên 2,66% năm 2016.
Bảng 2.34: Chỉ số CPI trong giai đoạn từ 2011-2016
CPI | |
2011 | 18,58% |
2012 | 9,21% |
2013 | 6,60% |
2014 | 4,09% |
2015 | 0,63% |
2016 | 2,66% |
Có thể bạn quan tâm!
- So Sánh Tăng Trưởng Doanh Thu Và Lợi Nhuận Gộp Của Các Công Ty Quản Lý Quỹ Thuộc Các Ngân Hàng
- So Sánh Doanh Thu Từ Phí Quản Lý Tài Sản Ủy Thác Của Các Công Ty Quản Lý Quỹ Thuộc Các Ngân Hàng Thương Mại
- Tỷ Lệ An Toàn Vốn Khả Dụng Của Công Ty Quản Lý Quỹ Vietinbank
- Định Hướng Về Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Của Công Ty Quản Lý Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam
- Quan Điểm Của Tác Giả Về Mục Tiêu Phát Triển Của Công Ty
- Đề Xuất Thay Đổi Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Quản Lý Quỹ Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam
Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Trên thị trường tiền tệ, lãi suất được điều hành linh hoạt, về cơ bản phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, đặc biệt là diễn biến lạm phát trong giai đoạn 2011- 2016. Sau những năm lãi suất tăng cao do thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát, từ năm 2012 đến nay, mặt bằng lãi suất huy động đã giảm mạnh, tạo điều kiện cho việc tiếp cận vốn của khu vực doanh nghiệp thuận lợi hơn.
Bên cạnh đó, tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế giảm đáng kể nhờ thực hiện đồng bộ các chính sách khác nhau (duy trì chính sách lãi suất thấp đối với tiền gửi ngoại tệ, thắt chặt các biện pháp quản lý ngoại hối phù hợp). Tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổng phương tiện thanh toán cuối năm 2014 giảm xuống còn khoảng 10,88% (cuối năm 2011 là 15,8%, cuối năm 2012 là 12,36%), năm 2015 còn 9-10%.
Trong giai đoạn 2011 - 2016, vốn FDI thực hiện đạt 452 tỷ USD, vốn cấp mới và tăng thêm đạt 443 tỷ USD, đều vượt mục tiêu đã đề nhờ nỗ lực cải thiện
môi trường đầu tư, kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực thuế, phí và hải quan… Chính sách tài khóa được thực hiện theo hướng tiết kiệm, chặt chẽ, cơ cấu
thu chi chuyển dịch theo hướng bền vững hơn, an ninh tài chính quốc gia được
đảm bảo. Trong bối cảnh kinh tế phát triển không thuận lợi, tăng trưởng thấp hơn dự kiến, ảnh hưởng đến thu NSNN; tích lũy của nền kinh tế còn nhỏ, khả năng huy động đầu tư từ các nguồn ngoài NSNN còn hạn chế nên những năm qua Việt Nam đã chủ động điều hành bội chi NSNN theo hướng linh hoạt, chấp nhận bội chi cao ở một số thời điểm để có thêm nguồn lực cho đầu tư phát triển. Bội chi NSNN năm 2016 là 254 nghìn tỷ đồng, tương đương 4,95% GDP tuy có cao hơn so với mục tiêu 4,5% GDP đã được Quốc hội thông qua nhưng đã thể hiện xu hướng giảm so với hai năm trước đó (năm 2013 là 6,6%, năm 2014 là 5,69%). Trong cơ cấu chi ngân sách nhà nước, chi thường xuyên ngày càng tăng cả về giá trị và tỷ trọng, chi đầu tư phát triển theo chiều hướng giảm về tỷ trọng, chi trả gốc và lãi các khoản vay cũng ngày càng tăng cả về giá trị và tỷ trọng. Giai đoạn từ năm 2013 đến 2015, thu ngân sách không đủ để chi thường xuyên và chi trả nợ. Tuy nhiên đến năm 2016, Bộ tài chính đã thực hiện tái cơ cấu cắt giảm các khoản chi không cần thiết để giảm tỷ trọng chi thường xuyên và tích cực tăng thu ngân sách (chống thất thoát thuế với xăng dầu và thu hồi nợ đọng) [23].
Thu chi Ngân sách
1,400,000
1,200,000
1,000,000
800,000
600,000
400,000
200,000
-
1998
2000
2002 2004
2006
2008
2010
2012
2014
2016
Tổng thu
Tổng chi
Bội chi
(Nguồn: Tổng hợp từ Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam)
Biểu đồ 2.7: Tình hình thu chi ngân sách giai đoạn từ 2000-2016
Trong giai đoạn vừa qua, các chính sách vĩ mô của Nhà nước đang trong quá trình điều chỉnh, đổi mới và hoàn thiện nên chưa thật ổn định. Những điều chỉnh chưa đúng lúc của chính sách vĩ mô đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư.
- Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh, hỗ trợ lớn cho sự phát triển của nền kinh tế. Các quy định về tái cấu trúc 4 trụ cột của thị trường chứng khoán là cơ sở hàng hóa, cơ sở nhà đầu tư, tổ chức kinh doanh chứng khoán và hệ thống thị trường ngày càng được hoàn thiện. Năm 2015, mức vốn hoá TTCK tính đạt 1,3 triệu tỷ đồng (ước đạt 31% GDP của năm 2015), tăng 16% so với cuối năm 2014; dư nợ thị trường trái phiếu tăng khoảng 2,19 lần, lên mức 23,7% GDP; thanh khoản thị trường được cải thiện; số lượng nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư có tổ chức tăng mạnh; năng lực và tính chuyên nghiệp trên thị trường được nâng cao. Đồng thời, quy mô và vai trò của thị trường bảo hiểm được nâng cao, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm được tăng cường, số lượng sản phẩm phát triển đa dạng. Giai đoạn 2011 - 2015, doanh thu toàn thị trường ước tăng trung bình 17%/năm (đến năm 2015, tương đương khoảng 2% GDP); tổng số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế tăng bình quân khoảng 16,5%/năm, đạt 152.543 tỷ đồng, tăng gấp 1,93 lần năm 2010.
Năm 2016, mặc dù chịu nhiều tác động bởi tình hình thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng tốt, được đánh giá là một trong năm thị trường có mức tăng trưởng cao nhất tại khu vực Đông Nam Á. Chỉ số VN-index tăng 15%, HNX-index tăng 0,8%; mức vốn hóa thị trường đạt 1.765 nghìn tỷ đồng, tương đương 42% GDP, tăng 30%; thanh khoản cải thiện mạnh, quy mô giao dịch bình quân đạt 6.860 tỷ đồng/phiên, tăng 39% so với cuối năm 2015.
Năm 2016, về hoạt động niêm yết, đăng ký giao dịch, trên thị trường có 695 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết và 377 cổ phiếu đăng ký giao dịch. Tổng giá trị niêm yết đạt 712 nghìn tỷ đồng (tăng 22%) và 590 mã trái phiếu với tổng giá trị niêm yết là 934 nghìn tỷ đồng (tăng 22,5%). Tổng mức huy động trên thị trường chứng khoán đạt 348 nghìn tỷ đồng, tăng 54% so với cùng kỳ năm 2015. Huy động qua cổ phần hóa thoái vốn 11 tháng đầu năm 2016 đạt
gần 8,1 nghìn tỷ đồng, tăng 46%; với tỷ lệ thành công tăng từ 40% lên 64%. Mặc dù thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn được đánh giá là thị trường có nhiều tiềm năng song dòng vốn ngoại của thị trường chứng khoán đang dần dần đảo chiều. Đặc biệt, cùng trong xu thế dòng vốn rút khỏi thị trường mới nổ và đổ vào thị trường Mỹ do tác động tăng lãi suất của FED và việc Donald Trump đắc cử tổng thổng, tốc độ rút vốn ngoại càng có xu hướng tăng nhanh.
Kế hoạch trong năm 2017, Ủy ban chứng khoán tiếp tục triển khai công tác phát triển thị trường chứng khoán theo chiều sâu, kiên trì công tác tái cấu trúc thị trường chứng khoán, đồng thời đưa vào vận hành thị trường chứng khoán phái sinh, triển khai thị trường trái phiếu và các sản phẩm mới. Bên cạnh đó, thực thị các cam kết quốc tế và các giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ mức thị trường cận biên lên thị trường mới nổi. Với các giải pháp đó, thị trường chứng khoán Việt Nam hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển ổn định và bền vững, thu hút các dòng vốn trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, thị trường chứng khoán vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải giải quyết: hàng hóa trên thị trường còn hạn chế, chất lượng chưa cao; tính minh bạch thông tin của các Doanh nghiệp trên thị trường còn kém; hệ thống công nghệ thông tin còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thị trường, khung pháp lý điều chỉnh hoạt động của thị trường còn thiếu… Những tồn tại này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động đầu tư của Công ty.
- Thị trường quản lý quỹ: Tính đến 31/12/2016, số lượng công ty quản lý quỹ đang hoạt động bình thường là 46 công ty, với tổng số vốn điều lệ là 3.785 tỷ đồng, quản lý tổng khối lượng tài sản hơn 146 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 17,7% so với cuối năm 2015; số lượng quỹ đại chúng tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là các quỹ mở.
Sau 12 năm hình thành và phát triển, trên thị trường đã có 30 quỹ đầu tư chứng khoán, bao gồm 01 quỹ đóng, 8 quỹ thành viên, 18 quỹ mở, 2 quỹ ETF, và một quỹ bất động sản REIT. Tổng giá trị tài sản quản lý lên tới 7.171 tỷ đồng đến thời điểm 31/12/2016. Hầu hết các quỹ đều có mức tăng trưởng NAV khá ổn định. Số lượng quỹ đóng dần thu hẹp và thay thế bằng các quỹ mở.
Tuy nhiên, đứng trước xu hướng phát triển của các quỹ mở và các sản phẩm đầu tư hiệu quả hơn, thị trường quản lý quỹ Việt Nam vẫn còn vô cùng bỡ ngỡ trong việc quản lý vận hành cũng như tính toán hiệu quả đầu tư và rủi ro đầu tư. Các công ty quản lý quỹ hiện nay vẫn chủ yếu phụ thuộc vào thế mạnh của ngân hàng mẹ hay công ty chứng khoán mẹ, công ty bảo hiểm mẹ, mà chưa xây dựng được mô hình chuyên nghiệp trong đầu tư và quản trị rủi ro. Vì vậy, không có bất kỳ một mô hình cụ thể chuyên nghiệp của công ty quản lý quỹ trong nước phù hợp để học hỏi là một trong những nguyên nhân làm Công ty Quản lý quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam vẫn chưa khắc phục được những yếu kém trong hoạt động kinh doanh của mình.
- Thị trường trái phiếu: Nhu cầu vốn trung và dài hạn của nền kinh tế rất lớn, tuy nhiên chính sách lãi suất của các cơ quan quản lý chưa hợp lý, ảnh hưởng lớn đến việc huy động vốn qua phát hành Trái phiếu chính phủ, gây kó khăn cho hoạt động đầu tư của Công ty.
Ngoài ra, tính thanh khoản trên thị trường trái phiếu Việt Nam hiện ở mức thấp. Giao dịch trái phiếu chính phủ trên thị trường thứ cấp vẫn sôi động, nhưng giao dịch trái phiếu doanh nghiệp còn chưa minh bạch nên tính thanh khoản rất thấp. Điều này làm hạn chế khả năng tối ưu hóa lợi nhuận của những trái phiếu doanh nghiệp mà Công ty đang nắm giữ.
- Hệ số tín nhiệm doanh nghiệp là một yếu tố rất quan trọng để các nhà đầu tư xem xét, đánh giá cơ hội và rủi ro. Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam không có một tổ chức đánh giá tín nhiệm độc lập nào và điều này gây rất nhiều khó khăn cho các tổ chức đầu tư và họ thường phải căn cứ vào các nhận định chủ quan của mình.
Luật chứng khoán Việt Nam cũng chưa yêu cầu bắt buộc việc định mức tín nhiệm khi phát hành chứng khoán nợ và vì thế nhu cầu thị trường chưa đủ mạnh để có thể thành lập các công ty định mức tín nhiệm.
Việc chưa có đánh giá tín nhiệm độc lập, khách quan có thể sẽ gây ra những rủi ro lớn cho Công ty trong các quyết định đầu tư.
- Môi trường pháp lý: Để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Những năm qua, hệ thống pháp luật của nước ta đã có những chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn những bất cập so với yêu cầu phát triển của thị trường, văn bản pháp luật vừa thiếu lại không đồng bộ, có những điểm còn chồng chéo, mâu thuẫn. Trong khi đó, pháp luật có vai trò hết sức quan trọng đối với các hoạt động đầu tư.
Các văn bản pháp lý chuyên ngành của Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước còn thiếu, hạn chế chế việc triển khai nghiệp vụ đầu tư mới của Công ty.
Các vấn đề về quản trị doanh nghiệp như minh bạch thông tin, cơ chế báo cáo, áp dụng các chuẩn mực kế toán, cơ chế thù lao cho ban điều hành, tính độc lập của hội đồng quản trị, giao dịch nội gián, tuân thủ các đạo đức nghề nghiệp, quyền lợi của cổ đông thiểu số, việc bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và tăng cường tính công bằng đang cần một hành lang pháp lý quy định sao cho vừa chặt chẽ vừa thông thoáng để tạo điều kiện cho công ty quản lý quỹ phát triển. Theo kết quả khảo sát năm 2016 của World Bank, Việt Nam đạt 5,3/10 điểm về việc bảo vệ nhà đầu tư. Chỉ số này được đánh giá trên các khía cạnh: công bố thông tin, trách nhiệm của ban điều hành và tiếng nói của cổ đông. So với điểm 6,5 của khối các nước OECD thì khả năng bảo vệ nhà đầu tư của Việt Nam còn tương đối thấp.
Vấn đề niềm tin trong hoạt động đầu tư của Công ty quản lý quỹ là cực kỳ quan trọng. Khả năng bảo vệ nhà đầu tư thấp sẽ khiến Công ty gặp khó khăn trong việc huy động vốn trên thị trường.
- Thị trường phái sinh là một công cụ phòng ngừa rủi ro cực kỳ hữu ích cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên thị trường phái sinh ở Việt Nam vẫn ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Quyết định 366/QĐ-TTg ngày 11/3/2014 đã phê duyệt đề án xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay các sản phẩm này vẫn chưa được đưa vào giao dịch trên thị trường.
- Khách hàng: Khách hàng là đối tác rất quan trọng trong mọi hoạt động đầu tư. Kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đầu tư, cụ thể:
Năng lực quản lý hoạt động kinh doanh của khách hàng: đây là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, nó ảnh hưởng đến hiệu quả của các khoản đầu tư.
Tính trung thực của khách hàng trong việc báo cáo tình hình tài chính, kết quả kinh doanh ảnh hưởng đến việc phân tích khả năng thực sự của khách hàng. Trong khi đó, hệ thống dữ liệu lịch sử tài chính cá nhân ở Việt Nam còn nghèo nàn, nên việc kiểm tra sự minh bạch trong thông tin về khách hàng trước khi ký hợp đồng là rất hạn chế.
- Sự phối hợp của các Chi nhánh Ngân hàng Thương Mại cổ phần Công Thương Việt Nam với hoạt động đầu tư của Công ty Quản lý quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam còn rất hạn chế. Công ty có thể là kênh phân phối sản phẩm cho Ngân hàng Công Thương, bao gồm cả sản phẩm bán lẻ và các sản phẩm có thu nhập cố định. Tuy nhiên, việc các chi nhánh của Ngân hàng Công Thương mở rộng sang các sản phẩm đầu tư dường như còn rất e dè do thiếu kinh nghiệm và kiến thức. Điều này làm cho Công ty gặp khó khăn trong việc tận dụng các nguồn lực từ ngân hàng mẹ.
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả đầu tư của Công ty Quản lý Quỹ VietinBank thì nguyên nhân từ bên trong đóng vai trò rất lớn.
- Mô hình hoạt động của Công ty Quản lý Quỹ hiện nay bao gồm 2 bộ phận là bộ phận kinh doanh và bộ phận hỗ trợ. Với mô hình hoạt động này, Công ty chưa thể hoạt động một cách tối ưu. Bộ phận quản trị rủi ro chưa được tổ chức nhằm xác định, đo lường và quản lý các rủi ro mà bộ phận đầu tư có thể tạo ra. Chưa có một bộ phận chuyên biệt chịu trách nhiệm nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược đầu tư và quản trị rủi ro. Hiện tại, các bộ phận này vẫn nằm ở các phòng, ban nghiệp vụ của Công ty. Việc các bộ phận trên nằm trong các phòng nghiệp vụ sẽ giúp cho việc nắm bắt thị trường, phục vụ công việc đầu tư của từng mảng nghiệp vụ được thuận lợi hơn. Tuy nhiên, cán bộ nghiệp vụ sẽ tốn nhiều công sức hơn để vừa làm công việc chuyên môn vừa nghiên cứu thị trường, quản lý rủi ro. Hơn nữa, việc các phòng nghiệp vụ tự
quản trị rủi ro cho mình sẽ không đảm bảo tính khách quan. Mô hình tổ chức hiện nay chưa đáp ứng để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động và hạn chế rủi ro hoạt động cho Công ty.
- Quy trình nghiệp vụ đầu tư mặc dù đã được xây dựng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu so với sự phát triển của hoạt động đầu tư. Hiện tại, Công ty đã xây dựng quy trình đầu tư cho từng nghiệp vụ, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập cần phải giải quyết để quy trình nghiệp vụ tạo thuận lợi cho các bộ phận nghiệp vụ thực hiện ra quyết định đầu tư đồng thời đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của khách hàng và pháp luật.
- Thiếu hụt về kinh nghiệm, chất lượng chuyên môn của cán bộ đầu tư cũng đóng vai trò rất quan trọng trong những hạn chế về hiệu quả hoạt động của Công ty. Đối với hoạt động đầu tư, nhận định, đánh giá và kinh nghiệm của cán bộ phân tích, ra quyết định đầu tư là rất quan trọng, đôi khi có ý nghĩa sống còn với hiệu quả hoạt động đầu tư. Số lượng cán bộ nghiệp vụ còn ít, trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm chưa đồng đều, phải xử lý khối lượng công việc quá lớn. Hoạt động đầu tư là hoạt động đòi hỏi cán bộ nghiệp vụ phải có trình độ chuyên môn giỏi, am hiểu thị trường và có tư cách đạo đức tốt. Mặc dù Công ty đã không ngừng bổ sung thêm các cán bộ mới có trình độ và đạo đức, nhưng đại đa số cán bộ của Công ty có độ tuổi trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm. Hơn nữa, lĩnh vực Quản lý Quỹ là một nghề mới ở Việt Nam nên chưa có nhiều chuyên gia giỏi, nhiều kinh nghiệm.
- Sự đầu tư vào công nghệ thông tin của Công ty còn rất thiếu thốn, trong khi công nghệ thông tin là một trong những đảm bảo tính cạnh tranh của một công ty quản lý quỹ. Vai trò hỗ trợ nhân viên đầu tư hay hỗ trợ khách hàng về mặt công nghệ đang hoàn toàn chưa được quan tâm đúng mức. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả hoạt động chung của Công ty. Để đáp ứng được yêu cầu quản lý nguồn vốn ngày càng tăng với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau và yêu cầu quản lý tách bạch tài sản của từng khách hàng với tài sản của Công ty, định giá tài sản của các Quỹ đầu tư định kỳ hàng tuần, tháng, quý, năm… đòi hỏi Công ty phải có một hệ thống phần mềm quản lý đầu tư chuyên biệt. Tuy nhiên, hiện tại công tác quản lý của Công ty