Thực Trạng Về Hiệu Quả Hoạt Động Đầu Tư Của Công Ty Quản Lý Quỹ Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam

Bảng 2.7: Cơ cấu vốn quỹ đóng VVDIF


Thành viên góp vốn

Số vốn góp (VNĐ)

Công ty cổ phần chứng khoán IB

50.000.000.000

Công ty cổ phần FTG Việt Nam

10.000.000.000

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Bưu Điện

10.000.000.000

Công ty cổ phần SCI

30.000.000.000

Tổng cộng

100.000.000.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Quản lý quỹ Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - 12

(Nguồn: [13],[14])

Công ty quản lý quỹ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam dự kiến sẽ tăng số vốn góp vào Quỹ Đầu tư và khám phá giá trị Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam lên 500 tỷ đồng trước năm 2018.

Sau Quỹ Đầu tư và khám phá giá trị, trong năm 2017, công ty có kế hoạch huy động vốn từ các nhà đầu tư để thành lập quỹ Trái Phiếu.

2.2.2. Thực trạng về hiệu quả hoạt động đầu tư của Công ty quản lý quỹ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

2.2.2.1. Thực trạng hiệu quả hoạt động đầu tư từ vốn tự doanh


Để đánh giá thực trạng hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn tự có của Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chúng ta sử dụng những chỉ tiêu sau:

a. Tổng nguồn vốn đầu tư: duy trì ổn định qua các năm, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trung và dài hạn, đây là yếu tố quan trọng để Công ty chủ động đầu tư và đảm bảo cho các chỉ tiêu an toàn tài chính.

Bảng 2.8: Tổng nguồn vốn đầu tư của Công ty trong giai đoạn 2011-2016

Đơn vị: triệu đồng


Năm

Nguồn vốn

Tăng trưởng (%)

2011

553.194


2012

1.201.088

117%

2013

1.027.030

-14%

2014

1.023.537

0%

2015

1.034.944

1%

2016

1.041.872

1%

(Nguồn: [7],[8],[9],[10],[11],[12])

Tổng nguồn vốn đầu tư của công ty tăng trưởng mạnh 117% vào năm 2012 do được cấp bổ sung vốn từ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Sau đó, từ năm 2012 đến nay, tổng nguồn vốn đầu tư duy trì ổn định với mức tăng trưởng rất thấp, chỉ từ 0% đến 1%.

Công ty quản lý quỹ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là công ty lớn nhất cả nước về vốn điều lệ, 950 tỷ đồng. Trong nhóm các công ty quản lý quỹ trực thuộc ngân hàng thương mại, vốn chủ sở hữu của Công ty Quản lý quỹ VietinBank cũng vượt xa các công khác.

Bảng 2.9: So sánh vốn chủ sở hữu của các Công ty Quản lý quỹ thuộc các Ngân hàng


Vốn chủ sở hữu 2016

Giá trị

triệu đồng

Công ty Quản lý Quỹ MB

323.795

Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank

265.000

Công ty Quản lý Quỹ Techcombank

40.000

Công ty Quản lý Quỹ ACB

50.000

Công ty Quản lý Quỹ SHB

60.000

Công ty Quản lý Quỹ VietinBank

984.228

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính 2016 của công ty QLQ MB, công ty QLQ Vietcombank, công ty QLQ Techcombank, công ty QLQ ACB, công ty QLQ SHB)

Với nguồn vốn đầu tư lớn và ổn định, Công ty dễ dàng nắm bắt được những cơ hội đầu tư lớn, có khả năng sinh lời cao.

triệu đồng

Cơ cấu vốn đầu tư

105%


100%


95%


90%

85% 98%

94%

95%

95%

94%

Vốn đầu tư ngắn hạn

Vốn đầu tư dài hạn

80%

84%

75%

2016

2015

2014

2013

2012

2011

(Nguồn: [7],[8],[9],[10],[11],[12])

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu vốn đầu tư của Công ty trong giai đoạn 2011-2016

Nguồn vốn đầu tư của công ty bao gồm chủ yếu là vốn đầu tư dài hạn, chiếm đến 95% tổng nguồn vốn. Danh mục các tài sản đầu tư của công ty cũng chủ yếu là các khoản đầu tư dài hạn, do lợi tức đem lại từ các khoản đầu tư dài hạn tốt hơn so với các khoản đầu tư ngắn hạn.

Năm 2012 tỷ lệ nguồn vốn đầu tư dài hạn nhỏ hơn so với các năm là do công ty huy động vốn vay tiến hành đầu tư vào trái phiếu của Công ty Cổ phần Bitexco Nho Quế với tổng giá trị đầu tư là 450 tỷ đồng. Nguồn vốn tài trợ cho các khoản đầu tư năm 2012 thiếu hụt so với vốn chủ sở hữu là từ nguồn vay ngắn hạn từ Ngân hàng mẹ (VietinBank) của Công ty. Sang năm 2013, Công ty đã cơ cấu lại và chuyển gần 200 tỷ đồng trái phiếu của Công ty Cổ phần Bitexco Nho Quế cho VietinBank.

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn tự có của Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam rất chậm từ năm 2013 đến 2015, thể hiện khả năng mở rộng hoạt động của công ty là không tốt. Tuy nhiên, vào năm 2012, mức tăng trưởng nguồn vốn cao đột biến (117%) là do Công ty được bổ sung vốn từ ngân hàng mẹ là Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, tăng thêm 450 tỷ đồng đạt mốc 950 tỷ đồng. Nguồn vốn dồi dào tạo điều kiện cho Công ty mở rộng hoạt động. Vì vậy, cũng trong năm 2012, công ty đã thành lập Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh.

Đ.vị: triệu đồng

Tốc độ tăng trưởng

Tổng nguồn vốn đầu tư

1,400,000

140.00%

1,200,000

120.00%

1,000,000 100.00%

80.00%

800,000

60.00%

600,000

40.00%

400,000

20.00%

200,000

0.00%

-

-20.00%

2016 2015 2014 2013 2012 2011

(Nguồn: [7],[8],[9],[10],[11],[12])

Biểu đồ 2.6: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn đầu tư của Công ty

Năm 2013, nguồn vốn của Công ty giảm 3% so với năm trước là do Công ty bắt đầu phải chuyển toàn bộ lợi nhuận sau thuế về Ngân hàng mẹ do chưa thay đổi chính sách hạch toán.

b. Đòn bẩy tài chính ròng:

Bảng 2.10: Đòn bẩy tài chính Công ty giai đoạn 2011-2016


Chỉ tiêu

2016

2015

2014

2013

2012

2011

Đòn bẩy tài chính

1,03

1,06

1,05

1,06

1,20

1,02


Hệ số đòn bẩy tài chính ròng của Công ty đo lường mối quan hệ giữa vốn vay và vốn tự có. Với cách tính này, hệ số đòn bẩy tài chính của hệ thống các tổ chức tín dụng ở Việt Nam đang ở mức trên 7,6% (tương đương với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 13% vào cuối năm 2016). Hệ số đòn bẩy tài chính của Công ty ở mức rất thấp so với các tổ chức tín dụng thể hiện mức độ rủi ro của Công ty là rất thấp, luôn duy trì từ 1,02 đến 1,06% trong suốt giai đoạn 2011-2016.

So với các công ty quản lý quỹ trực thuộc ngân hàng khác ở Việt Nam thì hệ số đòn bẩy tài chính của Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ở mức tương đương. Cụ thể ở bảng sau:

Bảng 2.11: So sánh Hệ số đòn bẩy tài chính của các Công ty Quản lý quỹ thuộc các Ngân hàng


Hệ số đòn bẩy tài chính

Năm 2016

Công ty Quản lý Quỹ MB

1,14

Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank

1,03

Công ty Quản lý Quỹ Techcombank

1,10

Công ty Quản lý Quỹ ACB

1,01

Công ty Quản lý Quỹ SHB

1,01

Công ty Quản lý Quỹ VietinBank

1,03

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính 2016 của công ty QLQ MB, công ty QLQ Vietcombank, công ty QLQ Techcombank, công ty QLQ ACB, công ty QLQ SHB)

Hệ số đòn bẩy tài chính cao nhất ở công ty quản lý quỹ Ngân hàng Quân Đội là 1,14. Công ty quản lý quỹ Ngân hàng Techcombank đứng thứ hai là 1,1. Công ty quản lý quỹ VietinBank và công ty quản lý quỹ Vietcombank cùng có hệ số đòn bẩy 1,03. Nhìn chung, các công ty quản lý quỹ trực thuộc ngân hàng đều có hệ số đòn bẩy tài chính thấp cho thấy độ an toàn trong hoạt động của

các công ty này là rất cao.

Điều này cũng hợp lý bởi quy định của Bộ Tài Chính trong thông tư 212/2012/TT-BTC ban hành ngày 05/12/2012 thì công ty quản lý quỹ không được sử dụng vốn vay cho hoạt động đầu tư tài chính. Ngoài ra, trong Thông tư 15/2016/TT-BTC ngày 20/01/2016 hướng dẫn về việc thành lập và quản lý quỹ mở thì công ty quản lý quỹ không được phép đi vay để đầu tư cho quỹ mở. Như vậy, công ty quản lý quỹ chỉ được phép sử dụng đòn bẩy tài chính đối với hoạt động quản lý danh mục đầu tư và các hoạt động khác như: tư vấn, nghiên cứu.

Tuy nhiên, công ty quản lý quỹ có đặc trưng là đầu tư vào các công cụ tài chính có tỷ suất sinh lời cao, thường đi kèm với rủi ro cao. Vì vậy, có thể thấy, trong mảng hoạt động được phép sử dụng đòn bẩy tài chính thì Công ty chưa thực sự đa dạng hóa danh mục đầu tư, chưa thực sự tận dụng được nguồn vốn chiếm dụng để tối đa hóa lợi suất đầu tư. Hay nói cách khác, công ty Quản lý quỹ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chưa có khả năng sử dụng đòn bẩy tài chính do tính thanh khoản thấp của các tài sản trong danh mục đầu tư của công ty.

Hệ số đòn bẩy tài chính ròng của các công ty quản lý quỹ ở Mỹ thường ở mức 13-20 lần thể hiện mức độ sử dụng vốn vay của các công ty này là rất cao. Các nguồn vay chủ yếu đến từ nghiệp vụ mua đi bán lại (repo) có bảo đảm hoặc đến từ nghiệp vụ phát hành trái phiếu, chứng khoán nợ hoặc vay vốn ngân hàng thương mại. Các công ty quản lý quỹ này có thể sử dụng đòn bẩy tài chính cao như vậy là nhờ tính thanh khoản cao của các tài sản đầu tư trong bảng cân đối kế toán. Sử dụng đòn bẩy tài chính là một lợi thế và bí quyết kinh doanh của các công ty quản lý quỹ trên thế giới.

c. Tốc độ tăng trưởng doanh thu:

Bảng 2.12: Tốc độ tăng trưởng doanh thu của Công ty

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

2016

2015

2014

2013

2012

2011

Doanh thu quản lý DMĐT

4.822

5.363

3.912

1.443

12.664

5.602

Doanh thu tư vấn

430

14.055

8.992

394

1.630


Doanh thu quỹ

599

137

-




Tổng DT

5.851

19.555

12.904

1.837

14.294

5.602

Tăng trưởng DT

-70%

52%

602%

-87%

155%


(Nguồn: [7],[8],[9],[10],[11],[12])

Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của công ty có mức tăng trưởng biến động tương đối nhiều qua các năm. Doanh thu năm 2013 thấp hơn hẳn các năm khác làm tốc độ tăng trưởng doanh thu là -87%, do doanh thu hoạt động kinh doanh đã bị hạch toán sang doanh thu hoạt động đầu tư tài chính. Doanh thu hoạt động năm 2016 giảm mạnh so với các năm trước, giảm 70% so với năm 2015, do hoạt động tư vấn của công ty không đạt được thu nhập như kỳ vọng. Hoạt động tư vấn của cả hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam được đưa toàn bộ về Công ty chứng khoán Ngân hàng Công Thương Việt Nam, mà không được chia sẻ cho Công ty Quản lý Quỹ.

Bảng 2.13: So sánh tăng trưởng doanh thu năm 2016 của các Công ty Quản lý quỹ thuộc các Ngân hàng



Tốc độ tăng trưởng doanh thu

Doanh thu 2016 (triệu đồng)

Tăng trưởng so với 2015 (%)

Công ty Quản lý Quỹ MB

14.674

-15%

Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank

34.593

76%

Công ty Quản lý Quỹ Techcombank

11.881

29%

Công ty Quản lý Quỹ ACB

807

699%

Công ty Quản lý Quỹ SHB

646

8%

Công ty Quản lý Quỹ VietinBank

5.851

-70%

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính 2016 của công ty QLQ MB, công ty QLQ Vietcombank, công ty QLQ Techcombank, công ty QLQ ACB, công ty QLQ SHB)

Trong 6 công ty quản lý quỹ trực thuộc ngân hàng hiện nay, doanh thu hoạt động kinh doanh của công ty quản lý quỹ Ngân hàng cổ phần Ngoại Thương Việt Nam đứng đầu với doanh thu năm 2016 đạt gần 35 tỷ đồng. Hơn nữa, mức tăng trưởng doanh thu của công ty này cũng rất cao, 76% so với năm 2015. Công ty quản lý quỹ MB và công ty quản lý quỹ Techcombank là 2 công ty có doanh thu lớn thứ 2 trên thị trường công ty quỹ thuộc ngân hàng. Nhìn chung, Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam có doanh thu khá khiêm tốn trong năm 2016 so với các công ty quản lý quỹ khác, chỉ ở mức trung bình, cùng với tăng trưởng âm so với năm 2015. Như vậy, có thể đánh giá năm 2016 hoạt động của công ty quản lý quỹ Vietinbank gặp khó khăn, trong khi thị trường quản lý quỹ bắt đầu sôi động trở lại. Nguyên nhân

của vấn đề này đã được giải thích ở trên, là do chính sách của ngân hàng mẹ VietinBank tạm dừng hỗ trợ cho công ty quản lý quỹ ở mảng tư vấn đầu tư.

Do hoạt động sinh lời lớn nhất của Công ty vẫn là hoạt động đầu tư tài chính, nên để có thể nhìn rõ hơn bức tranh tổng thể về tình hình doanh thu của công ty, số liệu doanh thu đầu tư tài chính cần phải được cộng vào tổng doanh thu, và so sánh với tốc độ tăng tổng nguồn vốn đầu tư.

Bảng 2.14: Tốc độ tăng trưởng tổng doanh thu của Công ty


Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

2016

2015

2014

2013

2012

2011

Doanh thu HĐKD

5.851

19.555

12.904

1.837

14.294

5.602

Doanh thu tài chính

98.990

81.733

73.647

124.599

78.847

53.268

Tổng DT

104.841

101.288

86.551

126.436

93.141

58.870

Tốc độ tăng tổng DT

4%

17%

-32%

36%

58%


Tốc độ tăng Nguồn VĐT

1%

1%

0%

-14%

117%


(Nguồn: [7],[8],[9],[10],[11],[12])

Tốc độ tăng tổng doanh thu cao hơn tốc độ tăng nguồn vốn đầu tư trong giai đoạn 2013-2016 thể hiện Công ty sử dụng vốn có hiệu quả. Năm 2011- 2012 là những năm đầu hoạt động nên việc chưa đạt hiệu quả cao trong sử dụng vốn là có thể hiểu được. Tuy nhiên, khi so sánh với các công ty quản lý quỹ khác, có thể thấy rõ sự yếu kém trong việc sử dụng vốn của công ty quản lý quỹ VietinBank.

Bảng 2.15: So sánh tổng doanh thu năm 2016 của các Công ty Quản lý quỹ thuộc các Ngân hàng



So sánh tổng doanh thu năm 2016

Tổng doanh thu 2016

(triệu đồng)

Tăng trưởng so với 2015 (%)

Tổng nguồn vốn 2016 (triệu đồng)

Tăng trưởng so với 2015 (%)

Công ty Quản lý Quỹ MB

88.314

43%

397.676

1%

Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank

47.967

91%

259.392

1%

Công ty Quản lý Quỹ Techcombank

16.634

46%

52.201

0%

Công ty Quản lý Quỹ ACB

4.316

-24%

49.212

-8%

Công ty Quản lý Quỹ SHB

1.048

-1%

32.024

-23%

Công ty Quản lý Quỹ VietinBank

104.841

4%

1.041.872

1%

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính 2016 của công ty QLQ MB, công ty QLQ Vietcombank, công ty QLQ Techcombank, công ty QLQ ACB, công ty QLQ SHB)

So sánh với 5 công ty quản lý quỹ khác trong nhóm, đặc biệt là trong số những công ty có lãi, công ty quản lý quỹ VietinBank thể hiện việc sử dụng vốn kém hơn hẳn. Cụ thể, tăng trưởng nguồn vốn của công ty quản lý quỹ Vietcombank chỉ 1% so với năm 2015, nhưng tăng trưởng doanh thu lên tới 91%. Tăng trưởng nguồn vốn của công ty quản lý quỹ Techcombank là 0% nhưng tăng trưởng doanh thu lên tới 46%. Có thể thấy, hiệu quả sử dụng vốn ở các công ty quản lý quỹ trực thuộc ngân hàng khác là rất cao. Riêng đối với công ty quản lý quỹ ACB và SHB, do hoạt động kinh doanh năm 2016 đều có lợi nhuận sau thuế âm nên việc sử dụng vốn rất kém hiệu quả là điều đương nhiên.

Như vậy, mặc dù tổng doanh thu của Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam năm 2016 đạt lớn nhất trong số các công ty quản lý quỹ trực thuộc ngân hàng, nhưng tốc độ tăng trưởng doanh thu lại kém xa so với các công ty quản lý quỹ khác trong nhóm và hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu cũng kém hơn.

e. Lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh:

Bảng 2.16: Tăng trưởng lợi nhuận gộp

Đơn vị: triệu đồng


2016

2015

2014

2013

2012

2011

Doanh thu HĐKD

5.851

19.555

12.904

1.837

14.294

5.602

Lợi nhuận gộp

4.691

15.777

10.523

1.767

11.686

5.549

Tăng trưởng DTHĐKD

-70%

52%

602%

-87%

155%


Tăng trưởng lợi nhuận gộp

-70%

50%

496%

-85%

111%


(Nguồn: [7],[8],[9],[10],[11],[12])

Lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2011-2016 luôn dương, đạt cao nhất vào năm 2015 là gần 16 tỷ đồng. Năm 2016, lợi nhuận gộp giảm còn 5 tỷ đồng do mảng tư vấn được điều chuyển toàn bộ sang công ty chứng khoán Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam.

Tăng trưởng lợi nhuận gộp cũng biến động tương đối lớn qua các năm, cùng xu hướng với tăng trưởng doanh thu hoạt động kinh doanh. Tăng trưởng âm xảy ra ở năm 2016 và 2013, tương đương -70% và -85%. Tăng trưởng dương mạnh nhất là năm 2014, đạt 496% so với năm 2013.

Lợi nhuận gộp có tốc độ tăng trưởng phù hợp với tốc độ tăng trưởng của doanh thu, thấp hơn không đáng kể trong suốt giai đoạn 2011-2016. Điều này chứng tỏ hoạt động quản lý chi phí đầu tư của Công ty duy trì tốt và hiệu quả.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/11/2022