Định Hướng Về Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Của Công Ty Quản Lý Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam

chủ yếu dựa trên phần mềm Excel và một số phần mềm phục vụ các mảng đầu tư riêng, chưa có phần mềm chuyên biệt quản lý hoạt động đầu tư chung.

- Công ty chưa có hệ thống chỉ tiêu hoàn thiện đánh giá hiệu quả của toàn bộ các hoạt động đầu tư theo từng sản phẩm đầu tư. Chưa có hệ thống Benchmark cụ thể để đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư riêng biệt từng danh mục. Hiện tại, đánh giá kết quả đầu tư của Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam vẫn dựa trên đánh giá tổng thể danh mục đầu tư xem có đạt được mức lãi suất kỳ vọng và tuân thủ các yêu cầu của khách hàng hay không. Việc làm này có ưu điểm là đơn giản, thuật tiện và dễ xây dựng tiêu chí phục vụ cho việc xem xét đánh giá. Tuy nhiên, trong danh mục đầu tư có nhiều mảng đầu tư khác nhau, mỗi hình thức đầu tư lại có những đặc điểm và cách đánh giá hiệu quả riêng. Do vậy, nếu chỉ đánh giá tổng thể danh mục sẽ dẫn đến không nắm rõ được mảng đầu tư nào có hiệu quả cao, mảng đầu tư nào không có hiệu quả và đóng góp của từng hình thức đầu tư vào danh mục chung, để từ đó đưa ra những biện pháp cải thiện hiệu quả.

- Công ty chưa xây dựng bộ chỉ số chứng khoán nợ hay bộ chỉ số cổ phiếu nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư và của hội đồng đầu tư. Hiện tại ở Việt Nam, 2 chỉ số cổ phiếu là VNIndex và HASTC Index là 2 chỉ số được tính dựa trên sự biến động vốn hóa thị trường của tất cả các công ty niêm yết mà không mang tính chọn lọc đại diện. Vì vậy 2 chỉ số cổ phiếu này không có ý nghĩa sử dụng cho mục đích đầu tư hay đánh giá kết quả đầu tư theo rổ cổ phiếu.

- Công ty chưa có một thước đo thị trường đối với sản phẩm trái phiếu do thị trường này chưa thực sự sôi động trên thị trường thứ cấp. Tuy nhiên, mảng hoạt động này lại đang mang lại doanh thu lớn nhất cho Công ty. Nên việc phát triển các thước đo để phòng ngừa rủi ro đối với thị trường trái phiếu là rất cấp thiết.

- Quy định về quản lý hoạt động đầu tư của Công ty nói riêng và của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng được tình hình thực tế phát sinh trong hoạt động đầu tư. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đặt ra hạn chế trong việc tự quyết định đầu tư đối với Công ty Quản lý Quỹ theo từng lần giao dịch về mặt giá trị và thẩm quyền.

Điều này gây khó khăn trong những giao dịch cần quyết định nhanh chóng để nắm bắt cơ hội của thị trường.

- Việc quản lý tài sản – nguồn vốn là rất quan trọng trong việc cân đối nguồn vốn để kịp thời nắm bắt những cơ hội đầu tư, đồng thời tối ưu hóa khả năng sinh lời của nguồn vốn. Tuy nhiên hoạt động này chưa được Công ty quan tâm, chưa được xây dựng quy trình để thực hiện. Thiếu sót này sẽ chưa gây ra tổn thất ở quy mô vốn nhỏ, nhưng sẽ là một tiềm ẩn rủi ro thanh khoản khi hoạt động của Công ty đa dạng hơn với quy mô vốn lớn hơn.

- Công ty chưa thành lập được quỹ mở nên việc đầu tư quản lý quỹ còn thiếu chuyên nghiệp và thiếu tính minh bạch.

- Công ty chưa có công cụ phòng ngừa rủi ro như rủi ro đạo đức, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, hay rủi ro tín dụng. Ngoài việc sử dụng hạn mức và xếp hạng tín dụng của khách hàng từ Ngân hàng TMCP Cổ phần Công Thương Việt Nam, Công ty chưa có một công cụ nào chuyên nghiệp dành cho lĩnh vực đầu tư đặc thù của mình.

- Hệ thống thu thập và xử lý thông tin từ khách hàng và thị trường còn chưa đáp ứng tốt được yêu cầu phục vụ hoạt động đầu tư. Trong hoạt động đầu tư thì thông tin là một yếu tố rất quan trọng, chi phối rất nhiều trong việc ra quyết định đầu tư. Hiện tại, việc thu thập và xử lý thông tin đa số do các phòng nghiệp vụ tự thực hiện nên nhiều khi thông tin không đầy đủ hoặc chậm so với diễn biến của thị trường, do vậy, làm ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vì để phục vụ cho việc ra quyết định, thông tin cần được cung cấp đầy đủ và cập nhật. Mặt khác, do chuyên môn hóa trong công việc nên mỗi phòng nghiệp vụ chỉ thực hiện một số mảng nghiệp vụ nhất định nên thường chỉ tập trung thu thập và xử lý các thông tin liên quan đến lĩnh vực đầu tư mình quản lý mà bỏ qua các thông tin khác. Trong khi đó để có thể xem xét ra quyết định đầu tư cần phải xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.

- Việc cung cấp các báo cáo tổng kết thị trường trong ngày, các báo cáo theo dõi từng doanh nghiệp cụ thể, hay báo cáo không thường xuyên về sản phẩm đầu tư chưa được thực hiện. Một số báo cáo đầu tư theo từng giao dịch của Công ty được cóp nhặt các thông tin trên báo chí và các công bố thông tin

của doanh nghiệp niêm yết. Sự nghèo nàn của hệ thống báo cáo thường xuyên và không thường xuyên có thể dẫn đến các quyết định đầu tư theo tâm lý đám đông và việc xây dựng kế hoạch đầu tư chưa sát với diễn biến thị trường.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Quản lý quỹ Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - 17

- Hoạt động đầu tư đa số tập trung ở các sản phẩm truyền thống, sản phẩm có giá trị gia tăng, công cụ phái sinh chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng danh mục. Như đã trình bảy ở trên, danh mục đầu tư của Công ty chủ yếu là lĩnh vực đầu tư truyền thống như: tiền gửi, trái phiếu, cổ phiếu, cho vay ủy thác đầu tư…. chưa có những sản phẩm mới mang lại giá trị gia tăng cao cho khách hàng như: sản phẩm đầu tư gắn với tỷ giá, sản phẩm gắn với lãi suất, sản phẩm gắn với thị trường hàng hóa… Việc thiếu những sản phẩm mới cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút thêm nguồn vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư của Công ty.

- Mặc dù tổng nguồn vốn quản lý tăng trưởng ổn định qua các năm, nhưng đa số là từ nguồn của khách hàng cũ, khách hàng do Ngân hàng VietinBank giới thiệu, chỉ định. Khả năng thu hút khách hàng mới bên ngoài trong thời gian qua vẫn còn rất hạn chế do hoạt động quảng bá thương hiệu của Công ty còn chưa được quan tâm.

Những hạn chế và nguyên nhân nêu trên đã ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu và hiệu quả đầu tư của Công ty. Vì vậy, việc đưa ra các giải pháp để khắc phục các tồn tại, nguyên nhân nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả đầu tư của Công ty Quản lý quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là cần thiết.

CHƯƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ

NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM


Sau khi khảo sát thực trạng về hoạt động đầu tư của Công ty Quản lý quỹ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam ở chương 2, và đưa ra những đánh giá sơ bộ về hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đầu tư, chương 3 trình bày các giải pháp để khắc phục những hạn chế đó, qua đó đề ra những kiến nghị đối với cơ quan quản lý các cấp cũng như Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

3.1. ĐỊNH HƯỚNG VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

3.1.1. Bối cảnh nền kinh tế vĩ mô

3.1.1.1. Kinh tế thế giới

Nền kinh tế thế giới đang ở trong một giai đoạn biến động rất phức tạp. Đà tăng trưởng hồi phục sau cuộc khủng khoảng kinh tế đã bị chững lại, các tổ chức quốc tế lớn và các định chế tài chính đề nhận định kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng chậm trong năm 2017-2018. Mặc dù IMF đã dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2017 sẽ tăng nhẹ từ 3,1% năm 2016 lên 3,5% năm 2017, nhưng các rủi ro đối với tăng trưởng toàn cầu vẫn tồn tại khi những vấn đề về cơ cấu kìm hãm sự phát triển kinh tế như: tăng trưởng năng suất lao động thấp, bất bình đẳng thu nhấp quá mức.

Kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tăng trưởng 2,3% trong năm 2017, cao hơn so với mức 1,6% năm 2016 nhờ kỳ vọng chính sách tài khóa nới lỏng và quan điểm bảo hộ thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Các rủi

ro có thể giảm do sự thay đổi chính sách theo hướng bảo hộ thương mại. Ngoài ra, nếu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED quyết định nâng lãi suất lên cao hơn sau 3 lần tăng nhẹ lãi suất trong quý I năm 2017, thì giá trị đồng USD sẽ tăng mạnh tại nước Mỹ. Qua đó, sẽ gây tổn thương đến những nền kinh tế mới nổi như Việt Nam do dòng vốn USD sẽ chảy về nước Mỹ, và các khoản vay của chính phủ bằng đồng USD sẽ gia tăng giá trị. Ngoài ra, tổng thổng Mỹ Donald Trump dự định sẽ nới lỏng quy định đối với các ngân hàng. Điều này có thể gia tăng rủi ro xảy ra các cuộc khủng hoảng tài chính mới. Tổng thống Mỹ cũng muốn đi theo chính sách tăng chi ngân sách vào các hoạt động quốc phòng và chi tiêu chính phủ, cộng với giảm thu ngân sách từ thuế. Việc cắt giảm thuế thu nhập sẽ là động lực khiến cho các công ty tập đoàn đa quốc gia của Mỹ mang tiền quay trở lại nội địa. Hiện nay, lượng tiền nước ngoài của Mỹ là khoảng 2,5 nghìn tỷ USD. Nếu một nửa số tiền này quay trở lại nước Mỹ với thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% thì tổng thu ngân sách sẽ có thể đạt mức 400 tỷ sau 2-3 năm. Tổng thu ngân sách Mỹ năm 2017 có thể khoảng 2,97 nghìn tỷ USD, thấp hơn so với năm 2016, nhưng dự kiến sẽ cao hơn ở những năm sau. Thị trường chứng khoán Mỹ được dự đoán sẽ vẫn tiếp tục hưng phấn tuy nhiên chỉ trong ngắn hạn. Thị trường sẽ không mất nhiều thời gian để nhận ra các chính sách của Trump mang tính ngắn hạn, việc điều chỉnh thị trường là không tránh khỏi. Khủng hoảng kinh tế có thể sẽ chưa xảy ra trong năm 2017-2018 mặc dù nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nợ sinh viên có thể là bong bóng bất động sản mới.

Kinh tế Trung Quốc được IMF nâng dự báo mức tăng trưởng từ 6,2% trong năm 2016 lên 6,6% trong năm 2017. Tuy nhiên, IMF lại cảnh báo nền kinh tế này quá phụ thuộc vào các biện pháp kích thích của chính phủ và tín dụng để duy trì tăng trưởng. Trung Quốc còn đang đối mặt với một nghịch

lý, đó là lãi suất trái phiếu dài hạn giảm xuống dưới mức lãi suất ngắn hạn. Những nhà nghiên cứu kinh tế vĩ mô cho rằng, đây có thể là dấu hiệu báo hiệu sự suy thoái. Áp lực giảm tăng trưởng tín dụng trở nên rất mạnh mẽ vào những tháng đầu năm 2017 do các ngân hàng tập trung vào giải quyết các rủi ro tài chính. Điều này đã đẩy lãi suất ngắn hạn tăng lên và giảm giá những tài sản tài chính như: cổ phiếu, trái phiếu và các hàng hóa khác. Sự đảo ngược trên thị trường trái phiếu Trung Quốc không phải là do sự sụt giảm lớn trong quy mô trái phiếu dài hạn mà là sự gia tăng lớn về quy mô trái phiếu ngắn hạn. Các chính trị gia và nhà điều hành vĩ mô Trung Quốc một mặt vẫn công khai khẳng định rằng hệ thống tài chính vẫn vững chắc, nhấn mạnh các nhà đầu tư không cần lo sợ sự sụt giảm mạnh về giá tài sản , mặt khác dường như chấp nhận rằng giá các tài sản sẽ giảm vì các các phương án tài chính tương đối hạn hẹp. Như vậy, có thể Trung Quốc sẽ không rơi vào suy thoái, nhưng điều đó không có nghĩa là thị trường tài chính trong những năm tới sẽ dễ dàng.

Kinh tế Châu Âu cũng hồi phục nhẹ tuy nhiên nguy cơ giảm phát vẫn hiện hữu. Ngân hàng TW Châu Âu (ECB) tiếp tục chính sách nới lỏng tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhằm nâng lạm phát lên mức 2%, trong đó có chương trình mua tài sản trị giá 80 tỷ EUR/tháng được kéo dài tơí tháng 3/2017.

Đặc biệt có hai sự kiện được đánh giá là sẽ có tác động lâu dài lên nền kinh tế thế giới trong tương lai đó là sự kiện Anh tách khỏi EU (Brexit) và Bầu cử Tổng Thống Mỹ.

Trong khi tác động của bầu cử tổng thống Mỹ còn chờ đợi các Bộ Luật của Donald Trump được thông qua thì sự kiện Brexit đã gây tác động nhanh chóng và dự kiến là sẽ tiếp tục cho đến khi Anh hoàn tất việc rời khỏi EU (dự kiến quá trình này kéo dài 2 năm) và hai nền kinh tế độc lập này tìm lại được sự ổn định. Tác động của Brexit tới Việt Nam chủ yếu là tác động trung và dài

hạn, đa phần là tác động tiêu cực đến thị trường xuất khẩu, thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán trong nước.

3.1.1.2. Bối cảnh nền kinh tế tài chính Việt Nam trong những năm tới

Kinh tế Việt Nam vẫn trong đà hồi phục và tăng trưởng, tuy nhiên cùng nhịp với tăng trưởng kinh tế thế giới, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu chững lại. Tăng trưởng GDP quý I năm 2017 là 5,1%, thấp hơn so với mức tăng trưởng 5,48% cùng kỳ năm ngoái. Tốc độ tăng trưởng quý I năm 2017 thấp nhất trong 3 năm gần đây khiến cho mục tiêu tăng trưởng của Chính phủ đề ra từ đầu năm là 6,7% khó có thể thực hiện được Tăng trưởng kinh tế thấp chủ yếu diễn ra tại khu vực công nghiệp, xây dựng – khu vực chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong cơ cấu nền kinh tế. Lĩnh vực khai thác khoáng sản đặc biệt là than đá và dầu mỏ giảm sút mạnh do giá than trong nước cao hơn giá nhập khẩu, giá dầu thô đầu năm diễn biến giảm, cộng thêm sự chuyển đổi mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên của những năm trước đây sang các ngành sản xuất kinh doanh không phải là khai thác tài nguyên.

Lạm phát tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước do giá một số dịch vụ giáo dục, y tế và thực phẩm tăng cao. Lạm phát vẫn nằm trong tầm kiểm soát nhờ chính sách thắt chặt đến từ Ngân hàng Nhà Nước. Lạm phát cả năm 2017 phụ thuộc nhiều vào chính sách điều chỉnh giá dịch vụ công và diễn biến tỷ giá.

Xu hướng thắt chặt đầu tư công tiếp tục diễn ra trong bối cảnh thu ngân sách tăng chậm, nợ công lớn. Tỷ lệ nợ công theo ước tính của HSBC sẽ chạm mốc giới hạn của Quốc hội (65%) trong năm 2017.

Cầu tiêu dùng nội địa tương đối yếu cho thấy nền kinh tế đang dựa nhiều vào động lực bên ngoài. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ quý I năm 2017 nếu loại trừ yếu tố giá chỉ tăng 6,2%, thấp nhất từ năm 2014. Cán cân thương mại nhập siêu trong đó chủ yếu là do sự gia tăng về nhập khẩu máy móc phục

vụ sản xuất. Nhập siêu quay trở lại gây ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng GDP tuy nhiên gia tăng nhập máy móc cũng là dấu hiệu cho thấy sự phục hồi của ngành sản xuất.

Vốn đầu tư phát triển quý I năm 2017 giảm tốc ở cả ba khu vực Nhà nước, Ngoài Nhà Nước và vốn đầu tư nước ngoài, tăng 8,6% so với 10,9% của cùng kỳ năm 2016 và 9,7% của cùng kỳ năm 2015. Chi đầu tư phát triển từ ngân sách giải ngân châm và vốn đầu tư nước ngoài chịu ảnh hưởng nhẹ từ những biến động chính trị thế giới. Đầu tư yếu là một trong những nguyên nhân khiến tăng trưởng kinh tế quý I năm 2017 chậm hơn so với kỳ vọng.

Tỷ giá tham chiếu trung tâm có xu hướng tăng trong quý I/2017. Tỷ giá tăng do nhập khẩu tăng mạnh; dự báo năm 2017 cán cân thương mại sẽ đảo chiều từ thặng dư sang thâm hụt (theo kế hoạch khoảng 3,5% tổng kim ngạch xuất khẩu). Động thái tăng lãi suất của FED trong quý 1 chưa ảnh hưởng nhiều tới diễn biến tỷ giá do chênh lệch lãi suất giữa VND và USD vẫn đang nghiêng về hướng nắm giữ VND Trong dài hạn, diễn biến của đồng CNY là yếu tố cần lưu ý do thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đang có xu hướng tăng (từ 23,7 tỷ USD năm 2013 lên 28 tỷ USD năm 2016). Việc CNY mất giá mạnh sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế Việt Nam.

Tăng trưởng cung tiền M2 quý I năm 2017 tăng trưởng 17% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng trưởng kép giai đoạn 2016-2016 là 15,15%. Cung tiền M2/GDP đạt 162% và tín dụng/GDP là 125%. Đây là mức tăng trưởng cao thể hiện việc Ngân hàng Nhà nước tiếp tục nới lỏng tiền tệ để đạt mục tiêu tăng trưởng.

Tỷ giá quý II năm 2017 dự báo giảm nhẹ do chỉ số dollar index thế giới vẫn tiếp tục giảm. Tuy nhiên, nếu dự luật cắt giảm thuế của Donal Trump được thông qua, sẽ giúp dollar index tăng khoảng 10%, tỷ giá sẽ đảo chiều. Như vậy, nếu dự luật của Donal Trump được thực hiện, tỷ giá sẽ tăng, Ngân

Xem tất cả 189 trang.

Ngày đăng: 27/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí