Quan Điểm Của Tác Giả Về Mục Tiêu Phát Triển Của Công Ty

hàng Nhà Nước có khả năng sẽ chủ động tăng lãi suất danh nghĩa VND để cân bằng cung cầu ngoại hối.

Tăng trưởng tín dụng và huy động vốn của ngân hàng lại là điểm sáng trong bức tranh toàn cảnh. Mặc dù không tăng trưởng như dự báo nhưng mức tăng trưởng tín dụng quý I năm 2017 là khoảng 19%, cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái là 17,7%. Tín dụng đang là một kênh chủ chốt hỗ trợ tăng trưởng. Tuy nhiên, các Ngân hàng Thương mại đang suy giảm CAR, nếu không kịp thời tăng vốn sẽ hạn chế khả năng tăng trưởng tín dụng, đồng thời các Ngân hàng TM không thể quá chú trọng cho vay trung và dài hạn như trước, sẽ làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng chung. Tăng trưởng tín dụng tiếp tục tăng do áp lực tăng trưởng GDP 9 tháng cuối năm là 7% trong khi dòng vốn FDI sau quý I/2017 có xu hướng chững lại.

Năm 2017 là năm cuối cùng trong lộ trình bán nợ xấu cho VAMC, trích lập 20%/năm, một phần bắt đầu từ năm 2013. Lượng lớn nợ xấu vẫn nằm ở VAMC khoảng 2 tỷ USD và một phần không nhỏ chưa được xử lý thực chất. Hệ số ICOR không được cải thiện làm giảm chất lượng tín dụng, mang đến nguy cơ lãi suất tăng trong dài hạn.

Thị trường chứng khoán diễn biến tăng mạnh trong những tháng đầu năm 2017. Kết quả kinh doanh tích cực của cac doanh nghiệp, đặc biệt là tại các nhóm cổ phiếu có vốn hóa lớn trên thị trường (bất động sản, ngân hàng, dược phẩm…) và xu hướng mua ròng được duy trì của khối ngoại là hai yếu tố hỗ trợ chính cho thị trường Dòng tiền trên thị trường đang được luân chuyển hợp lý trên thị trường. Sau giai đoạn tăng giá của các cổ phiếu midcaps và penny, dòng tiền chốt lời đang có xu hướng chuyển dịch vào nhóm cổ phiếu cơ bản, vốn hóa lớn; từ đó hạn chế khả năng giảm sâu của các chỉ số Thị trường sẽ bước vào vùng trũng thông tin trong giai đoạn nửa cuối tháng 5 và tháng 6 và tạo ra sự phân hóa đáng kể. Áp lực điều chỉnh sau thời gian tăng dài là hiện

hữu tuy nhiên kịch bản giảm sâu khó xảy ra. Việc điều chỉnh sẽ là cơ hội tốt để giải ngân vào những cổ phiếu có yếu tố nội tại tốt với kỳ vọng kết quả kinh doanh bán niên tăng trưởng tích cực

Trong giai đoạn 2012-2016, với việc ra đời của các văn bản pháp lý hướng dẫn việc thành lập và quản lý các sản phẩm quỹ mới (quỹ mở, quỹ hoán đổi danh mục - ETF, quỹ đầu tư bất động sản - REIT), số lượng quỹ đại chúng tăng lên nhanh chóng, các sản phẩm quỹ mới đã dần thay thế các loại hình quỹ đóng, quỹ thành viên truyền thống. Đến năm 2016, số lượng quỹ đại chúng đã chiếm 70% số lượng quỹ đang hoạt động trên thị trường, tăng gấp 2 lần so với năm 2012. Hiện tại các dòng sản phẩm quỹ mở, quỹ ETF, quỹ thành viên đã từng bước đi vào ổn định và phát triển, đặc biệt là dòng sản phẩm quỹ mở. Ra đời tháng 3 năm 2013, quỹ mở được coi là sinh lực của ngành quản lý quỹ nhờ tính ưu việt về thanh khoản, tăng trưởng lợi nhuận tốt, đa dạng hóa sản phẩm đầu tư. Tuy nhiên, do chưa có ưu đãi về thuế, điều kiện thị trưởng chưa thuận lợi và một số quy định còn chưa phù hợp với thực tế, các loại hình quỹ bất động sản REITS chưa phát triển mạnh mẽ mặc dù khung pháp lý đã ra đời năm 2012.

Theo chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 252/QĐ-TTg, mục tiêu phát triển của ngành quỹ đến năm 2020 là đa dạng hóa sản phẩm quỹ đầu tư chứng khoán; tăng quy mô và chất lượng hoạt động của các quỹ đầu tư; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, khuyến khích nhà đầu tư tổ chức, các quỹ đầu tư chứng khoán đầu tư vào thị trường chứng khoán, phát triển nguồn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế.

Năm 2016, Chính phủ ban hành Nghị định 88/2016/NĐ-CP về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện, tạo hành lang pháp lý cho sự ra đời và hoạt động của Quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện. Theo thống kê của Bộ Tài chính, với

80% số người lao động khi về hưu sẽ không có sự đảm bảo chắc chắn về thu nhập, nhu cầu bảo hiểm hưu trí tự nguyện có thể tăng cao.

Sự ra đời của các quỹ hưu trí tự nguyện hoạt động theo cơ chế quỹ mở được kỳ vọng có những tác động vĩ mô, tạo ra kênh dẫn vốn ổn định, hiệu quả đối với trái phiếu Chính phủ, hỗ trợ ngân sách nhà nước huy động vốn đầu tư cho các dự án, mục tiêu kinh tế xã hội dài hạn. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất để triển khai quỹ hưu trí tự nguyện hiện tại ở Việt Nam là thuế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.

Kinh nghiệm từ các nước cho thấy, do tính chất tự nguyện của việc tham gia đóng góp vào Quỹ hưu trí tự nguyện, điều quan trọng là cần phải có các chính sách ưu đãi thuế phù hợp với các khoản đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động. Việt Nam hiện chưa có ưu đãi gì đáng kể về thuế đối với dòng sản phẩm này.

Cùng với sự tiến triển mang tính quy luật đã được ghi nhận tại các thị trường quốc tế, những điều chỉnh kịp thời về chính sách khuyến khích sự phát triển và sự ổn định của kinh tế vĩ mô, cơ hội tăng trưởng về quy mô và chất lượng hoạt động của ngành quản lý quỹ trong năm 2017 đang rộng mở. Ngành quỹ phát triển sẽ góp phần thay đổi hiện trạng 99% nhà đầu tư là nhỏ lẻ trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Quản lý quỹ Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - 18

3.1.2. Quan điểm của tác giả về mục tiêu phát triển của Công ty

Trong bối cảnh nền kinh tế tài chính nhiều biến động với những thách thức và cơ hội, Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cần xác định rõ mục tiêu của Công ty, đó là: Xây dựng Công ty Quản lý quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trở thành một công ty quản lý quỹ hàng đầu việt Nam về quy mô tài sản quản lý cũng như về hiệu quả đầu tư. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh để tối đa hóa lợi ích của chủ sở hữu cũng như thu hút vốn từ các nhà đầu tư.

Để đạt được mục tiêu đó, Công ty phải tập trung vào những mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng một định chế tài chính chuyên nghiệp;

- Vận hành hoạt động của Công ty theo các chuẩn mực quốc tế;

- Sử dụng tối đa các nguồn lực hiện có của ngân hàng với Ngân hàng TMCP Công Thương nhằm gia tăng tiện ích và cung cấp các sản phẩm dịch vụ đa dạng cho khách hàng;

- Đầu tư hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, đẩy mạnh đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực.

3.1.3. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Với mục tiêu đến năm 2020 sẽ đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp, Nhà nước đã có nhiều chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Để có vốn đầu tư phát triển, khuôn khổ pháp lý về hoạt động đầu tư đã thông thoáng hơn, khi môi trường kinh doanh thuận lợi thì cạnh tranh giữa các Doanh nghiệp ngày càng gay gắt. Sự cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các tổ chức đầu tư đã có mặt trên thị trường mà còn với những tổ chức mới, cạnh tranh giữa các tổ chức trong và ngoài nước. Do vậy, Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công Thương sẽ phải đối mặt với nhiều đối thủ hơn, cạnh tranh để tồn tại và phát triển là quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường, một mặt nó thúc đẩy sự phát triển, mặt khác nó cũng thúc đẩy sự phá sản của các tổ chức kinh doanh yếu kém. Do đó, cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nước là thách thức lớn đối với Công ty Quản lý quỹ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, với sự mở cửa của thị trường chứng khoán và việc nới lỏng các quy định trên thị trường tài chính, số lượng và quy mô của các định chế tài chính trong và ngoài nước ngày càng tăng lên dẫn tới

sự tham gia mạng mẽ hơn vào lĩnh vực đầu tư, thu hút vốn quản lý. Như vậy, trên thị trường, Công ty Quản lý quỹ Ngân hàng TMCP Công Thương không chỉ cạnh tranh với các công ty cùng ngành mà còn phải cạnh tranh với các tổ chức trung gian tài chính khác trong hệ thống tài chính - ngân hàng và phi ngân hàng cũng như các đối thủ nước ngoài.

Môi trường hoạt động ngày càng đa dạng và có sự tham gia của nhiều chủ thể thì tính ổn định càng không bền vững. Những thay đổi nhỏ của một chủ thể hoặc môt nhân tố nào đó của môi trường đầu tư vĩ mô như: pháp luật, chính trị, các chỉ số kinh tế… đều có thể dẫn tới những phản ứng mang tính chất dây chuyền, mà có thể tạo ra những biến động không phù hợp hoặc làm thay đổi mục tiêu kế hoạch hoạt động. Nếu không có sự chuẩn bị chắc chắn về sự kiến có thể xảy ra trong tương lai, việc phản ứng sẽ mang tính chất thụ động, dẫn tới rủi ro đầu tư xảy ra. Vấn đề đặt ra với Công ty là phải phân tích và dự đoán được tương đối chính xác những rủi ro tiềm ẩn của thị trường, đặc biệt là những yếu tố có tính liên quan và tác động trực tiếp đến hoạt động đầu tư để có sự phản ứng linh hoạt và hiệu quả trước những biến động.

Trong giai đoạn hiện nay, cơ hội để Công ty Quản lý quỹ Ngân hàng TMCP Công Thương mở rộng và phát triển hoạt động đầu tư là rất lớn: quá trình mở cửa, hội nhập của nền kinh tế đang diễn ra cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, thị trường chứng khoán phát triển mạnh cả về lượng và chất, thị trường Bất động sản đang ấm dần lên, quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước đang được đẩy mạnh kèm theo nhu cầu vốn rất lớn và xu hướng khởi nghiệp (start-up) đang phát triển mạnh mẽ… Tuy nhiên, thách thức và rủi ro công ty sẽ phải đối mặt cũng không hề nhỏ: nền kinh tế toàn cầu vẫn chưa hồi phục hoàn toàn sau khủng khoảng kinh tế nhưng đã lại có những dấu hiệu của cuộc khủng khoảng tiếp theo, tình hình kinh tế vĩ mô của đất nước vẫn chưa ổn định. Kinh tế Việt Nam mặc dù không chịu tác động trực tiếp từ cuộc khủng

khoảng nhưng những ảnh hưởng của nó vẫn vô cùng to lớn: thâm hụt thương mại tăng cao, sản xuất sụt giảm, thị trường chứng khoán thiếu tính ổn định kèm theo đó là những diễn biến vô cùng bất lợi đối với ngành ngân hàng với hàng loạt ngân hàng bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt… Tất cả những yếu tố này tác động mạnh mẽ đến hoạt động của các quỹ đầu tư nói chung và các Công ty Quản lý quỹ thuộc các ngân hàng thương mại nói riêng. Vì vậy, để có thể đứng vững trên thị trường, nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư, Ban lãnh đạo Công ty Quản lý quỹ Ngân hàng TMCP Công Thương cần đề ra những định hướng phát triển hoạt động đầu tư đến năm 2025 và tầm nhìn từ năm 2025 trở đi, tập trung vào những vấn đề sau:

- Nâng cao chất lượng hoạt động đầu tư nói chung thông qua việc nâng cao chất lượng phân tích, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao chất lượng đánh giá, dự báo thị trường. Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ, hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và kiểm soát rủi ro.

- Tập trung thu hút, huy động và quản lý thêm nguồn vốn đầu tư mới ngoài nguồn vốn từ Ngân hàng TMCP Công Thương, triển khai thành lập các Quỹ có mục tiêu đầu tư vào các lĩnh vực cụ thể: Quỹ trái phiếu, Quỹ bất động sản, Quỹ đầu tư trên thị trường tiền tệ…

- Mở rộng quan hệ hợp tác với các định chế tài chính, các tập đoàn kinh tế lớn để tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư.

- Mở rộng và đa dạng hóa danh mục đầu tư, tập trung vào các công cụ đầu tư hiện có trong nước, tìm hiểu và thí điểm thêm các công cụ đầu tư quốc tế nhằm nâng cao năng lực của cán bộ đáp ứng yêu cầu hội nhập.

- Tăng cường tỷ trọng đầu tư vào các khoản mục trung và dài hạn, đầu tư lâu dài vào các công ty start-up mới nhưng có tiềm năng.

- Tăng vốn điều lệ, nâng cao năng lực tài chính và năng lực hoạt động của công ty.

- Thành lập và phát triển quỹ mở trái phiếu, quỹ REITS và các quỹ khác.

Các mục tiêu phát triển chủ yếu của Ban Giám Đốc Công ty là:

- Đưa Công ty quản lý quỹ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam thành công ty top 5 trong ngành quản lý quỹ Việt Nam trong vòng 5 năm tới về tổng tài sản quản lý và thu nhập từ phí dịch vụ. Từ đó nâng dần tỷ trọng phí quản lý trên tổng thu nhập, tối thiểu đạt 25% tổng thu nhập;

- Tiên phong đưa ra những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu thị trường;

- Thành lập và quản lý chuyên nghiệp các quỹ đầu tư;

- Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ nhằm cung cấp giải pháp đầu tư chuyên nghiệp, hiệu quả nhất đến khách hàng;

- Tìm kiếm, liên kết và khai thác các kênh dẫn vốn nước ngoài;

- Từng bước khẳng định vị thế thương hiệu Công ty Quản lý quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.

3.1.4. Định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng Công Thương đến năm 2030 thể hiện ở những lĩnh vực sau:

Một là, duy trì tỷ trọng đầu tư sản phẩm có thu nhập ổn định với mức trái tức hấp dẫn trong khi nâng cao mức lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chứng khoán.

Hai là, trước năm 2018, Công ty nâng cao uy tín trên thị trường từ việc nâng cao mức tăng doanh thu lợi nhuận của danh mục đầu tư ủy thác. Từ đó, Công ty sẽ tăng mức phí quản lý để tăng doanh thu cho mảng hoạt động này. Mức phí quản lý sẽ được tăng lần một vào năm 2018 và lần 2 vào năm 2020.

Ba là, tăng cường phối hợp với các chi nhánh Ngân hàng Công Thương Việt Nam để bán chéo sản phẩm cho khách hàng cá nhân giàu có nhằm gia tăng huy động nguồn tiền từ cá nhân hoặc gia tăng hoạt động quản lý tài sản.

Bốn là, thành lập các quỹ mở như Quỹ mở trái phiếu và Quỹ đầu tư bất động sản REITs song song với việc đưa ra những chiến lược đầu tư hiệu quả, nhằm đưa mức tỷ suất sinh lời của các chứng chỉ quỹ lên mức hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư. Công ty hướng đến các nhà đầu tư tìm kiếm lãi suất ổn định và cao hơn lãi suất tiết kiệm. Mục tiêu của Công ty là trong năm 2017 sẽ thành lập Quỹ mở trái phiếu với vốn điều lệ 50 tỷ đồng. Năm 2018, Công ty nâng vốn của Quỹ mở trái phiếu lên 200 tỷ đồng. Năm 2019, tăng lên 300 tỷ đồng và năm 2020 tăng lên 500 tỷ đồng. Đồng thời trong năm 2018, Công ty tiếp tục thành lập Quỹ đầu tư bất động sản REITs và năm 2020, Công ty sẽ thành lập quỹ mở thứ ba.

Năm là, phát triển hoạt động tư vấn bao gồm tư vấn đầu tư chứng khoán, tư vấn phát hành chứng khoán, tư vấn mua bán doanh nghiệp để tăng mức doanh thu từ phí từ vấn cho Công ty

Sáu là, phát triển hệ thống quản trị rủi ro để phòng ngừa rủi ro của các sản phẩm đầu tư, tránh gây mất vốn hoặc mất khả năng thanh khoản.

Bảy là, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ thông qua việc đầu tư vào hệ thống hạ tầng công nghệ, chuẩn hóa định vị và nhận diện thương hiệu nhằm tiếp tục nâng cao tầm ảnh hưởng và uy tín của thương hiệu Công ty Quản lý quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

3.2.1. Tái cơ cấu mô hình hoạt động của Công ty, hoàn thiện quy chế, quy trình nghiệp vụ

3.2.1.1. Tái cơ cấu mô hình hoạt động của Công ty

Mô hình hoạt động của Công ty cần bổ sung bộ phận quản trị rủi ro nhằm nâng cao chất lượng của các món đầu tư của bộ phận nghiệp vụ. Ngoài ra,

Xem tất cả 189 trang.

Ngày đăng: 27/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí