So Sánh Tăng Trưởng Doanh Thu Và Lợi Nhuận Gộp Của Các Công Ty Quản Lý Quỹ Thuộc Các Ngân Hàng

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận gộp lớn hơn tốc độ tăng doanh thu có thể thấy ở công ty quản lý quỹ Vietcombank và công ty quản lý quỹ Techcombank, thể hiện hoạt động quản lý chi phí đầu tư của 2 công ty này là rất tốt. Công ty quản lý quỹ ACB và SHB mặc dù tăng trưởng doanh thu đầu tư dương nhưng tăng trưởng lợi nhuận gộp lại âm. So với các công ty quản lý quỹ trong nhóm, tăng trưởng lợi nhuận gộp hay hiệu quả quản lý chi phí đầu tư của công ty quản lý quỹ VietinBank đứng ở mức trung bình.

Bảng 2.17: So sánh tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận gộp của các Công ty Quản lý quỹ thuộc các Ngân hàng



Tăng trưởng doanh thu

Tăng trưởng

lợi nhuận gộp

Công ty Quản lý Quỹ MB

-15%

-81%

Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank

76%

82%

Công ty Quản lý Quỹ Techcombank

29%

30%

Công ty Quản lý Quỹ ACB

699%

-719%

Công ty Quản lý Quỹ SHB

8%

-165%

Công ty Quản lý Quỹ VietinBank

-70%

-70%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Quản lý quỹ Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - 13

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính 2016 của công ty QLQ MB, công ty QLQ Vietcombank, công ty QLQ Techcombank, công ty QLQ ACB, công ty QLQ SHB)

e. Tỷ suất lợi nhuận:

Do đặc điểm của các công ty quản lý quỹ ở Việt Nam là doanh thu từ hoạt động đầu tư tài chính (tự doanh) vẫn chiếm phần lớn so với doanh thu từ hoạt động nghiệp vụ là quản lý quỹ nên lợi nhuận gộp được thay thế bằng lợi nhuận sau thuế trong việc tính toán chỉ tiêu này.

Bảng 2.18: Một số chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận của Công ty


Chỉ tiêu

2016

2015

2014

2013

2012

2011

Tỷ suất lợi nhuận trên

tổng tài sản ROA

5,9%

5,8%

4,9%

5,7%

7,2%

10,1%

ROA ngành tài chính ngân

hàng

0,9%

0,8%

1,0%

1,93%

2,33%

3,0%

Tỷ suất lợi nhuận trên

vốn chủ sở hữu ROE

6,1%

6,1%

5,1%

6,5%

6,3%

10,3%

ROE ngành tài chính ngân

hàng

9,0%

8,0%

8,0%

11,0%

13,0%

20,0%

Tỷ suất lợi nhuận ROA và ROE của Công ty tương đối ổn định từ năm 2012 đến 2016, duy trì ở mức 5-7% đối với ROA và ở mức 5-6,5% đối với

ROE. Trong 3 năm gần đây, 2014-2016, tỷ suất ROA và ROE của Công ty đều trong xu hướng tăng dần lên.

Theo hệ thống xếp hạng doanh nghiệp Moody’s thì ROA ngành tài chính trên 1% và ROE trên 15% là tốt. Như vậy, từ năm 2011 đến 2016, ROA của Công ty Quản lý quỹ VietinBank luôn cao so với trung bình ngành tài chính, và cao so với chỉ tiêu xếp hạng của Moody’s. Nguyên nhân do đặc thù hoạt động của công ty quản lý quỹ là lĩnh vực mang tính rủi ro cao nhất trong ngành tài chính, nên lợi nhuận mà tài sản đem lại cũng cao nhất so với các lĩnh vực khác trong ngành. Tuy nhiên, ROE của Công ty trong suốt giai đoạn 2011-2016 lại thấp hơn so với trung bình ngành tài chính ngân hàng và Moody’s. Nguyên nhân là do đặc thù công ty quản lý quỹ không được sử dụng đa dạng các loại đòn bẩy tài chính như các lĩnh vực khác trong ngành tài chính. Đòn bẩy tài chính duy nhất mà công ty quản lý quỹ có thể sử dụng là thông qua nghiệp vụ mua bán lại (repo), trong khi các lĩnh vực khác như công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm hay ngân hàng được phép sử dụng đòn bẩy tài chính rất linh hoạt, nhằm gia tăng tổng lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh.

Theo World Bank, đối với ngành ngân hàng, chỉ số ROE nằm ở ngưỡng:

+ Nhỏ hơn 10%: khả năng tạo lợi nhuận hiệu quả của ngân hàng đó kém

+ Từ 10%-20%: ngân hàng hoạt động cho lợi nhuận bình thường.

+ Lớn hơn 20%: ngân hàng tạo ra lợi nhuận cao khi sử dụng vốn chủ sở hữu.

Riêng đối với chỉ số ROA, một ngân hàng lành mạnh thông thường chỉ có khả năng tạo ra chỉ số ROA nằm trong ngưỡng từ 1%-2%, và còn phụ thuộc vào các thị trường, quốc gia khác nhau. Các yếu tố từ vĩ mô như lãi suất các loại (cho vay, huy động), luật pháp, cạnh tranh cũng đóng góp không nhỏ vào việc lý giải sự khác nhau của chỉ số ROA ở các thị trường khác nhau, mặc dù cùng hoạt động trong ngành ngân hàng.

Cụ thể, chỉ số ROA của ngành ngân hàng nếu nằm ở ngưỡng:

+ Nhỏ hơn 0,5%: tạo lợi nhuận kém, thường chỉ các ngân hàng quốc doanh, các ngân hàng vay nợ nhiều trong phần nợ trên bản cân đối, hoặc trích lập dự phòng nhiều khi cho vay mới đạt mức ROA thấp như thế này.

+ Từ 0,5%-1%: hầu hết các thị trường ngân hàng đều nằm ở nhóm này.

+ Từ 1%-2%: lợi nhuận khỏe mạnh.

+ Từ 2%-2,5%: lợi nhuận tốt, nhưng cần lưu ý đến những mô hình bất thường trong hoạt động (do độc quyền ngân hàng), hoặc ngân hàng tham gia vào các nghiệp vụ cho lợi nhuận cao, đi kèm với rủi ro cao.

+ Lớn hơn 2,5%: bất thường, cần thận trọng và xem xét kĩ bởi các hoạt động rủi ro của ngân hàng.

Như vậy, nếu theo tiêu chuẩn của World bank ROE của Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nằm ở khu vực kém, ROA nằm ở khu vực có hoạt động rủi ro rất cao.

Lãi suất tiền gửi của Việt Nam năm 2016 là khoảng 6-6,5%/năm. Với mức ROE như của Công ty, hoạt động đầu tư mới chỉ sinh lời tương đương với việc dùng vốn chủ sở hữu để gửi tiết kiệm.

Bảng 2.19: So sánh tỷ suất lợi nhuận của các Công ty Quản lý quỹ

thuộc các Ngân hàng


Chỉ tiêu sinh lời 2016

ROA

ROE

Công ty Quản lý Quỹ MB

8,7%

9,8%

Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank

0,6%

0,6%

Công ty Quản lý Quỹ Techcombank

0,1%

0,1%

Công ty Quản lý Quỹ ACB

-3,8%

-4,0%

Công ty Quản lý Quỹ SHB

-25,9%

-30,3%

Công ty Quản lý Quỹ VietinBank

4,9%

5,1%

Ngành Tài chính Ngân hàng

1,0%

9,0%

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính 2016 của công ty QLQ MB, công ty QLQ Vietcombank, công ty QLQ Techcombank, công ty QLQ ACB, công ty QLQ SHB)

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các công ty quản lý quỹ sở hữu bởi Ngân hàng (đối với các công ty có lợi nhuận dương) dao động tương đối lớn, từ ROA 0,1% ở công ty quản lý quỹ Techcombank đến ROA 8,7% ở công ty quản lý quỹ MB, và từ ROE 0,1% ở công ty quản lý quỹ Techcombank đến ROE 9,8% ở công ty quản lý quỹ MB. Có thể thấy, trong số các công ty quản lý quỹ trực thuộc ngân hàng có lãi năm 2016,

công ty quản lý quỹ ngân hàng MB là công ty có tỷ suất lợi nhuận tốt nhất đi kèm với rủi ro tiềm ẩn cao nhất, công ty quản lý quỹ Techcombank có tỷ suất lợi nhuận thấp nhất và rủi ro thấp nhất tương ứng. Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ở mức trung bình trong nhóm, với tỷ suất lợi nhuận nhìn chung là thấp.

Tóm lại, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE của Công ty quản lý quỹ VietinBank rất kém so với ngành ngân hàng Việt Nam, so với hệ thống đánh giá Moody’s cũng như tiêu chuẩn của World Bank, và ở mức trung bình so với các công ty quản lý quỹ trực thuộc ngân hàng khác. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROA của Công ty ở mức hợp lý do đặc thù đầu tư vào những sản phẩm có rủi ro cao.

f. Tính ổn định trong dòng thu nhập:

Xem xét tính ổn định trong các dòng thu nhập của Công ty trong giai đoạn 2011-2016, ta đánh giá doanh thu từ hoạt động đầu tư, doanh thu tài chính, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế của Công ty theo từng quý trong suốt giai đoạn trên.

Bảng 2.20: Hệ số biến thiên của một số chỉ tiêu tài chính



Chỉ tiêu

Đơn vị

Lợi nhuận sau Thuế

Lợi nhuận trước Thuế

Doanh thu Tài chính

Doanh thu Đầu tư

Độ lệch chuẩn

VND


9.234.341.017


11.623.870.294


13.227.458.066


3.030.568.696

Trung bình số học

VND


12.249.863.368


16.111.828.008


23.200.293.062


2.830.276.725

Hệ số biến thiên

%

75,4%

72,1%

57,0%

107,1%


Hệ số biến thiên càng thấp thì mức độ ổn định càng cao. Như vậy, doanh thu tài chính của Công ty trong giai đoạn 2011-2016 là dòng thu nhập ổn định nhất. Trong khi đó, doanh thu từ hoạt động nghiệp vụ đầu tư là dòng thu nhập kém ổn định nhất trong giai đoạn nghiên cứu. Điều này càng khẳng định thêm rằng, hoạt động đầu tư của công ty còn yếu kém, lên xuống theo sóng của thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Công ty chưa

có đủ sản phẩm tài chính đa dạng để đối phó với môi trường kinh doanh rủi ro và nhiều biến động như hiện nay.

g. Tỷ suất lợi nhuận biên:


Chỉ tiêu

2016

2015

2014

2013

2012

2011

Tỷ suất lợi nhuận biên

48%

47%

45%

38%

51%

71%


Như đã đề cập ở phần trước, đặc thù của công ty quản lý quỹ ở Việt Nam là doanh thu chủ yếu vẫn đến từ đầu tư tự doanh thay vì từ việc thu phí quản lý quỹ. Nên tổng doanh thu đầu tư và doanh thu tài chính được sử dụng để tính toán chỉ tiêu này, thay vì chỉ sử dụng doanh thu thuần.

Tỷ suất lợi nhuận biên của ngành quản lý quỹ ở Mỹ là khoảng 30-40%. Tỷ suất lợi nhuận biên của Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tương đối cao thể hiện phần chi phí cho các hoạt động đầu tư là thấp.

Bảng 2.21: So sánh tỷ suất lợi nhuận biên của các Công ty Quản lý quỹ thuộc các Ngân hàng


Tỷ suất lợi nhuận biên năm 2016

Công ty Quản lý Quỹ MB

44%

Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank

3%

Công ty Quản lý Quỹ Techcombank

0%

Công ty Quản lý Quỹ ACB

-46%

Công ty Quản lý Quỹ SHB

-925%

Công ty Quản lý Quỹ VietinBank

48%

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính 2016 của công ty QLQ MB, công ty QLQ Vietcombank, công ty QLQ Techcombank, công ty QLQ ACB, công ty QLQ SHB)

Bức tranh tỷ suất lợi nhuận biên năm 2016 của 6 công ty quản lý quỹ trực thuộc ngân hàng nổi bật công ty quản lý quỹ MB và công ty quản lý quỹ VietinBank với tỷ suất lợi nhuận biên cao nhất; công ty quản lý quỹ Vietcombank và công ty quản lý quỹ Techcombank có tỷ suất lợi nhuận biên rất thấp. Khi xem xét số liệu thuyết minh trên báo cáo tài chính của các công ty này, nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa này như sau:

Một là, công ty quản lý quỹ MB và công ty quản lý quỹ VietinBank có đặc trưng là doanh thu tài chính rất lớn, lớn hơn nhiều so với doanh thu hoạt động đầu tư. Ngược lại, công ty quản lý quỹ Vietcombank và công ty quản lý quỹ Techcombank có doanh thu tài chính nhỏ hơn so với doanh thu hoạt động đầu tư. Hoạt động tài chính thường có chi phí nhỏ, lợi nhuận biên cao, nhưng không phải là hoạt động cốt lõi mang lại giá trị cho công ty quản lý quỹ.

Hai là, công ty quản lý quỹ Techcombank và công ty quản lý quỹ Vietcombank có chi phí quản lý doanh nghiệp rất lớn, trong đó lớn nhất là chi phí lương cho nhân viên. Ngược lại, công ty quản lý quỹ MB và Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam lại có chi phí quản lý doanh nghiệp thấp, chi phí lương thấp. Chi phí lương nhỏ làm tăng tỷ suất lợi nhuận biên cho công ty, nhưng lại không có tác động tích cực trong dài hạn, do việc đầu tư phát triển nhân sự không được chú trọng. Vì vậy, việc tiết giảm chi phí này để tăng tỷ suất lợi nhuận biên chưa chắc đã là một dấu hiệu tốt cho hoạt động của công ty quản lý quỹ. Tầm quan trọng của chi phí nhân sự đối với công ty quản lý quỹ sẽ được xem xét kỹ hơn dưới đây.

h. Chi phí nhân sự:

Bảng 2.22: Chi phí nhân sự của Công ty QLQ Vietinbank từ 2011-2016


Chỉ tiêu

Đơn vị

2016

2015

2014

2013

2012

2011

Chi phí nhân sự

triệu đồng

13.366

9.207

8.720

10.818

11.868

178

Số lượng nhân sự

người

40

37

39

35

30

8

Thu nhập bình quân tháng

triệu/người/tháng

28

21

19

26

33

2

Tỷ trọng trên tổng chi phí

%

30%

22%

24%

17%

40%

6%

Tỷ trọng trên doanh thu

%

13%

9%

10%

9%

13%

0%

(Nguồn: [7],[8],[9],[10],[11],[12])

Chi phí nhân sự tăng đáng kể trong năm 2016, cả về thu nhập đầu người và số lượng nhân viên. Chi phí nhân sự bao gồm lương, thưởng và hoạt động đào tạo. Nguồn nhân lực là tài sản quan trọng nhất của ngành quản lý quỹ nên chi phí cho nguồn nhân lực thường cao hơn các ngành khác và chiếm khoảng 40-50% doanh thu. Chi phí nhân lực công ty Quản lý quỹ chỉ khoảng 9-13%

doanh thu trong khoảng 2012-2016, chứng tỏ việc đầu tư đào tạo, đãi ngộ nhân viên để thu hút những người có tài chưa thực sự được Công ty quan tâm.

Thu nhập bình quân tháng của người lao động ở khoảng 19-33 triệu/người/tháng, ở mức trung bình trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Chính sách ngoài lương đối với người lao động Công ty được hưởng theo chính sách chung của lao động Trụ sở chính Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

So sánh chi phí nhân sự của công ty quản lý quỹ VietinBank với các công ty quản lý quỹ khác trong nhóm trực thuộc ngân hàng như sau:

Bảng 2.23: So sánh chi phí nhân sự các Công ty Quản lý quỹ thuộc các Ngân hàng



Thu nhập bình quân tháng

(Trđ/người/tháng)

Tỷ trọng trên tổng

chi phí

Tỷ trọng trên tổng

doanh thu

Công ty Quản lý Quỹ MB

45

34%

16%

Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank

81

72%

69%

Công ty Quản lý Quỹ Techcombank

52

84%

83%

Công ty Quản lý Quỹ ACB

15

28%

41%

Công ty Quản lý Quỹ SHB

2

2%

25%

Công ty Quản lý Quỹ VietinBank

28

30%

13%

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính 2016 của công ty QLQ MB, công ty QLQ Vietcombank, công ty QLQ Techcombank, công ty QLQ ACB, công ty QLQ SHB)

Đứng đầu trong số công ty trả lương cao nhất là công ty quản lý quỹ Vietcombank với thu nhập bình quân là 81 triệu đồng/người/tháng, chi phí lương chiếm 72% tổng chi phí và 69% tổng doanh thu. Có thể thấy, việc đầu tư cho nhân sự của công ty quản lý quỹ Vietcombank đang được thực hiện rất triệt để. Điều này cũng được đền bù xứng đáng khi năm 2016 công ty này đạt tăng trưởng doanh thu cao nhất trong nhóm các công ty quản lý quỹ trực thuộc ngân hàng.

Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam có mức chi phí nhân viên thấp nhất trong số 4 công ty quản lý quỹ có lãi năm 2016. Thu nhập bình quân của nhân viên công ty quản lý quỹ VietinBank bằng một phần tư thu nhập bình quân của nhân viên công ty quản lý quỹ Vietcombank, và bằng một phần hai thu nhập của công ty quản lý quỹ Techcombank. Tỷ trọng chi phí nhân sự trên tổng chi phí và doanh thu của công ty quản lý quỹ VietinBank cũng thấp nhất trong 4 công ty có lãi. Chứng tỏ ban lãnh đạo công

ty quản lý quỹ VietinBank chưa chú trọng đến việc phát triển, đầu tư cho nhân sự, đặc biệt là những nhân sự có kinh nghiệm, có trình độ. Trong một lĩnh vực đòi hỏi kinh nghiệm và kiến thức cao nhất trong lĩnh vực các tổ chức trung gian tài chính, thì việc thiếu sự đầu tư phù hợp cho nhân sự sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động đầu tư của công ty trong dài hạn.


2.2.2.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động quản lý danh mục đầu tư và quản lý quỹ đầu tư:

a. Hiệu quả của hoạt động Quản lý danh mục đầu tư ủy thác:

Bảng 2.24: Cơ cấu danh mục đầu tư ủy thác

(Xem Phụ lục)


Xem xét Bảng 2.24, ta có thể thấy, từ năm 2012 trở về trước, Công ty chủ yếu đầu tư vào Trái phiếu và cổ phiếu ngắn hạn, tuy nhiên từ năm 2013 trở về sau, lượng vốn đầu tư vào Cổ phiếu không niêm yết chiếm tỷ trọng lớn qua các năm và số vốn đầu tư cũng tăng trưởng nhanh và đều đặn. Nếu như năm 2011, Công ty vẫn chưa tiến hành đầu tư vào các cổ phiếu mà chỉ tập trung vào trái phiếu thì từ năm 2012 trở đi, nguồn vốn đầu tư vào Cổ phiếu đã tăng trưởng không ngừng với tốc độ tăng cao, trung bình khoảng 70%/năm. Đến năm 2016, vốn đầu tư vào cổ phiếu bao gồm cả cổ phiếu niêm yết và không niêm yết đã chiếm trên 50% tổng danh mục đầu tư ủy thác mà Công ty quản lý.

Ngoài cơ cấu đầu tư vào Cổ phiếu luôn chiếm tỷ trọng lớn thì các khoản đầu tư như trái phiếu, tiền gửi đều có sự thay đổi lớn. Đặc biệt là đầu tư trái phiếu đã tăng mạnh trong năm 2014-2016 cho thấy sự chuyển hướng đầu tư của Công ty.

Để có cái nhìn rõ hơn về cơ cấu danh mục đầu tư ủy thác của Công ty quản lý quỹ VietinBank, ta xem xét cơ cấu danh mục tài sản đầu tư từ vốn ủy thác của các công ty quản lý quỹ khác trong nhóm trực thuộc ngân hàng ở bảng dưới đây.

Bảng 2.25: Cơ cấu danh mục đầu tư ủy thác của các công ty quản lý quỹ trực thuộc các ngân hàng thương mại 2016.

(Xem Phụ lục)

Xem tất cả 189 trang.

Ngày đăng: 27/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí