Cuộc Sống Trong Gia Đình: Sự Suy Giảm Vị Trí, Vai Trò


kinh tế. Hiện tượng “tách hộ” này góp phần nâng cao tỷ lệ hộ gia đình chỉ có NCT. Phân tích của tác giả cho thấy, lý do lựa chọn cuộc sống riêng của một bộ phận NCT “để được tự do” bắt nguồn từ sự khác biệt về cách thức sinh hoạt, ăn uống hàng ngày. Chẳng hạn: NCT thích ăn cơm nhão do răng yếu, trong khi đó, con cháu thích ăn cơm khô; NCT thường ăn sớm để nghỉ ngơi, con, cháu thường ăn muộn bởi kết thúc công việc muộn. Do vậy, sống cuộc sống riêng là sự lựa chọn tốt hơn cho NCT. Tương tự, sự lựa chọn cuộc sống riêng để độc lập về kinh tế ở một bộ phận NCT bắt nguồn từ mong muốn tự chăm lo cuộc sống của bản thân bằng khả năng kinh tế của mình, đồng thời giúp con, cháu nhanh chóng tự chủ, không dựa dẫm vào ông, bà, bố, mẹ. Tuy nhiên, theo phân tích của Lê Ngọc Lân và cộng sự (2011), sự lựa chọn cuộc sống riêng để được “tự do” chủ yếu xuất hiện ở NCT sống ở thành thị, trong khi đó, lựa chọn cuộc sống riêng để “độc lập về kinh tế” chủ yếu xuất hiện ở NCT sống ở nông thôn.

1.1.2. Cuộc sống trong gia đình: sự suy giảm vị trí, vai trò

Trong xã hội truyền thống, NCT có vị trí, vai trò nổi trội so với các thành viên khác. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại thì vị trí, vai trò của họ đang suy giảm.

Nghiên cứu của một số tác giả lập luận, giải thích rằng chính sự biến đổi mô hình tổ chức gia đình tại các quốc gia trên thế giới đã tạo ra sự biến đổi về vị trí, vai trò của NCT. Trong xã hội truyền thống, khi NCT và con cháu cùng chung sống thì sự tương tác giữa các thế hệ diễn ra thường xuyên và con/cháu cũng thể hiện sự lắng nghe, tôn trọng NCT. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay, khi không còn chung sống cùng nhau thì sự tương tác giữa các thế hệ cũng giảm, từ đó hình thành xu hướng thế hệ trẻ giảm dần sự tôn trọng dành cho họ. Nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy, nếu như trước đây, thế hệ trẻ nghe và làm theo những gì NCT yêu cầu, thì ngay nay chúng thường tự quyết theo cách nghĩ của bản thân. Theo phân tích của các tác giả thì sự biến đổi vị trí, vai trò của NCT trong gia đình là bởi trong xã hội truyền thống NCT sống cùng và thường xuyên bày tỏ tình yêu thương, điều này tạo ra sự yêu thương, tôn trọng từ lớp trẻ. Do vậy, dù không đồng tình với yêu cầu của NCT thì thế hệ trẻ cũng ít khi làm điều trái ý họ. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại, cuộc sống riêng đã đẩy cái “Tôi” của thế hệ trẻ lên cao. Hơn thế nữa, các cháu nhỏ thường chỉ sống cùng với bố mẹ mà ít có cơ hội sống cùng ông bà, do vậy


chúng cũng ít cảm nhận tình yêu thương của NCT. Tổng hợp các nhân tố đó khiến lớp trẻ cho mình quyền tự quyết cao hơn và đó cũng là nguyên nhân nhiều NCT hiện nay cảm thấy vị trí, vai trò của bản thân trong gia đình giảm xuống [Denis Mannaerts, 2016, tr. 19 - 16].

Tại Việt Nam, sự biến đổi từ mô hình gia đình truyền thống sang hiện đại tạo ra sự biến chuyển về chất trong các mối quan hệ giữa NCT và con cháu. Theo đó, mối quan hệ chuyển dần từ phục tùng sang bình đẳng và đồng thuận, thậm chí chuyển sang trạng thái giảm sự tôn trọng dành cho NCT.

Chẳng hạn, nghiên cứu của Phí Văn Ba (1990, tr. 3) và Trần Đình Hượu (1989, tr. 33) chỉ ra trong xã hội truyền thống, NCT luôn nhận sự tôn trọng của con, cháu sống cùng, cũng như của con cháu sống chung quanh và họ có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định, trật tự của gia đình “nếu mình không giúp được gì cho dân, cho nước thì ít nhất cũng giữ được gia đình mình có nề nếp, không tề gia được để cho gia đình lộn xộn, lục đục là một sự nhục nhã”.

Cũng theo nghiên cứu của Phí Văn Ba (1990), của Trần Đình Hượu (1989, tr.34 - 35), mối quan hệ giữa NCT và con, cháu trong xã hội truyền thống được thiết lập một cách bền chặt và theo đẳng cấp. Trong xã hội này, chế độ gia trưởng hiện hiển trong mô hình tổ chức của phần lớn các hộ gia đình. Ông, bà là người đứng đầu, kế đến là cha, mẹ rồi mới đến các con và cháu. Ở vị trí là người đứng đầu gia đình, NCT có quyền, có tiếng nói quyết định đối với những công việc quan trọng, như: hiếu, hỉ, lễ lạt, thờ phụng, thậm chí cả về kinh tế. Mối quan hệ trật tự trên là biểu hiện của hệ tư tưởng Nho giáo (trên quân – dưới thần, trên là cha mẹ - dưới là con, cháu), là lễ nghi được thể chế hóa. NCT là chủ gia đình, là người quyết định mọi việc và phân xử đúng sai, dàn hòa mâu thuẫn giữa các thành viên. Khi NCT đứng đầu gia đình mất đi thì quyền lực này được truyền lại cho con trưởng, nhưng nếu người mẹ còn sống thì con trưởng cũng cần tôn trọng, hỏi ý kiến mẹ trước khi quyết định.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

Thực tế, mối quan hệ theo đẳng cấp trên – dưới giữa NCT và con, cháu trong xã hội truyền thống tồn tại và được kế thừa từ đời này sang đời khác. NCT luôn được coi là người đứng đầu gia đình (về tinh thần), là người duy trì trật tự, gia phong, gia phạm, gia lễ, gia quy. Ở vị trí này, NCT giáo dục con, cháu theo những


Chân dung xã hội của người cao tuổi có việc làm tại Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội - 4

cách thức khác nhau. Với con, cháu gái, NCT giáo dục họ cần biết cách “giữ đạo cương thường và nhẫn nhục”; đồng thời biết cách giữ gìn sự đoan trang, biết thờ cha, kính mẹ, tùng chồng, nuôi con “Gái ngoan chớ có nguyệt huê; Lẳng lơ đi lại người ta chê cười; Đoan trinh là góc của người; Phụng dưỡng cha mẹ, cùng thời nuôi con”. Trong khi đó, với con, cháu trai thì NCT động viên theo sự nghiệp học hành, vinh danh gia đình, dòng họ. Thậm chí, nhiều NCT đưa vào thành “gia huấn” giáo dục con, cháu trai bằng những khổ thơ, những bài văn vần dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thuộc “Họ ta gia thế vốn Nho; Con giai nên nặng công phu học hành; Ắt lại thấy công danh sự nghiệp; Hiển vinh này nền nếp còn dai” [Phan Đại Doãn, 2010, tr.58 - 82].

Tuy nhiên, theo phân tích của Nguyễn Hữu Minh (2012, tr. 95) và Trần Thị Thu Nhung (2010), nếu trước kia, NCT luôn có tiếng nói quan trọng, thể hiện quyền uy đối với con, cháu thì ngày nay quan hệ giữa hai bên ngày càng trở nên bình đẳng hơn. Con, cháu có quyền cùng đối thoại và tham gia quyết định nhiều công việc lớn của gia đình, thậm chí, trong nhiều trường hợp, NCT hoàn toàn ủy quyền cho con, cháu.

Tương tự, phân tích của Lê Ngọc Lân và cộng sự (2011, tr. 52 – 58) cũng cho thấy mối quan hệ giữa NCT với con, cháu hiện nay khá đồng thuận, dù không tuyệt đối. Sự đồng thuận này thể hiện ở 6 khía cạnh, đó là: Đồng thuận về cách quản lý và chi tiêu tiền; Đồng thuận về cách thức làm ăn và phát triển kinh tế gia đình; Đồng thuận về phương pháp giáo dục con, cháu; Đồng thuận về quan niệm người làm chủ gia đình luôn là NCT; Đồng thuận về cách thức phân chia tài sản thừa kế; và Đồng thuận về vai trò của NCT trong gia đình.

Chính sự đồng thuận giữa các thành viên giúp cho gia đình tránh được mâu thuẫn, bất hòa, là yếu tố duy trì hạnh phúc gia đình, nhưng nó biểu hiện khác biệt theo trình độ học vấn và địa bàn cư trú. NCT có học vấn cao thường tôn trọng ý kiến của con, cháu hơn NCT có học vấn thấp. Tương tự, NCT sống ở thành thị biết lắng nghe con, cháu nhiều hơn so với NCT sống ở nông thôn [Nguyễn Thị Ngọc Hà, 2016, tr. 88 – 90; Lê Ngọc Lân và cộng sự, 2011, tr. 59].

Tuy nhiên, theo phát hiện trong nghiên cứu của Nguyễn Hữu Minh (2012), của Lê Ngọc Lân và cộng sự (2011), cũng như của Trần Thị Ngọc Bích và cộng sự


(2016), sự biến đổi của xã hội từ truyền thống sang hiện đại, từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, dịch vụ và tri thức cũng phần nào tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa NCT và con cháu. Phân tích của tác giả này cho thấy, dường như xu hướng NCT mất dần vị thế, tiếng nói trong gia đình đang hình thành.

Do vậy, nguyện vọng lớn nhất của nhiều NCT là được sống ổn định, gắn bó, hòa nhập với con, cháu. Nhưng mong muốn này dường như xa vời đối với một bộ phận NCT. Chẳng hạn, họ muốn chia sẻ kinh nghiệm sống mà những chia sẻ đó không được con, cháu tiếp nhận “Ui chao, chừ mà giở mấy cái nớ (lời khuyên răn) ra hắn có nghe mô. Chừ mà nói chuyện hiện tại đây thôi còn chưa rãnh mà nghe chơ mô mà chuyện tiểu sử hồi xưa như rứa như tê, không có cái nớ mô”. Hơn thế nữa, một bộ phận NCT bị con, cháu đối xử tệ bạc mà sa vào trầm cảm, khủng hoảng tuổi già [Lê Duy Mai Phương, 2014, tr. 164 – 166].

Trong xã hội hiện nay, quyền lực của NCT đang suy giảm, điều đó khiến cho một bộ phận NCT cảm giác như bị đoạt quyền và buộc chuyển mình để thích ứng với sự thay đổi của thời cuộc. Điều này được thể hiện trong các nghiên cứu dưới đây.

Cụ thể, theo phát hiện của Nguyễn Thị Ngọc Hà (2016), của Lê Ngọc Lân và cộng sự (2011, tr. 62 - 63), sự tham gia của NCT vào các quyết sách quan trọng của gia đình là nhân tố cơ bản giúp họ cảm nhận giá trị của bản thân. Trong xã hội truyền thống, quyền quyết định này chủ yếu do NCT đưa ra. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại quyền quyết định này đang dịch chuyển dần sang thế hệ trẻ, thực tế này khiến một bộ phận NCT cảm thấy “dường như đang bị đoạt quyền”.

Thực tế, sự bất đồng quan điểm giữa các thế hệ có thể được coi là nguyên nhân cơ bản của tình trạng này. Phân tích của Nguyễn Hữu Minh (2012, tr. 97 - 98), của Trần Thị Ngọc Bích và cộng sự (2016, tr. 490) đều chỉ ra sự bất đồng quan điểm về thói quen sinh hoạt, ý thức về tự do cá nhân ngày càng tăng cao đã tạo ra những căng thẳng nhất định đến mối quan hệ giữa NCT và các thành viên khác. Phản ứng của lớp trẻ ngày nay với NCT không còn giống như trong xã hội trước kia. Quyền quyết định, cũng như ảnh hưởng của NCT đến con, cháu giảm dần. Trong mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu thì con dâu cũng không còn e ngại


mẹ chồng như trước.

Để thích nghi với cuộc sống hiện đại, để giảm thiểu sự mẫu thuẫn, bất hòa, nhiều NCT cũng chuyển mình theo thời cuộc. Điều này được thể hiện trong nghiên cứu của Nguyễn Thế Huệ (2017, tr. 279 – 280), của Lê Văn Khảm (2014a), cũng như của Nguyễn Đình Cử (2016, tr. 53). Những lập luận, phân tích của các tác giả này cho thấy sự mâu thuẫn, bất hòa giữa các thế hệ là điều tất yếu, bởi NCT có những chứng kiến, trải nghiệm, cảnh ngộ khác, do vậy, họ có cách suy nghĩ và hành xử khác. Những trường hợp áp đặt tư duy, ý chí lên lớp trẻ đều có thể dẫn đến mâu thuẫn gia đình. Để hạn chế những mâu thuẫn này, để có thể duy trì sức ảnh hưởng tinh thần lên thế hệ trẻ thì bản thân NCT cũng cần thích ứng với sự thay đổi của thời cuộc, chuyển từ vị thế áp đặt sang vị thế cùng tham gia trao đổi, dù rằng việc điều chỉnh là không dễ dàng.

1.1.3.Cuộc sống trong gia đình: sự quan tâm, chăm sóc, phụng dưỡng tích cực của con, cháu

Dù trong xã hội truyền thống hay hiện đại thì NCT vẫn luôn nhận được sự quan tâm, chăm sóc, phụng dưỡng tích cực của con, cháu.

Trong xã hội truyền thống, NCT trên thế giới nói chung thường nhận được sự quan tâm, chăm sóc của con, cháu, bởi đây là chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội, là trách nhiệm của thế hệ sau đối với thế hệ trước. Thông thường, con gái hoặc con dâu dành nhiều thời gian quan tâm, thăm hỏi, động viên, săn sóc và con/cháu trai chịu trách nhiệm nuôi dưỡng ông/bà, cha/mẹ [Denis Mannaerts, 2016, tr. 10].

Thực tế trên cũng diễn ra tại Việt Nam. Nghiên cứu của Phan Đại Doãn (2010, tr. 83 – 85) cho thấy khi được coi là đại biểu của gia phong, gia lễ, gia quy thì NCT trong xã hội truyền thống luôn nhận được sự quan tâm, chăm sóc bằng tinh thần “hiễu”, “lễ”. Thực tế này được tác giả minh chứng qua viện dẫn một số tục ngữ “Trẻ cậy cha, già cậy con”, “Kính già, già để tuổi cho”, hay thông qua những quy định Pháp lý có từ thời Lê, Nguyễn “con, cháu phải có trách nhiệm nuôi nấng đối với cha, mẹ, ông, bà già”, “Con, cháu thay thế ông, bà, cha, mẹ già chịu tội roi hoặc tội trượng thì được giảm tội”, nếu “Con, cháu không theo lời dạy bảo, không phụng dưỡng mà bị ông, bà đi thưa thì phải tội đồ làm khao đình”. Nội dung phân tích của tác giả nêu rõ, sự quan tâm, chăm sóc NCT thể hiện đầy đủ đạo hiếu của


gia đình, là văn hóa tôn trọng NCT và là tiêu chuẩn đạo đức của con người. Đây là một quy tắc ứng xử cao trong xã hội truyền thống, giúp phân biệt con người và con vật “không thực hiện đạo hiếu thì làm sao phân biệt được”. Đạo hiếu đẩy mạnh trở thành ngu hiếu, biểu thị nhân luân và Thiên đạo (đạo trời), theo đó, “đạo hiếu là kinh nghĩa của trời đất, là việc làm của dân”. Ở độ tuổi càng cao, NCT càng nhận được sự chăm sóc tôn trọng từ con, cháu, theo đó, những lễ, lạt tổ chức cho họ càng trọng thể “Lễ thọ lục tuần quý hơn lễ ngũ tuần, lễ thất tuần lại quý hơn lục tuần, và người nào làm lễ bát tuần thì được khen là Trời riêng hậu đãi”.

Do vậy, dù vị thế, vai trò của NCT hiện nay có sự suy giảm so với trước đây, nhưng NCT vẫn luôn nhận được sự quan tâm, chăm sóc của con, cháu. Thực tế này được trình bày, phân tích trong các nghiên cứu của Nguyễn Thế Huệ (2017), của Lê Ngọc Lân (2012), hay của Nguyễn Trọng Nhân và cộng sự (2017).

Thực tế, một số nghiên cứu về NCT đã cho thấy trong tiềm thức của người dân Việt Nam nói chung, NCT nói riêng thì mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình luôn chiếm một vị trí đặc biệt. Nó bao hàm ý nghĩa huyết thống, tình thân, truyền thống văn hóa và xã hội. Do vậy, gia đình là điểm tựa bình an cho NCT vui sống khi về già. Sự quan tâm, chăm sóc đời sống tinh thần cho con, cháu luôn có ý nghĩa to lớn với NCT. Những người con, cháu hiếu thảo là những người biết quan tâm, thăm hỏi, động viên khi NCT ốm, đau [Lê Văn Khảm, 2014a].

Tương tự, nghiên cứu về một số yếu tố tác động đến việc chăm sóc vật chất và tinh thần của NCT trong gia đình Việt Nam hiện nay cũng cho thấy đa số NCT sống cùng con, cháu đều được con, cháu hỗ trợ bằng tiền mặt hoặc kết hợp tiền mặt với hiện vật. Sự quan tâm, chăm sóc của con, cháu gần như không có sự phân biệt giữa bên nội hay bên ngoại. Ngoài nhận được sự chăm sóc, phụng dưỡng hàng ngày từ con, cháu sống cùng, bản thân NCT còn nhận được sự trợ giúp về kinh tế từ những người con không sống cùng. Kết luận của tác giả cho thấy, sự quan tâm, chăm sóc của con, cháu dành cho NCT là chân tâm, xuất phát từ tình cảm gia đình [Lê Ngọc Lân, 2012, tr. 67 – 69; Nguyễn Thế Huệ, 2017, tr. 279 – 284].

Nhờ vậy, đa số NCT được con, cháu chăm sóc đều thừa nhận bản thân được con, cháu kính trọng, được phụng dưỡng tốt, thường xuyên được con, cháu hỏi thăm, thậm chí, một bộ phận thường xuyên được con, cháu tổ chức đi du lịch. Với


đa số các hộ gia đình “con cháu tự tay chăm sóc NCT là quan trọng nhất” bởi đây là chuẩn mực của gia đình Việt Nam, là sự hiếu thảo, lòng biết ơn, trách nhiệm và nghĩa vụ của con, cháu. Nhiều NCT thường xuyên được con, cháu động viên đi khám sức khỏe định kỳ, được động viên, thăm hỏi hàng ngày. Sự quan tâm, chăm sóc tận tụy, chu đáo về mặt tinh thần của con, cháu sống cùng dành cho NCT có ý nghĩa quan trọng hơn so với sự chu cấp về vật chất. Đa số NCT cảm thấy thoải mái với cuộc sống chung và hài lòng với sự chăm sóc, phụng dưỡng đó [Nguyễn Trọng Nhân và cộng sự, 2017, tr. 85 – 88, Nguyễn Thế Huệ, 2017, tr. 279 – 282].

Do vậy, theo phát hiện trong nhiều nghiên cứu khác nhau, như nghiên cứu về “Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam: hướng tới cuộc sống khỏe mạnh và năng động cho NCT” của Ngân hàng Thế giới (2016, tr. 47), về “Chăm sóc NCT ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp” của Nguyễn Thế Huệ (2017, tr. 292 – 294), hay về “Biến thách thức thành cơ hội: tương lai của vấn đề hưu trí tại Việt Nam” của Richard Jackson và Tobias Peter (2015, tr. 6 - 7), cũng như về “Hướng tới mục tiêu già hóa khỏe mạnh ở Việt Nam” của Bộ Y tế (2017, tr. 200 – 201) thì con, cháu vẫn là điểm tựa tin cậy phụng dưỡng, chăm sóc NCT trong hiện tại và tương lai lâu dài.

1.2. Nhóm các nghiên cứu về chân dung xã hội của người cao tuổi thể hiện thông qua cuộc sống ở cộng đồng

1.2.1. Sự tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội

Nhiều nghiên cứu chỉ ra sự cần thiết của việc tham gia các hoạt động xã hội đối với NCT bởi điều đó giúp họ có cuộc sống khỏe mạnh và gắn kết xã hội.

Trên thế giới, nghiên cứu về “Sự cô đơn, tách biệt xã hội và người cao tuổi” của Denis Mannaerts (2016, tr. 11 - 12), cũng như về “Thư viện tương tác: Tăng cường tương tác xã hội cho người cao tuổi bằng cách chia sẻ những câu chuyện” của Culin và cộng sự (2017) cho thấy những NCT thiếu vắng các mối quan hệ xã hội (QHXH) thường có một cuộc sống buồn bã, tẻ nhạt, trầm cảm, do vậy, họ sợ hãi cuộc sống hiện tại, muốn chối bỏ nó bằng cách tìm kiếm, gia nhập vào các tổ chức xã hội để được tương tác với mọi người. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng chỉ ra, dù NCT có thành công gia nhập vào các nhóm, các hoạt động chung của cộng đồng, nhưng tại các sự kiện chung đó mà họ không có gì để chia sẻ thì điều đó có nghĩa họ là những người cô đơn trong xã hội. Do vậy, sự tham gia các hoạt động xã hội chỉ


thực sự có ý nghĩa với NCT khi bản thân họ hòa nhập vào với nhóm, có mối quan hệ mật thiết với các thành viên trong nhóm, có chia sẻ và nhận được sự quan tâm từ các thành viên khác.

Mạch tư duy này được tiếp nối trong nghiên cứu của Odília Maria Rocha Gouveia và cộng sự (2016, tr. 1033 - 1036), theo đó, sự tham gia vào các hoạt động xã hội của NCT chỉ thực sự có ý nghĩa khi họ duy trì tần suất góp mặt vào các sự kiện chung. Sự tham gia của NCT vào nhiều nhóm xã hội khác nhau tạo thành mạng lưới các mối QHXH của họ. Mạng lưới này có thể có sự gần gũi, nhưng cũng có thể cách biệt lớn về mặt địa lý. Nếu trong xã hội trước đây, khi mạng lưới internet chưa phát triển thì sự gần gũi về mặt địa lý là điều kiện tiên quyết giúp NCT tham gia vào các nhóm xã hội và thiết lập mạng lưới xã hội của bản thân. Nhưng trong thời kỳ bùng nổ của Internet, của các mạng xã hội thì dù không ra khỏi nhà NCT cũng dễ dàng hòa nhập vào các hoạt động xã hội. Điều này giúp họ có thêm nhiều cơ hội, nhiều lựa chọn, thiết lập, duy trì các mối QHXH, và nhờ vậy giảm thiểu nguy cơ bị tách biệt khỏi xã hội.

Khi tham gia các hoạt động xã hội, NCT cảm nhận sự thoải mái về mặt tinh thần và có sức khỏe tốt hơn. Với các lợi ích như vậy, nên nhiều NCT cố gắng duy trì các hoạt động xã hội, dù bản thân sinh sống ở bất kỳ khu vực nào trên thế giới, nhất là khi sức khỏe còn cho phép. Những cặp vợ chồng cao tuổi cùng tham gia vào các hoạt động xã hội thường duy trì tần suất ổn định hơn so với những trường hợp khác [Linda Waite và Aniruddha Das, 2010, tr 102 -104].

Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của một số tác giả như Thangavel Palanivel và cộng sự (2016), Bộ Y tế (2017), Phan Đại Doãn (2010), Phạm Vũ Hoàng (2014), Lê Văn Khảm (2014a), của Đặng Vũ Cảnh Linh (2009), trong xã hội truyền thống cũng như hiện nay, nhiều NCT tích cực, chủ động tham gia các hoạt động xã hội. Đây là nhu cầu chính đáng của mỗi người, là biện pháp giúp NCT có được đời sống tinh thần lành mạnh, sức khỏe ổn định, và duy trì các mối QHXH tốt đẹp bên ngoài gia đình. Sự duy trì và tham gia tích cực vào các mối QHXH đó còn giúp nhiều NCT liên kết với nhau nhằm mục đích khôi phục truyền thống của dòng họ, làng xóm, cũng như phát huy giá trị của bản thân trong các hoạt động chung tại cộng đồng.

Thực tế, nghiên cứu “Vấn đề về người cao tuổi Việt Nam hiện nay”của tác giả

Xem tất cả 213 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí