Thơ Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI - 22

Thơ đầu thế kỷ XXI có một lực lượng sáng tác đông đảo từ các nhà thơ 3X, 4X, trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, cho đến các nhà thơ 5X, 6X trưởng thành sau 1975 và trẻ nhất là thế hệ 7X, 8X (thậm chí cả 9X); trong đó, các nhà thơ lớp giữa giữ vai trò là lực lượng sáng tác chủ đạo. Đây là các nhà thơ chủ yếu thành danh từ cuối thế kỷ trước vẫn giữ được phong độ, cá biệt có những người không ngừng làm mới thơ mình với những thử nghiệm đáng ngưỡng mộ, tiêu biểu như Mai Văn Phấn. Nhưng đem đến cho thơ sự táo bạo và mới mẻ nhiều nhất là các nhà thơ trẻ thuộc thế hệ thứ ba. Tuy phần lớn sáng tạo thử nghiệm của họ chưa được người đọc chấp nhận nhưng họ hứa hẹn là lực lượng sáng tác sáng giá giữ vai trò chủ đạo cho giai đoạn thơ sau.

Về mặt nội dung, dòng thơ thế sự ngày càng chiếm vị trí chủ đạo trong thơ hiện nay. Nếu thơ cuối thế kỷ XX có sự sa đà vào khía cạnh đời tư, tạo cảm giác thơ toàn nói đến cái vụn vặt, bé nhỏ, thì thơ đầu thế kỷ XXI quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề thế sự, trong đó có những vấn đề của dân tộc và nhân loại; qua đó thể hiện trách nhiệm công dân, thể hiện nhân cách của người nghệ sĩ đối với cuộc đời. Cảm hứng thế sự chiếm vai trò chủ đạo đã mở rộng bình diện phản ánh hiện thực trong thơ, giúp thơ luôn bám sát và song hành cùng cuộc sống. Bên cạnh đó, bản chất của thơ trữ tình là ý thức về cái tôi. Bộc cái tôi luôn là một nội dung quan trọng của thơ trữ tình. Thế giới cái tôi trong thơ hiện nay không chỉ dừng lại ở những trạng thái cảm xúc yêu thương hờn giận mà quan trọng là khẳng định cái tôi cá thể với cá tính mạnh mẽ, ngạo nghễ trong mối quan hệ với thế giới hoặc đào sâu vào cái tôi bản thể để khám phá những cái tôi khác trong con người mình, những bí ẩn trong nội tâm mà chính mình chưa ngờ tới. Thơ cũng chạm đến chiều sâu tâm linh của con người thời nay với niềm tin tôn giáo, thế giới của tiềm thức, vô thức, khiến đời sống bên trong của con người hiện lên đầy đủ hơn, sinh động hơn và qua đó thơ cũng đạt được giá trị nhân bản mới.

Một trong những đặc điểm nội dung quan trọng của thơ đầu thế kỷ XXI, hoàn toàn khác biệt với thơ cuối thế kỷ XX, đó là sự trở lại của cảm hứng dân tộc lịch sủ với chủ đề biển đảo và lịch sử, truyền thống dân tộc. Tất nhiên, sự trở lại của cảm hứng này là do sự tác động của tình hình chính trị, xã hội, nhưng điều đó cũng

khẳng định chủ nghĩa yêu nước và anh hùng dân tộc luôn là một nội dung lớn trong văn học Việt Nam nói chung và thơ nói riêng.

Hình thức thể hiện thơ đầu thế kỷ XXI có những cách tân táo bạo. Khuynh hướng tự do hóa hình thức thơ, xâm nhập chất văn xuôi vào thơ là để đáp ứng nhu cầu mở rộng bình diện phản ánh. Hiện thực đời sống cũng như hiện thực tâm hồn không còn bị bó hẹp trong khuôn khổ vần, luật mà tràn ra trên trang giấy. Ngôn ngữ và hình ảnh thơ cũng có nhiều thay đổi. Trong thơ đầu thế kỷ XXI, bên cạnh ngôn ngữ trong sáng, giản dị và ngôn ngữ hàm súc vốn là hai loại ngôn ngữ phổ biến của thơ, có sự gia tăng đáng kể ngôn ngữ đời thường, trần tục. Điều này xuất phát từ hai lí do, đó là khuynh hướng mở rộng tự do, dân chủ cho thơ và sự ảnh hưởng của quan điểm mỹ học hậu hiện đại. Tuy vậy, ở một số tác giả, nhóm tác giả việc sử dụng ngôn ngữ trần tục đã bị đẩy đến mức cực đoan tạo nên sự phản cảm. Xu hướng thể nghiệm những chất liệu biểu đạt ngoài ngôn ngữ như kí hiệu, tranh vẽ, nghệ thuật trình diễn cho thấy nỗ lực làm mới thơ không ngừng của các nhà thơ cách tân. Nhưng những thử nghiệm ấy chỉ gây ấn tượng ở yếu tố “lạ” chứ chưa làm thơ phát triển về chất bởi xét đến cùng thơ vẫn là nghệ thuật của ngôn từ, không có yếu tố nào có thể thay thế ngôn từ trong thơ được. Về hình ảnh, đáng chú ý nhất là sự chiếm ưu thế của các hình ảnh của cuộc sống đời thường, phù hợp với vai trò chủ đạo của cảm hứng thế sự, đời tư trong thơ hiện nay. Bên cạnh đó là sự gia tăng các hình ảnh siêu thực trong nỗ lực làm lạ hóa thơ của các tác giả có xu hướng cách tân. Thơ hôm nay cũng có sự đa dạng, phong phú về giọng điệu. Đó là hệ quả tất yếu của sự đa dạng, phức tạp trong đời sống tình cảm, cảm xúc của con người.

Nhìn chung thơ Việt Nam đầu thế kỷ XXI có nhiều đổi mới cả về nội dung và hình thức biểu hiện (trong đó hình thức biểu hiện có nhiều đổi mới táo bạo hơn cả). Tuy nhiên không phải đổi mới nào cũng thành công, chưa kể một số thử nghiệm mang tính cực đoan khiến chất lượng thơ đi xuống. Các khuynh hướng thơ phát triển không đồng nhất, tác phẩm thơ in ra ồ ạt thiếu chọn lọc, nhiều cách tân chưa chín, người đọc không mặn mà với thơ, tất cả những yếu tố đó làm cho thơ Việt Nam đầu thế kỷ XXI, dù rò ràng đã mang những diện mạo và đặc điểm riêng, vẫn chưa bứt phá thành một giai đoạn thơ phát triển rực rỡ và mới mẻ như Thơ mới từng làm được đầu thế kỷ trước.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Trần Thị Minh Tâm (2013), “Hà Nội trong thơ Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí Tản Viên Sơn (10), tr 60 – 63.

2. Trần Thị Minh Tâm (2014), “Cảm nhận về tập thơ Những lớp sóng ngôn từ của Mã Giang Lân”, Tạp chí Tản Viên Sơn (3), tr.69-70.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

3. Trần Thị Minh Tâm (2014), “Cảm hứng thế sự trong thơ hôm nay”, Tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam (239), tr.12-15.

4. Trần Thị Minh Tâm (2015), “Hình ảnh người lính hải quân qua hai bản trường ca”, Tạp chí Văn nghệ quân đội (813) tr.97-100.

Thơ Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI - 22

5. Trần Thị Minh Tâm (2018), “Sự vận động của quan niệm thơ những năm đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam (276), tr.17-24.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Trần Nguyễn Anh (2010), Mặc áo xanh em – Thơ, NXB Lao động, Hà Nội.

2. Vũ Tuấn Anh (1998), Nửa thế kỷ thơ Việt Nam 45-95, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội

3. Phan Thị Vàng Anh (2006), Gửi VB, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

4. Arixtốt (1964), Nghệ thuật thơ ca, NXB Văn học nghệ thuật, Hà Nội.

5. Roland Barthes (1997), Độ không của lối viết, Nguyên Ngọc dịch, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

6. Phạm Quốc Ca (2003), Mấy vấn đề về thơ Việt Nam 1975-2000, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

7. Nguyễn Phan Cảnh (2006), Ngôn ngữ thơ (tái bản), NXB Văn học, Hà Nội.

8. Nguyễn Việt Chiến (2007), Thơ Việt Nam tìm tòi và cách tân, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

9. Nguyễn Việt Chiến (2009), “Nguyễn Quang Thiều - Người đi qua cơn khát của sa mạc thơ”, http://thanhnien.vn.

10. Nguyễn Việt Chiến (2009), “Mai Văn Phấn với những bài thơ hướng đến một trường thẩm mỹ mới”, Báo Người Hà Nội (42), tr.43.

11. Nguyễn Việt Chiến (2016), “Thế hệ nhà thơ Việt Nam sau 1975 đã khẳng định một thời đại mới của thi ca”, Kỉ yếu Hội thảo quốc gia Thế hệ nhà văn sau 1975, tr.47-63.

12. Nguyễn Việt Chiến (2012), Trăng và thơ đọc chậm, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.

13. Nguyễn Việt Chiến (2003), Những con ngựa đêm, NXB Hội nhà văn Hà Nội.

14. Wendon Chris (2015), “Lý thuyết và phê bình nữ quyền (từ 1990 đến nay)”, Hà Thái dịch, tapchisonghuong.com.vn

15. Nhật Chiêu (2013), “Khởi nguyên của thơ Hai-ku”, Tạp chí Thơ (4), tr.67-70.

16. Mai Ngọc Chừ (2006), Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học, NXB Văn hóa – thông tin, Hà Nội.

17. Hoàng Trần Cương (2015), Long mạch, NXB Hội nhà văn Hà Nội.

18. Nguyễn Văn Dân (2011), “Chủ nghĩa hậu hiện đại, tồn tại hay không tồn tại”, nhavantphcm.com.vn

19. Trần Dần (2008), Thơ, Nhã Nam & NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng

20. Đỗ Văn Duyên (2013), “Diện mạo chung về thơ Haiku Mỹ hiện đại”, Tạp chí Thơ (4), tr 87-95.

21. Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là một quá trình, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

22. Trương Đăng Dung (2011), Những kỷ niệm tưởng tượng, NXB Thế giới, Hà Nội.

23. Nguyễn Hồng Dũng (2014), “Quá trình tiếp nhận các công trình nghiên cứu chủ nghĩa Hậu hiện đại ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Huế, T.2(2), tr.15-25.

24. Phan Huy Dũng (1999), Kết cấu thơ trữ tình (nhìn từ góc độ loại hình), Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

25. Đoàn Tiến Dũng (2013), “Ngôn ngữ thân thể và hành trình đi tìm cái đẹp của Nguyễn Huy Thiệp”, http://nguvan.hnue.edu.vn/

26. Đoàn Ánh Dương (2013), Không gian văn học đương đại - Phê bình vấn đề và hiện tượng văn học, NXB Phụ nữ, Hà Nội.

27. Đoàn Ánh Dương (2010), “Thơ Việt đương đại, cái nhìn từ mô thức nhịp điệu”, bichkhe.org.vn

28. Trần Quang Ðạo (2005), “Cấu trúc trong thơ trẻ sau 1975”, http://talawas.org.vn

29. Lê Đạt (2002), “Đừng tìm cách hiểu nghĩa thơ, báo Giáo dục thời đại số 94 ngày 6/8/2002”.

30. Lê Đạt (2007), U75... Từ tình, NXB Phụ nữ, Hà Nội

31. Lê Đạt, (2009), Đường chữ, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

32. Phạm Đương (2012), Giờ thứ 25, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

33. Nguyễn Đăng Điệp (2014), Thơ Việt Nam hiện đại: Tiến trình và hiện tượng, NXB Văn học, Hà Nội.

34. Nguyễn Đăng Điệp (2012), “Đổi mới thơ Việt Nam đương đại nhìn từ trường hợp Nguyễn Quang Thiều”, http://vienvanhoc.org.vn.

35. Nguyễn Đăng Điệp (2006), “Thơ Việt Nam sau 1975 - từ cái nhìn toàn cảnh”,

Tạp chí Nghiên cứu văn học (11), tr.29-44

36. Nguyễn Đăng Điệp (2016), “Hành trình đổi mới thơ Việt hiện đại”, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học (10), Đại học Văn hiến, tr. 65-72

37. Nguyễn Hoàng Đức, “Mai Văn Phấn, ngòi bút phiêu lưu giữa những biến cố của tâm hồn”, Báo Hải quan số tết Canh Dần, Tr.35.

38. Đinh Văn Đức (2005), Các bài giảng về tiếng Việt thế kỷ XX, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

39. Đặng Huy Giang (2002), Đời sống, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

40. Đặng Huy Giang, (2008), Trật tự không trật tự, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

41. Đặng Huy Giang, (2015), Những mảnh vỡ hoàn nguyên, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

42. Ngô Hương Giang, Nguyễn Thanh Tâm (2015), Mai Văn Phấn và hành trình thơ vào còi khác, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.

43. Hồ Thế Hà (2012), “Thơ Nguyễn Quang Thiều nhìn từ mẫu gốc”, http://nhavantphcm.com.

44. Nguyễn Hưng Hải (2013), “Thơ Mai Văn Phấn, tiếng nói tỉnh táo và đa thanh”, http://maivanphan.net/

45. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (Chủ biên - tái bản 2010), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

46. Nguyễn Vũ Hào (2010), “Ludwig Wittgenstein và triết học ngôn ngữ”, Tạp chí Văn học nước ngoài (10) tr.127 -150.

47. Dương Thị Thúy Hằng (2015), Hành trình cách tân thơ Việt Nam hiện đại, LATS Văn học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.

48. Hoàng Việt Hằng, (2008), Vệt trăng và cánh cửa, NXB Phụ nữ, Hà Nội. 49.. Hoàng Việt Hằng, (2012), Xóa đi và không xóa, NXB Phụ nữ, Hà Nội.

50. Hoàng Việt Hằng, (2015), Trăng vàng ngồi vớt trăng vàng, NXB Phụ nữ, Hà Nội.

51. Nguyễn Thị Hiền (2007), “Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều”, Tạp chí Khoa học Đại học Vinh, T. XXXVI(2b) tr.13-15.

52. Đào Duy Hiệp (2008), Phê bình văn học từ lí thuyết hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội.

53. Đào Duy Hiệp (2016), “Cấu trúc thơ Châu thổ của Nguyễn Quang Thiều”, Kỷ yếu Hội thảo Thế hệ nhà văn sau 1975, tr.339-350.

54. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

55. Trần Ngọc Hiếu (2005), “Cuộc nổi loạn của ngôn từ trong thơ hiện đại – ghi nhận qua một số hiện tượng”, http://www.talawas.org.

56. Trần Ngọc Hiếu (2012), Lý thuyết trò chơi và một số hiện tượng thơ Việt Nam đương đại, LATS Ngữ văn, Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

57. Nông Thị Ngọc Hòa, (2000), Lời của lá, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

58. Nguyễn Hòa (2008), “Xu hướng Tân hình thức, hậu hiện đại trong thơ: Chiếc áo rộng cho một cơ thể còm”, http://www.cand.com.vn/.

59. Từ Quốc Hoài, (2010), Sóng và khoảng lặng, NXB Văn học, Hà Nội.

60. Từ Quốc Hoài, (2013), Những chiếc lá thiêng liêng, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

61. Phan Hoàng (2011), Chất vấn thói quen, NXB Hội nhà văn, Hà Nội

62. Lê Thị Bích Hồng (2007), Thơ kháng chiến chống Mỹ (1964-1975) diện mạo và đặc điểm, LA TSNV, Thư viện Quốc gia, Hà Nội.

63. Lê Thị Bích Hồng (2015), “Y Phương với trường ca từ Chín tháng đến Đò trăng”, Tạp chí Thơ (12), tr.31-43.

64. Hoàng Thị Huế (2015), “Ánh xạ từ biểu tượng cái tôi trong thơ của một số nhà thơ Việt đương đại”, http://maivanphan.vn.

65. Từ Huy (2007), Chữ cái, NXB Phụ nữ, Hà Nội.

66. Trương Nam Hương (2008), Ra ngoài ngàn năm, NXB Văn học, Hà Nội.

67. Đặng Thị Thanh Hương (2008), Trà nguội, NXB Văn học, Hà Nội.

68. Hoàng Hưng (1994), “Về những thể nghiệm thơ gần đây”, Tham luận tại Hội thảo “Thơ Việt Nam hiện nay” do Hội nhà văn TP. HCM tổ chức ngày 4-10- 1994

69. Inrasara (2008), Song thoại với cái mới, NXB Hội nhà văn, Hà Nội

70. Inrasara (2010), “Nhận diện các trào lưu thơ Việt đương đại”, http://inrasara.com.

71. Inrasara (2012), “Thơ Việt từ hiện đại đến hậu hiện đại”, http://inrasara.com.

72. Inrasara (2013), “Thơ hôm nay đang tự xa rời quần chúng”, http://tapchisonghuong.com.vn.

73. Inrasara (2010), Hòa giải và hóa giải ba lọai nhà thơ hôm nay hay Thơ như là con đường, http://www.vanchuongviet.org/.

74. Inrasara (2002), Lễ tẩy trần tháng tư, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

75. Trần Thiện Khanh (2012), “Cấu trúc nhịp thơ và quan hệ của nó với đổi mới thơ”, http://phebinhvanhoc.com.vn.

76. Khế Iêm, (2011), Vũ điệu không vần- Tứ khúc và những tiểu luận khác, NXB Văn học.

77. Khế Iêm (2002), “Tân Hình thức và quan điểm thẩm mĩ mới”, www.talawas.org

78. Nguyễn Thuỵ Kha (2001), “Thơ Vi Thuỳ Linh – một khát vọng trẻ”, báo Người Hà Nội (8), tr.5.

79. Khrápchencô (1982), Sáng tạo nghệ thuật, hiện thực, con người, NXB Khoa học Xã hội

80. 80. Trần Hoàng Thiên Kim (2012), “Thơ nữ trẻ đương đại quan niệm, thể nghiệm và xu hướng”, vannghequandoi.com.vn

81. Đông La (2006), “Chủ nghĩa hậu hiện đại và ảnh hưởng của nó ở Việt Nam”, http://vietbao.vn.

82. Mã Giang Lân (2000), Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

83. Mã Giang Lân (2011), Những cấu trúc của thơ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

84. Mã Giang Lân (2005), Văn học Việt Nam hiện đại: Vấn đề - Tác giả, NXB Giáo dục, Hà Nội.

85. Mã Giang Lân (2017), Tuyển tập Nghiên cứu phê bình (2 tập), NXB Văn học, Hà Nội.

86. Mã Giang Lân (2009), Những mảnh vỡ tiềm thức, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

87. Mã Giang Lân (2013), Những lớp sóng ngôn từ, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

88. Mã Giang Lân (2017), Phía sau tưởng tượng, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

89. Mai Linh (2004), Cho, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

90. Vi Thùy Linh (2000) - Linh – NXB Thanh niên, Hà Nội .

91. Vi Thùy Linh (2005) - Đồng tử – NXB Văn nghệ, Hà Nội.

92. Vi Thùy Linh (2008) - Vili in Love – NXB Văn nghệ, Hà Nội.

Xem tất cả 199 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí