Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạch Định Công Suất

- Công suất thực tế: trong thực tế, công suất hiệu quả là công suất mong muốn của các doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải lúc nào doanh nghiệp cũng tổ chức được các điều kiện theo đúng các chuẩn mực, tiêu chuẩn đã đề ra mà thường có những trục trặc bất thường làm cho quá trình sản xuất không kiểm soát được, khối lượng sản phẩm sản xuất ra sẽ thấp hơn so với dự kiến mong đợi. Khối lượng sản phẩm các doanh nghiệp đạt được trong thực tế chính là công suất thực tế. Đây là khái niệm được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến nhất trong báo cáo, hạch toán, đánh giá.

Từ khái niệm này người ta đưa ra các chỉ số đánh giá việc quản lý sử dụng công suất. Bao gồm:

Công suất thực tế

Mức hiệu quả = x 100% (3.1) Công suất hiệu quả


Công suất thực tế

Mức độ sử dụng = x100% (3.2) Công suất thiết kế


Trong quá trình quản lý công suất, cần tiến hành tính toán đồng thời hai chỉ tiêu trên, vì mỗi chỉ tiêu chỉ phản ánh một khía cạnh của quản trị công suất. Thực tế cho thấy rằng mức hiệu quả có thể đạt rất cao nhưng mức độ sử dụng công suất lại rất thấp. Điều này phản ánh trình độ quản lý sử dụng công suất không tốt. Ngược lại, mức độ sử dụng công suất có thể cao nhưng mức hiệu quả lại không cao do tốn kém trong sửa chữa, vận hành và quản lý không tốt máy móc, thiết bị.

Ví dụ: Giả sử một doanh nghiệp có công suất thiết kế là 100 tấn/ngày. Công suất thực tế là 40 tấn/ ngày. Công suất hiệu quả là 50 tấn/ngày. Yêu cầu: tính mức độ hiệu quả và mức độ sử dụng.

Ta có:

Mức hiệu quả = 40/50 = 0,8 (hay 80%) Mức độ sử dụng = 40/100 = 0,4 (hay 40%)

Như vậy, nếu nhìn vào chỉ tiêu mức độ hiệu quả đạt 80% để kết luận vào việc sử dụng năng lực sản xuất rất hiệu quả sẽ dẫn đến nhận định sai lầm.

3.2.1.2. Tầm quan trọng của hoạch định công suất

Công suất luôn luôn là một trong những vấn đề quan trọng nhất ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạch định và lựa chọn công suất luôn được đặt vào trung tâm sự quan tâm chú ý của cán bộ quản trị sản xuất. Những quyết định về công suất ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng duy trì hoạt động và phương hướng phát triển của từng doanh nghiệp.

Tầm quan trọng của hoạch định công suất thể hiện:

- Ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng của doanh nghiệp đối với nhu cầu sản xuất sản phẩm trong tương lai. Hoạch định công suất hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng đáp ứng sự thay đổi của nhu cầu thị trường.

- Mối quan hệ giữa chi phí và công suất. Nếu hoạch định công suất vượt quá nhu cầu thì gây lãng phí tốn kém chi phí xây dựng. Ngược lại công suất quá nhỏ thì sẽ không đáp ứng được nhu cầu của thị trường, vì vậy gây ra sự kém hiệu quả.

- Việc xây dựng công suất còn phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư ban đầu và khả năng huy động vốn đầu tư. Không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có thể huy động đủ số vốn cần thiết hoặc huy động được nhưng chi phí quá lớn không thể đem lại hiệu quả cho đầu tư.

Ngoài ra, quyết định lựa chọn công suất còn phụ thuộc rất lớn vào việc đảm bảo các nguồn lực lâu dài cho sự hoạt động của doanh nghiệp.

3.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạch định công suất

Việc xây dựng và lựa chọn công suất chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố. Khi tiến hành xây dựng kế hoạch công suất cần tiến hành đánh giá, phân tích những nhân tố chủ yếu sau đây:

- Nhu cầu sản phẩm và đặc điểm của sản phẩm hoặc dịch vụ: Những vấn đề cơ bản cần phân tích là khối lượng sản phẩm, dịch vụ cần đáp ứng, thời điểm đáp ứng. Sự ổn định của nhu cầu và tính đồng nhất của sản phẩm sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn công suất. Ngược lại, nhu cầu và sản phẩm đa dạng sẽ làm cho quyết định lựa chọn công suất khó khăn hơn.

- Đặc điểm và tính chất của công nghệ sử dụng: Quyết định lựa chọn công suất phải dựa trên sự phân tích thận trọng, chi tiết đặc điểm của từng loại công nghệ sử dụng như: trình độ, loại hình, tính chất và năng lực của công nghệ.

- Trình độ tay nghề và tổ chức của lực lượng lao động trong doanh nghiệp: Khả năng sản xuất phụ thuộc lớn vào trình độ, chuyên môn, kỹ năng của người lao động. Ngoài ra, ý thức và tinh thần tổ chức kỷ luật cũng là yếu tố ảnh hưởng quan trọng tới quản trị công suất.

- Diện tích mặt bằng, nhà xưởng và bố trí kết cấu hạ tầng trong doanh nghiệp: Diện tích mặt bằng và nhà xưởng là điều kiện quan trọng, trong nhiều trường hợp là giới hạn của quyết định lựa chọn công suất. Ngoài khả năng diện tích sản xuất, hệ thống kho tàng, công suất còn phụ thuộc vào trình độ thiết kế mặt bằng, bố trí thiết bị trong khu vực sản xuất.

3.2.3. Trình tự và nội dung hoạch địnhcông suất

Để hoạch định công suất, cần tiến hành các bước chủ yếu sau:

- Đánh giá công suất hiện có của doanh nghiệp. Trong bước này, cần phân tích đặc điểm của từng loại hình sản xuất, trên cơ sở đó xác định công suất được đo bằng

đầu ra hay đầu vào. Việc đánh giá công suất cũng gặp những khó khăn nhất định về đảm bảo tính chính xác vì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi thường xuyên của công suất. Trong quá trình đánh giá phải chỉ rò nguyên nhân dẫn đến những biến động của công suất.

- Ước tính nhu cầu công suất. Nhu cầu công suất được dự tính căn cứ vào nhu cầu của các loại sản phẩm và dịch vụ khác nhau. Tiến hành so sánh nhu cầu sản phẩm với công suất hiện có để xác định công suất bổ sung. Trong quá trình tính toán cần phân biệt rò những quyết định về công suất ngắn hạn và dài hạn.

- Xây dựng các phương án hoạch định công suất khác nhau.

- Đánh giá các chỉ tiêu tài chính, kinh tế xã hội của từng phương án đưa ra.

- Lựa chọn phương án công suất hiệu quả nhất, thích hợp nhất đối với tình hình thực tế của doanh nghiệp và đảm bảo thực hiện những mục tiêu chiến lược mà doanh nghiệp đã đề ra.

3.2.4. Các yêu cầu khi xây dựng và lựa chọn các phương án công suất

Do công suất có ảnh hưởng đến khả năng phát triển của doanh nghiệp trong dài hạn và ngắn hạn nên việc lựa chọn công suất rất quan trọng. Trong quá trình hoạch định công suất cần đảm bảo một số yêu cầu chủ yếu sau:

- Đảm bảo tính linh hoạt của doanh nghiệp khi thiết kế công suất. Tính linh hoạt thể hiện ở chỗ phương án công suất đưa ra đáp ứng được những nhu cầu trước mắt đồng thời không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh khi nhu cầu tăng lên với chi phí hợp lý nhất. Để thiết kế được công suất có tính linh hoạt cần tập trung nâng cao chất lượng công tác dự báo nhu cầu. Kết hợp chặt chẽ giữa dự báo dài hạn và ngắn hạn để có những quyết định lựa chọn công suất vừa giải quyết tốt những vấn đề thời vụ ngắn hạn vừa có khả năng thích ứng kịp thời với những xu hướng vận động của nhu cầu trên thị trường, tận dụng cơ hội kinh doanh.

- Phải có cách nhìn tổng hợp khi hoạch định công suất. Trong khi thiết kế các phương án công suất cần tính tới năng lực sản xuất của khâu sản xuất chính và của cả các khâu sản xuất hỗ trợ. Đảm bảo sự cân đối giữa các khâu này nhằm hạn chế những khâu “nút cổ chai” của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, ngay từ khi hoạch định công suất, các yếu tố hỗ trợ sản xuất cần phải được tính đến để chuẩn bị đón nhận sự phát triển mở rộng sản xuất trong tương lai.

- Đối với các doanh nghiệp sản xuất có tính thời vụ, phương án công suất đưa ra cần tìm ra những sản phẩm và dịch vụ bổ sung để khắc phục tính thời vụ đó, nhằm khai thác tốt, có hiệu quả năng lực sản xuất của sản phẩm chính. Thông thường, doanh nghiệp lựa chọn sản xuất một tập hợp hợp lý các sản phẩm khác nhau về thời điểm phát sinh nhu cầu, nhằm giảm tối đa khả năng sản xuất dư thừa. Đây cũng là xu hướng

khá phổ biến hiện nay ở các doanh nghiệp nhằm đối phó với sự thay đổi nhanh chóng của nhu cầu trên thị trường.

- Xây dựng nhiều phương án công suất khác nhau để lựa chọn phương án tối ưu. Đây là yêu cầu bắt buộc trong quá trình hoạch định công suất. Mỗi phương án công suất đưa ra phải đảm bảo tính hợp lý về quy mô và xác định được mức chi phí tối ưu cho từng phương án. Khi lựa chọn cần tính tới khả năng đầu tư, thời gian thực hiện và thu hồi vốn của mỗi phương án để đảm bảo tính phù hợp của phương án công suất với trình độ, khả năng của nguồn nhân lực và cách thức tổ chức quản lý của doanh nghiệp.

- Một yêu cầu khác là, ngay từ khi xây dựng phương án công suất cần phải tính toán và chỉ ra những chi phí tác nghiệp cần thiết, hoạch định được những chi phí cho công tác duy trì, bảo dưỡng hoạt động của máy móc thiết bị. Trên cơ sở đó chủ động về nguồn tài chính và các chế độ kế hoạch bảo dưỡng dự phòng, nhằm đảm bảo khai thác tối ưu công suất đã xây dựng.

- Khi quyết định lựa chọn phương án công suất cần phân tích xem xét kỹ mối quan hệ của công suất với quy mô và đặc điểm nguyên liệu sử dụng để sản xuất sản phẩm. Việc xây dựng và khai thác nguyên liệu cần có vốn đầu tư, thời gian và phải tiến hành quy hoạch trước mới đảm bảo cho công suất xây dựng xong được khai thác có hiệu quả.

3.2.5. Các phương pháp lựa chọn phương án kế hoạch công suất

3.2.5.1. Sử dụng lý thuyết quyết định trong lựa chọn công suất

a. Các tình huống khi ra quyết định lựa chọn công suất

Cán bộ quản trị sản xuất hàng ngày phải đối diện với hàng loạt các vấn đề và thường xuyên phải ra quyết định tác nghiệp. Hiệu quả của các quyết định sẽ có tác động to lớn đến nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Ra quyết định là một trong những chức năng cơ bản của cán bộ quản trị sản xuất. Do đó, việc am hiểu và vận dụng lý thuyết quyết định trong quản trị sản xuất là yêu cầu không thể thiếu được đối với các cán bộ quản trị doanh nghiệp, đặc biệt quan trọng đối với các quyết định lựa chọn công suất.

Doanh nghiệp ra quyết định thường xảy ra trong những tình huống khác nhau do môi trường và điều kiện bên ngoài chi phối. Đó là những tình huống mang tính khách quan, bản thân doanh nghiệp không kiểm soát được hoặc kiểm soát được rất ít. Những tình huống chủ yếu thường gặp trong quá trình ra quyết định lựa chọn công suất là:

- Ra quyết định trong điều kiện chắc chắn

Trong trường hợp này, người ra quyết định biết rò kết quả của bất kỳ quyết định nào của mình. Chẳng hạn, khi doanh nghiệp nhận được một hợp đồng gia công 100 sản phẩm A với giá là 500.000 đồng/sản phẩm. Để sản xuất một sản phẩm đó, doanh nghiệp biết rằng cần chi phí 380.000 đồng/sản phẩm. Như vậy, trong trường hợp này

người ra quyết định biết chắc chắn mình sẽ nhận hợp đồng đó và sẽ thu được số lãi chắc chắn là: (500.000 – 380.000) x 100 = 12.000.000 đồng.

- Ra quyết định trong điều kiện không chắc chắn

Trong trường hợp này, người ra quyết định không biết điều gì sẽ xảy ra với các quyết định của mình. Ví dụ, doanh nghiệp chỉ biết rằng, sản xuất sản phẩm A nếu bán được sẽ thu lãi được 120.000 đồng/sản phẩm nhưng doanh nghiệp không biết có bán được hay không. Để có thể lựa chọn cách ra quyết định cần phải dùng một số chỉ tiêu cụ thể.

- Ra quyết định trong điều kiện rủi ro

Trong thực tế, các doanh nghiệp thường gặp phải trường hợp lựa chọn công suất trong điều kiện không biết chắc chắn tình hình nhu cầu thị trường nhưng biết được xác suất từng tình huống có thể xảy ra. Trong trường hợp này doanh nghiệp phải lựa chọn công suất trong điều kiện rủi ro. Cách lựa chọn sẽ phụ thuộc vào xác suất của từng tình huống đó. Chẳng hạn, doanh nghiệp biết là sẽ có hai hợp đồng gia công sản xuất sản phẩm A. Hợp đồng thứ nhất là 100 sản phẩm, hợp đồng thứ hai là 200 sản phẩm. Nhưng doanh nghiệp không biết mình sẽ nhận được hợp đồng nào. Chỉ biết rằng xác suất giữa hai trường hợp trên là 0,5 và 0,5. Trong trường hợp này doanh nghiệp sẽ quyết định lựa chọn sản xuất 100 hay 200 sản phẩm? Mức độ rủi ro và mức độ bỏ lỡ cơ hội kinh doanh là ngang nhau. Để ra quyết định như vậy cần dùng các chỉ tiêu đặc trưng riêng trong tình huống này.

b. Lựa chọn phương án công suất trong điều kiện không chắc chắn

Trong điều kiện không chắc chắn, doanh nghiệp phải lựa chọn phương án công suất sao cho có lợi nhất đối với từng tình huống xảy ra. Doanh nghiệp có thể chọn công suất đem lại giá trị tiền tệ lớn nhất hoặc có mức thua lỗ thấp nhất hoặc đảm bảo khả năng cân bằng giữa lợi nhuận và thua lỗ. Quyết định lựa chọn này phụ thuộc rất lớn vào khả năng chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp. Có các tiêu chí lựa chọn như sau:

- Chỉ tiêu Maximax

Chỉ tiêu này còn gọi là chỉ tiêu lạc quan, bởi vì trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương án có giá trị tiền tệ mong đợi thu được lớn nhất. Doanh nghiệp trong trường hợp này là người có mức độ rủi ro cao. Phương pháp lựa chọn là lựa chọn phương án có lợi nhuận cao nhất.

- Chỉ tiêu Maximin

Người ta còn gọi là chỉ tiêu bi quan, bởi vì trong trường hợp này doanh nghiệp lựa chọn phương án công suất có giá trị thua lỗ thấp nhất. Với chỉ tiêu này, doanh nghiệp là người ít chấp nhận mạo hiểm, phương pháp lựa chọn là chọn phương án có giá trị tiền tệ mong đợi lớn nhất trong những giá trị mong đợi nhỏ nhất mà mỗi phương án thu được.

- Chỉ tiêu may rủi ngang nhau

Theo chỉ tiêu này, doanh nghiệp chấp nhận một mức mạo hiểm trung bình. Người ta chọn phương án có giá trị tiền tệ trung bình lớn nhất trong số các phương án đưa ra.

- Chỉ tiêu giá trị bỏ lỡ cơ hội thấp nhất

Trong trường hợp sử dụng chỉ tiêu này, doanh nghiệp cố gắng tìm chọn phương án công suất sao cho trong từng tình huống khác nhau sẽ thu được giá trị tiền tệ mong đợi ở mức đảm bảo yêu cầu tối thiểu hoá những giá trị cơ hội có thể bị bỏ lỡ trên thị trường. Phương pháp lựa chọn được tiến hành bằng cách lập bảng các giá trị có thể bị bỏ lỡ. Đối với từng tình huống xảy ra sẽ xác định giá trị cơ hội bỏ lỡ của từng phương án bằng cách lấy giá trị tiền tệ mong đợi lớn nhất trừ đi giá trị của các phương án còn lại, sau đó sẽ lựa chọn giá trị nhỏ nhất từ các giá trị lớn nhất theo các phương án trong từng tình huống vừa xác định được.

Ví dụ: Giả sử doanh nghiệp A tiến hành lựa chọn các phương án công suất trong điều kiện không chắc chắn. Sau khi phân tích tình hình và tính toán giá trị mong đợi thu được của từng phương án trong các tình huống cụ thể, có các số liệu được cho ở bảng sau:

Đơn vị: triệu đồng



Phương án

Tình hình nhu cầu thị trường

Thấp

Trung bình

Cao

1. Doanh nghiệp có công suất thấp

100

100

100

2. Doanh nghiệp có công suất trung bình

70

120

120

3. Doanh nghiệp có công suất cao

-40

20

160

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

Quản trị sản xuất tác nghiệp - 8

Yêu cầu: Hãy lựa chọn phương án công suất bằng cách sử dụng các chỉ tiêu trên. Theo dữ liệu của bài trên ta có:

- Nếu doanh nghiệp sử dụng chỉ tiêu Maximax sẽ chọn phương án 3 vì phương án này có giá trị mong đợi lớn nhất là 160 triệu.

- Nếu doanh nghiệp sử dụng chỉ tiêu Maximin sẽ lựa chọn phương án 1 vì phương án này có giá trị thua lỗ thấp nhất (trường hợp xấu nhất vẫn lãi 100 triệu).

- Nếu sử dụng chỉ tiêu may rủi ngang nhau, doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương án 2 vì có giá trị mong đợi trung bình lớn nhất là 103,3 triệu.

- Nếu sử dụng chỉ tiêu giá trị bỏ lỡ cơ hội thấp nhất, cần lập bảng giá trị cơ hội bỏ lỡ như sau:

Bảng 3.1: Giá trị cơ hội bỏ lỡ lớn nhất theo từng phương án

Đơn vị: triệu đồng



Phương án

Giá trị cơ hội bỏ lỡ theo tình

hình nhu cầu trên thị trường

Giá trị cơ hội bỏ lỡ lớn nhất

Thấp

Trung

bình

Cao

- Doanh nghiệp có công suất thấp

0

20

60

60

- Doanh nghiệp có công suất trung bình

30

0

40

40

- Doanh nghiệp có công suất cao

140

100

0

140

Kết quả là doanh nghiệp chọn phương án 2, xây dựng doanh nghiệp có công suất trung bình.

c. Lựa chọn phương án công suất trong điều kiện rủi ro

Trong điều kiện này doanh nghiệp đứng trước các phương án lựa chọn mỗi phương án lại có các tình huống và xác suất xảy ra từng tình huống là khác nhau.

Quyết định lựa chọn sẽ phụ thuộc vào khả năng xảy ra các tình huống. Phương án được lựa chọn là phương án có giá trị tiền tệ mong đợi lớn nhất. Có thể biểu diễn cách tính bằng công thức sau:

EMVi = ∑EMVij.Sij max (3.3)

Trong đó:

EMVi :giá trị tiền tệ mong đợi của phương án i;

EMVij :giá trị tiền tệ mong đợi của phương án i ở tình huống j; Sij :xác suất xảy ra tình huống j của phương án i.

Ví dụ: Vẫn dùng số liệu đã cho của doanh nghiệp A ở ví dụ trên nhưng có bổ sung thêm điều kiện lúc này doanh nghiệp biết xác suất của tình huống cụ thể như sau: nhu cầu thị trường thấp có xác suất là 0,3, nhu cầu trung bình xác suất là 0,5 và nhu cầu cao có xác suất là 0,2. Hãy lựa chọn phương án công suất tối ưu.

Ta tính được giá trị tiền tệ mong đợi:

Phương án công suất thấp: EMV1=100.0,3+100.0,5+100.0,2=100. Phương án công suất trung bình: EMV2=70.0,3+120.0,5+120.0,2 =105. Phương án công suất cao: EMV3=-40.0,3+20.0,5+160.0,2 =30.

Căn cứ vào kết quả trên chúng ta chọn phương án công suất trung bình.

Ngoài cách trình bày bằng bảng, trong nhiều trường hợp, khi lựa chọn quyết định sử dụng cây quyết định có nhiều thuận lợi hơn. Cây quyết định là cách trình bày bảng sơ đồ quá trình quyết định. Ra quyết định trong đó cho biết phương án quyết định lựa chọn, các tình huống ra quyết định, xác suất tương ứng với giá trị mong đợi của từng tình huống trong mỗi phương án quyết định lựa chọn.

N

Trong cây quyết định có các nút quyết định và các nút tình huống. Nút quyết định là điểm mà ở đó có thể có nhiều phương án lựa chọn khác nhau và được ký hiệu bằng hình . út tình huống là điểm mà ở đó xảy ra các tình huống khác nhau và được ký hiệu bằng hình .

Hình 3.4: Cây quyết định

Để sử dụng cây quyết định trong lựa chọn phương án công suất, cần thực hiện các bước cơ bản sau:

- Vẽ cây quyết định;

- Ghi các giá trị mong đợi và xác suất tương ứng cho từng tình huống;

- Tính giá trị tiền tệ mong đợi của từng tình huống;

- Tính giá trị mong đợi ở từng nút tình huống;

- Lựa chọn phương án có giá trị mong đợi ở từng tình huống lớn nhất.

Ví dụ: Vẫn lấy số liệu của doanh nghiệp A trên, ta có cách vẽ và tính như sau:

Nhu cầu thấp: 0,3; 100


Nhu cầu trung bình: 0,5; 100

Công suất

thấp

Nhu cầu cao: 0,2; 100

Nhu cầu thấp: 0,3; 70

Công suất trung bình

Nhu cầu trung bình: 0,5; 120

Nhu cầu cao: 0,2; 120

Công suất

cao

Nhu cầu thấp: 0,3; -40

Nhu cầu trung bình: 0,5; 20

Nhu cầu cao: 0,2; 160

EMV1 = 100


EMV2 = 105


EMV3 = 30


Hình 3.5: Cây quyết định của doanh nghiệp A

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/07/2022