khẩu than trái phép…Tất cả những điều này đều chứng minh sự bất ổn trong việc đầu tư dàn trải ở các tập đoàn kinh tế hiện nay.
Theo báo cáo của UNDP - tổ chức phát triển liên hợp quốc khẳng định: trong “Top 200” của Việt Nam thì có nhiều công ty, tập đoàn lớn nhất của Việt Nam đã và đang vận dụng chiến lược đầu cơ bất động sản và chứng khoán - một cách kinh doanh có lợi trước mặt nhưng cũng tiềm tàng nhiều rủi ro. Các tập đoàn này ít chú tâm đến việc trở nên cạnh tranh trên thị trường quốc tế mà thay vào đó lại đua nhau tìm kiếm lợi nhuận tức thời trong khu vực bất động sản và tài chính. Chẳng hạn như tập đoàn PetroVietNam, Vinashin, EVN, Bảo Việt và FPT đang góp vốn, thành lập và đoạt quyền kiểm soát ở một số ngân hàng, công ty chứng khoán; sau đó các tập đoàn này sẽ sử dụng ngân hàng để tài trợ cho các kế hoạch mở rộng lãnh địa của mình. Nếu như không có hệ thống kiểm soát đủ mạnh và khả năng phân tán rủi ro hiệu quả thì chắc chắn cấu trúc này sẽ dẫn đến những khoản vay và đầu tư quá sức của các thành viên tập đoàn, từ đó có khả năng gây ra một cuộc khủng hoảng tín dụng mới. Sự sụp đổ của các Keiretsu của Nhật Bản và Chaebol của Hàn Quốc và cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á, Đông Nam Á năm 1997 là một minh chứng hùng hồn cho điều này.
Tóm lại: Việc đầu tư, sử dụng vốn của các tập đoàn kinh tế nhà nước hiện nay là kém hiệu quả, đầy nguy hiểm và không đem lại được nhiều lợi ích cho nền kinh tế.
Thứ hai, sự minh bạch về sở hữu chưa được giải quyết thấu đáo.
Trong khi các tập đoàn tư nhân, đã và đang dần dần cổ phần hóa hoàn toàn các công ty thành viên trong tập đoàn, chịu sự giám sát của hàng ngàn chủ sở hữu – cổ đông thì ở các tập đoàn Nhà nước, sự minh bạch về sở hữu là một vấn đề tồn tại ngay từ khi tập đoàn mới hình thành. Vốn trong các tập đoàn vốn của Nhà nước, thuộc sở hữu toàn dân. Trong mô hình tập đoàn quốc doanh, Tổng giám đốc, HĐQT là đại diện chủ sở hữu, được quyền chi tiêu (mặc dù có giới hạn) số tiền không phải do họ đầu tư. Đây chính là nguyên nhân dẫ đến tình trạng tham nhũng, lãng phí trong quản lý hoặc kém hiệu quả trong đầu tư. Hơn nữa, quan hệ phức tạp về mặt sở hữu trong các tập đoàn quốc doanh cũng dẫn đến cơ chế trách nhiệm cũng chưa
được phân định rõ ràng, kể cả ở tập đoàn và các cơ quan quản lý Nhà nước. Trong bối cảnh đó Thủ tướng Chính phủ phải giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến các tập đoàn kinh tế như bổ nhiệm HĐQT, chấp thuận để HĐQT thực hiện một số công việc như ký hợp đồng bổ nhiệm, miễn nhiệm với Tổng giám đốc, phê duyệt mục tiêu, chiến lược…
Thứ ba, trình độ tích tụ, tập trung vốn chưa cao.
Có thể bạn quan tâm!
- Biểu Đồ Tăng Trưởng Doanh Thu Của Fpt Từ Năm 2000 Đến Năm 2007
- Mối Quan Hệ Giữa Công Ty Mẹ Với Các Doanh Nghiệp Thành Viên
- Những Tác Động Cơ Bản Của Tập Đoàn Kinh Tế Việt Nam
- Thứ Hạng Một Số Tiêu Chí Môi Trường Kinh Doanh Của Việt Nam Năm 2008
- Mở Rộng Đầu Tư Nhưng Cần Chú Ý Giới Hạn Đa Dạng Hóa Ngành Nghề
- Một Số Kiến Nghị Đối Với Chính Phủ Và Nhà Nước
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
Tốc độ tăng trưởng quy mô vốn ở các tập đoàn quốc doanh là khá cao nhưng không phải thông qua khả năng tích tụ tập trung vốn hoặc huy động qua thị trường chứng khoán như các tập đoàn tư nhân hay các tập đoàn trên thế giới từng làm mà được sự đầu tư mạnh từ Nhà nước. Do đó, rất khó có thể đánh giá chất lượng và tính bền vững của tốc độ tăng trưởng này. Qua quá trình phát triển của các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam cho thấy chỉ có 4 tổng công ty 91 có vốn tự bổ sung năm 2005 đạt trên 1 nghìn tỷ đồng, và tỷ trọng vốn bổ sung của 4 tổng công ty này cũng chiếm đên 76% tổng vốn tự bổ sung của 18 tổng công ty 91. Mặt khác, nếu so sánh vốn tự bổ sung này với tổng nguồn vốn sẽ thấy tỷ trọng vốn tự bổ sung là rất nhỏ so với tổng nguồn vốn, chỉ vài phần trăm. Ngoài ra, những hạn chế về cơ cấu sở hữu gây không ít khó khăn cho việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán, không tìm được các nhà đầu tư chiến lược. Theo lộ trình đã được thủ tướng phê duyệt, từ năm 2008 đến năm 2010 sẽ có 7 tổng công ty 91 (6 tổng công ty và 1 tập đoàn) hoàn thành cổ phần hóa: Năm 2008 tiến hành cổ phần hóa Tập đoàn Dệt – May và Tổng công ty Hàng không; năm 2009 thực hiện ở Giấy, Thép, Lương thực miền Bắc; năm 2010 là các tổng công ty Hóa chất và Xi măng. Như vây, những tổng công ty có tên trong danh sách có thể chuẩn bị phương án huy động vốn qua kênh quan trọng này từ nay đến khi cổ phiếu chính thức lên sàn, số còn lại sẽ phải tiếp tục chờ các quyết định liên quan.
Thứ tư, quản trị doanh nghiệp trong các tập đoàn Nhà nước còn lỏng lẻo.
Nhà nước với tư cách chủ sở hữu tập đoàn Nhà nước nhưng không có công cụ giám sát tài sản của mình. Trong một số trường hợp, tài sản nằm ở đâu, có bao nhiêu, tăng hay giảm… thì chủ sở hữu hay người đại diện chủ sở hữu vẫn không
biết. Quyền của chủ sở hữu, trách nhiệm của người quản lý đã từng bước được xác lập nhưng vẫn thiếu một hệ thống thông tin trong suốt. Mặc dù, có nhiều cơ quan đại diện chủ sở hữu, nhiều cơ quan quản lý Nhà nước tham gia quản lý phần vốn của Nhà nước trong tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhưng đó không phải là mô hình quản trị hiện đại và chuẩn mực. Quản trị lỏng lẻo một mặt không tạo áp lực cần thiết đối với các tổng công ty, tập đoàn kinh tế, mặt khác là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng tham nhũng, lãng phí, lạm dụng quyền lực để trục lợi cá nhân…
Thứ năm là kiểm soát nội bộ chưa được thiết lập theo các nguyên tắc hiện đại. Sự phân công, phân định giữa các phòng ban chức năng chưa thật rõ ràng, vị trí của mỗi cá nhân chưa gắn chặt với trách nhiệm trên một nền tảng quản trị theo khoa học. Kiểm soát nội bộ tốt sẽ loại trừ được tham ô trong công ty, tăng tính minh bạch trong công ty và trách nhiệm của mỗi cá nhân (trong các tập đoàn lớn trên thế giới, các cá nhân không thể tham ô vì họ có cơ chế kiểm soát nội bộ khoa học). Thiếu một cơ chế kiểm soát nội bộ chặt chẽ, khoa học ở các công ty thành viên, các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam dẫn đến tình trạng thiếu thống nhất, tạo những lỗ hổng trong quản lý, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến những sai phạm như của Tập đoàn Dầu khí thời gian qua.
Thứ sáu, trình độ quản lý, trình độ công nghệ còn yếu kém
Theo Tiến sỹ Lê Đăng Doanh “Tình trạng chung là quản lý luộm thuộm, tùy hứng, không có tính chuyên nghiệp, không khoa học và cũng chẳng theo một chiến lược cụ thể nào”. Như vậy, các tập đoàn kinh tế Việt Nam thiếu một chiến lược phát triển bền vững, sử dụng vũ khí cạnh tranh chủ yếu là độc quyền và chính sách giá mà không dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và trình độ quản lý là một trong những nguyên nhân từ nội tại.
Về trình độ công nghệ, chỉ một số rất ít các tập đoàn mà chủ yếu là tập đoàn tư nhân đã tiếp cận được công nghệ tiến tiến, nguồn nhân lực cao cấp và có cách quản lý khoa học còn lại hầu hết các tập đoàn đều quản lý thiếu tính chuyên nghiệp. Kết quả đạt được của các tập đoàn kinh tế giai đoạn vừa qua một mặt là thuận lợi từ một thị trường mới chưa được khai phá, mặt khác chúng kiểm soát hầu hết các ngành
công nghiệp và dịch vụ quan trọng chứ những tập đoàn này chưa đầu tư tương xứng cho hoạt động khoa học công nghệ và phát triển nhân lực của mình.
Thứ bẩy, chính sách nhân sự chưa đảm bảo minh bạch cần thiết
Chính sách nhân sự chưa đảm bảo sự minh bạch cần thiết, nhất là trong việc lựa chọn các cán bộ quản lý cấp cao. Hiện chưa có những quy định về tiêu chí cụ thể với việc lựa chọn nhân sự quản lý cấp cao trong các tập đoàn kinh tế. Các tập đoàn kinh tế Nhà nước, mặc dù quy trình thẩm định, đánh giá, đề xuất quản lý, chủ sở hữu trong tập đoàn đã được giao cho cán bộ liên quan đảm nhiệm trước khi trình thủ tướng nhưng các bước còn thiếu công khai nên trong nhiều trường hợp chưa lựa chọn được những thành viên ưu tú nhất. Ở một số quốc gia, quy trình bổ nhiệm thành viên đại diện chủ sở hữu quản lý phần vốn nhà nước cũng do Chính phủ thực hiện nhưng đều dựa trên nguyên tắc khách quan và minh bạch dựa trên trình độ chuyên môn và bằng cấp. Trung Quốc cũng có những quy định bắt buộc các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán phải công bố thủ tục đề cử giám đốc cùng với những quy tắc quản trị doanh nghiệp, đồng thời có chế độ thưởng phạt rõ ràng đối với người quản lý. Còn ở các tập đoàn tư nhân, do hầu hết các tập đoàn này mới được thành lập trong vòng 10 năm trở lại đây và vận hành bằng phương thức gia đình “tin cậy lẫn nhau” chứ chưa thực sự chuyên nghiệp. Do đó, khi quy mô phát triển lớn hơn thì việc quản lý theo cách cũ không còn phù hợp mà thời gian phát triển lại ngắn nên kinh nghiệm quản lý thiếu…dẫn đến hầu hết đều rơi vào tình trạng khủng hoảng nhân lực, đặc biệt là nhân sự cao cấp mặc dù đã có kế hoạch chuẩn bị phần nào. Trong khi đó, xu hướng chung của các tập đoàn kinh tế trên thế giới là lựa chọn các nhà quản lý chuyên nghiệp, các giám đốc điều hành nổi tiếng và các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam lại chưa thực hiện được biện pháp này.
Thứ tám, các quan hệ liên kết, hợp tác, chuyên môn hóa của các tập đoàn Nhà nước còn bộc lộ nhiều bất cập.
Quan hệ giữa các thành viên trong nội bộ tổng công ty trên các mặt như đầu tư, phân công chuyên môn hóa, thị trường…thiếu chặt chẽ, chưa mang đầy đủ những đặc điểm của liên kết giữa các thành viên trong tập đoàn. Để khắc phục tình trạng
nêu trên, trong các tập đoàn quốc doanh cơ chế đầu tư vốn phải được quy định rõ ràng hơn thay vì cơ chế giao vốn như trước đây nhằm nâng cao vai trò và trách nhiệm của công ty mẹ - chủ đầu tư. Tuy nhiên, quyền quyết định của công ty mẹ đến đâu đối với loại hình 100% và trên 50% vốn Nhà nước vẫn chưa được làm rõ. Cụ thể, nếu vốn nhà nước hiện đang nằm trong các công ty này, công ty mẹ tập đoàn liệu có thể điều chuyển vốn (rút vốn) để đầu tư sang công ty khác, lĩnh vực khác nếu không thấy hiệu quả được không?...
3.3 Nguyên nhân của những hạn chế
Xét một cách tổng thể, nguyên nhân của những hạn chế nêu trên bao gồm cả khách quan và chủ quan, cả yếu tố bên trong và bên ngoài. Có thể phân nhóm nguyên nhân thành 3 nhóm guyên nhân từ doanh nghiệp, nguyên nhân từ Nhà nước và nguyên nhân từ môi trường kinh doanh.
3.3.1 Nguyên nhân nội tại doanh nghiệp
Thứ nhất, các tập đoàn thiếu một chiến lược kinh doanh mang tính dài hạn
Kinh nghiệm quản lý của các tập đoàn lớn trên thế giới cả tư nhân và cả một số tập đoàn có vốn đầu tư Nhà nước như Temasek (Singapore) hay Tập đoàn Dầu khí Trung Quốc cho thấy tầm nhìn, chiến lược của các nhà quản lý (Tổng giám đốc và HĐQT) có ảnh hưởng quyết định đến thành công trong kinh doanh. Với quy mô vốn lớn, nắm giữ nguồn tài nguyên quan trọng của quốc gia, lãnh đạo các tập đoàn quốc doanh chưa xứng “tầm” với trọng trách được giao. Bên cạnh đó, tâm lý sợ trách nhiệm, đùn đẩy trách nhiệm cho tập thể hoặc đẩy lên cấp trên đã làm mất tính quyết định, đầu tư các phương án an toàn thay vì đầu tư mạo hiểm, thiếu đi cơ hội chớp thời cơ – một trong các yếu tố quan trọng để tạo nên thành công. Phương án kinh doanh và quyết định đầu tư (dự án lớn, đầu tư ra nước ngoài) của các tổng công ty, tập đoàn kinh tế phải trình lên chủ sở hữu, trong nhiều trường hợp đã làm mất cơ hội kinh doanh, thiệt hại cho doanh nghiệp.
Thứ hai, vai trò cả tập đoàn không được phát huy, trách nhiệm của các công ty thành viên không hoàn thành.
Nếu như trong cơ cấu công ty mẹ - công ty con, vai trò và trách nhiệm được phân định rạch ròi thì mô hình tập đoàn Nhà nước ở Việt Nam chưa thực hiện triệt để. Khả năng điều tiết vốn của tổng công ty không thực hiện được, vai trò của tổng công ty trong tìm kiếm thị trường, phát triển công nghệ…cho các công ty thành viên còn mờ nhạt, các công ty này cũng không thực hiện trách nhiệm với tổng công ty ngoài các khoản trích nộp quỹ tập trung và những đóng góp theo quy định.
Thứ ba là chưa có tiêu chuẩn về chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao.
Cơ chế bổ nhiệm hiện nay tuy khá chặt chẽ nhưng quy trình bổ nhiệm gần giống như bổ nhiệm công chức, chưa phải dựa trên những nguyên tắc lựa chọn doanh nhân. Ở các tập đoàn Nhà nước, chủ sở hữu giao cho đội ngũ quản lý thay mặt nhà nước quản lý lượng vốn lớn nhưng thiếu cơ chế giám sát chặt chẽ và trách nhiệm giải trình. Còn ở các tập đoàn tư nhân vẫn còn một số hiện tượng bổ nhiệm quản lý theo quan hệ thân quen và các áp lực về nguồn vốn chứ không phải theo năng lực. Nguyên nhân này dẫn đến những hiện tượng móc ngoặc, thông đồng để chuyển vốn, tài sản nhà nước về tay cá nhân thông qua các hợp đồng mang tính thân hữu như trường hợp công ty Linkton và Điện lực TP Hồ Chí Minh… Chỉ có một số rất ít các tập đoàn có các nhà quản trị cấp cao nước ngoài tham gia trong bộ máy lãnh đạo còn hầu hết là lao động trong nước, trình độ nhân lực còn hạn chế, chưa thực sự tương ứng với quy mô và tầm vóc của tập đoàn. Tỷ lệ lao động đại học và trên đại học trong các tập đoàn còn quá ít. Có thể nhìn vào bảng 2.12, 2.13 dưới đây ta sẽ thấy sự chênh lệch đáng kể trong trình độ cơ cấu lao động của các tập đoàn hiện nay.
Bảng 2.12: Cơ cấu nguồn nhân lực của Vinashin
Công nhân kỹ thuật: 8.220 người Đại học, Cao đẳng: 1.427
Trung học: 444 người
Quản trị doanh nghiệp: 99 người Phục vụ, LĐ khác: 1.648 người
Số có trình độ đại học trở lên gồm 27 người:
12 Tiến sỹ khoa học
15 Thạc sỹ
(Nguồn: Trang web Tập đoàn Vinashin)
Bảng 2.13: Trình độ lao động của Tập đoàn Hòa Phát năm 2007-2008
(Nguồn: Báo cáo thưởng niên Tập đoàn Hòa Phát 2008)
Thứ tư, chính sách huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán cũng chưa được các tập đoàn, đặc biệt tập đoàn Nhà nước thật sự quan tâm. Theo nhận định của nhiều nhà nghiên cứu, công ty càng lớn thì cổ phần hóa càng khó và chậm. Cả Vinaphone và MobiFone đều đã hoàn tất thủ tục nhưng là đơn vị hạch toán phụ thuộc nên phải chờ Tập đoàn Bưu chính viễn thông quyết định. Hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh phải chờ đến ý kiến của Thủ tướng mới tiếp tục tìm kiếm tư vấn quốc tế để định giá. Mặt dù Chính phủ đã phê duyệt danh sách các công ty Nhà nước phải thực hiện cổ phần hóa giai đoạn 2007 – 2010 nhưng có không ít trường hợp xin hoãn lại kế hoạch cổ phần hóa này do không kịp tiến độ như Tập đoàn Dệt may xin lùi hạn cổ phần hóa từ năm 2008 sang năm 2009. Quy chế nhân sự trong
các công ty tiến hành cổ phần ít thay đổi, có chăng cũng là hoán vị các chức danh Chủ tịch HĐQT, Giám đốc, Phó giám đốc…Thậm chí, nhiều công ty cổ phần còn xác định, lựa chọn các nhà đầu tư chiến lược là các thành viên trong nội bộ tổng công ty. Tính đến tháng 11/2006, trong số 2935 doanh nghiệp cổ phần hóa chỉ có 20 công ty có cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (tỷ trọng chưa đến 1%).
3.3.2 Nguyên nhân từ phía Nhà nước
Đối với mô hình tổng công ty, tập đoàn kinh tế, Nhà nước vừa giữ vai trò chủ sở hữu, còn đối với mô hình tập đoàn tư nhân Nhà nước đóng vai trò tạo lập môi trường cho các thực thể kinh doanh hoạt động, trong đó có tập đoàn kinh tế. Do vậy, một phần nguyên nhân của những yếu kém, hạn chế của các tập đoàn kinh tế đều có sự góp mặt của Nhà nước.
Thứ nhất, cơ chế quản lý hành chính thiếu minh bạch. Với vai trò chủ sở hữu tập đoàn kinh tế Nhà nước, Nhà nước tìm kiếm một cơ chế đại diện (do Nhà nước ủy quyền, thực hiện các công việc Nhà nước giao phó). Cũng chính cơ chế đại diện này là nguyên nhân của những bất cập phát sinh trong tập đoàn quốc doanh. Trong nhiều trường hợp, đại diện không đủ năng lực và phẩm chất, trong một số trường hợp khác, đại diện mắc sai lầm trong quản lý nhưng không thể quy trách nhiệm đến cùng cho những người liên quan; một trường hợp khác đại diện không phát huy hết tài năng, phẩm chất trong các quyết định quan trọng vì dù sao cũng chỉ là “đại diện”. Quan hệ giữa chủ sở hữu và người quản lý chưa rõ, theo Tiến sỹ Trần Tiến Cường nhận xét “…thực tế ở nước ta hiện nay vẫn là chia sẻ trách nhiệm. Khi xảy ra sự cố, người điều hành doanh nghiệp thường đẩy trách nhiệm lên trên. Như vậy, người trực tiếp điều hành vừa không đủ quyền tự chủ lại không phải chịu trách nhiệm về kết quả điều hành của mình dẫn đến tình trạng cha chung không ai khóc”
Quá ưu ái các tập đoàn Nhà nước. Với vai trò là cơ quan quản lý tối cao nhất, Nhà nước nỗ lực xây dựng môi trường bình đẳng cho các loại hình kinh doanh trong một sân chơi chung nhưng sự ưu ái với các công ty do mình sở hữu mà tập đoàn Nhà nước là một trong số đó hiện vẫn tồn tại bằng nhiều hình thức, từ cho vay, đầu tư vốn, trách nhiệm xã hội…đến những biện pháp thiếu kiên quyết trong xử phạt.