Thực Trạng Chất Lượng Tín Dụng Đối Với Ngành Công Nghiệp Hỗ Trợ Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam


Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


4.1. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

4.1.1. Tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với ngành công nghiệp hỗ trợ


Bảng 4.1. Tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với ngành công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2011-2020


Đơn vị: %


Năm/ Ngành

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

CNHT ngành ô tô

8

8

10

12

20

22

23

23

24

23

CNHT ngành xe máy

14

14

16

17

19

19

22

22

22

20

CNHT ngành cơ khí chế tạo

23

23

23

25

24

26

26

24

23

19

CNHT ngành dệt may

32

34

35

35

37

37

35

32

32

28

CNHT ngành da giày

33

33

33

35

37

37

38

38

39

35

CNHT ngành điện tử - tin học

8

8

9

9

11

12

9

9

9

8

CNHT ngành công nghệ cao

2

2

4

3

5

7

8

10

12

10

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng tín dụng đối với ngành công nghiệp hỗ trợ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 11

Nguồn: Ngân hàng nhà nước.[45] Bảng 4.1 cho thấy, trong giai đoạn 2011- 2020, tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với CNHT ngành Ô tô tại Việt Nam có xu hướng tăng lên khá cao, năm 2011 là 8% nhưng đến năm 2019 là 24%. Tuy nhiên, đến năm 2020 có sự sụt giảm do ảnh hưởng của Covid -19.

(Ngân hàng nhà nước 2011-2020), [45]


Giai đoạn 2011- 2015, CNHT trong ngành ô tô tại Việt Nam chưa thực sự được quan tâm phát triển, các doanh nghiệp CNHT ngành ô tô mới chỉ sản xuất được những phần linh kiện đơn giản như: khung gầm xe, vỏ cabin, thùng xe, săm lốp, cửa xe, dây dẫn điện, bộ tản nhiệt, dây phanh, bóng đèn, lót sàn… Chưa đủ năng lực và trình độ để sản xuất các linh kiện, bộ phận đòi hỏi công nghe cao như hệ thống điện tử điều khiển, hệ thống khung treo, các linh kiện động cơ… Đến năm 2015, Bộ Công Thương nghiên cứu sửa đổi Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 3/11/2015 của Chính phủ về phát triển CNHT được xem là bước đệm để thúc đẩy CNHT ngành ô tô phát triển, NHNN đã chú trọng vào việc cung ứng vốn cho CNHT ngành ô tô trong giai đoạn 2015 -2019, nhằm thực hiện đường lối, chủ trương


của Chính phủ là sản xuất là lắp ráp ô tô nội địa, do đó tốc độ tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2015 -2019 có xu hướng tăng lên, nhưng đến năm 2020 tốc độ tăng trưởng tín dụng có xu hướng giảm do ảnh hưởng của Covid-19. (Bộ Công thương 2011-2020), [2]

CNHT ngành Xe máy trong giai đoạn 2011 -2020, có tốc độ tăng trưởng tín dụng ổn định, năm 2011 có tốc độ tăng trưởng tín dụng là 14%, năm 2019 tăng lên 22%, năm 2020 giảm xuống còn 20% so với năm trước. (Ngân hàng nhà nước 2011-2020), [45]

Theo báo cáo của Bộ Giao thông vân tải Việt Nam năm 2019, Việt Nam có lượng phương tiện giao thông chiếm tới 90% là xe máy. Do đó, số lượng doanh nghiệp CNHT tham gia vào thị trường sản xuất và lắp ráp xe máy ngày càng nhiều, khoảng gần 90 doanh nghiệp, Cụ thể là các tập đoàn lớn đến từ Đài Loan, Italia, Nhật Bản... Để thúc đẩy phát triển CNHT ngành xe máy trong thời gian tới thì nguồn vốn tín dụng từ các NHTM Việt Nam là yếu tố quan trọng nhằm hỗ trợ phát triển CNHT ngành xe máy. (Bộ Công thương 2011-2020), [2]

CNHT ngành Cơ khí chế tạo trong giai đoạn 2011 -2020, có tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm dần, năm 2011 có tốc độ tăng trưởng tín dụng là 23%, năm 2016 và năm 2017 có tỗ độ tăng trưởng tín dụng là 26%, nhưng đến năm 2019 giảm xuống còn 23%, do tác động của Covid -19 tốc đọ tăng trưởng tín dụng giảm xuống còn 19%. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tốc độ tăng trưởng tín dụng có xu hướng giảm đối với CNHT ngành cơ khí chế tạo là các doanh nghiệp CNHT ngành cơ khí chế tạo gặp khó khăn trong công nghệ sản xuất các thiết bị đồng bộ, các linh kiện cơ khí công nghệ cao cho ngành ô tô. (Ngân hàng nhà nước 2011-2020), [45]

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, trong thời gian qua “thị trường của các sản phẩm này là các ngành hạ nguồn chưa phát triển đủ mạnh để tạo hiệu ứng lan tỏa phát triển CNHT. Các hãng sản xuất sản phẩm cơ khí cuối cùng cũng như doanh nghiệp CNHT vẫn phải nhập khẩu thép chế tạo phục vụ nhu cầu sản xuất linh kiện, thiết bị. Bên cạnh đó, thị trường các sản phẩm hạ nguồn chính (ô tô, thiết bị đồng bộ, công nghiệp công nghệ cao) còn kém phát triển cũng đã hạn chế khả năng phát triển của lĩnh vực này và có nhiều doanh nghiệp CNHT ngành cơ khí chế tạo phải đóng cửa hoạt động trong giai đoạn 2018 – 2020”. (Bộ Công thương 2011-2020), [2]

CNHT ngành Dệt may có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao trong giai đoạn 2011 - 2016, nhưng có xu hướng giảm trong giai đoạn 2017-2020. CNHT ngành dệt may là ngành

71


chiếm ưu thế tại Việt Nam và giữ vững thị trường dệt may lớn trên thế giới, các NHTM đã đầu tư nguồn vốn lớn cho phát triển CNHT ngành dệt may. Tuy nhiên, trong thời gian qua, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam có xu hướng chững lại và giảm dần, một trong những nguyên nhân là công nghệ sản xuất lạc hậu, dẫn đến năng lực cạnh tranh thấp hơn các nước khác trên thế giới. Bên cạnh đó việc chịu ảnh hưởng lớn từ đại dịch Covid - 19, các nước thực hiện đóng băng xuất nhập khẩu có thời hạn nhằm hạn chế lây lan của Covid -19 làm cho CNHT ngành dệt may trong thời gian qua gần như ngừng hoạt động. Để thúc đẩy phát triển CNHT ngành dệt may cần phải có nguồn vốn lớn để thay đổi công nghệ sản xuất. (Bộ Công thương 2011-2020), [2]

CNHT ngành Da giày trong giai đoạn 2011 - 2020, có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhất trong các ngành CNHT tại Việt Nam. Năm 2011 đạt 33%, đến năm 2019 tăng lên 39%, nhưng đến năm 2020 giảm xuống còn 35%, năm 2020 có tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Theo Viện Nghiên cứu Da - Giày Việt Nam, hiện ngành da giày Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước.

Những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu của ngành luôn đạt mức tăng trưởng cao. Tuy nhiên, giá trị gia tăng và thực thu ngoại tệ của ngành này lại thấp. Bởi năng suất lao động thấp, phần nguyên, phụ liệu nhập khẩu lớn, nên trong tổng giá trị giày dép xuất khẩu chỉ có khoảng 10% giá trị một đôi giày là của Việt Nam, còn tới 90% của nước ngoài. Ngành da giày là ngành thời trang và luôn có sự thay đổi. Do đó các chính sách cần linh hoạt và phù hợp với thực tiễn trong nước và thế giới. (Bộ Công thương 2011-2020), [2]

CNHT ngành Điện tử - tin học trong giai đoạn 2011 - 2020, có tốc độ tăng trưởng tín dụng khá thấp. Giai đoạn 2011 - 2016 có tốc độ tăng trưởng tín dụng giao động từ 8%- 16%, giai đoạn 2017 - 2020 có xu hướng giảm. Điều này cho thấy các NHTM Việt Nam chưa thật sự chú trọng vào cho vay đối với các doanh nghiệp CNHT ngành điện tử - tin học.

Tuy nhiên, trong giai đoạn 2016 - 2020, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ hơn, thể hiện qua sự thành công của các doanh nghiệp như Vingroup, BKAV, Viettel… là các doanh nghiệp đầu chuỗi cung ứng sản phẩm điện tử, tin học. Để phát triển hơn nữa CNHT ngành điện tử - tin học thì các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp

72


này cần được khơi thông và có sự đầu tư lớn về nguồn vốn cũng như gia tăng nguồn cung tín dụng cho các doanh nghiệp trong ngành CNHT. (Bộ Công thương 2011-2020), [2]

CNHT ngành Công nghệ cao trong giai đoạn 2011 -2020, có tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong tất cả các ngành CNHT tại Việt Nam, dao động từ 2%-12%.

Hiện nay, tại Việt Nam đã có sự xuất hiện của doanh nghiệp CNHT ngành công nghệ cao như: Canon, Microsoft, Foxconn, các nhà cung cấp FDI và các doanh nghiệp vệ tinh và đặc biệt là công ty Samsung. Năm 2012, tại Bắc Ninh có khoảng 126 doanh nghiệp CNHT, đã đóng góp 14,6% cho giá trị sản xuất công nghiệp tại địa phương và đến năm 2016 đã có 430 doanh nghiệp CNHT, tạo ra khoảng 29% giá trị sản xuất công nghiệp cho Bắc Ninh. Trong 430 doanh nghiệp CNHT, có 162 doanh nghiệp trong ngành điện, điện tử. Để tiếp tục thúc đẩy CNHT ngành công nghệ cao, Nhà nước cần có các nhóm giải pháp mang tính thực thi nhằm tạo bước đột phá phát triển CNHT, như việc thiết lập đầu mối và tổ chức hạ tầng khu, cụm công nghiệp nhằm đáp ứng cho tất cả các doanh nghiệp có các quy mô hoạt động khác nhau. Bên cạnh đó, cần xây dựng và bổ sung cơ chế, chính sách và cải cách thủ tục hành chính lien quan đến lĩnh vực CNHT. (Bộ Công thương 2011-2020), [2]

4.1.2. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu đối với doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ


Bảng 4.2. Tỷ lệ nợ xấu đối với doanh nghiệp CNHT giai đoạn 2011-2020

Đơn vị: %


Năm/ Ngành

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

CNHT ngành ô tô

5

5

5

7

8

11

13

13

14

17

CNHT ngành xe máy

7

8

8

7

7

9

10

11

11

15

CNHT ngành cơ khí chế tạo

12

13

13

13

15

16

16

18

21

24

CNHT ngành dệt may

13

13

13

15

16

17

18

20

20

30

CNHT ngành da giày

14

14

14

16

17

17

21

21

23

32

CNHT ngành Điện tử - TH

1

1

2

3

3

3

5

5

5

8

CNHT ngành công nghệ cao

2

2

2

4

4

4

5

5

5

9

Nguồn: Ngân hàng nhà nước [45] Bảng 4.2 cho thấy tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn 2011 - 2020 có xu hướng tăng cao trong toàn bộ các doanh nghiệp CNHT. Tỷ lệ nợ xấu cao nhất là CNHT ngành Da giày, tiếp đến là CNHT ngành Cơ khí chế tạo, CNHT ngành Dệt may. Đây là các ngành CNHT

73


chịu ảnh hưởng lớn từ đại dịch Covid-19, khi thế giới hạn chế về ngoại thương để tránh lây lan dịch Covid-19. (Ngân hàng nhà nước 2011-2020), [45]

Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia năm 2020, các NHTM Việt Nam đã chủ động trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp CNHT như cho vay với lãi suất ưu đãi, thời hạn cho vay phù hợp với chu kỳ sản xuất của doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp trong tham gia cụm liên kết ngành và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, ngành CNHT Việt Nam trong thời gian qua còn thiếu và yếu về vốn, nhân lực và trình độ công nghệ, tỷ lệ nội địa hóa thấp mà chủ yếu là làm theo đơn đặt hàng của đối tác nước ngoài khi họ cung ứng toàn bộ về nguyên vật liệu, công nghệ. Trong bối cảnh đại dịch Covid -19 diễn ra phức tạp, tính đến cuối năm 2020, đã có 5.500 DNNVV hoạt động trong lĩnh vực CNHT đã chấm dứt hoạt động, các doanh nghiệp này có vay vốn ngân hàng và làm tăng tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng trong năm 2020. (Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, 2020), [65].

Đối với các doanh nghiệp CNHT có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao thì có tỷ lệ nợ xấu tăng cao tương ứng trong giai đoạn 2011 - 2020. Ngành CNHT chịu sự tác động lớn từ sự thay đổi về khoa học công nghệ, chính sách thương mại trong nước và nước ngoài. Do đó, khi ngân hàng xem xét cho vay vốn đối với các doanh nghiệp CNHT thì cán bộ tín dụng cần có trình độ chuyên môn về lĩnh vực CNHT và khả năng dự đoán xu thế phát triển ngành CNHT trong tương lai để hạn chế được các rủi ro tín dụng có thể xảy ra. (Ngân hàng nhà nước 2011 - 2020), [45]

4.1.3. Chỉ tiêu tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Biểu đồ 4.1 cho thấy tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD đối với doanh nghiệp CNHT giai đoạn 2011-2020 có xu hướng tăng lên, năm 2011 có tỷ lệ là 12%, năm 2019 có tỷ lệ là 39%, năm 2020 tăng lên 45%. Các nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD đối với doanh nghiệp CNHT giai đoạn 2011-2020 tăng cao là do:

Sự thay đổi về chính sách phát triển ngành CNHT trong giai đoạn 2011- 2020, bắt đầu từ năm 2011 Việt Nam mới đưa ra quan điểm thống nhất về CNHT. Tuy nhiên, khi đi vào thực tiễn thì chưa có sự phân chia rõ ràng trong từng cấp độ phát triển CNHT. Giai đoạn 2011 -2020 có nhiều chính sách về phát triển CNHT nhưng khi đi vào thực thi thì gặp nhiều khó khăn và vướng mắc. Do đó, khi các ngân hàng thực hiện cho vay vốn đối với


các doanh nghiệp CNHT gặp nhiều rủi ro do từ chính sách phát triển CNHT mà ngân hàng là đầu mối cung ứng vốn cho doanh nghiệp. (Ngân hàng nhà nước 2011-2020), [45]

50

45

45

40

35

30

25

39

32

26

21

23

20

15

10

5

0

12

14

15

17

2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Đơn vị: %













Nguồn: Ngân hàng nhà nước [45]


Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD đối với doanh nghiệp CNHT giai đoạn 2011-2020

Việc trích lập dự phòng RRTD của NHTM phải tuân thủ theo Thông tư 09/2014/TT

– NHNN ngày 18/03/2014, “Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN, tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD cụ thể đối với từng nhóm nợ: Nhóm 1: 0%; Nhóm 2: 5%; Nhóm 3: 20%; Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100%. Mức trích lập dự phòng chung: Số tiền dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4”. Như vậy, khi NHTM thực hiện phân loại nhóm nợ theo quy định này đối với các khoản cho vay doanh nghiệp CNHT thì tỷ lệ ở nhóm 3, 4 và 5 cao và tỷ lệ nợ xấu tập trung chủ yếu vào CNHT ngành cơ khí chế tạo, ngành dệt may, da giày và chi phí dự phòng RRTD cũng tăng cao sau từ giai đoạn 2015 - 2020 sau khi thực hiện việc trích lập dự phòng theo TT39/2014/TT-NHNN. (Ngân hàng nhà nước, 2014), [39]

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid -19, đã làm cho tỷ lệ nợ xấu tăng lên, ngân hàng đã thực hiện trích lập dự phòng cao để phù hợp với thực tiễn. Và trong bối cảnh này, NHNN đã ban hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN, “Quy định về việc Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid -19 nhằm hỗ trợ khách hàng vay vốn tại ngân hàng vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19”. (Ngân hàng nhà nước, 2020), [ 44]


4.1.4. Chỉ tiêu tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng đối với ngành công nghiệp hỗ trợ

45

40

35

30

25

20

15

10

5

0

40

42

39

33

35

36

38

28

29

32

2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Đơn vị: %


































Nguồn: Ngân hàng nhà nước [45]


Biểu đồ 4.2. Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng đối với ngành CNHT giai đoạn 2011 – 2020

Biểu đồ 4.2 cho thấy tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng đối với ngành CNHT giai đoạn 2011- 2020 có sự tăng lên đáng kể. Năm 2011, tỷ trọng này chiếm 28%, năm 2019 chiếm 42% trong tổng thu nhập của NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid -19, tỷ trọng này giảm xuống còn 39% trong năm 2020. (Ngân hàng nhà nước 2011-2020), [45]

Theo báo cáo của Bộ Công thương Việt Nam 2020, nguồn vốn tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp CNHT chủ yếu tập trung ở khâu sản xuất, đây là khâu quan trọng trong sản xuất của ngành CNHT. Tuy nhiên, hiện nay yếu tố đầu vào của doanh nghiệp CNHT đang rất thiếu ở Việt Nam, các nguyên vật liệu chủ yếu do nước ngoài (phía đối tác) cung ứng và khi sản xuất ra sản phẩm tiêu dùng cuối cùng thì chủ yếu được đối tác sử dụng. Đây là hạn chế lớn nhất của ngành CNHT Việt Nam, khi tỷ lệ nội địa hóa rất thấp, chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng giá trị sản phẩm. Nếu doanh nghiệp CNHT có thêm nguồn vốn tín dụng ngân hàng để chủ động về nguyên vật liệu đầu vào sẽ giúp cho doanh nghiệp CNHT có nhiều lợi thế hơn trong cạnh tranh và tăng tỷ lệ nội địa hóa, từ đó tăng thu nhập cho doanh nghiệp. Thiết nghĩ ngân hàng cần có những chính sách thực tiễn và linh hoạt hơn đối với từng ngành CNHT, giúp cho doanh nghiệp có thêm nguồn vốn từ việc chuẩn bị nguyên vật liệu đầu vào – sản xuất – cung ứng sản phẩm cuối cùng. Khi


doanh nghiệp CNHT chủ động trong sản xuất và tiêu thụ thì khả năng thành công cao và đáp ứng được các quy định về hợp đồng tín dụng ngân hàng. (Bộ Công Thương, 2020), [4]


4.2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT tại các NHTM Việt Nam, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả dựa trên giá trị trung bình (MEAN) từ các đánh giá thông qua bảng hỏi của 600 cán bộ, nhân viên đang làm việc tại các NHTM Việt Nam kết hợp với số liệu thứ cấp được tác giả thu thập từ các báo cáo thường niên của các Bộ Công thương, Hiệp hội CNHT Việt Nam, Ngân hàng nhà nước, các Ngân hàng thương mại… trong giai đoạn 2011 - 2020. Sau đó tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng chạy dữ liệu trên phần mềm hỗ trợ SPSS 25 để phân tích thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT tại các NHTM Việt Nam. Và để đảm bảo sự logic giữa mô hình nghiên cứu với nội dung phân tích thực trạng, tác giả sẽ sử dụng 11 yếu tố trong mô hình nghiên cứu để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT tại các NHTM Việt Nam.

4.2.1. Đánh giá điểm trung bình các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với ngành công nghiệp hỗ trợ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

4.2.1.1. Về chính sách tín dụng của ngân hàng

Bảng 4.3. Điểm trung bình các thang đo đánh giá về CSTD của ngân hàng

Đơn vị: Điểm


Chính sách tín dụng (Min 1 – Max 5)

Điểm TB

CSTD_1

Khi xây dựng CSTD đối với ngành CNHT luôn đáp ứng được

tính thực tiễn.

3,18

CSTD _2

CSTD rõ ràng, phù hợp với điều kiện thực tế của NH

3,27

CSTD _3

CSTD được quy định rất rõ ràng, cụ thể.

3,15

CSTD _4

CSTD được điều chỉnh linh hoạt, kịp thời khi có sự thay đổi về

chính sách hỗ trợ nguồn vốn cho ngành CNHT

3,27

Ngày đăng: 14/04/2023