Điểm Trung Bình Các Thang Đo Đánh Giá Về Quy Trình Tín Dụng Của Ngân Hàng


CSTD _5

CSTD phù hợp với chính sách của nhà nước về hỗ trợ nguồn

vốn cho ngành CNHT.

3,56

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng tín dụng đối với ngành công nghiệp hỗ trợ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 12

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả


Bảng 4.3 cho thấy điểm trung bình của Chính sách tín dụng giao động từ 3,15 đến 3,56. Đây là mức điểm khá cao mà nhân viên ngân hàng đánh giá Chính sách tín dụng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT tại ngân hàng trong thời gian qua.

Trong giai đoạn 2011 - 2020, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, NHNN đã xây dựng định hướng tăng trưởng tín dụng hàng năm, có sự điều chỉnh theo thực tế, đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, nhằm đảm bảo cung ứng đủ vốn cho ngành CNHT, góp phần đạt được mục tiêu phát triển ngành CNHT Việt Nam. Cùng với đó, NHNN cũng đã chỉ đạo các NHTM phải nghiên cứu các giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng và cần tập trung phân bổ tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực được ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn tín dụng cho doanh nghiệp CNHT. Đồng thời, NHNN cũng chỉ đạo các NHTM tích cực triển khai những chương trình, những chính sách tín dụng đặc thù như là cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch và cho vay đối với doanh nghiệp CNHT.

Bên cạnh đó, NHNN cũng nghiên cứu triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng của người dân và doanh nghiệp. NHNN đã phối hợp và chỉ đạo các NHTM phải nghiên cứu đổi mới quy trình, rút ngắn thời gian thẩm định và giải quyết cho vay theo hướng bãi bỏ các thủ tục hành chính không phù hợp, nâng cao khả năng thẩm định, giải quyết nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp nhanh, gọn, song vẫn đảm bảo an toàn vốn vay. Đồng thời, NHTM cũng cần cắt giảm các khoản phí, chi phí không cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng phục vụ sản xuất, kinh doanh.

NHTM cần xây dựng quy trình thu thập dữ liệu và khai thác thông tin khách hàng để đánh giá tín nhiệm, hoạt động kinh doanh của khách hàng để qua đó nâng cao hiệu quả thẩm định và đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng vay. NHTM cần xem xét tăng cường khả năng cho vay không có bảo đảm bằng tài sản nhằm giải quyết khó khăn về tài sản đảm bảo, thúc đẩy hoạt động kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.


4.2.1.2. Về Quy trình tín dụng của ngân hàng

Bảng 4.4. Điểm trung bình các thang đo đánh giá về Quy trình tín dụng của ngân hàng


Đơn vị: Điểm


Quy trình tín dụng (Min 1 – Max 5)

Điểm TB

QTTD_1

QTTD được quy định một cách rõ ràng, chi tiết dễ hiểu, dễ thực

hiện.

3,13

QTTD _2

Các chi nhánh thuộc hệ thống NHTM luôn thể hiện sự tuân thủ

cao đối với QTTD.

3,21

QTTD _3

QTTD thể hiện sự logic, phù hợp với thực tiễn.

4,40

QTTD _4

QTTD của NHTM đảm bảo an toàn theo quy định của NHNN.

4,37

QTTD _5

QTTD có sự khác biệt đối với từng ngành CNHT

3,81

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả

Bảng 4.4 cho thấy Quy trình tín dụng ngân hàng có mức điểm trung bình cao, giao động từ 3,13 đến 4,40. Trong đó, thang đo về Quy trình tín dụng thể hiện sự logic, phù hợp với thực tiễn được đánh giá cao nhất với mức điểm là 4,40. Tiếp đến là thang đo Quy trình tín dụng của NHTM đảm bảo an toàn theo quy định của NHNN có mức điểm 4,37.

Quy trình tín dụng là một chuỗi công việc của cán bộ tín dụng tính từ khi tiếp nhận hồ sơ khách hàng doanh nghiệp CNHT đến thu hồi nợ và kết thúc hợp đồng tín dụng. Do đó, việc thực hiện quy trình tín dụng logic, phù hợp với thực tiễn là hết sức cần thiết do ngành CNHT là ngành đặc thù của ngành công nghiệp. Tuy nhiên, việc đưa ra quy trình tín dụng phù hợp với thực tiễn của doanh nghiệp CNHT nhưng phải đảm bảo an toàn theo quy định của NHNN và của ngân hàng để tránh rủi ro trong hoạt động tín dụng.

4.2.1.3. Về Năng lực quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng

Bảng 4.5. Điểm trung bình các thang đo đánh giá về Năng lực quản lý RRTD của NH


Đơn vị: Điểm


Năng lực quản lý rủi ro (Min 1 – Max 5)

Điểm TB

QLRR_1

Có khả năng phát hiện sớm các RRTD

3,01

QLRR _2

Nắm bắt kịp thời và hiểu rõ các cơ chế, chính sách, các qui

trình thực hiện các nghiệp vụ.

3,43

QLRR _3

Có năng lực phân tích và đo lường RRTD

2,69

QLRR _4

Có kinh nghiệm và đạo đức trong nghiệp vụ quản lý RRTD

3,54


QLRR _5

Khả năng kiểm soát và phòng ngừa rủi ro của NH là tốt

3,35

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả

Bảng 4.5. cho thấy mức điểm trung bình các thang đo giao động từ 2,69 đến 3,54 điểm. Trong đó, thang đo về Có kinh nghiệm và đạo đức trong nghiệp vụ quản lý rủi ro tín dụng có mức điểm trung bình cao nhất là 3,54 điểm. Kinh nghiệm trong quản lý RRTD có ảnh hưởng lớn đến quản lý RRTD. Nhằm hạn chế RRTD, thì cán bộ quản lý RRTD phải có kinh nghiệm nhưng đồng thời cũng cần có đạo đức tốt thì mới hy vọng hạn chế các RRTD có thể xảy ra. Một thực trạng hiện nay là kỹ năng phân tích và đo lường rủi ro đối với nhà quản lý RRTD đang còn yếu và thiếu, đặc biệt là trong điều kiện mà các ngân hàng đang có xu hướng áp dụng các kỹ thuật phân tích RRTD theo chuẩn của Basel II. Qua báo cáo của các ngân hàng thí điểm thực hiện theo Basel II cho thấy, hiện tại các ngân hàng Việt Nam phải đi thuê các chuyên gia tư vấn về thực hiện theo Basel II.

Những nhận định trên phản ánh được thực tế về chất lượng nhân sự quản lý của ngân hàng, khi mà ngân hàng đều chú trọng tới việc lựa chọn nhân sự có trình độ, kinh nghiệm, thể hiện được năng lực trong thực tế công việc một cách xuất sắc cho các vị trí quản lý cấp cao. Do đó, năng lực quản trị của nhân sự cấp cao của ngân hàng chắc chắn sẽ tốt hơn. Điểm hạn chế về sự quan tâm của lãnh đạo tới chất lượng tín dụng cũng có thể được hiểu do nghiệp vụ ngân hàng có nhiều mảng, việc tập trung nhiều tới hoạt động tín dụng là khó đối với cấp quản lý, khi phải quản lý rất nhiều mặt, nhiều nghiệp vụ...

4.2.1.4. Về Hệ thống thông tin khách hàng của ngân hàng


Bảng 4.6. Điểm trung bình các thang đo đánh giá về Hệ thống thông tin khách hàng của ngân hàng


Đơn vị: Điểm


Hệ thống thông tin khách hàng (Min 1 – Max 5)

Điểm TB

TTKH_1

Có nguồn thông tin đa dạng, đầy đủ, có nguồn gốc rõ ràng.

3,35

TTKH _2

Nguồn thông tin để xử lý tín dụng là chính xác, đảm bảo độ tin

cậy.

3,26

TTKH _3

Bộ phận thu thập và xử lý thông tin làm việc hiệu quả.

3,41

TTKH _4

Có quy định rõ ràng về trách nhiệm của từng cá nhân đối với

công việc thu thập và xử lý thông tin.

2,88

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả


Bảng 4.6. cho thấy điểm trung bình các nhân tố về thang đo về Hệ thống thông tin khách hàng của ngân hàng ở mức khá, từ 2,88 đến 3,41 điểm. Thang đo “Có quy định rõ ràng về trách nhiệm của từng cá nhân đối với công việc thu thập và xử lý thông tin” có điểm trung bình là thấp.

Điểm yếu quan trọng nhất đối với thông tin khách hàng chính là nguồn thông tin thiếu tính tin cậy, chính xác. Khi phần lớn ngân hàng dựa vào các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chưa kiểm toán, các thông tin về dự án được cung cấp từ phía người vay, do đó rủi ro tín dụng là khá cao. Bên cạnh đó, việc quy định một cách cụ thể đối với trách nhiệm của các cá nhân liên quan về thông tin khách hàng được ngân hàng sử dụng là chưa tốt, do đó kéo theo nhiều nhân viên không thể hiện hết trách nhiệm trong việc thu thập, xử lý thông tin khách hàng. Đánh giá về tính đầy đủ, đa dạng của nguồn thông tin mà ngân hàng sử dụng, mức điểm cũng chỉ đạt 3,35 và hiệu quả hoạt động của bộ phận thu thập, xử lý thông tin tín dụng cũng có mức điểm 3,41. Điều này càng cho thấy, hiện nay còn nhiều vấn đề hạn chế về thông tin khách hàng của ngân hàng.

4.2.1.5. Về Đổi mới và ứng dụng khoa học công nghệ của doanh nghiệp CNHT


Bảng 4.7. Điểm trung bình các thang đo đánh giá về Đổi mới, ứng dụng Khoa học và Công nghệ của doanh nghiệp CNHT


Đơn vị: Điểm


Đổi mới và ứng dụng KHCN của DN CNHT (Min 1 – Max 5)

Điểm TB

KHCN_1

Chi phí đầu tư cho đổi mới và ứng dụng KHCN của DN

CNHT phù hợp

3,21

KHCN _2

DN CNHT luôn có xu hướng nắm bắt kịp thời về KHCN vào

sản xuất kinh doanh.

3,49

KHCN 3

DN CNHT ứng dụng KHCN một cách linh hoạt

3,19

KHCN _4

DN CNHT có sản phẩm ứng dụng KHCN đáp ứng với xu

hương nội địa hóa và quốc tế hóa.

3,17

KHCN _5

DN CNHT có sự liên kết với nước ngoài về đổi mới và ứng

dụng KHCN vào sản xuất kinh doanh.

3,13

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của tác giả


Bảng 4.7 cho thấy điểm trung bình về thang đo “Đổi mới, ứng dụng Khoa học và Công nghệ của doanh nghiệp CNHT” ở mức khá, giao động từ 3,13 đến 3,49 điểm. Từ

81


thực tế trong thời gian qua cho thấy Nhà nước, mà trọng tâm là Bộ Công Thương đã quan tâm và tích cực triển khai các chương trình thúc đẩy phát triển CNHT. Các doanh nghiệp CNHT Việt Nam được tạo điều kiện để áp dụng các tiêu chuẩn, hệ thống quản lý chất lượng hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao độ tin cậy và từng bước đủ điều kiện để tham gia vào chuỗi sản xuất cung ứng toàn cầu.

Theo Thống kê của Bộ Công Thương, “số doanh nghiệp đang hoạt động trong CNHT chiếm gần 4,5% tổng số doanh nghiệp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; tạo việc làm cho hơn 600.000 lao động, tương đương 8% lao động toàn ngành chế biến, chế tạo với doanh thu thuần sản xuất, kinh doanh trong năm 2019 ước đạt hơn 990.000 tỷ đồng, đóng góp khoảng 13% tổng doanh thu toàn ngành chế biến, chế tạo...”.

Doanh nghiệp trong nước có thể được hưởng các chính sách hỗ trợ từ các chính sách của Nhà nước, từ hội nhập đến phát triển các ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Theo đó, những vấn đề lớn sẽ chú trọng vào cơ chế và chính sách của nhà nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ các doanh nghiệp, nhất là DNNVV, đổi mới và ứng dụng KHCN, nguồn nhân lực cũng như điều kiện tín dụng và tiếp cận thị trường. Những khuôn khổ chính sách và cơ chế của Chính phủ để hỗ trợ doanh nghiệp CNHT tiếp cận được với khoa học công nghệ vào sản xuất là hết sức cần thiết. (Bộ Công Thương 2011-2020), [ 2]

4.2.1.6. Về Kinh nghiệm quản lý điều hành của khách hàng của doanh nghiệp CNHT

Bảng 4.8. Điểm trung bình các thang đo đánh giá về Kinh nghiệm và năng lực quản lý điều hành của khách hàng của doanh nghiệp CNHT

Đơn vị: Điểm


Kinh nghiệm và năng lực quản lý điều hành của KH

(Min 1 – Max 5)

Điểm TB

KNQL_01

Nhà quản lý doanh nghiệp CNHT có trình độ chuyên môn về

ngành sản xuất kinh doanh.

2,98

KNQL _02

Nhà quản lý doanh nghiệp có đã từng làm vị trí quản lý điều

hành doanh nghiệp CNHT.

3,07

KNQL _03

Nhà quản lý doanh nghiệp có khả năng dự đoán xu thế phát

triển ngành công nghiệp trong tương lai

3,24

KNQL _04

Sự thay đổi tư duy, sáng tạo của nhà quản lý DN CNHT.

3,34


KNQL _05

Nhà quản lý doanh nghiệp thường xuyên học hỏi kinh nghiệm quản lý của các doanh nghiệp nước ngoài cùng lĩnh vực công

nghiệp.


3,00

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của tác giả

82


Bảng 4.8 cho thấy điểm trung bình thang đo Kinh nghiệm và năng lực quản lý điều hành của khách hàng của doanh nghiệp CNHT có mức điểm từ 2,98 đến 3,34 điểm. Để quản lý hiệu quả doanh nghiệp CNHT đòi hỏi nhà quản lý có trình độ chuyên môn về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Sự thành công của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào nhà quản lý, vì vậy doanh nghiệp CNHT cần phải thay đổi tư duy để phát triển. Việc phát triển một ngành CNHT cần nhiều thời gian và tiềm lực trong thời gian dài bởi đây là ngành gần như là khó nhất đối với Việt Nam hiện nay. Nhà quản lý doanh nghiệp CNHT đòi hỏi cao về chuyên môn, sự nhanh nhạy và sáng tạo, nắm bắt kịp thời xu thế phát triển CNHT trên thế giới thì mới có thể giữ vững và phát triển doanh nghiệp trong tương lai.

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã tổ chức nhiều Hội thảo, tọa đàm để trao đổi kinh nghiệm trong quan lý doanh nghiệp CNHT đã có nhiều chuyên gia đến từ các nước có ngành CNHT phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Mỹ… Tuy nhiên, tại Việt Nam, ngành CNHT đang khá mới mẻ nên để có được đội ngũ lãnh đạo đáp ứng kịp thời xu thế phát triển CNHT trên thế giới là khó khăn do hạn chế về trình độ quản lý, thiết bị, công nghệ… (Bộ Công Thương 2011-2020), [2]

4.2.1.7. Về Năng lực tài chính Khách hàng


Bảng 4.9. Điểm trung bình các thang đo đánh giá về Năng lực tài chính Khách hàng

Đơn vị: Điểm


Năng lực tài chính khách hàng (Min 1 – Max 5)

Điểm TB

NLTC_1

Vốn tự có của doanh nghiệp CNHT

3,27

NLTC _2

Vốn điều lệ của doanh nghiệp CNHT

3,11

NLTC _3

Vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp CNHT

3,22

NLTC _4

Khả năng trả nợ vốn vay ngân hàng của DN CNHT

3,38

NLTC _5

Lợi nhuận của hàng năm DN CNHT tăng lên

3,47

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của tác giả


Bảng 4.9 cho thấy năng lực tài chính của doanh nghiệp CNHT có mức điểm khá cao, từ 3,11 đến 3,47 điểm. Trong đó lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp CNHT tăng lên có mức điểm trung bình cao nhất là 3,47. Khi lợi nhuận của doanh nghiệp không ngừng tăng lên sẽ giúp cho doanh nghiệp thực hiện tốt các nghĩa vụ liên quan đến khoản vay ngân hàng.

83


Năng lực tài chính của doanh nghiệp CNHT thể hiện nội lực của doanh nghiệp, nó có vai trò quan trọng trong việc đánh giả khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tín dụng đối với ngân hàng. Năng lực tài chính của doanh nghiệp CNHT là yếu tố cơ bản quan trọng để tạo nên nguồn lực tài chính tổng thể và qua đó gia tăng điều kiện đầu tư sản xuất hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Theo báo cáo của Bộ Công thương năm 2020, toàn bộ các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNHT đều có sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng. Tuy nhiên, việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng để đáp ứng đủ cho nhu cầu đầu tư vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp CNHT hiện nay còn gặp nhiều khó khăn bởi nhiều nguyên nhân như: Giá trị tài sản đảm bảo không đạt yêu cầu; Tình hình tài chính được trình bày báo cáo tài chính không tốt và phương án kinh doanh không khả thi do đầu tư ban đầu quá lớn. (Bộ Công Thương, 2020), [2]

Cùng với tiến trình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, CNHT Việt Nam tuy đã có những bước tiến nhất định nhưng vẫn là ngành chậm phát triển, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong nước và nguyên nhân chủ yếu là sự thiếu hụt về nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp, hay nói cách khác là năng lực tài chính của doanh nghiệp CNHT Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực.

4.2.1.8. Về Phương án kinh doanh của Khách hàng


Bảng 4.10. Điểm trung bình các thang đo đánh giá về Phương án kinh doanh KH

Đơn vị: Điểm


Phương án kinh doanh của Khách hàng

(Min 1 – Max 5)

Điểm TB

PAKD_1

DN CNHT luôn có phương án kinh doanh hiệu quả.

3,25

PAKD _2

DN CNHT có phương án kinh doanh đúng với mục tiêu nguồn

vốn vay NH đã được quyết định trong hồ sơ tín dụng.

3,16

PAKD _3

Phương án kinh doanh của DN CNHT phù hợp với thực tiễn.

3,73

PAKD _4

Phương án kinh doanh của DN CNHT cụ thể, rõ ràng.

3,31

PAKD _5

Phương án kinh doanh của DN CNHT đáp ứng với các mục tiêu,

chiến lược phát triển CNHT của Chính phủ.

3,38

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của tác giả

84


Bảng 4.10 cho thấy thang đo “Phương án kinh doanh của doanh nghiệp CNHT phù hợp với thực tiễn” có điểm trung bình cao nhất là 3,73 điểm. Tiếp đến là thang đo “Phương án kinh doanh của doanh nghiệp CNHT đáp ứng với các mục tiêu, chiến lược phát triển CNHT của Chính phủ” có điểm trung bình là 3,38 điểm. Phương án kinh doanh của doanh nghiệp CNHT có tác động lớn đến sự thành công của doanh nghiệp CNHT. Khi phương án kinh doanh đúng đắn, khả thi và phù hợp với các mục tiêu, chiến lược phát triển ngành CNHT sẽ giúp doanh nghiệp gặt hái được nhiều thành công.

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển CNHT Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, “CNHT sẽ đáp ứng khoảng 45% nhu cầu thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, 25% giá trị sản xuất công nghiệp; Tỷ trọng giá trị sản xuất của CNHT chiếm khoảng 30% giá trị sản xuất của công nghiệp chế biến, chế tạo; Hình thành các cụm nhóm tổ chức sản xuất sản phẩm CNHT, dựa trên tiềm năng và lợi thế so sánh của Việt Nam, gắn với xu thế hội nhập và phân công hợp tác quốc tế...” Xây dựng và phát triển CNHT bảo đảm thực hiện mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại... Trước hết các doanh nghiệp CNHT cần tập trung vào việc lập kế hoạch kinh doanh phù hợp, hiệu quả trong từng giai đoạn, đặc biệt là kế hoạch hỗ trợ tài chính phát triển CNHT đối với một số nhóm ngành ưu tiên như: Dệt may; Da giày; Điện tử - tin học; Sản xuất lắp ráp xe máy - ô tô và Cơ khí - chế tạo... (Bộ Công Thương 2011-2020), [2]

4.2.1.9. Về Chính sách phát triển Công nghiệp hỗ trợ

Bảng 4.11. Điểm trung bình các thang đo đánh giá về Chính sách phát triển CNHT

Đơn vị: Điểm


Chính sách phát triển CNHT (Min 1 – Max 5)

Điểm TB

CSPT_1

Chính phủ có chính sách nguồn vốn cho phát triển CNHT kịp thời.

3,48

CSPT_2

Có nhiều chính sách ưu đãi về nguồn vốn cho phát triển CNHT

3,43

CSPT_3

Các chính sách ưu đãi về thuế cho DN CNHT

3,32

CSPT_4

Có chính sách hỗ trợ cho các ngân hàng khi tham gia cung ứng vốn

cho DN CNHT

3,49

CSPT_5

Có cơ chế về hỗ trợ ngân hàng khi ngân hàng không thu hồi được

nợ khi cho vay DN CNHT

3,34

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của tác giả

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/04/2023