Điểm Trung Bình Các Thang Đo Đánh Giá Về Dn Tham Gia Cụm Liên Kết Ngành

85


Bảng 4.11 cho thấy thang đo về chính sách phát triển ngành CNHT được đánh giá cao, có mức điểm trung bình giao động từ 3,32 đến 3,49. Khi chính sách phát triển ngành CNHT đi vào thực tiễn, đặc biệt là chính sách ưu đãi về nguồn vốn, nhất là nguồn vốn vay ngân hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng cường thêm về tiềm lực tài chính.

Trong thời gian qua hệ thống cơ chế chính sách của Chính phủ, của NHNN, các Bộ/ Ngành đã và đang tập trung hỗ trợ rất tốt cho các doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV như Nghị định 39/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật Hỗ trợ DNNVV [16]; Nghị định 34/2018/NĐ-CP về Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV [17]; Nghị định 38/2018/NĐ-CP về đầu tư cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo [18]. Hệ thống cơ chế chính sách của NHNN về tiền tệ, tín dụng và lãi suất. Trong đó DNNVV là nhóm đối tượng ưu tiên trong tập trung vốn để sản xuất kinh doanh, hỗ trợ lãi suất vay (áp dụng trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng tiền đồng). Bên cạnh đó, các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; lĩnh vực xuất khẩu; CNHT và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao…được hỗ trợ bởi các chính sách tín dụng đối với lĩnh vực này của Chính phủ, của NHNH và từng địa phương có các chính sách về kích cầu đầu tư; CNHT và phát triển sản phẩm chủ lực; chính sách chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nông thôn.

Thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ và ưu tiên phát triển ngành này như: “Luật Đầu tư năm 2014 và Nghị định số 118/2015/NĐ-CP [9] hướng dẫn Luật Đầu tư đã quy định, CNHT là lĩnh vực được đặc biệt ưu đãi đầu tư tại Việt Nam. Các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với dự án đầu tư sản xuất sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển cũng đã được quy định tại Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế…” (Chính Phủ, 2014), [7]

Bên cạnh đó Chính phủ đã ban hành “Nghị định số 111/2015/ NĐ-CP về phát triển CNHT [8] với 06 ngành nghề được hỗ trợ, ưu đãi. Bao gồm: Dệt - may, da - giày, điện tử, sản xuất lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo, các sản phẩm CNHT cho công nghệ cao”. Trong Nghị này đã quy định cụ thể về các ưu đãi về thuế thu nhật doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và tín dụng. Trong đó, những DNNVV sản xuất sản phẩm CNHT thuộc danh mục các sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển còn được hưởng đãi về tín dụng đầu tư và tiền thuê đất…. Tiếp theo đó, Chương trình phát triển CNHT giai đoạn 2016 - 2025 của Nhà nước được thể hiện qua “Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18/1/2017” [13] và Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển CNHT được thể hiện trong “Quyết định số

86


10/2017/QĐ-TTg ngày 3/4/2017” [14] và “Thông tư số 29/2018/TT-BTC ngày 28/3/2018 Hướng dẫn lập, quản lý và sử dụng kinh phí Chương trình phát triển CNHT” [5]…

4.2.1.10. Về Doanh nghiệp tham gia cụm liên kết ngành


Bảng 4.12. Điểm trung bình các thang đo đánh giá về DN tham gia cụm liên kết ngành


Đơn vị: Điểm


DN tham gia cụm liên kết ngành

(Min 1 – Max 5)

Điểm TB

CLKN_1

DN CNHT tạo nên chuỗi giá trị từ khâu cung cấp nguyên vật

liệu sản xuất.

3,25

CLKN_2

DN CNHT tạo nên chuỗi giá trị sản phẩm tiêu dùng.

3,39

CLKN_3

DN CNHT tham gia các Hiệp hội của ngành CNHT

3,39

CLKN _4

DN CNHT đáp ứng quy mô sản xuất theo yêu cầu

3,48

CLKN_5

DN CNHT có thể là nhà cung cấp vật liệu thô, nhà sản xuất, nhà

phân phối khi tham gia cụm liên kết ngành.

3,43

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng tín dụng đối với ngành công nghiệp hỗ trợ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 13

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của tác giả


Bảng 4.12 cho thấy việc doanh nghiệp tham gia cụm liên kết ngành được đánh giá khá cao, trong đó thang đo về “Doanh nghiệp CNHT đáp ứng quy mô sản xuất theo yêu cầu” có mức điểm trung bình cao nhất là 3,48 điểm. Khi doanh nghiệp CNHT tham gia cụm liên kết ngành thì điều kiện về đáp ứng quy mô sản xuất theo yêu cầu là điều hết sức quan trọng để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động theo chuỗi.

Hiện nay, quy mô và năng lực của các doanh nghiệp CNHT còn nhiều hạn chế. Thể hiện số lượng các doanh nghiệp tham gia vào CNHT còn ít, năng lực sản xuất còn thấp, thiếu nguồn lực tài chính, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao và công nghệ để nâng cao năng suất. Các sản phẩm CNHT được sản xuất trong nước chủ yếu vẫn là linh kiện và các chi tiết đơn giản, có hàm lượng công nghệ trung bình thấp, có giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị sản phẩm. Nhưng điều này đã làm hạn chế số lượng doanh nghiệp tham gia vào cụm liên kết ngành.

Theo số liệu thống kê, hiện tỷ lệ doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn sản xuất đầu cuối tại Việt Nam vào cuối năm 2019 là 30%, tăng khá tốt so với con số hơn 10% vào cuối năm 2018. Quan trọng hơn, tiềm năng và cơ hội cho doanh nghiệp CNHT Việt tham gia chuỗi giá trị toàn cầu đang mở rộng bởi Việt Nam được

87


đánh giá sẽ là trung tâm sản xuất công nghiệp của khu vực trong tương lai gần. Các chuyên gia kinh tế cho rằng việc hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp, nhất là CNHT, chuyển đổi sản xuất, gia tăng tỉ lệ cung ứng nội địa là cần thiết nhằm thúc đẩy phát triển CNHT và góp phần thu hút, giữ chân các nhà đầu tư. ( Bộ Công thương 2011-2020), [2]

4.2.1.11. Về Doanh nghiệp CNHT tham gia mạng lưới Tập đoàn Đa Quốc gia


Bảng 4.13. Điểm trung bình các thang đo đánh giá về Doanh nghiệp CNHT tham gia mạng lưới Tập đoàn Đa Quốc gia


Đơn vị: Điểm


DN tham gia mạng lưới Tập đoàn Đa Quốc gia

(Min 1 – Max 5)

Điểm TB

TĐQG_1

DN CNHT có tham gia vào chi nhánh của mạng lưới TĐ ĐQG

3,33

TĐQG_2

DN CNHT có chiến lược kinh doanh dựa vào lợi thế cạnh

tranh của ngành.

3,49

TĐQG_3

Sản phẩm của DN CNHT đáp ứng được sự khác biệt của từng

quốc gia.

3,34

TĐQG_4

DN CNHT tạo nên uy tín và thương hiệu khi tham gia vào TĐ

ĐQG

3,23


TĐQG_5

DN CNHT hiểu rõ và nắm bắt kịp thời các hiệp định về kỹ thuật, các thoả thuận về marketing, việc hợp tác nghiên cứu,

các chương trình phát triển hợp tác quản lý...


3,38

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của tác giả

Bảng 4.13 cho thấy, mức điểm trung bình các thang đo về Doanh nghiệp CNHT tham gia mạng lưới Tập đoàn Đa Quốc gia giao động từ 3,23 điểm đến 3,49 điểm và đây là mức điểm khá cao, việc doanh nghiệp CNHT tham gia mạng lưới Tập đoàn Đa Quốc gia sẽ giúp cho doanh nghiệp CNHT có được uy tín, năng lực cạnh tranh trong nước và nước ngoài.

Theo thống kê của Bộ Công Thương năm 2019, “Việt Nam có 1.800 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện, trong đó chỉ có khoảng 300 doanh nghiệp tham gia mạng lưới sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia. Số doanh nghiệp đang hoạt động trong CNHT hiện chiếm gần 4,5% tổng số doanh nghiệp của ngành công nghiệp chế biến - chế tạo, tạo việc làm cho hơn 550.000 lao động”. (Bộ Công thương 2011-2020), [2]

Để đạt được mục tiêu của Chính phủ tại Nghị Quyết 115/NQ-CP năm 2020 là Đến năm 2025, doanh nghiệp Việt Nam có khả năng sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ


có tính cạnh tranh cao, đáp ứng được 45% nhu cầu thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng trong nội địa, chiếm khoảng 11% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp; năm 2030 đáp ứng 70% nhu cầu nội địa, chiếm khoảng 14% giá trị sản xuất công nghiệp” Bộ Công thương đã nghiên cứu và tham mưu cho Chính phủ xây dựng Luật CNHT và đồng thời tham mưu cho về điều chỉnh, sửa đổi những quy định còn vướng mắc, bất hợp lý trong Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 3/11/2015 liên quan đến CNHT [8].

4.2.2. Kết quả sàng lọc phiếu điều tra


Như đã trình bày trong phần phương pháp nghiên cứu, tác giả đã tiến hành điều tra, khảo sát từ 600 người là các cán bộ, nhân viên đang làm việc tại 20 NHTM Việt Nam với tỷ lệ số phiếu khảo sát được thể hiện ở bảng 4.14.

Bảng 4.14. Kết quả sàng lọc phiếu điều tra


STT

NGÂN HÀNG

SỐ

PHIẾU

TỶ LỆ

(%)

STT

NGÂN HÀNG

SỐ

PHIẾU

TỶ LỆ

(%)

1

VIETINBANK

40

6,7

11

KLB

30

5,0

2

BIDV

40

6,7

12

TECHCOMBANK

30

5,0

3

VCB

40

6,7

13

NAB

30

5,0

4

ACB

30

5,0

14

OCB

30

5,0

5

ABB

20

3,3

15

MB

20

3,3

6

BAC A BANK

20

3,3

16

SCB

30

5,0

7

LPB

30

5,0

17

SGB

30

5,0

8

EAB

30

5,0

18

SHB

30

5,0

9

SEABANK

30

5,0

19

VIETA BANK

30

5,0

10

MSB

30

5,0

20

EXIMBANK

30

5,0

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát

4.2.3. Kết quả phân tích mẫu điều tra


Dữ liệu thu được từ 600 phiếu điều tra hợp lệ sẽ được sử dụng để tiến hành phân tích, nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã đề ra. Sau khi tiến hành rà soát, “làm sạch” số liệu và xử lý dữ liệu sơ cấp qua phần mềm Excel, dữ liệu được nhập phần mềm SPSS 25 để tiến hành các phân tích và đánh giá. Kết quả quá trình phân tích được trình bày cụ thể ở các phần tiếp theo.


Bảng 4.15. Kết quả phân tích mẫu điều tra


Giới tính


Frequency

Percent


Valid

Nam

250

41,6

Nữ

350

58,4

Total

600

100

Độ tuổi


Frequency

Percent


Valid

Dưới 35 tuổi

200

33,3

Từ 35 tuổi – 45 tuổi

100

16,7

Từ 45 tuổi – 55 tuổi

200

33,3

Trên 55 tuổi

100

16,7

Total

600

100

Trình độ học vấn


Frequency

Percent


Valid

Trung cấp, Cao đẳng

50

8,3

Đại học

350

58,4

Thạc sĩ

190

31,6

Tiến sĩ

10

1,7

Total

600

100

Số năm làm việc ở ngân hàng



Frequency

Percent


Valid

Dưới 5 năm

90

15

Từ 5 năm – 10 năm

300

50

Từ 10 năm – 20 năm

100

16,7

Trên 20 năm

110

18,3

Total

600

100

Mức thu nhập


Frequency

Percent


Valid

Dưới 10 triệu

100

16,7

Từ 10 triệu – 15 triệu

100

16,7

Từ 15 triệu – 20 triệu

200

33,3

Trên 20 triệu

200

33,3

Total

600

100

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả

Số liệu trong bảng 4.15 cho thấy:


Về giới tính: Trong tổng mẫu 600 người được khảo sát có 250 người tham gia là nam giới (chiếm 41,6%) và 350 người tham gia là nữ giới (chiếm 58,4%). Như vậy, có ít


sự chênh lệch về số lượng nam giới và nữ giới tại các NHTM khi thực hiện khảo sát, điều này là hoàn toàn phù hợp với đặc thù của ngành ngân hàng ở Việt Nam.

Về độ tuổi: Theo kết quả khảo sát, số mẫu trong độ tuổi dưới 35 tuổi là 200 người, chiếm 33,3%; Tuổi từ 35 đến 45 là 100 người chiếm 16,7%; Độ tuổi từ 45 đến 55 là 200 người chiếm 33,3% và trên 55 tuổi là 100 người chiếm 16,7% tổng số lượng mẫu khảo sát. Với những con số trên có thể thấy, đội ngũ cán bộ, nhân viên tại các NHTM Việt Nam có độ tuổi khá trẻ, lao động này năng động, thích ứng nhanh với sự phát triển của công nghệ ngân hàng hiện đại.

Về trình độ học vấn: Đội ngũ cán bộ, nhân viên làm việc tại các NHTM Việt Nam chủ yếu là ở trình độ đại học với 350 người, chiếm 58,4%. Bên cạnh đó, trong mẫu khảo sát cũng có 50 người trình độ trung cấp, cao đẳng chiếm 8,3%; 190 người trình độ thạc sỹ chiếm 31,6% và 10 cán bộ có trình độ tiến sỹ chiếm tỷ lệ 1,7%.

Về thu nhập: cán bộ, nhân viên tại các NHTM Việt Nam có mức thu nhập khá cao chủ yếu trong khoảng 15-20 triệu và trên 20 triệu với 200 người, chiếm 33,3%. Với mức thu nhập như vậy là đảm bảo được cuộc sống cho người dân nếu so với các ngành nghề lĩnh vực kinh doanh khác hiện nay ở Việt Nam. Ngoài ra, số lao động có mức thu nhập dưới 10 triệu và 10 -15 triệu cũng chiếm tỷ lệ khá cao với 100 người (chiếm 16,7%).

4.2.4. Kết quả phân tích độ tin cậy và giá trị của thang đo


4.2.4.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo qua kiểm định Cronbach’s Alpha


Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha được sử dụng trước khi phân tích nhân tố khám phá EFA để loại các biến không phù hợp vì chúng có thể tạo ra các yếu tố giả. Tiêu chí áp dụng để đánh giá độ tin cậy của thang đo là các biến quan sát phải có hệ số tương quan biến – tổng (Corrected Item – Total Correlation) lớn hơn 0,3 và độ tin cậy Alpha của thang đo (Cronbach’s Alpha) lớn hơn 0,6. Trong các biến quan sát, sau khi loại trừ các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 (mức độ liên kết giữa từng biến đó trong nhân tố tương ứng với các biến còn lại thấp) gồm: QLRR3, TTKH4, KNQL1. Nghiên cứu tiến hành loại các biến này trong quá trình phân tích tiếp theo. Khi kiểm tra lại độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan của các biến còn lại ta thấy thang đo với các biến này đảm bảo độ tin cậy (Cronbach’s Alpha > 0,6).


Bảng 4.16: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo


Mã hoá

Mô tả biến

Cronbach’s alpha

Kết luận

CSTD

Chính sách tín dụng

0,721

Chấp nhận

QTTD

Qui trình tín dụng

0,632

Chấp nhận

QLRR

Quản lý rủi ro

0,724

Chấp nhận

TTKH

Thông tin khách hàng

0,77

Chấp nhận

KHCN

Khoa học công nghệ

0,654

Chấp nhận

KNQL

Kinh nghiệm quản lý

0,656

Chấp nhận

NLTC

Năng lực tài chính

0,614

Chấp nhận

PAKD

Phương án kinh doanh

0,611

Chấp nhận

CSPT

Chính sách phát triển

0,712

Chấp nhận

CLKN

Cụm liên kết ngành

0,653

Chấp nhận

TĐQG

Tập đoàn Đa quốc gia

0,773

Chấp nhận

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu

Kết quả kiểm định ở bảng 4.16 cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0,6 chứng tỏ thang đo được sử dụng đảm bảo độ tin cậy. (Phụ lục 06)

4.2.4.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA


Kết quả rút trích nhân tố của các biến quan sát được tổng hợp trong bảng 4.17.


Bảng 4.17: Kết quả ma trận xoay nhân tố


Kí hiệu

Ma trận xoay nhân tố

F1

F2

F3

F4

F5

F6

F7

F8

F9

F10

CLKN1

.802










CLKN2

.780










CLKN3

.767










CLKN5

.734










TĐQG4

.668










TĐQG5

.658











TĐQG1

.650










QLRR3


.802









QLRR2


.730









QLRR1


.686









QLRR4


.673









QLRR5


.663









NLTC1



.774








NLTC2



.692








NLTC3



.663








NLTC5



.637








NLTC4



.612








CSTD1




.676







CSTD2




.668







CSTD3




.600







CSTD4




.599







KHCN1





.719






KHCN5





.629






KHCN3





.601






KHCN4





.509






CSPT2






.829





CSPT4






.639





CSPT5






.615





CSPT3






.523





QTTD1







.716




QTTD3







.682




QTTD4







.656




KNQL1








.845



KNQL3








.818



KNQL2








.613



TTKH1









.674


TTKH2









.534


TTKH3









.486


PAKD1










.812

PAKD5










.728

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 14/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí