Quy trình tác nghiệp trong các hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng thông thường được tách bạch thành 3 chức năng:
- Front office: cán bộ tín dụng tìm kiếm khách hàng, đề xuất khởi tạo giao dịch với khách hàng và chuyển đến bộ phận tiếp theo
- Middle office: là bộ phận phân tích độc lập, phê duyệt giao dịch theo thẩm quyền hoặc trình cấp trên phê duyệt
- Back office: hỗ trợ các giao dịch front office, lưu trữ hồ sơ tài liệu giao dịch, theo dõi, báo cáo
Nếu áp dụng mô hình quản lý rủi ro phân tán, tức là từng bộ phận kinh doanh tự thực hiện nhiệm vụ quản lý rủi ro theo quy trình, hay nói cách khác các bộ phận kinh doanh đồng thời thực hiện các chức năng trên thì công tác quản lý rủi ro chưa thực sự phát huy hiệu quả, đây được xem như một sự vi phạm nguyên tắc quản lý rủi ro của một ngân hàng hiện đại.
Hoạt động quản lý rủi ro không đơn thuần chỉ là hoạt động của một bộ phận nào đó mà phải được nhìn nhận là mô hình hoạt động của toàn ngân hàng.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Một là, tình hình hoạt động cho vay ngoài hệ thống của Ngân hàng hợp tác chi nhánh Bắc Ninh thời gian qua như thế nào?
Hai là, thực trạng chất lượng tín dụng cho vay ngoài hệ thống của Ngân hàng hợp tác chi nhánh Bắc Ninh thời gian ra sao?
Ba là, Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cho vay ngoài hệ thống của Ngân hàng hợp tác chi nhánh Bắc Ninh?
Bốn là, các giải pháp nào để nâng cao chất lượng tín dụng hoạt động cho vay ngoài hệ thống tại Ngân hàng hợp tác chi nhánh Bắc Ninh?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp:
Nội dung của phương pháp này là thu thập các tài liệu, thông tin có sẵn trong tạp chí, sách báo, các báo cáo khoa học, hoặc có thể qua điều tra thực tế để phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Trong đề tài, chúng tôi đã thu thập số liệu có sẵn từ: Sách báo, tạp chí, báo cáo tốt nghiệp và các sách báo có liên quan tại phòng tư liệu khoa QTKD; các số liệu từ phòng tổ chức, phòng tín dụng, phòng kế toán các thông tin về lao động, kết quả sản xuất kinh doanh, kế hoạch của ngân hàng.
- Thu thập số liệu sơ cấp:
Số liệu sơ cấp được thực hiện bởi điều tra các đối tượng nhân viên và khách hàng đi vay thuộc đối tượng ngoài hệ thống.
- Phương pháp điều tra: Điều tra bằng phương khảo sát bằng phiếu điều tra, các nội dung điều tra được thiết kế trong bảng câu hỏi chuẩn bị sẵn.
Về cỡ mẫu: Tổng số cán bộ tại ngân hàng là: 169 người. Dùng công
thức Slovin
n N
1 N.e2
Trong nó: n là số lượng mẫu cần lấy, N là số lượng của tổng thể, e là sai số cho phép.
Với e = 0.05 thì n= (người)
Tương tự, nhóm khách hàng cá nhân hiện tại ngân hàng có: 68.305 khách hàng cá nhân và hộ gia đình. Áp dụng công thức Slovin với e = 0.05, ta
sẽ có n= (người).
Như vậy, luận văn sẽ điều tra 120 cán bộ ngân hàng và 400 khách hàng theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.
Nội dung phiếu điều tra: Phiếu điều tra sẽ được chia thành hai phần chính:
- Phần I: Thông tin cá nhân của người tham gia trả lời bảng câu hỏi điều tra như: tên tuổi, giới tính, vị trí công tác, số năm kinh nghiệm...
- Phần II: các câu hỏi điều tra cụ thể được chọn lọc từ phần vấn đề cần giải quyết.
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Trên cơ sở số liệu đã thu thập được, tiến hành tổng hợp số liệu và xử lý thông tin bằng phần mềm Excel, phân tích đánh giá bằng phương pháp phân tổ thống kê.
2.2.3. Phương pháp phân tích
2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này được áp dụng nhằm mô tả các hoạt động và các chỉ tiêu phản ánh thực trạng tại địa bàn nghiên cứu, thông qua đó đánh giá được mức độ của các hoạt động cần nghiên cứu, từ đó làm căn cứ để phát hiện được xu hướng và nguyên nhân của các vấn đề phát sinh cần giải quyết để đạt được mục đích nghiên cứu. Tác giả thực hiện thống kê các số liệu phản ánh về tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn, tài sản bảo đảm tiền vay... ngoài hệ thống tại Ngân hàng hợp tác chi nhánh Bắc Ninh.
2.2.3.2.Phương pháp so sánh
Sử dụng phương pháp này để đối chiếu các chỉ tiêu đã được lượng hóa có cùng nội dung, tính chất để đánh giá mức biến động và xu hướng biến động của nó trên cơ sở đánh giá thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau ở các thời gian khác nhau. Từ đó, tác giả chỉ ra các mặt ổn định hay không ổn định, phát triển hay không phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả để tìm ra giải pháp tối ưu cho mỗi vấn đề.
Phương pháp so sánh được sử dụng trong luận văn để đánh giá sự biến động các chỉ tiêu liên quan đến cho vay, thu nợ, dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn... ngoài hệ thống tại Ngân hàng hợp tác Chi nhánh Bắc Ninh trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng cho vay ngoài hệ thống
- Doanh số cho vay và tốc độ tăng doanh số cho vay
Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng đã cho khách hàng vay trong một khoảng thời gian nhất định thường là một năm. Doanh số cho vay ngày càng lớn, tốc độ tăng ngày càng cao cho thấy khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng thương mại.
= | Doanh số cho vay kỳ này | x100 |
Doanh số cho vay kỳ trước |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Vấn Đề Cơ Bản Của Tín Dụng Cho Vay Ngoài Hệ Thống Ngân Hàng Hợp Tác Xã
- Chất Lượng Tín Dụng Của Một Số Ngân Hàng Trên Thế Giới
- Chất Lượng Tín Dụng Của Một Số Ngân Hàng Việt Nam
- Nhiệm Vụ Của Ngân Hàng Hợp Tác Chi Nhánh Bắc Ninh
- Tình Hình Dư Nợ Ngân Hàng Hợp Tác Chi Nhánh Bắc Ninh
- Tình Hình Nợ Xấu Và Nợ Quá Hạn Tại Chi Nhánh Bắc Ninh
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
- Dư nợ cho vay và tốc độ tăng dư nợ cho vay
Dư nợ cho vaylà số tiền mà khách hàng còn dư nợ ngân hàng tại một thời điểm nhất định, cho thấy lượng tiền mà ngân hàng chưa thu hồi được. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay qua các năm được xác định theo công thức:
= | Dư nợ cho vay kỳ này | x100 |
Dư nợ cho vay kỳ trước |
Các chỉ tiêu này tăng cho thấy mức độ mở rộng tín dụng cho vay ngoài hệ thống tăng.
- Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu cho vay ngoài hệ thống
Nợ quá hạn là khoản nợ đến thời điểm hoàn trả của khách hàng mà ngân hàng vẫn chưa thu hồi được.
= | Nợ quá hạn | x100 |
Tổng dư nợ |
= | Tổng nợ xấu | x100 |
Tổng dư nợ |
Nếu tỉ lệ nợ quá hạn và nợ xấu vượt quá giới hạn cho phép phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng còn yếu kém, chứa đựng nhiều rủi ro và ngược lại tỷ lệ nợ quá hạn thấp và được kiểm soát phản ánh chất lượng các khoản vay của ngân hàng được coi là tốt
- Hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ phản ánh công tác thu nợ của cán bộ tín dụng ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng trả nợ của khách hàng. Hệ số này càng lớn cho thấy khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, tạo ra lợi nhuận nên việc trả nợ được thực hiện tốt hơn và công tác thu nợ của cán bộ tín dụng được trôi chảy hơn.
Hệ số thu nợ = Doanh số thu nợ/Doanh số cho vay
- Mức sinh lời (Lợi nhuận)
Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động cho vay được tính bằng công thức:
Dư nợ cho vay | x 100% |
Chỉ tiêu này cho biết, từ một đồng đi vay thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì càng có lợi cho Ngân hàng.
Chương 3
THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CHO VAY NGOÀI HỆ THỐNG TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC CHI NHÁNH BẮC NINH
3.1.Giới thiệu chung về Ngân hàng hợp tác Chi nhánh Bắc Ninh
3.1.1. Lịch sử ra đời cuả Ngân hàng hợp tác chi nhánh Bắc Ninh
Ngân hàng hợp tác Chi nhánh Bắc Ninh thành lập theo Quyết định số 03/2013/QĐ-NHHT ngày 21/06/2013 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng HTX Việt Nam v/v “ Thành lập Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh”.
Chức năng nhiệm vụ chính của Ngân hàng hợp tác – Chi nhánh Bắc Ninh được giao cho chính là hỗ trợ, chăm sóc các QTD cơ sở tại 2 tỉnh Bắc Ninh - Bắc Giang đồng thời thực hiện các nghiệp vụ tín dụng cho vay và huy động vốn trên địa bàn. Tại thời điểm mới thành lập, Chi nhánh có 07 cán bộ công nhân viên, hỗ trợ và chăm sóc cho 21 QTD cơ sở, dư nợ cho vay nhận bàn giao chỉ đạt 6 tỷ đồng. Trong điều kiện xuất phát điểm thấp, bộ máy tổ chức nhân sự còn thiếu, cơ sở vật chất chưa đầy đủ, Chi nhánh đã nỗ lực phấn đấu vượt qua giai đoạn đầu tiên rất nhiều khó khăn, thử thách, từng bước trưởng thành vững chắc. Để được như bây giờ là do sự cố gắng của toàn bộ cơ quan.
Đến thời điểm hiện nay, Ngân hàng hợp tác Chi nhánh Bắc Ninh được sự quan tâm của cấp trên đã được trang bị cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, đã hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy gồm : Phòng giám đốc, phòng phó giám đốc, phòng hành chính nhân sự: 4 cán bộ; phòng kế toán ngân quỹ: 8 cán bộ; phòng kinh doanh: 8 cán bộ; kiểm tra nội bộ: 1 cán bộ. Phòng Giao dịch Từ Sơn 7 cán bộ, Phòng giao dịch Võ Cường 4 cán bộ. Tổng số 60 cán bộ công nhân viên, số QTDND cơ sở phục vụ là 44 quỹ (trong đó tỉnh Bắc ninh: 24 quỹ, tỉnh bắc giang: 22 quỹ), vượt qua những khó khăn ban đầu đó chi nhánh đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường đứng
vững và phát triển trong cơ chế mới, chủ động mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hóa các dịch vụ kinh doanh tiền tệ. Hiện nay QTDTW đã mở một phòng giao dịch ở Từ Sơn, mới mở nhưng hoạt động rất tốt. Trong năm 2008 Ch nhánh QTDTW dự định mở thêm 2 phòng giao dịch nữa.
Ngân hàng hợp tác Chi nhánh Bắc Ninh luôn chú trọng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, coi đây là nhân tố quan trọng để phát triển bền vững và tạo nền tảng sức mạnh vào hội nhập trong tương lai.
Cùng với việc thực hiện nghiệp vụ chuyên môn, Ngân hàng hợp tác chi nhánh Bắc Ninh không ngừng chú trọng đến các hoạt động đoàn thể, công đoàn, đoàn thanh niên, thể thao, văn nghệ góp phần tạo lập một môi trường làm việc tốt cho toàn thể cán bộ nhân viên của quỹ.
Mặt khác Ngân hàng còn thường xuyên tăng cường việc huy động vốn và sử dụng vốn. Thay đổi cơ cấu đầu tư phục vụ phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa.
Nhìn lại chặng đường hơn sáu năm xây dựng và phát triển của QTDTW Chi nhánh Bắc Ninh nay là Ngân hàng hợp tác Chi nhánh Bắc Ninh tuy chưa phải là thời gian dài, nhưng tất cả những gì Ngân hàng đã trải qua và đạt được là rất đáng ghi nhận. Đặc biệt là trong năm 2012 và năm 2013 Ngân hàng phát triển một cách vượt bậc, dư nợ tăng cao, huy động đầu vào cũng tăng cao, dư nợ tăng cao nhưng chất lượng tín dụng rất tốt đã thể hiện ở mức nợ quá hạn thấp.
Ngân hàng hợp tác chi nhánh Bắc Ninh tin tưởng vào sự phát triển của mình trong tương lai. Mặt khác, những trải nghiệm trong thời gian qua cũng đã phản ánh được hướng đi lên trong những năm tiếp theo trong điều kiện tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế đang đến gần.
Để thực hiện chiến lược đa dạng hóa các phương thức, các hình thức, giải pháp huy động vốn trong và ngoài nước, đa dạng hóa các hình thức kinh doanh và đầu tư, từ năm 2013 trở lại đây Ngân hàng hợp tác Chi nhánh Bắc
Ninh đã thu hút được nhiều kết quả trong hoạt động kinh doanh, từng bước khẳng định mình trong môi trường kinh doanh mới đang đầy tính cạnh tranh.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức
Phó Giám đốc
Giám đốc
Phòng | Phòng | Phòng | Phòng | Phòng | ||||||
Kinh | Kế | Hành | Kiểm | giao | giao | |||||
Doanh | Toán Ngân | chính Nhân sự | tra nội bộ | dịch Từ Sơn | dịch Võ cường |
Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức tại Ngân hàng hợp tác Chi nhánh Bắc Ninh.
(Nguồn: Ngân hàng hợp tác chi nhánh Bắc Ninh)
3.1.3. Chức năng của Ngân hàng hợp tác chi nhánh Bắc Ninh
- Xây dựng kế hoạch phát triển của Chi nhánh trong từng thời kỳ.
- Nhận tiền gửi tiết kiệm của dân cư, của các tổ chức theo quy định.
- Thực hiện các vai trò về vốn, cung ứng các dịch vụ khác có liên quan đến hoạt động của Chi nhánh.
- Bám sát tình hình biến động lãi suất huy động trên địa bàn để kịp thời đưa ra cơ chế lãi suất cho phù hợp nhằm duy trì số dư tiền gửi và khai thác tối đa nguồn vốn trên địa bàn.
- Tổ chức điều hoà vốn cho các Phòng giao dịch.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức doanh nghiệp và cá nhân.
- Thực hiện dịch vụ và thanh toán với Hội sở NHHTVN.