Nâng cao chất lượng nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Từ Liêm - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của BIDV – Chi nhánh Từ Liêm 40

Bảng2.2: Kết quả kinh doanh của Ngân hàng đầu tư phát triển Từ Liêm từ 2018 -2020 43

Bảng 2.3: Số lượng nhân lực tại BIDV – Chi nhánh Từ Liêm 46

Bảng 2.4: Cơ cấu lao động theo độ tuổi và giới tính tại BIDV – Chi nhánh Từ Liêm từ 2018-2010 46

Bảng 2.5: Trình độ chuyên môn của CBCNV tại BIDV- CN Từ Liêm năm 2020 49

Bảng 2.6 : Cơ cấu nhân lực theo ngành nghề đào tạo từ 2018-2020 50

Bảng 2.7: Trình độ ngoại ngữ của người lao động tại BIDV- CN Từ Liêm từ 2018-2020 51

Bảng 2.8:Trình độ tin học của người lao động tại BIDV- CN Từ Liêm từ 2018-2020 52

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Bảng 2.9: Thực trạng kỹ năng của đội ngũ quản lý tại BIDV- CN Từ Liêm năm 2020 53

Bảng 2.10: Thực trạng kỹ năng của đội ngũ chuyên môn tại BIDV- Chi nhánh Từ Liêm năm 2020 54

Nâng cao chất lượng nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Từ Liêm - 2

Bảng 2.11 :Thực trạng ý thức, thái độ của người lao động tại BIDV- Chi nhánh Từ Liêm 55

Bảng 2.12 : Bảng đánh giá ý thức làm việc của CBCNV tại CN từ năm 2018- 2020 56

Bảng 2.13 : Tiêu chuẩn đánh giá của từng nhóm cán bộ 57

Bảng 2.14 : Kết quả thực hiện công việc của CBCNV tại BIDV – CN Từ Liêm năm 2020 58

Bảng 2.15 : Số lượng lao động tuyển dụng của CN Từ Liêm từ 2018-2020.. 59 Bảng 2.16 : Số lượng hồ sơ đăng tuyển vào CN Từ Liêm từ 2018-2020 60

Bảng 2.17 : Kết quả tuyển dụng ở BIDV- CN Từ Liêm từ 2018-2020 60

Bảng 2.18: Số lượng lao động được cử đi đào tạo nghiệp vụ 64

Bảng 2.19: Phân bổ kinh phí đào tạo từ 2018-2020 65

Bảng 2.20 : Kết quả khảo sát về công tác đào tạo tại CN 65

Bảng 2.21: Thực trạng thu nhập của CBCNV tại BIDV – Chi nhánh Từ Liêm

......................................................................................................................... 68

Bảng 2.22: Mức thưởng cho tập thể và các cá nhân xuất sắc năm 2020 BIDV

– CN Từ Liêm 69

Bảng 2.23 : Mực độ hài lòng của cán bộ về chính sách đãi ngộ tại BIDV- CN Từ Liêm 70

Bảng 2.24 : Biểu đánh giá thực hiện công việc của cán bộ tại BIDV – CN Từ Liêm 72

Bảng 2.25 : Khảo sát về công tác đánh giá nhân viên 73


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Lý do lựa chọn đề tài

Nguồn nhân lực là nguồn lực con người, là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế xã hội. Vai trò đó bắt nguồn từ vai trò của yếu tố con người. Con người là động lực phát triển , bất cứ một sự phát triển nào cũng đều phải có một động lực thúc đẩy. Sự phát triển kinh tễ xã hội dựa trên nhiều nguồn lực: nhân lực, vật lực, tài lực… song chỉ có nguồn lực con người mới tạo ra động lực cho sự phát triển . Những nguồn lực khác muốn phát huy tác dụng chỉ có thể thông qua nguồn lực con người.

Thế kỷ 21 là thế kỷ của nền văn minh trí tuệ phát triển cao, là thời đại siêu công nghiệp và nền kinh tế thị trường quy mô toàn cầu, bùng nổ tính cạnh tranh gay gắt, đồng thời các vấn đề chính trị-xã hội của các nước trên thế giới diễn biến rất phức tạp. Trong bối cảnh đó, các quốc gia đều hết sức coi trọng chất lượng nguồn nhân lực của nước mình. Tài nguyên thiên nhiên,vị trí địa lý kinh tế, tuy rất quan trọng, nhưng chất lượng nguồn nhân lực mới chính là điều kiện quyết định nhất đối với sự phát triển của mỗi quốc gia

Nền kinh tế nước ta đang từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường ngày càng triệt để, toàn diện, hiện đại hóa để phù hợp với xu hướng mở cửa, hội nhập quốc tế, phù hợp với xu hướng phát triển của thương mại điện tử, của kinh tế mạng. Trước đòi hỏi vừa có tính tất yếu, khách quan, vừa là yêu cầu có tính bắt buộc đối với nước ta; đang đòi hỏi tất cả các ngành, các cấp nhất là các đơn vị sản xuất kinh doanh của Việt Nam phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nếu muốn tồn tại và phát triển. Vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có tầm quan trọng đặc biệt với một tổ chức nói chung và đối với các quản trị gia nói riêng. Không có một hoạt động nào của tổ chức mang lại hiệu quả nếu thiếu quản trị nguồn nhân lực. Trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, vấn đề nguồn lực


được xem là khâu đột phá và phát triển nguồn nhân lực trở thành nền tảng phát triển bền vững và tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia. Cũng giống như hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề khác, nguồn nhân lực là động lực cho sự phát triển của hệ thống ngân hàng.

Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025 , định hướng đến năm 2030 đã nêu quan điểm , mục tiêu : “ Kịp thời nắm bắt cơ hội và thách thức từ tác động của cách mạnh công nghiệp để định hướng hoạt động của ngành Ngân hàng. Nhận thức sấu sắc ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại và đổi mới sáng tạo đi đôi với phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao là những thành tố chính, then chốt cho sự phát triển nhanh và bền vững, nâng cao sức cạnh tranh , rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam so với khu vực và thế giới “. Từ mục tiêu trên, thực hiện phương châm “phát triển, an toàn, hiệu quả” tiến tới xây dựng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thành một Ngân hàng thương mại hiện đại, Ngân hàng BIDV thường xuyên coi trọng công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực qua các thời kỳ ở cả Hội sở chính cũng như các chi nhánh và đạt được những thành công đáng kể trên nhiều mặt. Tuy nhiên, so với yêu cầu xây dựng một ngân hàng hiện đại và hội nhập, công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều bất cập, tồn tại cần phải giải quyết. Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Nâng cao chất lượng nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Từ Liêm” làm đề tài nghiên cứu, nhằm góp phần giải quyết những vấn đề hiện còn đang bất cập, tồn tại trong chi nhánh (CN).

2. Tổng quan nghiên cứu

Khi tìm hiểu về “nâng cao chất lượng nhân lực” thông qua các giáo trình, tài liệu, công trình nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án, sách báo, tạp chí,

… tôi nhận thấy rất nhiều người quan tâm đến nội dung trên:


“ Đào tạo và phát triển nhân lực trong các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam thông qua các chương trình hợp tác quốc tế”, tác giả Phan Thùy Chi, 2008 : đây là một nghiên cứu khá hệ thống về đào tạo và phát triển nhân lực ở các trường Đại học nhưng giới hạn ở việc khảo sát các tác động thông qua các chương trình đào tạo quốc tế.

Bài viết “Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam”, Nguyễn Văn Hân, 2010: Đối với một ngành kinh doanh dịch vụ như ngân hàng thì chất lượng đội ngũ nhân viên là yếu tố quan trọng quyết định sức mạnh của tổ chức. Trong quá trình giao dịch trực tiếp với khách hàng, nhân viên chính là một yếu tố để khách hàng đánh giá về chất lượng dịch vụ ngân hàng. Bài viết đi sâu tìm hiểu đánh giá, mong muốn của khách hàng đối với nhân viên để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và khả năng giao tiếp của đội ngũ nhân viên tại Ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển Việt Nam.

Luận văn tiến sỹ “Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế” của Lê Thị Mỹ Linh (2009) đề tài đã khái quát hóa và phát triển vấn đề lý luận liên quan đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chỉ ra ưu điểm của hoạt động quản lý đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở doanh nghiệp nhỏ và vừa, nguyên nhân của thực trạng đó. Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp thông tin giúp các doanh nghiệp tổ chức đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu thực tế tại doanh nghiệp.

“Nâng cao chất lượng nhân lực tại công ty cổ phần thương mại dịch vụ Hoàng Dương – Califa”, Trần Khắc Kiên, 2017: Luận văn đã đi sâu khai thác ngoài việc hoàn thiện hơn lý thuyết về môi trường làm việc, tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm tạo dựng môi trường làm việc thân thiện giúp người lao động có thể làm việc hiệu quả nhất.


Lê Quân (2010) “ Nâng cao chất lượng nhân viên bán hàng tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội”, Trường Đại học Thương mại.

Trên đây là một số đề tài, bài viết mà đề tài luận văn của tôi có thể kế thừa và phát triển về mặt lý luận và thực tiễn. Nâng cao chất lượng nhân lực là một đề tài có lĩnh vực nghiên cứu rộng và được tiếp cận dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Các đề tài của các tác giả thường đi sâu vào nghiên cứu các hệ thống lý luận về chất lượng nguồn nhân lực để từ đó đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong khi đó, thực trạng về nâng cao chất lượng nhân lực tại BIDV – CN Từ Liêm vẫn chưa có luận văn nào phân tích một cách kỹ lưỡng và đưa ra giải pháp một cách triệt để.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Dựa trên việc hệ thống hóa và làm rõ một số lý luận cơ bản về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, phân tích và đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng nhân lực của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Từ Liêm, luận văn đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Từ Liêm.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tổng hợp và hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng nhân lực và nâng cao chất lượng nhân lực trong doanh nghiệp.

Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng nhân lực tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Từ Liêm.

Đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng nhân lực tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Từ Liêm.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu : Luận văn nghiên cứu chất lượng nhân lực và các hoạt động nâng cao chất lượng nhân lực trong doanh nghiệp.


- Phạm vi nghiên cứu : Luận văn tập trung nghiên cứu chất lượng nhân lực trong phạm vi doanh nghiệp với :

+ Không gian nghiên cứu : nghiên cứu tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Từ Liêm.

+ Thời gian nghiên cứu : Luận văn sử dụng số liệu từ năm 2015 – 2020.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Luận văn thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nguồn bên trong và bên ngoài.

Nguồn bên trong: các văn bản về mục tiêu, chiến lược phát triển của Công ty, báo cáo về số liệu nhân sự, đào tạo và các kế hoạch nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Từ Liêm.

Nguồn bên ngoài: các công trình khoa học đã được nghiên cứu và công bố trước đó, sách báo, ấn phẩm , tài liệu có liên quan đến lĩnh vực quản trị nhân sự...

Luận văn đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu như:

Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê phân tích

Phương pháp phân tích so sánh và tổng hợp


Ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp điều tra xã hội học để có thêm các dữ liệu và thông tin cần thiết cho việc phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng nhân lực tại BIDV – CN Từ Liêm. Thu thập các dữ liệu sơ cấp qua các phiếu điều tra về nội dung của chất lượng nhân lực với CBCNV tại CN.

Số người điều tra: 90

Nội dung điều tra: Về kiến thức, kỹ năng, công tác tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, đãi ngộ nhân lực.


Sử dụng phương pháp: điều tra bảng hỏi và phỏng vấn đối với CBCNV trong CN.

5.2 Phương pháp xử lý dữ liệu

Phương pháp phân tích thống kê: Từ những dữ liệu thu thập được, tác giả đã thống kê về tình hình phát triển nhân lực, sử dụng nhân lực và công tác tuyển dụng, đào tạo, cũng như báo cáo tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh tại BIDV – chi nhánh Từ Liêm từ đó phân tích những thuận lợi, khó khăn, ảnh hưởng của các nhân tố đến phát triển nhân lực. Từ đó xác định được điểm mạnh, điểm yếu làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nhân lực tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Từ Liêm.

Phương pháp so sánh: Từ các dữ liệu đã thu thập, tác giả so sánh dữ liệu giữa các năm trong giai đoạn từ 2018-2020, nhằm đưa ra các đánh giá về sự thay đổi của đội ngũ nhân lực, cũng như sự hiệu quả của công tác nâng cao chất lượng nhân lực tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Từ Liêm.

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được kết cấu theo 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng nhân lực và nâng cao chất lượng nhân lực trong doanh nghiệp

Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng nhân lực và nâng cao chất lượng nhân lực tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Từ Liêm

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng nhận lực tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Từ Liêm

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 25/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí