Nâng cao chất lượng nhân lực ngành Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Sơn La - 2


Bảng 2.16. Bảng lương trung bình của cán bộ, nhân viên tại các chi nhánh NHTM Sơn La (2017-2019) 79

Bảng 2.17. Các mức thưởng trung bình cho cán bộ, nhân viên của Chi nhánh NHNN Sơn La 79

Bảng 2.18. Số lượng cán bộ, nhân viên của Các Chi nhánh NHTM Sơn La được khen thưởng (2017– 2019) 80

Bảng 2.19. Ý kiến đánh giá của nhân viên về hoạt động đãi ngộ tinh thần của Các Chi nhánh NHTM Sơn La 82

Bảng 3.1. Mô hình đánh giá của tiến sĩ Donald Kir Patrick 102


Biểu đồ 2.1. Đánh giá của cán bộ, lãnh đạo về thể lực của nhân lực ngành ngân hàng 43 Biểu đồ 2.2. Đánh giá của nhân viên được khảo sát về thể lực của nhân lực ngành ngân hàng 43

Biểu đồ 2.3. Đánh giá của cán bộ lãnh đạo về trình độ chuyên môn của NL 45

Biểu đồ 2.4. Đánh giá của nhân viên được khảo sát về trình độ chuyên môn của NL 45

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Biểu đồ 2.5. Đánh giá của cán bộ lãnh đạo về trình độ chuyên môn của NL 48

Biểu đồ 2.6. Đánh giá của nhân viên được khảo sát về trình độ chuyên môn của NL 48

Nâng cao chất lượng nhân lực ngành Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Sơn La - 2

Biểu đồ 2.7. Đánh giá của cán bộ lãnh đạo về trình độ chuyên môn của NL 48

Biểu đồ 2.8. Đánh giá của nhân viên được khảo sát về trình độ chuyên môn của NL 48

Biểu đồ 2.9. Đánh giá của nhân viên được khảo sát về tinh thần trách nhiệm của NL 53

Biểu đồ 2.10. Đánh giá của cán bộ lãnh đạo về tinh thần trách nhiệm của NL 53

Biểu đồ 2.11. Đánh giá của cán bộ, lãnh đạo về nhân lực được tuyển dụng mới 65

Biểu đồ 2.12. Đánh giá của cán bộ, lãnh đạo về chất lượng NL sau khi được đào tạo .74 Biểu đồ 2.13. Đánh giá của nhân viên về chất lượng NL sau khi đào tạo 74

Biểu đồ 2.14. Đánh giá của cán bộ lãnh đạo về chính sách lương, phúc lợi của ngân hàng 81

Biểu đồ 2.15. Đánh giá của nhân viên về chính sách lương, phúc lợi của ngân hàng...81


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH


Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức NHNN CN Sơn La 39

Sơ đồ 2.2. Quy trình tuyển dụng nhân lực ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh Sơn La .56


Hình 1.1. Quy trình tuyển dụng NL 14

Hình 3.1. Phiếu khảo sát nhu cầu đào tạo 99

Hình 3.2. Mẫu kế hoạch đào tạo 101


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong 70 năm qua, hoạt động của ngành ngân hàng đã đóng góp đáng kể vào quá trình đổi mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngành ngân hàng đang phát triển với sự lớn mạnh không ngừng của các tổ chức tín dụng trong nước và sự gia tăng hoạt động của các định chế tài chính nước ngoài. Hoạt động của các Ngân hàng thương mại (NHTM) không chỉ tiếp tục khẳng định là một kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế mà còn góp phần ổn định sức mua của đồng tiền, cung cấp ngày càng đa dạng, phong phú các dịch vụ hiện đại tiện ích cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong nền kinh tế. Cùng với việc chú trọng đầu tư phát triển mạnh mẽ về khoa học công nghệ, ngành Ngân hàng cần xây dựng cho mình đội ngũ lao động lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy, công tác nâng cao chất lượng nhân lực phải được xây dựng và thực hiện nghiêm túc, có tầm nhìn để phát huy được năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

Từ thực tế đó, Ngân hàng nhà nước Trung ương đến các Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố và các NHTM càng phải quan tâm, chú trọng hơn đến công tác nâng cao chất lượng nhân lực vì chính công chức là người tham mưu xây dựng chính sách, thực thi chính sách, thanh tra, giám sát hoạt động của các ngân hàng và là nguồn lực chính tạo nên sự thành công của toàn ngành.

Tính đến cuối năm 2019, trên địa bàn tỉnh Sơn La có Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Sơn La, Ngân hàng Chính sách xã Hội chi nhánh tỉnh Sơn La, Ngân hàng phát triển chi nhánh tỉnh Sơn La và 07 ngân hàng TMCP hoạt động gồm: Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Sơn La, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển chi nhánh tỉnh Sơn La, Ngân hàng TMCP Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Sơn La, Ngân hàng TMCP An Bình Chi nhánh tỉnh Sơn La, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt Chi nhánh tỉnh Sơn La, Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh tỉnh Sơn La, Ngân hàng TMCP Sài gòn – Hà Nội chi


nhánh tỉnh Sơn La.

Theo quy hoạch phát triển ngành ngân hàng tỉnh Sơn La đến năm 2025, số lượng chi nhánh các NHTM sẽ ngày càng phát triển, dự kiến trong năm 2020 sẽ có thêm 01 NHTM mở tại địa bàn tỉnh Sơn La là Ngân hàng TMCP phát triển Nhà Thành phố Hồ Chí Minh (HD bank), qua đó có thể thấy sự phát triển lớn mạnh của hệ thống Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Sơn La. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, các NHTM cần được đầu tư về khoa học công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao.Do đó, để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về nhân lực đối với ngành Ngân hàng thì công tác nâng cao chất lượng nhân lực cần được hoàn thiện để bắt kịp sự phát triển của ngành, nhằm phát huy năng lực nội tại của nguồn nhân lực hướng đến sự phát triển lớn mạnh của toàn ngành.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài "Nâng cao chất lượng nhân lực ngành Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Sơn La" đề làm luận văn.

2. Tình hình nghiên cứu và tính mới của đề tài

Những năm qua ở Việt Nam đã có nhiều người quan tâm và nghiên cứu về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực ở nhiều giác độ khác nhau. Trong bối cảnh nền kinh tế đang chuyển đổi và thị trường lao động chưa hình thành rõ nét, nên đa số công trình nghiên cứu có hướng tập trung xem xét vấn đề phát triển nguồn nhân lực tầm vĩ mô hoặc gắn phát triển nhân lực với giải quyết công ăn việc làm, phục vụ chiến lược phát triển kinh tế. Nhận thức rõ tầm quan trọng của yếu tố con người trong phát triển ở ngành Ngân hàng, ngay từ đầu những năm 90 đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học bàn về vấn đề nhân lực. Nội dung của các đề tài va công trình tập trung nghiên cứu phaan tích đánh giá và dự báo xu hướng sử dụng nguồn nhân lực của hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Có thể kể đến một số công trình sau:

- Luận văn thạc sỹ của Lê Thị Thúy Linh (2017), Trường Đại học Kinh tế Quốc dân về “Quản lý công chức tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Điện Biên”. Luận văn đã đề cập đến khái niệm, đặc điểm, các yếu tố cơ bản của nguồn


nhân lực; khái niệm, đặc điểm, nội dung quản lý công chức; phân tích thực trạng quản lý công chức và đưa ra một số giải pháp để phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Điện Biên.

- Luận văn thạc sỹ của Đinh Thị Hồng Nghĩa (2015), Trường Đại học Thái Nguyên về “Phát triển nguồn nhân lực ngành ngân hàng tỉnh Lai Châu”. Luận văn đã đề cập đến khái niệm, đặc điểm, các yếu tố cơ bản của nguồn nhân lực; khái niệm, đặc điểm, nội dung quản lý nguồn nhân lực ngân hàng; phân tích thực trạng quản lý nguồn nhân lực và đưa ra một số giải pháp để phát triển nguồn nhân lực ngành ngân hàng tỉnh Lai Châu.

- Luận văn thạc sỹ của Hoàng Mạnh Hưng (2012), Trường Đại học Thái Nguyên về “Quản lý nguồn nhân lực tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Lai Châu”. Luận văn đã khái niệm, đặc điểm, yêu cầu của nguồn nhân lực; khái niệm, đặc điểm, nội dung quản lý nguồn nhân lực trong một ngân hàng; phân tích thực trạng quản lý nguồn nhân lực và đưa ra giải pháp hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Lai Châu.

- Luận văn thạc sỹ của Trần Xuân Tình (2011) về “Phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng nhà nước Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn”. Luận văn đã đưa ra khái niệm nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực; chức năng, mục tiêu, các nội dung của phát triển nguồn nhân lực trong bộ máy quản lý nhà nước; phân tích thực trạng quản lý nguồn nhân lực, nhận định những thành tựu đạt được, những hạn chế và đưa ra một số giải pháp để phát triển nguồn nhân lực của NHNN Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn.

Có thể nói, trong các công trình nghiên cứu nêu ở trên đều làm nổi bật lên được tính cấp thiết của đề tài và lý do các tác giả đã lựa chọn đề tài của công trình nghiên cứu. Nhìn chung, các tác giả đã đưa ra mục tiêu nghiên cứu gồm 03 vấn đề cơ bản đó là hệ thống hóa các vấn đề lý luận, phân tích và đánh giá thực trạng các vấn đề cần nghiên cứu, đưa ra các quan điểm và giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn và hạn chế liên quan tới vấn đề mà các tác giả đang nghiên cứu.

Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về nâng cao chất lượng nhân lực ngành Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Sơn La. Do vậy, tác giả nghiên cứu đề tài: “Nâng cao chất lượng nhân lực ngành Ngân hàng trên địa bàn tỉnh


Sơn Lalà rất cần thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn.

3. Mục đích của đề tài

- Nghiên cứu về quản lý nhân lực ngành ngân hàng.

- Phân tích được thực trạng quản lý nhân lực trên địa bàn tỉnh Sơn La, từ đó rút ra những điểm mạnh, điểm yếu trong nâng cao chất lượng nhân lực ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh Sơn La và chỉ rõ được nguyên nhân của các điểm yếu.

- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng nhân lực Ngành Ngân hàng Sơn La đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh Sơn La.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Lý luận và thực tiễn nâng cao chất lượng nhân lực ngành Ngân hàng tỉnh Sơn

La

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu về lý luận và thực trạng chính

sách nâng cao chất lượng nhân lực ngành Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Sơn La theo tiếp cận quản lý kinh tế.

- Về không gian: Nghiên cứu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Sơn La và 07 NHTM trên địa bàn tỉnh Sơn la bao gồm các chính sách tuyển dụng, đào tạo, đánh giá và đãi ngộ nhân lực.

- Về thời gian:

+ Dữ liệu thứ cấp được sử dụng để phân tích thực trạng tác giả thu thập trong khoảng thời gian 2017 – 2019.

Giải pháp đề xuất cho giai đoạn 2021 - 2025.

+ Dữ liệu sơ cấp được thu thập năm 2020.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp thu thập thông tin

- Dữ liệu thứ cấp:

+ Thu thập Số liệu thống kê, báo cáo của các Ngân hàng trên địa bàn về chủ đề nghiên cứu.


+ Thu thập, Tổng hợp thông tin từ các giáo trình, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, sách báo, tạp chí và mạng internet.

- Dữ liệu sơ cấp: thu thập thông tin từ điều tra, bảng hỏi.

- Phương pháp điều tra: Sử dụng bảng hỏi, đối tượng điều tra sử dụng bảng hỏi là công chức ngành Ngân hàng (100 phiếu)

+ Công chức Ngân hàng Nhà nước: 30 phiếu, nhằm đánh giá chất lượng công chức khối quản lý nhà nước.

+ Công chức các NHTM: 70 phiếu, nhằm đánh giá chất lượng công chức thuộc NHTM,

+ Số địa điểm tiến hành điều tra: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Sơn La và 07 NHTM trên địa bàn tỉnh Sơn La.

- Phương pháp phân tích dữ liệu: Luận vănsử dụng một số phương pháp như: Phân tích, thống kê mô tả, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, quy nạp trong xử lý dữ liệu thứ cấp và sơ cấp để xây dựng cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp cho đề tài luận văn.

5.2. Quy trình nghiên cứu

- Bước 1: Nghiên cứu các công trình nghiên cứu có liên quan (giáo trình, sách, luận văn, luận án) về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhành ngân hàng. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng ở bước này là phương pháp tổng hợp, mô hình hóa để khái quát lý luận nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Ngân hàng.

- Bước 2: Thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo của các ngân hàng; Thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn các cán bộ trong ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh Sơn La để phân tích thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2017-2019. Các phương pháp chủ yếu sử dụng ở bước này là phương pháp thống kê, mô tả, phân tích, so sánh, sử dụng phần mềm excel.

- Bước 3: Đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân và các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực trạng chỉ ra ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2017-2019. Phương pháp chủ yếu sử dụng ở bước này là phương pháp tổng hợp.


- Bước 4: Trên cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng đề xuất một số giải pháp hoàn thiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2025, đồng thời đề xuất một số điều kiện thực hiện giải pháp.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa khoa học: Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn nâng cao chất lượng nhân lực ngành Ngân hàng trên địa bàn tỉnh;.

- Ý nghĩa thực tiễn: Đánh giá đúng thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Sơn La và 07 NHTM trên địa bàn đề xuất các giải pháp có ý nghĩa khoa học, thực tiễn nâng cao chất lượng nhân lực của chi nhánh ngân hàng nhà nước tỉnh Sơn La và có thể tham khảo cho chi nhánh ngân hàng nhà nước các tỉnh miền núi VN.

7. Kết cấu đề tài.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng nhân lực ngành ngân hàng.

Chương 2: Phân tích thực trạng nâng cao chất lượng nhân lực ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Chương 3: Giải pháp, kiến nghị nâng cao chất lượng nhân lực ngành Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 02/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí