Thực Trang Hoạt Động Đảm Bảo Thể Lực - Sức Khỏe Nhân Lực


học, đảm bảo cung cấp thông tin, luận cứ khoa học đầy đủ và tin cậy phục vụ công tác sản xuất kinh doanh và quản lý của ngành dầu khí.

Cùng với Công ty mẹ - PVN, các đơn vị thành viên trong Tập đoàn cũng đã xây dựng và ban hành nhiều chính sách, quy chế, quy định để thu hút, đãi ngộ, trọng dụng và tạo môi trường làm việc đối với nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp với đặc thù nhân lực và hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Chẳng hạn như: VSP đã ban hành và đang áp dung quy chế về thời giờ làm việc, nghỉ và điều kiện trả công người lao động làm việc theo chế độ thay ca trên các công trình biển, quy chế trả phụ cấp lao động giỏi; Biên Đông POC đang áp dụng quy định chế độ phụ cấp thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao với mức phụ cấp lên tới 50% mức lương chức danh được hưởng; PTSC đang áp dụng chế độ phụ cấp thu hút từ 30-100% mức lương chức danh công việc cho người lao động làm việc tại các địa bàn đặc biệt khó khăn PVFCCo đã xây dựng và ban hành chế độ ngạch lương chuyên gia với 8 bậc, tương đương hoặc cao hơn các chức danh quản lý tại đơn vị; DMC đang áp dụng quy chế khuyến khích và thu hút lao động cao cấp; PVE đã ban hành quy chế trả lương trả thưởng mới với những quy định đột phá về phụ cấp thu hút, phụ cấp thâm niên, phụ cấp kiêm nhiệm và phụ cấp lưu động và các chế độ đãi ngộ cao hơn với người lao động. VPI có chính sách khuyên khích tuyển chọn những sinh viên giỏi ở các Trường Đại học làm luận văn tốt nghiệp và tham gia công tác tại Viện sau khi tốt nghiệp....

Phúc lợi tự nguyện.

Đối với những lao động có hoàn cảnh khó khăn, công đoàn có nhiều chế độ quan tâm chăm lo, đặc biệt là vào các dịp lễ, tết. Năm nào cũng vậy, cứ vào dịp tết Nguyên đán Công đoàn Dầu khí đều thống kê và hỗ trợ cho CNVC-NLĐ có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập thấp, tổ chức các đoàn thăm hỏi, động viên, chúc tết và tặng quà cho CNVC-NLĐ các đơn vị tại các địa phương, nhất là số CNVC-NLĐ làm việc tại các công trình trọng điểm, trên các giàn khoan. Mỗi năm, Công đoàn Dầu khí Việt Nam đã chi khoảng 1,2-4 tỉ đồng cho các hoạt động này. Ngoài ra, Công đoàn Dầu khí Việt Nam còn hỗ trợ một số công đoàn đơn vị có khó khăn để tổ chức cho cán bộ, đoàn viên đón xuân hoặc hỗ trợ xây dựng các khu vui chơi, giải trí cho người lao động tại các đơn vị. Tết Nguyên đán năm 2008, trợ cấp cho 740


đoàn viên với mức 1 triệu đồng người và năm 2009 trợ cấp cho gần 1.000 người, năm 2010 trợ cấp ở hai mức, mức 1,5 triệu đồng người cho trên 800 đoàn viên có thu nhập dưới 2 triệu và mức 1,0 triệu đồng người cho gần 500 đoàn viên có thu nhập dưới 3 triệu đồng.

Đối với những cán bộ làm việc ở nước ngoài, công đoàn lại có chế độ quan tâm đặc biệt. Công đoàn tổ chức đi thăm, tìm hiểu đời sống vật chất, tinh thần và điều kiện làm việc cũng như động viên, tặng những món quà mang đậm hương vị quê hương và khen thưởng cho những thành tích của CBCNVC-LĐ làm việc xa Tổ quốc tại Algeria vào tháng 5 2010, tại Nga vào tháng 6 2012 và tại Uzbekistan vào tháng 7/2012.

Để bảo vệ quyền lợi của người lao động một cách thiết thực hơn, hàng năm, Công đoàn Dầu khí Việt Nam đã phối hợp với Tập đoàn chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị tổ chức đại hội CNVC, hội nghị người lao động. Từ các diễn đàn này, CNVC-NLĐ được trực tiếp tham gia vào việc xây dựng nội quy, quy chế của đơn vị, đặc biệt là được trực tiếp tham gia vào việc thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị và đảm bảo quyền lợi nhất cho người lao động.

Bên cạnh đó, Ban Nữ công các đơn vị cũng có nhiều sáng tạo trong vận động gây quỹ để hỗ trợ cho chị em nữ của đơn vị có hoàn cảnh khó khăn, éo le và duy trì tốt trong suốt nhiệm kỳ. Ngoài ra, các Ban Nữ công toàn ngành đều kịp thời thăm hỏi, động viên và hỗ trợ tiền mặt, quà cho các chị em ốm đau, sinh con, hoàn cảnh khó khăn, thu nhập thấp… với tổng số tiền lên tới hàng tỉ đồng. Với tinh thần tương thân tương ái, Quỹ “Vì phụ nữ nghèo” nhận được sự hưởng ứng ngày càng đông của không chỉ chị em nữ mà còn cả các nam CNVCLĐ. Cụ thể, năm 2008, hỗ trợ 72 triệu đồng; năm 2009: 106 triệu đồng; năm 2010: 400 triệu đồng; năm 2011: gần 900 triệu đồng. Rất nhiều trường hợp được chị em Ban Nữ công Công đoàn ngành đến tận nhà trao tặng - một nghĩa cử cao đẹp thấm đẫm tính nhân văn. Ngoài ra, Ban Nữ công các đơn vị còn bảo vệ quyền lợi cho chị em một cách tích cực thông qua việc tham gia vào phối hợp kiểm tra việc thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ nữ CNVCLĐ tại đơn vị, ít nhất 1 lần năm.


Kết quả khảo về đánh giá về môi trường làm việc và chế độ, chính sách đãi ngộ

(Nguồn: Phụ lục 1)

Thứ nhất, ý kiến đánh giá về môi trường làm việc :


Bảng 3.6: Kết quả khảo sát môi trường làm việc

Đơn vị tính : %


Tiêu chí đánh giá

Mức độ đánh giá

(1 là rất tốt; 5 là kém)


1

2

3

4

5

Không khí làm việc

35,5

41,0

17,9

4,5

1,0

Đoàn kết, tương trợ

32,6

44,9

16,5

4,6

1,4

Bảo đảm về cơ sở vật chất

40,4

41,8

13,3

3,5

1,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng nhân lực của tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam - 13

(Ghi chú : 1 - Rất tốt, 2 - Tốt, 3 - Bình thường, 4 - Chưa tốt, 5 - kém)

Thứ hai, ý kiến đánh giá về chế độ đãi ngộ :

Về tiền lương: Phù hợp 66,1 % ; Chưa thật phù hợp 33,2 %; Không phù hợp 0,7 % Về thưởng: Phù hợp 68,2 % ; Chưa thật phù hợp 31,1 %; Không phù hợp 0,7 % Về phúc lợi khác: Phù hợp 75,2 %; Chưa thật phù hợp 24,8 %; Không phù hợp 0 % Các ý kiến đề nghị tăng lương, tăng thưởng, tăng phúc lợi :

Tăng lương 29,4% ; Tăng thưởng 29,4% ; Tăng phúc lợi 15,9%

Ý kiến đánh giá của các cá nhân về tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi :

Tiền lương : Phù hợp 72,0 % ; Chưa phù hợp 28,0% Tiền thưởng : Phù hợp 72,7 % ; Chưa phù hợp 27,3 % Phúc lợi : Phù hợp 82,3 % ; Chưa phù hợp 17,7 %

Về ý kiến đề nghị tăng lương có 69 người (23,3 %), trong đó: Đề nghị tăng 10 %- 20% có 36,2 % ý kiến ; tăng từ 21% -40 % có 30, 3 % có ý kiến ; tăng từ 41% - 100% có 26 % ý kiến ; tăng trên 100% có 1,4 % ý kiến.

Về ý kiến đề nghị tăng thưởng có 49 người (16,6%), trong đó: Đề nghị tăng 10 %- 20% có 28,5 % ý kiến ; tăng từ 21% -40 % : có 46,8 % có ý kiến ; tăng từ 41% - 100% có 36,7 % ý kiến ; tăng trên 100% có 2,0 % ý kiến.

Tổ chức các phong trào thi đua tạo động lực cho người lao động

Công đoàn ngành dầu khí đã thường xuyên, tích cực vận động đội ngũ đoàn viên và người lao động hăng hái trong lao động sản xuất kinh doanh với phương


châm “đồng tâm hiệp lực, hiện đại hội nhập, phát triển bền vững” bằng việc phát động các phong trào “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo", “Việc hôm nay không để đến ngày mai”, “Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, quyết định kịp thời”… phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, việc hôm nay không để ngày mai, về đích trước thời hạn, 90 ngày đêm thi đua nước rút, thi đua thực hành tiết kiệm chống lãng phí, thi đua giỏi việc nước, đảm việc nhà, phong trào liên kết thi đua..,. với nhiều hình thức thi đua đa dạng như: thi đua thường xuyên, thi đua ngắn hạn nước rút, thi đua theo các hạng mục trên công trình, theo chuyên đề: an toàn lao đông, tiết kiệm chống lãng phí… Để động viên phong trào thi đua, CĐ DKVN đã kịp thời khen thưởng theo đợt, khen thưởng đột xuất và theo chuyên đề cho các tập thể và cá nhân có thành tích trong phong trào thi đua với tổng số tiền 660 triệu đồng và tài trợ 1,5 tỉ cho các hoạt động tinh thần của đội ngũ CBCNVC-LĐ ở một số dự án, công trình tài trợ xây dựng sân bóng đá cho Dự án Nhơn Trạch 2 là 400 triệu đồng, Dự án Vũng Áng 500 triệu đồng, Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 là 200 triệu đồng, Dự án Hủa Na, Đắkđrinh 200 triệu đồng, trang bị hệ thống âm thanh loa đài, truyền hình, dụng cụ thể thao cho người lao động ở các công trình: Xơ sợi Đình Vũ, Ethanol Phú Thọ, Ethanol Bình Phước, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Khí-Điện- Đạm Cà Mau, Long Phú – Sông Hậu, Lô B – Ô Môn, Đóng mới giàn khoan… .

Bên cạnh các phong trào thi đua lâu dài, hàng năm, hàng quý thì Công đoàn cũng đã phát động thi đua tại chỗ trên các công trình trọng điểm quốc gia về dầu khí. Công đoàn Dầu khí CĐDK Việt Nam đã phối hợp với Tập đoàn tổ chức phát động thi đua tại 10 công trình dự án trọng điểm của Ngành: Trung tâm Điện lực Long Phú - Sông Hậu, Trung tâm Điện lực Dầu khí Thái Bình, Nhà máy Sản xuất xơ sợi tổng hợp polyester Đình Vũ tại Hải Phòng, Nhà máy Sản xuất Ethanol nhiên liệu khu vực phía Bắc tại Phú Thọ, dự án Chế tạo giàn khoan tự nâng 90m nước tại Vũng Tàu, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng - Quảng Trạch, dự án đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn, dự án Nhiên liệu sinh học bio-ethanol Bình Phước, dự án Nhiệt điện Thái Bình 2… Công đoàn các đơn vị cũng chủ động phối hợp với chủ đầu tư tổ chức phát động thi đua trên các công trình do đơn vị mình đảm nhiệm. Tại các buổi lễ phát động thi đua, các đơn vị gồm chủ đầu tư, các nhà thầu đã ký kết giao ước thi đua phấn đấu thực hiện dự án hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng công trình và an toàn, vệ sinh lao động trong thời gian thi công.


Ngoài ra, Ban nữ công CĐDK cũng đã chỉ đạo các ban nữ công cơ sở triển khai các phong trào thi đua, mang đặc thù giới và mang lại hiệu quả cao. Đó là, đẩy mạnh phong trào thi đua “Hai giỏi” – phong trào mang tích chất sâu rộng, phong trào thi đua “Tập thể, cán bộ nữ công xuất sắc” hàng năm nhằm thúc đẩy công tác nữ công và đội ngũ nữ công không ngừng đổi mới, sáng tạo, xây dựng các điển hình cán bộ nữ công cơ sở; phong trào nữ CNVCLĐ ngành Dầu khí học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh...thi đua cán bộ nữ công xuất sắc, phụ nữ học tập và xây dựng hạnh phúc, xây dựng gia đình dầu khí tiêu biểu; thi đua thực hành tiết kiệm tại cơ quan, văn phòng; xây dựng nếp sống văn hóa, đoàn kết, sống có tình có nghĩa, thu hút sự tham gia nhiệt tình, hiệu quả, tạo ra không khí sôi nổi trong công tác nữ công toàn ngành, ảnh hưởng trực tiếp, tích cực đến tất cả các hoạt động nữ, được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, lãnh đạo Tập đoàn và các đơn vị đánh giá cao.

Xây dựng Văn hóa Dầu khí nhằm xây dựng nền tảng tinh thần bền vững cho đội ngũ người lao động

Hướng đến người lao động, công đoàn còn quan tâm đến đến công tác khen thưởng. Những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua, đặc biệt là công nhân lao động trực tiếp đều được khen thưởng kịp thời mỗi khi đạt thành tích cao. Cụ thể, năm 2012, công đoàn động đã biểu dương 492 tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào Lao động giỏi, lao động sáng tạo trong 5 năm 2007-2012); tôn vinh 44 cá nhân của PVN được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2010 và 2012. Liên tiếp 4 năm liền 2008-2012 , Công đoàn tổ chức Lễ tôn vinh các danh hiệu tiêu biểu của tổ chức công đoàn vào dịp kỷ niệm thành lập Công đoàn Dầu khí Việt Nam 16 12 cho 511 cán bộ công đoàn tiêu biểu, 746 đoàn viên công đoàn tiêu biểu, 277 lãnh đạo tiêu biểu của tổ chức Công đoàn và 35 chuyên gia nước ngoài có công đóng góp cho hoạt động của tổ chức Công đoàn Dầu khí.

Chăm lo đời sống tinh thần cho CNVC-NLĐ, Công đoàn Dầu khí Việt Nam và các công đoàn trực thuộc đã tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao. Cụ thể, từ năm 2008, Công đoàn Dầu khí Việt Nam đã phối hợp với Tập đoàn tổ chức Tuần lễ Văn hóa Dầu khí vào dịp thành lập ngành Dầu khí Việt Nam 3-9 hằng năm với nhiều hoạt động sôi nổi, rộng khắp trong toàn ngành với các môn thi đấu như kéo co, bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, tennis, bơi lội, thu


hút số đông CNVC-NLĐ tham gia; Hội diễn “Tiếng hát những người đi tìm lửa” cũng là sân chơi bổ ích, thu hút đông đảo các diễn viên, ca sĩ quần chúng tại các đơn vị tham gia. Đặc biệt vào cuối cuối tháng 7 2010, Công đoàn Dầu khí Việt Nam đã tổ chức đưa một đoàn vận động viên đi dự Hội thi Thể thao ASCOPE Games 23 tại Singapore - sân chơi của các Công ty Dầu khí Quốc gia thuộc các nước khu vực Đông Nam Á. Ngoài thi đấu thể thao, đoàn vận động viên của PVN Nam còn tham gia giao lưu, trao đổi, chương trình văn nghệ… góp phần nâng cao vị thế của Tập đoàn và Công đoàn Dầu khí Việt Nam với đất nước chủ nhà Singapore và 12 nước trong khu vực.

Với chị em nữ công, Công đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức Hội thi “Duyên dáng Dầu khí” vào các năm 2009, 2010 và 2011, tạo sân chơi để chị em giao lưu học hỏi. Qua hội thi, ngoài việc thể hiện được vẻ đẹp hình thể, chị em còn thể hiện được vẻ đẹp trí tuệ, năng khiếu nghệ thuật và tài năng ứng xử của những người phụ nữ Dầu khí, những người không chỉ lao động giỏi mà còn là những nhân tố, hạt nhân xây dựng văn hóa Dầu khí ở đơn vị.

3.3.3 Thực trang hoạt động đảm bảo thể lực - sức khỏe nhân lực

Sức khỏe và công tác kiểm soát sức khỏe là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và hiệu quả công việc trên các công trình dầu khí. Sức khỏe là tài sản vô giá của mỗi người, không chỉ là yếu tố tất yếu của cuộc sống mà nó còn là yếu tố không thể thiếu trong công việc. Một sức khỏe tốt sẽ góp phần đảm bảo an toàn lao động, nâng cao hiệu quả công việc đồng thời là yếu tố duy trì sức lao động.

An toàn và sức khỏe luôn tác động qua lại với nhau. Nếu môi trường làm việc an toàn, không có các nguy cơ về tai nạn cũng như các stress về thể lực và tâm thần sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, do đặc thù của ngành công nghiệp dầu khí, người lao động phải làm việc trong môi trường có các tác hại phổ biến là các yếu tố ồn, rung, bụi, lao động thể lực nặng, điều kiện khí hậu khắc nghiệt... Ngoài ra, công nghệ mới được chuyển giao còn mang đến nhiều thách thức như: sự không tương thích giữa máy móc với tầm vóc con người Việt Nam, sự tiếp xúc với hóa chất tăng lên cả về số lượng lẫn chủng loại… tác động rất lớn đến sức khỏe thể chất của người lao động. Đồng thời, việc chưa thích ứng của người lao động với phương thức quản lý mới, tính chất công việc đi kèm với áp lực và căng thẳng, kèm theo một số đặc thù về công việc như làm việc theo ca, môi trường làm


việc cô lập, cách xa đất liền, xa gia đình, xã hội trong khoảng thời gian dài... cũng tác động không nhỏ đến sức khỏe về tinh thần. Do đó, trong ngành công nghiệp dầu khí ngoài khơi, các yêu cầu về sức khỏe khá khắt khe. Nếu người lao động có các vấn đề về sức khỏe rất dễ dẫn đến trình trạng làm việc không an toàn. Các trường hợp có thể dẫn đến tai nạn do sức khỏe người lao động không đáp ứng được yêu cầu thực hiện công việc an toàn hoặc không thể ứng phó nhanh chóng trong tình huống khẩn cấp như: tầm nhìn của mắt không đủ, có các vấn đề về xương khớp, vấn đề về tim mạch làm hạn chế việc di chuyển… , khi đó tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Ngoài ra, sức khỏe tinh thần cũng ảnh hưởng lớn đến an toàn trong công việc. Khi làm việc trong tình trạng không thoải mái về tinh thần như stress, trầm cảm, thiếu ngủ, mệt mỏi, lo âu… người lao động rất dễ mất tập trung, thao tác sai, gây ra lỗi đồng thời xử lý tình huống và sự cố kém. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn lao động.

Mặc dù khó nhận biết hơn nhưng yếu tố năng suất lao động cũng chịu tác động rất lớn từ sức khỏe người lao động. Sức khỏe tốt, tinh thần làm việc hăng say sẽ giúp người lao động dễ dàng hơn trong công việc. Nếu trạng thái sức khỏe không được tốt thì ngay cả những công việc thường ngày cũng trở thành khó khăn. Và nếu con người càng cố gắng thì kết quả cũng không được tốt vì lúc này khả năng lao động đã bị hạn chế, tinh thần không minh mẫn có thể dễ dàng dẫn đến những quyết định sai lầm. Ngoài ra, xét trên khía cạnh của doanh nghiệp, chi phí phải bỏ ra cho việc khắc phục hậu quả tai nạn, chi phí y tế chữa bệnh , doanh thu bị mất do người lao động phải nghỉ … ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh hay làm giảm năng suất.

Để có thể đảm bảo an toàn và năng suất lao động cho người lao động, thì sức lao động cần được duy trì. Một sức khỏe tốt, với điều kiện làm việc và chế độ nghỉ ngơi hợp lý sẽ dễ dàng tái tạo sức lao động đáp ứng yêu cầu công việc. Bố trí ca kíp không hợp lý, kéo dài thời gian làm việc, thiếu thời gian nghỉ ngơi, kèm theo cơ thể ốm yếu, bệnh tật thì sức lao động không chỉ bị suy giảm mà còn tàn phá sức khỏe người lao động.

Trước vai trò rất quan trọng của sức khỏe người lao động trong công việc, công tác khám sức khỏe trước khi tuyển dụng cũng như khám sức khỏe định kỳ theo các tiêu chuẩn phù hợp với đặc thù công việc cần thực hiện nhằm xác định sự phù hợp của sức khỏe với yêu cầu công việc, phát hiện sớm và ngăn ngừa bệnh tật.


Từ đó có thể đảm bảo an toàn cho người lao động, thể hiện sự tuân thủ theo quy định của pháp luật đồng thời nâng cao năng suất lao động và duy trì sức lao động, đảm bảo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

Phương châm hàng đầu của PVN là “An toàn để sản xuất”, nên lãnh đạo chuyên môn đã phối hợp với Công đoàn cơ sở làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục luật pháp về lao động đối với Cán bộ viên chức lao động. Để nâng cao nhận thức đồng thời giúp hình thành tính tự giác cao trong công tác bảo hộ, bảo vệ gìn giữ và cải thiện môi trường lao động, các phong trào do Chính phủ hoặc Tổng Liên đoàn phát động đều được các đơn vị hưởng ứng. Các phong trào như “Tuần lễ quốc gia về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ”, “ngày môi trường thế giới”, “Xanh-Sạch-Đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”... mang lại những kiến thức hữu ích cho người lao động về kỹ năng phòng, chống tai nạn, cháy nổ, bệnh nghề nghiệp. Công tác tổ chức triển khai đã được xây dựng thành “Chính sách an toàn chất lượng”, và “An toàn sức khoẻ môi trường” là chương trình trọng tâm nhất. Chương trình này được xây dựng toàn diện từ chiến lược phát triển bền vững và quản lý hệ thống về công tác bảo hộ lao động đến kế hoạch hàng năm. Theo đó, một hệ thống đường bộ, những vườn cây, bồn hoa, thảm cỏ đươc quy hoạch có hệ thống quanh trụ sở cơ quan nhà máy, kho bãi, ven đường tạo cảnh quan tươi mát, môi trường làm việc dễ chịu cho người lao động. Để mọi người biết và nắm được tình hình sức khoẻ thì hàng năm, 100% lao động được khám sức khoẻ định kỳ, phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp và bố trí công việc phù hợp với thực trạng sức khoẻ. Mạng lưới an toàn vệ sinh viên phân bổ rộng từ các tổ, đội, phân xưởng sản xuất, được huấn luyện thường xuyên về chuyên môn, kiểm tra đôn đốc mọi lao động chấp hành nghiêm các quy tắc về an toàn. Lực lượng này là nòng cốt kết hợp cùng tập thể lao động thực hiện tốt công tác vệ sinh công nghiệp, hình thành nét đẹp văn hoá nơi công sở, kho, xưởng. Các an toàn viên còn đưa công tác kiểm tra và tự kiểm tra vàp nề nếp đối với tất cả đơn vị, nhất là các đơn vị sản xuất kinh doanh. Việc này giúp người lao động kịp thời khắc phục những thiếu sót trong công tác quản lý, kỹ thuật và trang bị, đề xuất lãnh đạo biện pháp khắc phục. Ngoài ra Công đoàn Dầu khí và Công đoàn cơ sở còn phối hợp với lãnh đạo các đơn vị tổ chức định kỳ sơ kết, tổng kết khen thưởng thi đua về việc thực hiện tiêu chuẩn An toàn vệ sinh lao động và môi trường xanh-sạch-đẹp.

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 14/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí