Kết Quả Công Tác Đào Tạo Nl Của Pvn Giai Đoạn 2009 - 2013


quốc tế, để tự điều hành các hoạt động dầu khí trong nước và ở nước ngoài với hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với Chiến lược phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam cho các giai đoạn. Tập đoàn cũng đã xây dựng được kế hoạch triển khai chiến lược và giải pháp đột phá nhân lực.

* Quy mô đào tạo

Xuất phát từ hiện trạng nhân lực và thực tế sản xuất kinh doanh đặc thù của Ngành Dầu khí, Petrovietnam chủ trương phát triển hệ thống đào tạo ở mọi cấp độ từ Công nhân kỹ thuật - Cao đẳng - Đại học - Sau đại học, tập trung chủ yếu vào các ngành chuyên sâu phục vụ cho các hoạt động dầu khí. Hệ thống này được thể hiện như sau:

Bảng 3.5: Hệ thống đào tạo của PVN


Đơn vị

Cấp độ/Loại hình đào tạo

Trường Cao đẳng Nghề Dầu khí PVMTC

- Trung học nghề, Cao đẳng nghề Dầu khí.

- Đào tạo nhân lực vận hành cho các dự án. - Đào tạo an toàn - môi trường Dầu khí.

- Đào tạo cấp chứng chỉ Quốc tế.

- Đào tạo bồi dưỡng thường xuyên, đào tạo chuyển giao công nghệ. Đào tạo ngoại ngữ, tin học

- Đào tạo nhập ngành.

Trường Đại học Dầu khí Việt Nam PVU

- Đào tạo kỹ sư, cử nhân.

- Đào tạo cao học, tiến sỹ.

- Đào tạo bồi dưỡng thường xuyên, đào tạo nhập ngành.

Viện Dầu khí Việt Nam

VPI Học viện Dầu khí

- Đào tạo cập nhật, nâng cao kỹ thuật công nghệ chuyên sâu Dầu khí.

- Đào tạo cao học, Tiến sỹ kết hợp nghiên cứu theo nhu cầu SXKD. Đào tạo chuyên gia công nghệ

Các cơ sở đào tạo của các

đơn vị

- Đào tạo theo yêu cầu riêng biệt của đơn vị

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Nguồn: [61]

Hệ thống các cơ sở đào tạo của PVN cũng đã đáp ứng được một phần nhân lực chất lượng cao ngành Dầu khí. Hiện tại, Tập đoàn có 3 cơ sở đào tạo nguồn


nhân lực chất lượng cao là Viện Dầu khí Việt Nam: Đào tạo cán bộ nghiên cứu khoa học; Trường đại học Dầu khí đào tạo cử nhân, người lao động có tính kế cận và Trường cao đẳng Nghề Dầu khí đào tạo người lao động trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh.

Trường Đại học Dầu khí Việt Nam thành lập năm 2010 và trong năm 2011 đã hoàn thành tuyển sinh sinh viên khóa đầu tiên 2011 – 2016 với 145 sinh viên cho 4 chuyên ngành: Địa chất dầu khí, Địa vật lý dầu khí, Khoan khai thác, Lọc hóa dầu. Thực tế làm việc cho thấy, đội ngũ nhân lực vận hành và bảo dưỡng ngày càng trưởng thành, đã dần thạo nghề và tiến tới thay thế hoàn toàn chuyên gia nước ngoài như ở nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Liên doanh Việt – Nga (Vietsovpetro … Tuy nhiên, so với ngành Dầu khí ở các nước phát triển thường có tỷ lệ người lao động qua đào tạo đạt 100%, số lượng lao động trình độ cao đẳng, đại học, sau đại học đạt từ 72% trở lên thì ở Việt Nam con số này còn tương đối thấp, chỉ mới đạt 53%.

Đầu tháng 11 2012, PVN và Đại học Quốc gia Hà Nội ký thỏa thuận hợp tác trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giai đoạn 2012-2017. Không chỉ ở cấp Tập đoàn, cấp công ty trực thuộc Tập đoàn cũng có những chương trình hành động cụ thể như Công ty TNHH MTV Phân bón Dầu khí Cà Mau PVCFC hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực với Trường đại học Cần Thơ.

Trong 10 năm 2001-2010 , Tập đoàn đã tổ chức 12.830 khóa đào tạo cho

162.130 lượt người tham dự, trình độ cán bộ, nhân viên ngày càng được nâng cao với tổng số 151 tiến sĩ, 849 thạc sĩ, kỹ sư cử nhân 13.593 người và trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật là 12.757 người. Đặc biệt trong năm 2009, Tập đoàn đã tổ chức được 3.764 khoá đào tạo với 41.413 lượt người tham dự. Năm 2010 tổ chức 6.671 khóa. Theo đó, nếu năm 2009, số lượng cán bộ được đào tạo là 39.853 người thì năm 2010 là 63.128 người; số lượng cán bộ tham gia các chương trình về quản lý, chuyên sâu, kỹ năng đã tăng vượt bậc, thể hiện rõ chủ trương và định hướng đào tạo của PVN. Đào tạo về quản lý, nếu năm 2009 là 1.425 người thì năm 2010 là 4.443 người; tương tự đào tạo chuyên sâu 196 và 1.886, kỹ năng 3.333 và 5.152 người. [61]



Hình 4 0 Kết quả công tác đào tạo NL của PVN giai đoạn 2009 2013 Nguồn 61 1

Hình 4.0: Kết quả công tác đào tạo NL của PVN giai đoạn 2009 - 2013

Nguồn: [61]

Từ số liệu thống kê kết quả thực hiện công tác đào tạo và phát triển nhân lực trong giai đoạn 2009-2012 ở bảng 7 cho thấy: công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các đơn vị thành viên đã tổ chức cho 277.544 lượt CBCNV tham gia các khoá đào tạo ở nhiều loại hình như đào tạo sau đại học, đào tạo đại học, đào tạo chuyên sâu, đào tạo về quản lý, đào tạo bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng công tác, đào tạo ngoại ngữ, đào tạo nâng bậc tái đào tạo, đào tạo nội bộ, đào tạo dự án... từ ngắn hạn đến dài hạn, ở cả trong và ngoài nước. Tổng chi phí thực hiện công tác đào tạo và phát triển nhân lực trong bốn năm 2009 - 2012 của toàn Tập đoàn là 1.627 tỷ đồng. Số CBCNV được đào tạo và chi phí sử dụng cho đào tạo năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt là chi phí đào tạo ở các đơn vị thành viên các năm sau cao hơn nhiều so với chi phí đào tạo của Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Điều này cho thấy hiệu quả rõ rệt của việc phân cấp quản lý và tổ chức đào tạo trong hệ thống đào tạo và phát triển nhân lực của toàn Tập đoàn.


Năm 2011, PVN đã tổ chức chương trình đào tạo chuyên sâu, đào tạo về quản lý, đào tạo sau đại học… cho 3.314 lượt người Công ty Mẹ và hơn 67 nghìn lượt người

33 đơn vị trực thuộc Tập đoàn . Có thể thấy, Tập đoàn đã xây dựng, kiện toàn, củng cố và hình thành một hệ thống tư vấn, quản lý và tổ chức công tác đào tạo bao gồm Hội đồng đào tạo, bộ phận chuyên trách về công tác đào tạo và phát triển nhân lực.

Trong năm 2012, PVN đã tổ chức các chương trình đào tạo chuyên sâu, đào tạo về quản lý, đào tạo sau đại học, đào tạo bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo sinh viên dài hạn ở nước ngoài, xét chọn và trao học bổng Dầu khí cho sinh viên. Công tác đào tạo và phát triển nhân lực của toàn bộ PVN đã thực hiện 86.720 lượt người đào tạo đạt 126,5% kế hoạch và tăng 123% so với số lượt học viên đã thực hiện năm 2011 70.435 lượt người . Công tác kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý công tác đào tạo được thực hiện tốt hơn so với năm 2011 thể hiện ở việc các đơn vị đã chú trọng hơn đến công tác đào tạo nội bộ với số lượng cán bộ giảng dạy, kèm cặp nội bộ chiếm hơn một nửa so với tổng số cán bộ làm công tác đào tạo.

Theo số liệu tổng hợp ở trên, khi so sánh tổng hợp số lượt người được đào tạo với tổng số nhân lực trong ba năm 2009 - 2012 cho thấy bình quân CBCNV của Tập đoàn được tham gia đào tạo 1,36 lần năm. Tuy nhiên, khi so sánh tổng chi phí đào tạo với tổng doanh thu của toàn Tập đoàn trong bốn năm năm 2009: 272,47 nghìn tỉ đồng; năm 2010: 478,4 nghìn tỉ đồng; năm 2011: 675,3 nghìn tỉ đồng; năm 2012: 773,7 nghìn tỉ đồng thì chi phí bình quân được sử dụng để đào tạo cho mỗi CBCNV trong một năm còn khá khiêm tốn. Bình quân chi phí đào tạo cho mỗi CBCNV trong Tập đoàn đạt 7,98 triệu đồng năm trong khi năng suất lao động bình quân của một CBCNV đạt 10,79 tỉ đồng năm.

Hai đơn vị có đóng góp chính nguồn nhân lực cho ngành dầu khí nước nhà là Trường Cao đẳng nghề Dầu khí PVMTC và đại học dầu khí PVU . Trong đó, PVMTC đã tổ chức đào tạo được 2.375 khoá với 49.993 lượt học viên, trong đó, đào tạo theo kế hoạch Tập đoàn giao là 322 khoá với 12.992 lượt học viên tham dự, đạt vượt mức kế hoạch được giao; tổng kinh phí phục vụ cho công tác đào tạo theo kế hoạch Tập đoàn giao là 192.976 triệu đồng. Cung cấp dịch vụ đào tạo cho các đơn vị ở trong và ngoài ngành được 2.028 khoá với 36.953 lượt học viên, đạt doanh thu từ dịch vụ đào tạo trên 250 tỷ đồng.


Trường Đại học Dầu khí Việt Nam tuy mới thành lập từ cuối năm 2010, nhưng từ năm 2011 và 2012, PVU đã hoàn thành công tác tuyển sinh 2 khóa sinh viên đại học với 270 sinh viên cho 4 chuyên ngành Địa chất dầu khí, Địa vật lý dầu khí, Khoan khai thác và Lọc hóa dầu. Toàn Trường đã tổ chức đào tạo được 42 lớp với 2.923 lượt học viên.

Kết quả khảo sát cho thấy: (Nguồn: Phụ lục 1)

Thứ nhất, về mức độ đơn vị thường xuyên tổ chức hoặc cử người đi đào tạo, có 98,6% ý kiến trả lời, trong đó: Thường xuyên 56,8 % ; Thỉnh thoảng 40,1 % ; Rất ít 3,1% ; Chưa bao giờ 0%

Mức độ thiết thực của việc đào tạo bồi dưỡng, có 97,3% ý kiến trả lời:

Rất thiết thực 18,8% ; Thiết thực 74,7% ; Ít thiết thực 6,6% ; Không thiết thực 0%

Thứ hai, tình hình đào tạo, bồi dưỡng trong 5 năm gần đây:

Về Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chính, có 99,7% ý kiến trả lời, cụ thể:

Không lần nào 41,7 % ; Từ 1 đến 4 lần : 46,4% ; Từ 5 đến 10 lần chiếm 11,6 % ;

Trên 10 lần 0,3%

Về Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức bổ trợ, có 99,7% ý kiến trả lời, trong đó:

Không lần nào 24,7 % ; Từ 1 đến 4 lần : 56,5 % ; Từ 5 đến 10 lần chiếm 18,7 % ;

Về lý do tham gia đào tạo : Do yêu cầu của đơn vị 41,9% ; Để tăng lương 69,9% ; Do yêu cầu của công việc 1,4% ; Để thăng chức 20,6% ; Do hứng thú với khoa học chiếm 6,8%

Về mức độ áp dụng kiến thức đào tạo, bồi dưỡng vào công việc, có 95,6% ý kiến trả lời, trong đó : Áp dụng hoàn toàn 6,7% ; Áp dụng phần lớn 65,7% ; Ít áp dụng 26,5% ; Không áp dụng được 1,1%

Lý do không áp dụng được : Thiếu kỹ năng 12,8% ; Thiếu nguồn lực, phương tiện 21,3% ; Bản thân không áp dụng được 1,7% ; Lý do khác 0,3%

Đào tạo nâng cao năng lực quản lý và điều doanh nghiệp cho đội ngũ cán bộ quản lý

Với nhận thức về tầm quan trọng của chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp, đặc biệt là trong giai đoạn mô hình hoạt động của doanh nghiệp có nhiều thay đổi để phù hợp với quy định mới của pháp luật, Tập đoàn đã xây dựng và ban hành Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho các chức danh


lãnh đạo và quản lý ban hành kèm theo quyết định số 1834 QĐ-DKVN ngày 19 6 2009 của Hội đồng thành viên PVN , làm cơ sở để triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng quản lý và điều hành doanh nghiệp cho đội ngũ cán bộ quản lý của Tập đoàn và các đơn vị.

Qua 4 năm triển khai thực hiện, Tập đoàn đã tổ chức được 3 khoá hội thảo và cập nhật thông tin cho lãnh đạo cao cấp của Tập đoàn và các đơn vị với 305 lượt cán bộ tham gia; tổ chức đào tạo nâng cao năng lực, kỹ năng quản lý và điều hành doanh nghiệp theo hình thức học tập trung được 12 khoá cho 489 đối tượng là cán bộ lãnh đạo, quản lý từ cấp phó Ban Tập đoàn và cấp tương đương ở các đơn vị; tổ chức 3 khoá bồi dưỡng cho cán bộ quản lý cấp trung từ cấp phó phòng tại cơ quan Tập đoàn cho 75 cán bộ theo hình thức học tập trung. Với thời lượng 3-6 tuần học tập trung trong giờ hành chính, các cán bộ lãnh đạo, quản lý đã được cung cấp một khối lượng tổng hợp các kiến thức và kỹ năng, đồng thời có điều kiện chia sẻ kinh nghiệm trong quản trị điều hành doanh nghiệp, tạo ra một mặt bằng chung để làm cơ sở triển khai các khoá chương trình đào tạo chuyên sâu về quản lý trong thời gian tới.

Bên cạnh công tác đào tạo nâng cao trình độ quản lý và điều hành doanh nghiệp, Tập đoàn cũng rất chú trọng tới việc đào tạo nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt, cán bộ trong diện quy hoạch của Tập đoàn và các đơn vị thành viên. Trong giai đoạn 2009 - 2012, được sự chấp thuận của Ban tổ chức Trung ương và sự phối hợp của Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Tập đoàn đã tổ chức được 05 khoá đào tạo tạih chức Cao cấp lý luận chính trị - hành chính cho 579 cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của Công ty mẹ và các đơn vị thành viên Tập đoàn. Tính đến hết năm 2012, đã có 2 khoá hoàn thành chương trình đào tạo và 230 học viên được cấp bằng tốt nghiệp.

Đối với các đơn vị trực thuộc thành viên, trong 4 năm 2009-2012, các đơn vị đã tổ chức nhiều khoá đào tạo về quản lý cao cấp, trung cấp cho 10.626 lượt cán bộ tham dự, góp phần nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo và điều hành doanh nghiệp của cán bộ, đóng góp vào thành công chung của các đơn vị trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đào tạo chuyên sâu định hướng phát triển chuyên gia.

Thực hiện chiến lược đào tạo và phát triển nhân lực, ngay từ năm 2009, Tập đoàn đã xây dựng đề án và triển khai tổ chức chương trình đào tạo chuyên sâu dài hạn đầu tiên trong lĩnh vực tài chính. Tính đến hết năm 2011, Tập đoàn đã thực hiện


hoàn thành hai giai đoạn trong chương trình đào tạo chuyên sâu cho các định chế tài chính với 71 lượt cán bộ được lựa chọn từ các đơn vị tham gia. Giai đoạn 1 của chương trình tập trung vào đào tạo ngoại ngữ và kiến thức cơ bản về quản trị và nghiệp vụ tài chính, ngân hàng với 49 lượt cán bộ tham gia. Sau khi sàng lọc và lựa chọn học viên từ kết quả của giai đoạn 1, có 22 cán bộ đủ điều kiện tiếp tục tham gia giai đoạn 2 của chương trình với nội dung đào tạo chuyên sâu về quản trị và nghiệp vụ tài chính, ngân hàng. Kết thúc giai đoạn 2, 22 cán bộ trên đã hoàn thành xuất sắc chương trình đào tạo và trở về đơn vị công tác.

Đối với chương trình đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực E&P: Trong giai đoạn 2009-2012, Tập đoàn đã tổ chức nhiều khoá học chuyên sâu trong lĩnh vực E&P cho cán bộ của Tập đoàn và các đơn vị. Cụ thể, đã tổ chức 02 khoá chuyên sâu trong lĩnh vực địa chất và địa lý với 45 lượt cán bộ tham gia; 09 khoá chuyên sâu trong lĩnh vực khoan khai thác với 92 lượt cán bộ tham gia; 03 khoá chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ mỏ với 60 lượt cán bộ tham gia.

Đối với chương trình đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực dung dịch khoan: Nhằm đào tạo đội ngũ kỹ sư đủ trình độ để thực hiện độc lập việc cung cấp dung dịch khoan cho hoạt động tìm kiếm - thăm dò - khai thác dầu khí, Tập đoàn đã hỗ trợ DMC tổ chức được 07 khoá chuyên sâu trong lĩnh vực dung dịch khoan với 27 lượt cán bộ tham gia đào tạo ở trong và ngoài nước.

Đối với chương trình đào tạo chuyên sâu O&M các nhà máy điện: đền án đào tạo chuyên sâu dài hạn định hướng chuyên gia trong vận hành và bảo dưỡng các nhà máy điện đã cơ bản hoàn thành, đã được lãnh đạo Tập đoàn chấp thuận về chủ trương và đang tiến hành rà soát lần cuối về kinh phí trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đối với các lĩnh vực khác, Tập đoàn đang tiếp tục chỉ đạo và phối hợp với các đơn vị tổ chức xây dựng đề án đào tạo chuyên sâu chuyên gia dài hạn trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của ngành dầu khí như tìm kiếm - thăm dò - khai thác dầu khí; Thiết kế, chế tạo các công trình dầu khí... Tuy nhiên, đây là các đề án lớn, dài hạn và liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên môn kỹ thuật, có yêu cầu cao khi tuyển chọn cán bộ đầu vào nên đòi hỏi thời gian và sự phối hợp chặt chẽ của các bộ phận chuyên môn và các đơn vị hoạt động trong từng lĩnh vực.


Bên cạnh việc xây dựng các đề án đào tạo chuyên sâu chuyên gia trong các lĩnh vực, hàng năm Tập đoàn vẫn tổ chức các khoá đào tạo chuyên sâu ngắn hạn trong nhiều lĩnh vực ở trong và ngoài nước để kịp thời nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật. Trong bốn năm 2009 - 2012, Tập đoàn đã tổ chức cho 279 lượt cán bộ các đơn vị tham gia nhiều khoá đào tạo chuyên sâu ngắn hạn trong các lĩnh vực E&P, lọc hoá dầu, quản lý dự án dầu khí, điều khiển - tự động hoá, thiết kế công nghệ, năng lượng, dung dịch khoan...

Cùng với Tập đoàn, các đơn vị thành viên cũng tích cực tổ chức nhiều khoá đào tạo chuyên sâu ngắn hạn phù hợp với yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị theo hướng xây dựng đội ngũ chuyên gia trong các lĩnh vực. Giai đoạn 2009 - 2012, các đơn vị thành viên đã tổ chức được 3.823 lượt cán bộ tham gia các khoá đào tạo chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề, đặc biệt trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ cao.

Đào tạo đại học và sau đại học.

Đối với công tác đào tạo sinh viên đại học ở nước ngoài: Nhằm thực hiện chủ trương chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành dầu khí, bắt đầu từ năm 1995, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam (nay là PVN đã tiến hành công tác tuyển chọn và gửi sinh viên đi đào tạo đại học ở nước ngoài. Các nước gửi sinh viên đi đào tạo bao gồm: Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Ucraina, Rumani, Australia và Azecbaijan. Các sinh viên sau khi tốt nghiệp về nước sẽ được Tập đoàn phân công đến công tác tại các đơn vị thành viên và dự án trọng điểm của Tập đoàn ở trong và ngoài nước.

Sau 18 năm tổ chức thực hiện đào tạo sinh viên đại học ở nước ngoài, kết quả cụ thể như sau tính đến hết năm 2012):

- Tổng số sinh viên được tuyển chọn và cử đi đào tạo là 763 người trong đó sinh viên được Tập đoàn tài trợ kinh phí là 726 người và số lượng sinh viên tự túc kinh phí là 37 người ;

- Số lượng sinh viên hiện đang làm việc cho Tập đoàn : 403 người;

- Số lượng sinh viên hiện đang học đại học ở nước ngoài: 142 người;

- Số lượng sinh viên đang học sau đại học ở nước ngoài: 49 người;

- Số lượng sinh viên đã quá hạn chưa về nước: 62 người;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/11/2022