Nâng cao chất lượng nhân lực của tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam - 12


- Số lượng sinh viên đã bồi hoàn chi phí cho Tập đoàn: 18 người;

- Số lượng sinh viên lưu ban, đã ngừng tài trợ kinh phí: 45 người;

- Số lượng sinh viên đã về nước, hiện chờ phân công công tác: 07 người.

- Để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho lĩnh vực hạ nguồn, lọc hoá dầu, Tập đoàn đã cử 20 cán bộ có trình độ chuyên môn và có kinh nghiệm sang Mỹ đào tạo dài hạn.

Tính đến tháng 12 2012, tổng chi phí đã chi trả để thực hiện đào tạo sinh viên ở nước ngoài được quy đổi khoảng 32 triệu đô la Mỹ.

Trong giai đoạn 2009-2012, Tập đoàn đã tuyển chọn và cử 117 sinh viên đi đào tạo đại học ở nước ngoài Nga, Pháp, Mỹ, Azecbaijan , Vietsovpetro đã tuyển chọn và cử 65 sinh viên đi đào tạo đại học ở Nga.

Hiện tại các đơn vị thuộc lĩnh vực E&P sử dụng 141 sinh viên, các đơn vị thuộc lĩnh vực lọc hoá dầu sử dụng 62 dịch vụ, các đơn vị thuộc lĩnh vực khí - điện sử dụng 47 sinh viên, các đơn vị thuộc lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật sử dụng 73 dịch vụ, các đơn vị thuộc lĩnh vực đào tạo và NCKH sử dụng 51 sinh viên, các đơn vị thuộc lĩnh vực tài chính - bảo hiểm sử dụng 13 sinh viên, bộ máy cơ quan Tập đoàn sử dụng 19 sinh viên. Tổng hợp báo cáo từ các đơn vị cho thấy: trong tổng số 406 sinh viên được phân công công tác có 399 sinh viên chiếm 98% được phân công công việc đúng chuyên ngành được đào tạo; có 335 sinh viên chiếm 83% được tiếp tục cử tham gia các khoá đào tạo bồi dưỡng thêm về chuyên môn nghiệp vụ; có 101 sinh viên chiếm 25% được bổ nhiệm vào các chức danh quản lý, có 393 sinh viên chiếm được đánh gá hoàn thành tốt nhiệm vụ. Từ kết quả trên đây có thể nhận thấy công tác tài trợ và đào tạo sinh viên ở nước ngoài, phân công công tác cho sinh viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo đã được thực hiện tốt và có hiệu quả, kịp thời bổ sung nguồn nhân lực được đào tạo đã được thực hiện tốt và có hiệu quả, kịp thời bổ sung nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, có kiến thức chuyên môn trình độ quốc tế cho Tập đoàn và các đơn vị, đặc biệt là các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực E&P, lọc hoá dầu, khí, điện, và dịch vụ kỹ thuật. Việc sử dụng sinh viên của các đơn vị nói chung là tốt, phân công sinh viên vào các chức danh đúng với chuyên môn được đào tạo, tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ cho sinh viên để đáp ứng yêu cầu công việc và hoạt động SXKD, nhiều sinh viên đã được bổ nhiệm vào các chức vụ quản lý của đơn vị.


Đối với công tác đào tạo đại học, sau đại học cho CBCNV ở trong và ngoài nước: Công tác đào tạo, nâng cao trình độ, học vị cho đội ngũ CBCNV cũng được Tập đoàn và các đơn vị quan tâm, khuyến khích và thực hiện hàng năm. Trong giai đoạn 2009-2012, đã có 1.261 CBCNV được Tập đoàn cử đi học chương trình đại học ở trong nước và 614 cán bộ được Tập đoàn cử đi đào tạo sau đại học ở trong và ngoài nước. Chế độ, chính sách cho cán bộ được cử đi đào tạo có thể khác nhau tuỳ theo loại hình đào tạo, thời lượng dài hạn hay ngắn hạn, nhưng tựu chung là Tập đoàn khuyến khích và tạo điều kiện tối đa về tinh thần và vật chất để CBCNV yên tâm học tập nâng cao trình độ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Đến nay, các chuyên gia, công nhân lành nghề Việt Nam đã tự đảm đương được những vị trí mà trước đây phải thuê người nước ngoài tại nhiều đơn vị trong ngành. Điều đó minh chứng một điều, nhân lực cho ngành Dầu khí đã tiệm cận với trình độ của khu vực và quốc tế.

Đào tạo bồi dưỡng thường xuyên.

Nâng cao chất lượng nhân lực của tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam - 12

Công cụ lao động của người nhân lực dầu khí là tri thức khoa học và tay nghề mà tri thức thì cần phải được thường xuyên cập nhật và làm mới để đáp ứng được yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy người nhân lực dầu khí cần phải được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên, liên tục.

Với nhận thức trên, Tập đoàn và các đơn vị thành viên đã rất quan tâm, tạo điều kiện để CBCNV tham gia các chương trình, các khoá đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ. Trong giai đoạn 2009-2012, Công ty mẹ - PVN đã cử 4.692 lượt cán bộ tham dự các chương trình khoá đào tạo bồi dưỡng thường xuyên. Các đơn vị thành viên Tập đoàn đã tổ chức hoặc cử CBCNV tham dự hàng trăm chương trình khoá đào tạo bồi dưỡng thường xuyên với 93.833 lượt người. Số lượt cán bộ được cử tham dự loại hình đào tạo này tăng dần từng năm.

Một số loại hình đào tạo khác

Trong vài năm gần đây, nhận thức được vai trò và sự ảnh hưởng của kỹ năng mềm đối với người lao động và hoạt động sản xuất kinh doanh, Tập đoàn và các đơn vị đã chú trọng tổ chức, cử nhiều CBCNV tham gia các khoá đào tạo kỹ năng mềm. Cụ thể trong bốn năm 2009-2012, Tập đoàn và các đơn vị thành viên đã tổ chức cho 22.257 lượt CBCNV tham dự các khoá đào tạo kỹ năng mềm.


Trong giai đoạn 2009 - 1012, các đơn vị trực tiếp sản xuất có sử dụng đội ngũ công nhân kỹ thuật trong toàn Tập đoàn đã quan tâm, tạo điều kiện cử 15.589 lượt người tham gia các chương trình đào tạo nâng và tái đào tạo ở nhiều ngành nghề khác nhau, góp phần nâng cao chất lượng nhân lực lao động trực tiếp của Tập đoàn.

Công tác đào tạo ngoại ngữ cho người lao động được diễn ra thường xuyên, liên tục, có khi còn lặp đi lặp lại để cập nhật, thích ứng với sự phát triển của ngôn ngữ. Trong giai đoạn 2009-2011, Tập đoàn và các đơn vị đã tổ chức cho 10.714 lượt người tham gia học ngoại ngữ, chủ yếu tập trung vào các ngoại ngữ phổ thông và đáp ứng yêu cầu công việc như tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha. Đào tạo ngoại ngữ cũng góp phần không nhỏ vào việc nâng cao năng lực và chất lượng công việc cho n gười lao động, cũng như năng suất, hiệu quả của hợp đồng sản xuất kinh doanh.

Đào tạo cho các dự án cụ thể

Công tác đào tạo cho các dự án E&P luôn được ưu tiên tối đa, mỗi dự án đều có kế hoạch đào tạo riêng, cụ thể cho từng lĩnh vực nhằm đáp ứng tốt yêu cầu nguồn nhân lực cho các dự án. Công tác đào tạo cho các dự án E&P ngoài loại hình đào tạo tại chỗ, hướng dẫn kèm cặp, đào tạo an toàn..., các đơn vị đã tổ chức thường xuyên các khoá đào tạo chuyên ngành ở trong và ngoài nước nhằm nâng cao trình độ, năng lực và kinh nghiệm cho CBCNV tham gia các dự án. Thống kê số liệu đã tuyển dụng, đào tạo từ các công trình dự án E&P Phụ lục 12 cho thấy: các đơn vị đã thực hiện 407 khoá chương trình đào tạo cho 1.641 nhân lực với 2.051 lượt học viên tham dự. Tổng chi phí đã thực hiện là 51.808 triệu đồng. Chi phí đào tạo bình quân cho một nhân lực đạt 31,57 triệu đồng người.

Trong giai đoạn 1998 - 2012, Tập đoàn đã chỉ đạo triển khai tổ chức tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân lực vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa cho 15 dự án, công trình trọng điểm của Nhà nước, của Tập đoàn và một số đơn vị thành viên. Tổng số nhân lực đã tuyển dụng để phục vụ cho các dự án là 3.795 người; trong đó có 1.408 kỹ sư và 2.387 công nhân các chuyên ngành kỹ thuật theo yêu cầu ngành nghề đối với từng dự án cụ thể Phụ lục 13 . Nguồn nhân lực để tuyển dụng chủ yếu là sinh viên, học sinh mới tốt nghiệp từ cá trường đại học, trung cấp nghề trên cả nước, trong đó ưu tiên tuyển dụng nhân lực đã qua đào tạo tại các địa phương nơi có các dự án công trình dầu khí được đầu tư xây dựng.


Trong 10 năm qua, Ban Quản lý dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã tổ chức hơn 1.000 khóa học cho hơn 12.000 lượt người. Chương trình đào tạo bắt đầu từ các khóa học tiếng Anh và các khóa học cơ bản tại Vũng Tàu. Tiếp sau đó là các khóa học vận hành chuyên sâu ở các nhà máy lọc dầu tại Indonesia, Nga, Rumania, Malaysia; các khóa đào tạo chuyển giao công nghệ của các nhà cung cấp thiết bị, bản quyền và sau cùng là khóa đào tạo trực tiếp tại công trường nhà máy lọc dầu. Ở Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, công tác đào tạo tiếp tục được thực hiện thông qua công việc, đó là quá trình đào tạo kèm cặp theo công việc, bao gồm đào tạo kiến thức chuyên môn, quy trình làm việc, qua các nhiệm vụ được giao.

Với đặc điểm là tuyển dụng rộng rãi trong cả nước nên số lượng nguồn dự tuyển là khá dồi dào và rất đa dạng ngành nghề. Tuy nhiên, một số nghề đặc thù của ngành dầu khí như sản xuất phân đạm, nhiệt, hoá dầu, dệt may... còn gặp nhiều khó khăn trong tuyển dụng. Nguyên nhân là do: cung chưa đáp ứng được cầu cả về số lượng, chất lượng và đúng chuyên ngành; nguồn lực tại địa phương không đủ, còn thiếu và yếu; địa bàn triển khai dự án thường xa các trung tâm kinh tế - văn hoá nên thiếu sức thu hút lao động có trình độ; các dự án công trình của ngành dầu khí thường áp dụng công nghệ mới, hiện đại, lần đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam nên rất khó tuyển dụng lao động có kinh nghiệm...

Mặc dù nguồn nhân lực dự tuyển vào các dự án đã được đào tạo cơ bản tại các trường nhưng thông qua kết quả thi tuyển cho thấy chất lượng đầu vào còn chưa cao, chưa đồng đều cả về kiến thức chuyên môn, tay nghề, kinh nghiệm thực tế và đặc biệt là trình độ ngoại ngữ còn thấp. Vì vậy, việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng thêm cho đội ngũ nhân lực được tuyển dụng là cần thiết để đảm bảo lao động có mặt bằng chung về kiến thức và năng lực chuyên môn theo đúng chuyên ngành và vị trí công tác, phù hợp với công nghệ và thiết bị được áp dụng cho từng dự án công trình.

Thống kê số liệu từ 15 công trình dự án trọng điểm Phụ lục 13 cho thấy: toàn Tập đoàn đã thực hiện 1.051 khoá chương trình đào tạo nhân lực vận hành và bảo dưỡng với 34.558 lượt học viên tham dự. Tổng chi phí đã thực hiện là 521.033 triệu đồng. Chi phí đào tạo bình quân cho một nhân lực đạt 137 triệu đồng người. Mặc dù có nhiều nguyên nhân dẫn đến chi phí đào tạo bình quân của các dự án là khác nhau, nhưng so sánh số liệu từ bảng 6 cho thấy chi phí đào tạo bình quân nhân lực vận hành của dự án lọc dầu Dung Quất là cao nhất và chi phí đào tạo bình quân của dự án NMCB Condensate là thấp nhất.


3.3.2. Thực trạng về nâng cao tâm lực

Chính sách thu hút, đãi ngộ, trọng dụng và tạo môi trường làm việc đối với nhân lực chất lượng cao

PVN ngay từ ngày đầu thành lập đã rất quan tâm đến công tác đào tạo phát triển nhân lực và xác định công tác thu hút nhân tài là nhiệm vụ quan trọng. Ngoài các quy chế về đào tạo và phát triển nhân lực, Tập đoàn cũng đã xây dựng và ban hành các quy chế, như Quy chế trả lương kèm các chế độ phúc lợi: nghỉ mát, trang phục, trợ cấp khi ốm đau,…hay chế độ khuyến khích thu hút cán bộ trình độ cao… đặc biệt công tác quản lý cán bộ, công tác quy hoạch, bố trí, sử dụng lao động được quan tâm và thực hiện nghiêm túc, đúng theo các quy định của Nhà nước, đáp ứng kịp thời thực hiện nhiệm vụ sản xuất. Để thực hiện chính sách trọng dụng, đãi ngộ, thu hút người tài, trí thức, nhân lực chất lượng cao, PVN đã ban hành và áp dụng các chính sách sau:

+ PVN đã ban hành “Chính sách nhân viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam”. Chính sách quy định rất cụ thể, rõ ràng vầ quyền lợi, nghĩa vụ giữa Tập đoàn và người lao động cùng với các chính về tuyển dụng, đào tạo, tiền lương, môi trường làm việc, chính sách hỗ trợ nhà ở, chính sách đối với con CBCNV, chính sách an toàn và bảo hộ lao động, chế độ hưu trí và các chế độ phúc lợi. Một số quy định trong chính sách nhân viên có tính tiêu biểu, rất đặc thù của ngành Dầu khí, thể hiện chính sách thu hút, đãi ngộ, trọng dụng và tạo môi trường làm việc đối với nhân lực chất lượng cao gắn bó và phục vụ lau dài cho PVN như chế độ trợ cấp thâm niên ngành, chế độ bảo hiểm trách nhiệm cao, chế độ trợ cấp giáo dục và tài trợ đào tạo đối với con CBCNV.... [87]

+ Đối với công tác tiền lương, PVN đã ban hành “Quy chế trả lương của bộ máy quản lý và điều hành Tập đoàn Dầu khí Việt Nam” và “Quy chế quản lý lao động, tiền lương, thu nhập đối với các đơn vị trực thuộc Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam”. Theo quy chế, việc phân phối tiền lương phải dựa trên giá trị cống hiến và chức danh công việc của CBCNV, không cào bằng, không dựa vào thâm niên công tác và phải động viên, khuyến khích những CBCBV có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, đảm nhận những công việc phức tạp và quan trọng. Chính sách tiền lương phải gắn với nội dung quản lý nhân sự khác nhau như: đào tạo, bồi


dưỡng, tuyển dụng nhằm thu hút, khuyến khích và phát triển nguồn nhân lực. Theo đó quy định hệ số lương chức danh chuyên gia cao hơn hệ số lương của trưởng Ban Văn phòng Tập đoàn áp dụng cho CBCNV có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, là chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của Tập đoàn, có khả năng tư vấn chuyên môn cho lãnh đạo Ban Văn phòng và lãnh đạo Tập đoàn. [86]

+ PVN cũng đã ban hành các chính sách như: "chính sách cán bộ, nhân viên biệt phái làm việc tại các đơn vị, dự án liên doanh, liên kết với nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam", trong đó có quy định quỹ phụ cấp thu hút lao động có trình độ cao. Quỹ phụ cấp thu hút lao động trình độ cao có thể lên đến 30% quy lương chức danh của CBCNV biệt phái làm việc cho đơn vị liên doanh; “Chính sách cán bộ, nhân viên biệt phái làm việc cho các dự án dầu khí ở nước ngoài”, trong đó bên cạnh các quy định về lương chức danh, phụ cấp xa tổ quốc, phụ cấp địa bàn còn có quy định phục cấp thu hút lao động có trình độ cao, áp dụng đối với CBCNV biệt phái có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, có khả năng thay thế chuyên gia nước ngoài, đảm nhận các chức danh công việc quan trọng và phức tạp cần khuyến khích, duy trì và thu hút làm việc cho dự án. Quỹ phụ cấp thu hút lên đến 30% quỹ lương chức danh của cán bộ nhân viên biệt phái làm việc cho dự án. Hiện nay, Cửu Long JOC đang sử dụng một số tư vấn từ bên ngoài nhằm tăng tính hiệu quả cho công tác quản lý nhân sự như công nghệ trả lương theo “giá trị công việc” của Mercer Vietnam hay một số tổ chức kiểm toán Nhân lực độc lập. Việc này sẽ thu hút được nhân lực chất lượng cao, đồng thời khuyến khích người lao động hăng say làm việc. [89]

+ Quyết định số 3508 QĐ-DKVN ngày 12 11 2009 của HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về việc phê duyệt và ban hành “Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao làm việc tại Trường Đại học Dầu khí Việt Nam”. Chính sách này quy định việc, sinh hoạt nhằm thu hút, khuyến khích cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, cán bộ quản lý có trình độ cao làm việc tại Trường Đại học Dầu khí Việt Nam PVU . Chính sách này là bộ phận cấu thành trong chiến lược phát triển của PVN nhằm xây dựng PVU thành Trường Đại học chất lượng cao ở Việt Nam, nơi cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển của Tập đoàn nói riêng và đất nước nói chung. [88]


Thực tế hiện nay ngành dầu khí là một trong những ngành trả lương cao và hậu hĩ nhất thị trường, kế tiếp mới tới các ngân hàng, dược phẩm rồi quỹ đầu tư. Năm 2009, lương bình quân tháng của người lao động trong ngành dầu khí là 12 triệu đồng tháng chỉ kém ngành hàng không là 13 triệu đồng. Như vậy rất dễ thấy lương của ngành dầu khí cao gấp 10 lần so với nhiều ngành nghề khác tài chính tín dụng 5,2 triệu đồng, y tế 3,4 triệu đồng, sản xuất điện 3,3 triệu đồng... thì một số ngành nghề khác có lương bình quân tháng quá thấp như nuôi trồng thủy sản chỉ 1,1 triệu đồng, lâm nghiệp 1,3 triệu đồng, dệt may 1,4 triệu đồng... . Tại 36 doanh nghiệp mẹ của các DNNN hạng đặc biệt, lương của DN có lợi thế dầu khí, than, điện lực, hàng không, bưu chính, ngân hàng, tài chính, thuốc lá... cao gấp 3,35 lần so với nhóm không có lợi thế lâm nghiệp, dệt may, vận tải đường sắt, mía đường, giấy... . Nhiều đơn vị đã có thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 10 triệu đồng, hoặc gần 20 triệu đồng người tháng. Những đơn vị khó khăn cũng đã nâng mức thu nhập từ hơn 1 triệu đồng người tháng lên hơn 3 triệu đồng người tháng. Hàng năm, Công đoàn các đơn vị đã phối hợp với chuyên môn xây dựng quy chế trả lương, trả thưởng cho người lao động. Mức lương, thu nhập của người lao động ngành Dầu khí trong thời gian qua nhìn chung ổn định, thu nhập bình quân toàn Ngành năm 2009 là 12,12 triệu đồng người tháng, năm 2010 là 14 triệu đồng người tháng.

Năm 2011, lương trung bình của người lao động tại các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trong lĩnh vực dầu khí, điện lực, than... là 8,14 triệu đồng tháng Nhóm ngân hàng, tài chính có mức cao hơn với 10,5 triệu đồng tháng [61]

Trong danh sách doanh thu và lương của 17 tập đoàn, tổng DNNN lớn thuộc bộ quản lý năm 2010 và 2011 vừa được cồn bố, PVN có mức lương trung bình cao nhất. Mức lương của PVN cao nhất trong các đơn vị thuộc Bộ Công thương. Theo đó, lương trung bình của PVN trong năm 2011 lên tới 16,2 triệu đồng người tháng, tăng 7,5% so với năm 2010. Tổng Công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn đứng thứ 2 trong danh sách này với thu nhập trung bình 9,7 triệu đồng người tháng. Tập đoàn công nghiệp Than – khoáng sản TKV cũng có mức lương hấp dẫn 7,7 triệu đồng người tháng. Thấp nhất trong danh sách là Tập đoàn Dệt may và Tổng Công ty Xây dựng công nghiệp với lương trung bình chỉ 3,9 triệu đồng người tháng.


Thu nhập bình quân toàn ngành dầu khí năm 2012 là hơn 10,5 triệu. Với mức lương và chế độ hấp dẫn nói trên, đây là những ngành nghề có mức thu nhập cao nhất tại nước ta và là niềm mơ ước của bất kỳ người lao động nào trên lãnh thổ Việt Nam. Đặc biệt, Vietsovpetro được áp dụng cơ chế đặc thù là trợ cấp ưu đãi cho cán bộ, công nhân viên xin nghỉ hưu sớm với mức 3 tháng lương cho mỗi năm nghỉ việc còn lại đến tuổi về hưu. Nhờ đó, Vietsovpetro đã giảm được tuổi đời trung bình của cán bộ, công nhân viên cuối năm 2009 là 43,45 tuổi đến cuối năm 2010 là 41,94 tuổi. Đây là điều kiện để những nhân lực trẻ có cơ hội làm việc trong Vietsovpetro.

Bên cạnh các chính sách nội bộ nêu trên, PVN cũng tích cực làm việc với Bộ LĐTB&XH để thỏa thuận mức phụ cấp thu hút nhân lực cho người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao làm việc tại các Ban quản lý dự án của Tập đoàn ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Mức phụ cấp đối với nhân lực chất lượng cao được thỏa thuận từ 50-70% mức lương theo ngạch bậc tùy theo tính chất đặc thù của từng dự án. Ngoài ra, đối với các cán bộ, tri thức, nhân lực chất lượng cao là chuyên gia đầu ngành, có tình độ chuyên môn, kỹ thuật và kinh nghiệm nhưng đã hết tuổi lao động, Tập đoàn vẫn thường xuyên xin ý kiến, mời và ký hợp đồng tham gia vào các hội đồng tư vấn cho từng lĩnh vực cụ thể để phát huy kho tàng trí tuệ dầu khí, đảm bảo tính bồi dưỡng, kế thừa kinh nghiệm giữa các thế hệ người lao động dầu khí.

Các cơ sở nghiên cứu khoa học và đào tạo của PVN – nơi tập trung hàm lượng tri thức và đội ngũ nhân lực trình độ cao – như Viện Dầu khí Việt Nam, PVU, Trường Cao đẳng nghề Dầu khí cũng thường xuyên được Tập đoàn quan tâm, đầu tư đổi mới cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật nhằm thúc đẩy hoạt động sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và đào tạo nhân lực chất lượng cao. Hoạt động khoa học công nghệ đã được triển khai ở tất cả các lĩnh vực của ngành dầu khí từ khâu thượng nguồn – trung nguồn – hạ nguồn, tại hầu hết các dự án của PVN. Trong giai đoạn này, Tập đoàn đã đầu tư nâng cấp toàn nhà làm việc, phòng thí nghiệm, trang thiết bị thí nghiệm hiện đại trụ sở chính của Viện Dầu khí, đồng thời triển khai đề án thành lập một Trung tâm phân tích thí nghiệm dầu khí đủ mạnh tại khu vực Tp Hồ Chí Minh nhằm đầu tư cơ sở vật chất một cách đồng bộ ở tất cả các cơ sở nghiên cứu khoa học dầu khí, đáp ứng các nhu cầu của hoạt động nghiên cứu khoa

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 14/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí