1.2.3.2. Kỹ năng điều hành
Là những hoạt động điều hành phối hợp giữa các cá nhân, tổ chức, đơn vị trong một doanh nghiệp để hướng đến thực hiện nhiệm vụ chung của doanh nghiệp hoặc giải quyết một hoạt động cụ thể. Các nhiệm vụ cụ thể như xây dựng chiến lược và lập kế hoạch hoạt động, xây dựng và vận hành cơ cấu doanh nghiệp, xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế hoạt động, tham gia nghiên cứu và xây dựng hệ thống chính sách ....cho doanh nghiệp.
1.2.3.3. Kỹ năng nhân sự
Kỹ năng tổ chức nhân sự là khả năng của NQT có thể điều hành một cách có hiệu quả với tư cách là một thành viên của nhóm và động viên cố gắng hợp tác trong nhóm mà NQT phụ trách hay lãnh đạo. Kỹ năng tổ chức nhân sự là kỹ năng cần thiết cho NQT cấp trung trong môi trường làm việc thời đại mới, quyết định một phần lớn hiệu quả công việc của mỗi cá nhân nói riêng và sự phát triển của doanh nghiệp nói chung trong thị trường mục tiêu. Với những nhà quản tri cấp trung, những chiến lược lãnh đạo cấp cao đưa ra sẽ được họ truyền đạt đến những phòng ban dưới quyền. Thêm nữa, họ là đối tượng làm cầu nối giữa cấp trên và cấp dưới, sẽ dễ dàng đưa ra những quyết định mà không làm mất lòng cấp trên và không ảnh hưởng đến công việc của cấp dưới, không gây ra tình trạng mất đoàn kết, mất niềm tin vào lãnh đạo trong doanh nghiệp.
1.2.3.4. Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin dùng cho quản lý
Kỹ năng ngoại ngữ có thể hiểu đơn giản là khả năng sử dụng các thứ tiếng nước ngoài mà không phải là tiếng mẹ đẻ của Quốc gia Dân tộc. Tùy vào mỗi người mà các kỹ năng này sẽ ở mức độ khác nhau. Có người thành thạo cả 4 kỹ năng nghe
– nói – đọc – viết, nhưng có người chỉ giỏi chuyên sâu vào 1 kỹ năng nhất định nào đó. Khi đã ở vị trí quản lý, người quản lý cần có kỹ năng sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp, đàm phán. Ngoài ra, quản lý cũng cần có kỹ năng ngoại ngữ đủ tốt để có thể đọc hiểu các văn bản thuộc chuyên ngành. Kỹ năng ngoại ngữ còn giúp NQT cấp trung rèn luyện khả năng làm được nhiều việc cùng lúc, tạo ra sự linh hoạt, uyển chuyển trong. Kỹ năng công nghệ là năng lực sử dụng thông thạo công nghệ
giúp công việc được vận hành dễ dàng và thuận tiện. Kỹ năng công nghệ giúp ích cho các lĩnh vực sau: ngôn ngữ lập trình, hệ điều hành phổ biến, sự thành thạo các phần mềm, ghi chép công nghệ, quản lý dự án và phân tích dữ liệu. Đây là kỹ năng quan trọng bởi các vị trí quản lý cấp trung đều sử dụng công nghệ để vận dụng các công cụ phần mềm và chương trình khác nhau. Bởi vậy, nếu NQT cấp trung sở hữu kỹ năng công nghệ kèm theo các kỹ năng chuyên môn thì chắc chắn sẽ đáp ứng tốt đòi hỏi cao trong việc ứng dụng công nghệ vào công việc quản lý và kiểm soát.
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng cao chất lượng Nhà quản trị cấp trung tại Tổng công ty May 10 - 1
- Nâng cao chất lượng Nhà quản trị cấp trung tại Tổng công ty May 10 - 2
- Cơ Sở Lý Luận Về Nâng Cao Chất Lượng Nhà Quản Trị Cấp Trung Trong Doanh Nghiệp
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Nâng Cao Chất Lượng Nhà Quản Trị Cấp Trung Trong Doanh Nghiệp
- Thực Trạng Nâng Cao Chất Lượng Nqt Cấp Trung Tại Tổng Công Ty May 10
- Thực Trạng Chất Lượng Nhà Quản Trị Cấp Trung Tại May 10
Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.
Như vậy, việc thông thạo ngoại ngữ, tin học giúp NQT cấp trung tiếp cận với nền tri thức tiên tiến, hỗ trợ đắc lực cho công việc. Một khi đã nắm vững ngoại ngữ, tin học cộng với năng lực chuyên môn tốt NQT cấp trung có thể hội nhập một cách dễ dàng vào thị trường nhân sự cấp cao.
1.2.4. Tiêu chí khác
1.2.4.1. Sức khỏe
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO thì “Sức khỏe là trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không phải chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế”. Sức khỏe thể chất được thể hiện một cách tổng quát là sự sảng khoái và thoải mái về thể chất. Càng sảng khoái, thoải mái càng chứng tỏ bản thân là người khoẻ mạnh. Cơ sở của sự sảng khoái, thoải mái về thể chất là sức lực, sự nhanh nhẹn, sự dẻo dai, khả năng đề kháng được với các yếu tố gây bệnh, khả năng chịu đựng các điều kiện khắc nghiệt của môi trường. Sức khỏe tinh thần là hiện thân của sự thỏa mãn về mặt giao tiếp xã hội, tình cảm và tinh thần. Sức khỏe NQT cấp trung có tác động rất lớn đến năng suất lao động của cá nhân NQT cấp trung khi họ tham gia hoạt động kinh tế cũng như trong học tập, trong các công việc nội bộ của bộ phận không tham gia hoạt động kinh tế. Sức khỏe cũng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp thu, khả năng sáng tạo trong công việc và học tập.
1.2.4.2. Kinh nghiệm
Về kinh nghiệm công tác, khi càng gắn bó và hoạt động lâu dài cùng một tổ chức, nhà quản lý nói chung và NQT cấp trung nói riêng, sẽ càng phát huy được năng lực của mình. Một NQT cấp trung kỳ cựu, khi đã phải kinh qua vô vàn những khó khăn và thử thách, sẽ có kinh nghiệm xử lý vấn đề tốt hơn hẳn lớp trẻ. Quyết
định họ đưa ra đa phần sẽ khách quan và đáng tin cậy hơn, phục vụ được chính xác vấn đề mà doanh nghiệp muốn giải quyết. Với việc gắn bó với doanh nghiệp trong nhiều giai đoạn chông gai, các NQT cấp trung có thâm niên sẽ dễ dàng nhận được sự tin tưởng của các NQT cấp trên. Do vậy, các hoạt động của họ cũng sẽ nhận được sự hậu thuẫn triệt để hơn từ lãnh đạo doanh nghiệp. Khi đã gắn kết với doanh nghiêp đủ lâu, các NQT cấp trung sẽ có xu hướng quan tâm hơn tới các bối cảnh bên trong doanh nghiệp như văn hóa và mức độ gắn kết của nhân viên. Họ luôn đề cao mục tiêu xây dựng được bộ máy làm việc đồng lòng đồng dạ, nhờ vậy có thể ứng phó nhanh nhạy và dễ dàng thực hiện các mục tiêu then chốt hơn.
1.3. Các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng NQT cấp trung
1.3.1. Kế hoạch hóa nhà quản trị cấp trung
Kế hoạch hoá nhân lực là quá trình đánh giá, xác định nhu cầu về nguồn nhân lực để đáp ứng mục tiêu công việc của tổ chức và xây dựng kế hoạch lao động để đáp ứng các nhu cầu đó trong tương lai.
Ý nghĩa: giúp doanh nghiệp thích nghi với môi trường cạnh tranh khốc liệt, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai ổn định và hiệu quả.
Lợi ích với số lượng lao động: xác định những tiêu chuẩn để bố trí lại nguồn lực trong doanh nghiệp, xác định rõ lao đông lưu chuyển, số lao động cần thu hút vào làm việc thông qua tuyển dụng, xác định số người cần đào tạo mới, đào tạo lại hay nâng cao từ đó giúp tiết kiệm chi phí về thời gian lao động cho một đơn vị sản phẩm (tăng năng suất lao động).
Lợi ích với chi phí tiền lương: dự doán được mức tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả làm việc từ đó giúp tiết kiệm được chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm.
Thực chất của kế hoạch hoá NQT cấp trung là quá trình nghiên cứu, xác định nhu cầu NQT cấp trung, đưa ra các chính sách và thực hiện các chương trình hoạt động đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ nhân lực là NQT cấp trung với các phẩm chất, kỹ năng phù hợp để thực hiện công việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu của nó. Do đó, lập kế hoạch hóa NQT cấp
trung là một trong các nội dung quan trọng nhất của công tác quản lý nhân lực trong các doanh nghiệp. Việc lập kế hoạch NQT cấp trung tạo ra sự liên kết giữa các vấn đề mà NQT cấp trung quan tâm: Được đào tạo nhiều hơn – Trả lương cao hơn – phúc lợi ngày càng nhiều hơn. Kế hoạch hoá nguồn nhân lực có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của doanh nghiệp thông qua việc liên kết hành động với kết quả. Lập kế hoạch nói chung giúp cho doanh nghiệp đi đúng hướng, còn lập kế hoạch hóa NQT cấp trung giúp cho doanh nghiệp thực hiện bố trí nhân lực quản trị cấp trung một cách tốt nhất để NQT cấp trung quản lý và công tác đạt kết quả cao nhất. Công tác hoạch định NQT cấp trung giúp cho doanh nghiệp thấy rõ được phương hướng, cách thức quản trị nguồn nhân lực quản lý cấp trung của mình, bảo đảm cho doanh nghiệp có được đúng người cho đúng việc, vào đúng thời điểm cần thiết và linh hoạt đối phó với những thay đổi trên thị trường.
1.3.2. Tuyển dụng NQT cấp trung
Hình 1.1. Quy trình tuyển dụng NQT cấp trung của doanh nghiệp
(Nguồn: Mai Thanh Lan, Nguyễn Thị Minh Nhàn (2016), Giáo trình Quản trị nhân lực căn bản, NXB Thống kê, Tr.185)
Tuyển dụng nhân lực là quá trình tìm kiếm, thu hút và lựa chọn NQT cấp trung để thỏa mãn nhu cầu sử dụng và bổ sung lực lượng lao động cần thiết nhằm
thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp (Hoàng Văn Hải, Vũ Thùy Dương (2010),
Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Thống kê, Tr.26).
Khi tuyển dụng một nhân sự quản lý cấp trung, thứ họ quan tâm không đơn giản là tiền lương hoặc chế độ đãi ngộ. Nhóm ứng viên này thường quan tâm đến kế hoạch tiếp theo trên con đường sự nghiệp của họ. Nói cách khác, doanh nghiệp cần chỉ ra một cách rõ ràng và chi tiết định hướng công việc và cơ hội phát triển. Một trong những chiến lược đem lại sự chủ động cho doanh nghiệp đó chính là luôn xây dựng hệ thống ứng viên tiềm năng. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp luôn phải giữ mối quan hệ tốt đối với các ứng viên tiềm năng và luôn dự trù sẵn những phương án thay thế cho những vị trí nhân sự cấp cao nói chung và NQT cấp trung nói riêng, ngay cả khi những người này còn đang đương nhiệm. Hệ thống ứng viên tiềm năng có thể bao gồm các nhân viên công ty và những ứng cử viên bên ngoài. Đối với các ứng cử viên nội bộ, doanh nghiệp có thể lên kế hoạch đào tạo liên tục. Cách tối ưu để tuyển một NQT cấp trung là tìm kiếm ngay trong đội ngũ nhân sự hiện tại. Cách làm này đảm bảo việc nhân sự không mất thời gian thích nghi với môi trường làm việc cũng như văn hóa của công ty. Mặt khác, đối với các ứng viên bên ngoài, giám đốc nhân sự và cộng sự cần làm là không ngừng mở rộng mối quan hệ và duy trì tương tác tốt với ứng viên tiềm năng bởi vì sẽ không biết khi nào họ sẽ trở thành ứng cử viên sáng giá cho vị trí quản lý nói chung và NQT cấ trung nói riêng mà doanh nghiệp đang thiếu.
1.3.3. Bố trí, sử dụng nhà quản trị cấp trung
Bố trí và sử dụng nhân lực là quá trình sắp đặt nhân lực vào các vị trí, khai thác và phát huy tối đa năng lực làm việc của nhân lực nhằm đạt hiệu quả cao trong công việc.
Hình 1.2. Quy trình bố trí và sử dụng NQT cấp trung của doanh nghiệp
(Nguồn: Mai Thanh Lan, Nguyễn Thị Minh Nhàn (2016), Giáo trình Quản trị nhân lực căn bản, NXB Thống kê, Tr.194).
Trong công tác nhân sự, khâu bố trí, sử dụng nhân sự giữ vị trí rất quan trọng. Bởi nếu bố trí, sử dụng nhân sự đúng người, đúng việc sẽ tạo điều kiện cho nhân sự phát huy tốt năng lực, động viên nhân sự cống hiến sức lực, tài trí, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bố trí, sử dụng NQT cấp trung không đúng, không chính xác có thể làm mất đi động lực phấn đấu của từng cá nhân, thậm chí gây nên sự trầm lắng, trì trệ trong công việc hoặc làm xáo trộn tâm lý của cả một tập thể. Tuy nhiên, ở một số doanh nghiệp việc bố trí, sử dụng NQT cấp trung chưa xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của doanh nghiệp nên một số trường hợp chưa thực sự khách quan, dân chủ; chưa lấy hiệu quả công việc làm thước đo; chưa phù hợp với trình độ, năng lực của NQT cấp trung. Chất lượng NQT cấp trung không đồng đều, tình trạng vừa thừa, vừa thiếu NQT cấp trung còn xảy ra ở nhiều phòng ban – phân xưởng sản xuất trong doanh nghiệp. Một bộ phận không nhỏ NQT cấp trung thiếu tu dưỡng, rèn luyện, có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, thậm chí vi phạm pháp luật.
1.3.4. Đào tạo, bồi dưỡng nhà quản trị cấp trung
Đào tạo là quá trình cung cấp kiến thức, hoàn thiện kỹ năng, rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp cho NLĐ trong doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu trong quá
trình thực hiện công việc của họ ở cả hiện tại và tương lai (Hoàng Văn Hải, Vũ Thùy Dương (2010), Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Thống kê, Tr.82).
Hình 1.3. Quy trình đào tạo NQT cấp trung của doanh nghiệp
(Nguồn: Mai Thanh Lan, Nguyễn Thị Minh Nhàn (2016), Giáo trình Quản trị nhân lực căn bản, NXB Thống kê, Tr.200).
Đào tạo, bồi dưỡng NQT cấp trung trong doanh nghiệp bao gồm các hoạt động chủ yếu sau:
Nâng cao tính kỷ luật lao động, trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động trong doanh nghiệp
Tính kỷ luật trong công việc là điều kiện cơ bản để mỗi NQT cấp trung hoàn thành những hạng mục quan trọng. Đồng thời, phẩm chất này giúp NQT cấp trung chống lại thói quen xấu, phá tan rào cản cho sự phát triển của bản thân. Nó là yếu tố giúp NQT cấp trung làm việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc duy trì và nâng cao phẩm chất này không phải dễ dàng. Trong công việc, tính kỷ luật giúp NQT cấp trung làm tốt công việc, nghiêm túc và có trách nhiệm hơn. Kỷ luật có thể do bản thân tự đề ra, cũng có thể do doanh nghiệp quy định trước đó nhằm thống nhất quy trình hoạt động chung. Có bốn đặc trưng của tính kỷ luật trong công việc như tự nhận thức, nhận thức một cách có ý thức, can đảm và quyết tâm, hướng dẫn bản thân. Khi đã nâng cao tính kỷ luật lao động, NQT cấp trung sẽ có ý thức về trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động trong doanh nghiệp.
Nâng cao phẩm chất đạo đức, ý thức chính trị trong từng công việc, vị trí được giao
Đạo đức là hệ thống những quy tắc, chuẩn mực về cách ứng xử của con người trong các quan hệ giữa người với người, với tổ chức trong xã hội; là giá trị cốt lõi tạo nên phẩm chất nhân cách của con người. Bản lĩnh chính trị là sự kiên định, khả năng độc lập suy nghĩ, quyết định và hành động, là đòi hỏi cơ bản và trực tiếp đối với mỗi nhà quản lý nói chung và NQT cấp trung nói riêng, giúp mỗi người kiên định lập trường, quan điểm và bằng ý chí, năng lực của mình vượt qua khó khăn, thử thách, áp lực để quyết tâm thực hiện mục đích công việc mà mình được giao phó. Chất lượng NQT cấp trung còn được thể hiện thông qua những yếu tố vô hình không thể định lượng được bằng con số cụ thể như: ý thức tổ chức kỷ luật, tự giác trong lao động, biết tiết kiệm, có tinh thần trách nhiệm trong việc nghiên cứu các sản phẩm, có tinh thần hợp tác, tác phong làm việc khẩn trương, chính xác và có lương tâm nghề nghiệp… nhưng lại là những yếu tố rất quan trọng trong quy định bản tính của NQT cấp trung và đóng vai trò quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đó chính là sự vững vàng, kiên định, chủ động trong cả suy nghĩ và hành động trước những khó khăn, thách thức mà công việc đưa ra.
Nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng quản lý
Trình độ của NQT cấp trung thể hiện ở mức độ trang bị kiến thức, sự am hiểu về các lĩnh vực tự nhiên, kinh tế, xã hội, nhân văn, tức là vừa có kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức về quản lý. Như vậy NQT cấp trung phải được đào tạo và trang bị kiến thức tổng hợp của nhiều lĩnh vực. Trong nền kinh tế thị trường đối đầu với những thử thách trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, lĩnh vực chuyên môn và lĩnh vực quản lý đòi hỏi NQT cấp trung phải có kiến thức chuyên môn và năng lực quản lý ngày càng phải được hoàn thiện. NQT cấp trung phải có kiến thức chuyên môn giỏi, nghiệp vụ sâu về lĩnh vực đươc giao trách nhiệm quản lý. Phải có kiến thức về kinh tế thị trường, kinh tế quốc tế, phải nắm vững bản chất, quy luật vận động của nền kinh tế để vận dụng vào thực tế, đưa ra được những quyết định quản lý đúng đắn mang lại hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Phải có kiến thức về khoa học quản lý hiện đại, từ đó vận dụng xây