Pháp Luật Về Quản Trị Tập Đoàn Kinh Tế Nhà Nước

Thứ hai, nhìn từ khía cạnh bên ngoài:

- Chịu sự quản lý và giám sát của Nhà nước:

Các TĐKTNN hiện nay nắm giữ những nguồn lực rất quan trọng của đất nước, hiệu quả hoạt động có ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp đến ổn định kinh tế vĩ mô, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Vì thế, hoạt động của các TĐKTNN cần phải được giám sát chặt chẽ, đánh giá một cách đầy đủ, nghiêm túc, minh bạch nhằm nắm chắc thực trạng, có giải pháp kịp thời, phù hợp để khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Với vị trí và vai trò rất quan trọng của các TĐKTNN trong nền kinh tế quốc dân, với đặc thù như ở nước ta hiện nay, Nhà nước là chủ sở hữu của TĐKTNN ở Việt Nam. QH với vai trò là cơ quan lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước thì việc giám sát các hoạt động của TĐKTNN là tất yếu [36].

Thực tế, ngày 30/12/2008, tại kỳ họp thứ 6, QH khóa XII, UBTVQH đã ban hành Nghị quyết số 721/NQ-UBTVQH12 về thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại các tập đoàn, TCT Nhà nước. Mục đích là đánh giá tình hình và thực hiện trên thực tế các chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại các tập đoàn, TCT Nhà nước. Sau đó, QH tiếp tục ban hành Nghị quyết số 42/2009/QH12 về nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại tập đoàn, TCT Nhà nước.

Chính phủ thống nhất thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty mẹ và đối với phần vốn nhà nước tại TĐKTNN; Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập công ty mẹ, quyết định tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu công ty mẹ; Thủ tướng Chính phủ giao bộ quản lý ngành, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và HĐQT tập đoàn thực hiện một số quyền của chủ sở hữu theo pháp luật hiện hành, theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của từng tập đoàn.

- Quan hệ với các bên có quyền lợi liên quan:

Đó là những cá nhân hay tổ chức có quyền lợi trong TĐKTNN, các quyền lợi ấy có thể xuất phát từ những quy định của pháp luật, của hợp đồng, hay xuất phát từ các mối quan hệ xã hội hay địa lý. Nó bao gồm nhà đầu tư, người lao động, các chủ nợ, các nhà cung cấp, khách hàng, các cơ quan pháp luật, các cơ quan chức năng của Nhà nước, cộng đồng địa phương nơi tập đoàn hoạt động, vấn đề môi trường...

Đối với TĐKTNN với chức năng vừa phải thực hiện mục tiêu kinh doanh, vừa phải thực hiện mục tiêu chính trị và các chính sách công thì quan hệ này là đặc biệt quan trọng, vì nó có thể đóng vai trò quyết định trong việc hoàn thành các nghĩa vụ cung cấp dịch vụ công. Hơn nữa, một số nhà đầu tư ngày càng chú trọng tới vấn đề các bên có quyền lợi liên quan trong quyết định đầu tư của mình và xem xét cẩn trọng những rủi ro kiện tụng tiềm tàng trong lĩnh vực này. Chính phủ không được sử dụng TĐKTNN cho các mục tiêu xa hơn và khác với những gì áp dụng cho khối tư nhân, trừ phi các doanh nghiệp khác được đền bù theo cách nào đó. Bất kỳ quyền nào trao cho bên có quyền lợi liên quan hoặc ảnh hưởng đến họ đều phải rò ràng. Dù quyền được trao cho bên có quyền lợi liên quan theo luật lệ hoặc nghĩa vụ đặc biệt mà TĐKTNN phải thực hiện.

1.3. Pháp luật về quản trị tập đoàn kinh tế nhà nước

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

1.3.1. Khái quát chung

Khuôn khổ pháp lý tại Việt Nam có một số nét đặc trưng riêng bắt nguồn từ lịch sử và quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. Trước năm 1987 với nền kinh tế “mệnh lệnh”, chỉ có các DNNN mới được quyền tồn tại theo mô hình công ty. Bộ luật đầy đủ đầu tiên dành cho các công ty trong nước được thông qua năm 1999 bắt đầu với Luật doanh nghiệp, tuy nhiên, các doanh nghiệp chủ lực của nền kinh tế vẫn là các DNNN và không chịu sự điều chỉnh của luật này. Trong 10 năm sau đó, khuôn khổ pháp lý của Việt

Cải cách pháp luật về quản trị tập đoàn kinh tế nhà nước qua bài học Vinashin - 4

Nam trong lĩnh vực QTCT đã được cải thiện một cách rò nét - nhưng việc áp dụng và tuân thủ các biện pháp QTCT của các công ty Việt Nam vẫn đang ở trong giai đoạn khởi đầu [42].

Trong bối cảnh ảnh hưởng của những cam kết Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Luật doanh nghiệp năm 2005 và Luật đầu tư năm 2005 được ra đời, hai bộ luật này đã thống nhất các khuôn khổ pháp lý riêng rẽ trước kia, và được thông qua với mục đích là để tạo ra một sân chơi công bằng cho công chúng đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, dù hai bộ luật này đã có hiệu lực kể từ năm 2006, vẫn còn tồn tại nhiều điểm mập mờ và khó hiểu dẫn đến những khó khăn trong việc thực thi.

Hiện nay, tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, cho dù thuộc loại hình tổ chức nào, đều phải tuân thủ một tập hợp đầy đủ các bộ luật, các quy định, các nghị định của Chính phủ. Ngoài khuôn khổ pháp lý chung, còn có các sắc lệnh, nghị định, thông tư, quyết định của QH, Chính phủ, các bộ ngành và các cơ quan thực thi pháp luật khác với những quy định chi tiết hơn về các vấn đề cụ thể trong QTCT tại các công ty cổ phần, các công ty trách nhiệm hữu hạn và các loại hình công ty khác.

Các công ty của Việt Nam cũng phải tuân thủ các bộ luật khác bao gồm luật về thuế, thương mại, xây dựng, đấu thầu, chống tham nhũng, cạnh tranh, lao động, phá sản, kế toán, và kiểm toán... Các bộ luật của Việt Nam vẫn tiếp tục thay đổi trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. Chẳng hạn, như đã thảo luận ở trên, Luật doanh nghiệp đã được xây dựng dựa trên rất nhiều các bộ luật khác, đã được chỉnh sửa bổ sung nhiều lần nhằm thống nhất các bộ luật riêng rẽ và loại bỏ sự thiếu nhất quán trong các quy định điều chỉnh hoạt động của các thể chế giám sát, việc phát hành chứng khoán, việc thực thi quyền của các cổ đông và các vấn đề khác. Đa phần những bộ luật và những quy định có ảnh hưởng tới QTCT đều mới được thực thi trong mấy năm gần đây, cho dù những bộ luật ấy đã được xây dựng từ các bộ luật được áp dụng trước đó.

Sau một thời gian thí điểm, khung pháp lý cho việc thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý TĐKTNNN đã dần được hình thành, các quy định về quản trị các TĐKTNN tương đối cụ thể. Về mặt số lượng, các văn bản pháp luật liên quan đến TĐKTNN đã tương đối đầy đủ. Về mặt chất lượng, Nghị định số 69/2014/NĐ-CP, ngày 15/7/2014 của Chính phủ về TĐKTNN và TCT Nhà nước (thay thế Nghị định số 111/2007/NĐ-CP và Nghị định số 101/2009/NĐ- CP) có hiệu lực ngày 01/9/2014 đã tạo khung pháp lý điều chỉnh tương đối toàn diện về QTTĐKTNN. Nghị định đã đưa ra một nguyên tắc chung, toàn diện để thống nhất tổ chức và quản lý, giám sát TĐKTNN một cách chặt chẽ hơn.

1.3.2. Các quy định cụ thể của pháp luật về quản trị tập đoàn kinh tế nhà nước

Đến thời điểm hiện nay, còn 09 TĐKTNN đang tồn tại, hoạt động, trong đó 08 công ty mẹ - TĐKTNN hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, 01 công ty mẹ thuộc Tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm Việt Nam được tổ chức theo hình thức công ty cổ phần. Các doanh nghiệp trực thuộc các TĐKTNN (công ty con, công ty liên kết) được tổ chức theo cả hai hình thức công ty TNHH và công ty cổ phần.

Khung pháp lý quy định có liên quan đến QTTĐKTNN bao gồm:

Các Bộ Luật: Luật DNNN năm 2003, Luật Doanh nghiệp 2005, Luật chứng khoán 2006 [21], Luật Đầu tư công 2014 [22].

Các văn bản dưới Luật: Nghị định số 111/2007/NĐ-CP về tổ chức, quản lý TCT nhà nước và chuyển đổi TCT nhà nước, công ty nhà nước độc lập, công ty mẹ là công ty nhà nước theo hình thức công ty mẹ - công ty con hoạt động theo Luật doanh nghiệp; Nghị định 101/2009/NĐ-CP về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý đối với TĐKTNN (hai nghị định này từ ngày 01/9/2014 được thay thế bằng Nghị định 69/2014/NĐ-CP về TĐKTNN và TCT nhà nước); Nghị định 102/2010/NĐ-CP, ngày 01/10/2010

hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp [7]; Nghị định 25/2010/NĐ-CP về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty TNHH một thành viên và tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu; Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; Thông tư số 117/2011/TT-BTC, ngày 05/8/2011 hướng dẫn cơ chế tài chính của công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu; Thông tư số 27/2010/TT-BLĐTBXH, ngày 14/9/2010 hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao và tiền thưởng trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu; Thông tư số 121/2012/TT-BTC quy định về QTCT áp dụng cho các công ty đại chúng ban hành kèm theo Điều lệ mẫu; Nghị định số 19/2014/NĐ-CP, ngày 14/3/2014 của Chính phủ ban hành điều lệ mẫu của công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

TĐKTNN bao gồm:

(i) Công ty mẹ (gọi tắt là doanh nghiệp cấp I) là doanh nghiệp do Nhà nước giữ 100% vốn hoặc giữ quyền chi phối theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; được tổ chức được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một trong trường hợp công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc công ty cổ phần, hoặc hai thành viên trở lên trong trường hợp công ty mẹ nắm quyền chi phối; giữ vai trò hạt nhân lãnh đạo, chi phối các doanh nghiệp thành viên trong tập đoàn.

(ii) Công ty con của doanh nghiệp cấp I (gọi tắt là doanh nghiệp cấp

II) là các doanh nghiệp do doanh nghiệp cấp I giữ quyền chi phối; được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một trong trường hợp công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc công ty cổ phần, hoặc hai thành viên trở lên trong trường hợp công ty mẹ nắm

quyền chi phối; (iii) Công ty con của doanh nghiệp cấp II và các cấp tiếp theo; (vi) Các doanh nghiệp liên kết của tập đoàn gồm: Doanh nghiệp có vốn góp dưới mức chi phối của công ty mẹ và của công ty con; doanh nghiệp không có vốn góp của công ty mẹ và của công ty con, tự nguyện tham gia liên kết dưới hình thức hợp đồng liên kết hoặc không có hợp đồng liên kết, nhưng có mối quan hệ gắn bó lâu dài về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ khác với công ty mẹ hoặc doanh nghiệp thành viên trong tập đoàn [11, Điều 4, khoản 3].

1.3.2.1. Pháp luật về điều hành trong tập đoàn kinh tế nhà nước

Việc điều hành TĐKTNN theo nguyên tắc: Thông qua công ty mẹ; thông qua các hình thức đầu tư, liên kết; thông qua thỏa thuận, hợp tác sử dụng dịch vụ chung trong toàn tập đoàn; thực hiện các quy chế, tiêu chuẩn, định hướng chung trong toàn tập đoàn không trái với quy định pháp luật; sử dụng sản phẩm dịch vụ của nhau theo nguyên tắc thị trường; phương thức khác theo quy định của pháp luật và điều lệ của các doanh nghiệp thành viên. Trong đó, việc quản lý, điều hành trong TĐKTNN thông qua công ty mẹ là phương thức cơ bản, được thực hiện theo nguyên tắc công ty mẹ sử dụng quyền, nghĩa vụ của chủ sơ hữu vốn tại các doanh nghiệp thành viên và quyền của cổ đông, thành viên để điều hòa, phối hợp hoặc định hướng hoạt động của TĐKTNN. Nội dung này bao gồm các mặt: Chiến lược phát triển, định hướng ngành nghề, kế hoạch sản xuất kinh doanh; phân công, chuyên môn hóa, hợp tác, tiếp cận, mở rộng và chia sẻ thị trường, sử dụng thương hiệu, công tác tổ chức cán bộ… của các doanh nghiệp thành viên tập đoàn.

Bên cạnh đó, điều hành trong nội bộ TĐKT còn thông qua các hình thức đầu tư, liên kết, giao dịch, trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp thành viên trong TĐKTNN bao gồm Đầu tư, mua, bán sản phẩm, dịch vụ; hỗ trợ về công nghệ; phát triển về thương hiệu giữa các doanh nghiệp thành viên với nhau;

thỏa thuận về cơ chế tín dụng nội bộ tập đoàn; cơ chế bảo lãnh tín dụng; hình thành quỹ tập trung; tổ chức hội nghị hoặc các cuộc họp tham vấn giữa người quản lý, điều hành tại công ty mẹ và người đại diện theo ủy quyền của mình tại các doanh nghiệp thành viên.

Công ty mẹ và các doanh nghiệp tham gia tập đoàn xây dựng quy chế hoạt động chung trên cơ sở thỏa thuận với nhau. Công ty mẹ làm đầu mối thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nội dung phối hợp hoạt động chung (bao gồm: Phối hợp trong công tác kế hoạch và điều hành kế hoạch phối hợp kinh doanh; định hướng phân công lĩnh vực hoạt động và ngành nghề sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên; tổ chức công tác tài chính, kế toán, thống kê; hình thành, quản lý, sử dụng các quỹ tập trung của tập đoàn; công tác lao động, tiền lương; công tác hành chính, công tác đối ngoại …).

1.3.2.2. Pháp luật về một số quyền đối với tập đoàn kinh tế nhà nước

Công ty mẹ, doanh nghiệp thành viên TĐKTNN được thực hiện phương thức chào giá cạnh tranh mua sắm kể cả đối với doanh nghiệp tham gia tập đoàn mà sản phẩm của doanh nghiệp này là đầu vào của doanh nghiệp khác; các doanh nghiệp thành viên có quyền tham gia đấu thầu thực hiện các dự án của công ty mẹ và của các doanh nghiệp thành viên khác trong TĐKTNN. Công ty mẹ được quyền quyết định thang, bảng lương, đơn giá tiền lương, chế độ trả lương đối với người lao động và cán bộ quản lý khác trên cơ sở quy định về lương tối thiểu của Nhà nước.

Đối với các TĐKTNN được Nhà nước giao quản lý, khai thác tài nguyên khoáng sản hoặc được giao hay cho thuê đất, thì công ty mẹ sẽ đại diện tập đoàn thống nhất quản lý. Đối với các dự án đầu tư và đầu tư ra nước ngoài vượt mức phân cấp cho công ty mẹ trong lĩnh vực tìm, kiếm, khai thác khoáng sản do Thủ tướng Chính phủ quy định.

1.3.2.3. Pháp luật về giám sát của chủ sở hữu Nhà nước đối với tập đoàn kinh tế nhà nước

- Nội dung giám sát gồm 3 nhóm:

Thứ nhất, về công tác tổ chức và cán bộ: Việc tổ chức, thành lập, gia nhập, tổ chức lại, giải thể TĐKT; chuyển đổi hình thức pháp lý, chuyển đổi chủ sở hữu của công ty mẹ; thay đổi cơ cấu sở hữu của công ty con dẫn đến chuyển thành doanh nghiệp do Nhà nước chi phối hoặc giảm mức chi phối; điều lệ công ty mẹ. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, chế độ tiền lương, thưởng, thực hiện nhiệm vụ và kết quả của HĐTV (hoặc HĐQT).

Thứ hai, hoạt động kinh doanh: Mục tiêu, phương hướng, chiến lược kinh doanh của TĐKT; kế hoạch đầu tư, kế hoạch tài chính của công ty mẹ; danh mục đầu tư, các ngành nghề kinh doanh chính; đầu tư vào lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn, dự án có nguy cơ rủi ro…

Thứ ba, hoạt động tài chính, gồm: Việc bảo toàn và phát triển vốn; tình hình và kết quả hoạt động tài chính; tỷ lệ lợi nhuận trên vốn Nhà nước; vốn điều lệ, tăng giảm vốn điều lệ, thay đổi cơ cấu vốn điều lệ; các dự án đầu tư vượt quá mức phân cấp cho công ty mẹ.

- Quy định rò ràng cơ chế phân công, phân cấp thực hiện các nội dung giám sát nêu trên cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân thực hiện. Việc giám sát của Nhà nước đối với TĐKTNN là Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trực tiếp thực hiện phần lớn các quyền chủ sở hữu, trong đó:

Thủ tướng trực tiếp quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu công ty mẹ; phê duyệt điều lệ, mục tiêu, chiến lược, kế hoạch dài hạn và ngành nghề kinh doanh của công ty mẹ; quyết định đầu tư vốn để hình thành vốn điều lệ; quyết định các dự án đầu tư của công ty mẹ theo quy định của pháp luật đầu tư; quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật, kỷ luật thành viên HĐTV.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2022