Xác Định Phần Lý Luận Và Thực Tiễn Cần Bổ Sung


Đề tài nghiên cứu khoa học làm luận án tiến sỹ “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước tỉnh Hải Dương” của tác giả Nguyễn Kim Diện (2008) cũng đã đề cập đến CLNNL trong lĩnh vực hành chính sự nghiệp. Những phân tích đánh giá thực trạng NNL thực hiện công tác hành chính với những thành công và hạn chế trong nhất định thuộc tỉnh Hải Dương, những phân tích đánh giá này có thể là điển hình đại diện cho đội ngũ công chức hành chính nói chung nhưng không đại diện cho NNL trong lĩnh vực hoạt động kinh tế.

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước KHXH 05-03 (GS-TS. Nguyễn Phú Trọng làm chủ nhiệm đề tài) “Luận chứng khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước” đã đúc kết và đưa ra những quan điểm, sự định hướng trong việc sử dụng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nói chung và trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống KTXH. Nhưng như vậy, trong mọi hoạt động của đời sống KT không chỉ có đội ngũ cán bộ, mà tham gia vào lực lượng LĐ một quốc gia, một ngành còn có đội ngũ công nhân có thể qua đào tạo hoặc không qua đào tạo là LĐPT... Do đó, đề tài là một tài liệu được tham khảo hữu ích nhất trong trường hợp liên quan đến cán bộ là công chức trong các đơn vị hành chính sự nghiệp.

Đề tài nghiên cứu khoa học “Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp quốc doanh ở Hà Nội” của tác giả Nguyễn Vĩnh Giang (2004) đặt trọng tâm tìm giải pháp nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý trong các DN quốc doanh. Đề tài cũng chưa chỉ rõ cần có các tiêu chí nào đánh giá năng lực của NNL làm công tác quản lý. Thông qua phân tích về năng lực thực tế làm việc của NNL làm công tác quản lý chính là một phần thể hiện CLNNL này. Tuy nhiên, hầu hết các DN không chỉ có đội ngũ cán bộ quản lý mà còn có các đối tượng khác. Do đó, đề tài này không thể là đại diện đầy đủ trong việc phân tích về CLNNL của một DN.

Đề tài “Các giải pháp chủ yếu nâng cao CLNNL phục vụ nhu cầu CNH, HĐH đất nước” của tác giả Phan Thanh Tâm (2000) chú trọng phân tích thực trạng NNL trong nước và đưa ra các giải pháp có thể giúp nâng cao được CLNNL trong quá trình CNH, HĐH đất nước.


Với quan điểm phát triển NNL cũng nhằm nâng cao CLNNL, NCS tham khảo đề tài “Phát triển NNL trong DN vừa và nhỏ của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế” của tác giả Lê Thị Mỹ Linh (2009) đã phân tích, đánh giá thực tiễn để hiểu rõ những mặt được và chưa được về phát triển NNL trong các DN vừa và nhỏ ở VN. Một trong những đặc điểm chung tương đồng trong đề tài của tác giả Lê Thị Mỹ Linh và NCS là: hầu hết là các DNCNCBG có quy mô vừa và nhỏ nên NCS tham khảo một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác phát triển NNL chủ yếu cho các DN vừa và nhỏ.

Đề tài “Phát triển nguồn nhân lực cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn” của Đào Quang Vinh (2006) với góc nhìn cơ cấu NNL VN còn chiếm phần lớn trong SX nông nghiệp. Tham vọng giải quyết được vấn đề NNL nông thôn bằng việc phát triển cũng nhằm nâng cao CLNNL nông thôn cho quá trình CNH, HĐH đất nước.

Đề tài “Giải pháp phát triển lực lượng lao động ngành công nghiệp của Tp.HCM theo hướng CNH, HĐH” của tác giả Đặng Ngọc Tùng (Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam hiện nay) đã đi sâu phân tích về NNL trong công nghiệp của riêng Tp. HCM để đưa ra các giải pháp hỗ trợ phát triển NNL ngành công nghiệp theo hướng CNH, HĐH.

Các tài liệu về quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp theo vùng lãnh thổ đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020, công tác qui hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp cho 6 vùng lãnh thổ (theo cách phân vùng của Bộ Công nghiệp), trong đó có ngành công nghiệp chế biến lâm sản.

Sách của tác giả Đặng Văn Phan (chủ biên) (1991), Đánh giá hiện trạng kinh tế (công nghiệp, nông - lâm nghiệp, CNCB các tỉnh giáp biển miền Trung), Nxb Chính trị Quốc gia. Thông qua các số liệu từ các niên giám thống kê của Trung ương và địa phương, từ tài liệu điều tra cơ bản, từ các dự án qui hoạch của 7 tỉnh giáp biển miền Trung, hệ thống theo 4 lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và CNCB mà tác giả đã nghiên cứu và đưa ra những nhận định và đánh giá về hiện trạng về công nghiệp, nông lâm nghiệp, CNCB các tỉnh giáp biển miền Trung.

Ngoài các đề tài trên, NCS còn nghiên cứu, tham khảo các bài viết, các công trình khoa học là các sách, các giáo trình, tài liệu tham khảo, tài liệu chuyên khảo...


để hiểu biết thêm về vấn đề nghiên cứu và còn nhiều thắc mắc. Đặc biệt, các báo cáo của Hiệp hội gỗ và Lâm sản VN đã cung cấp rất nhiều kiến thức và thông tin cho NCS trong quá trình thực hiện.

2.3. Xác định phần lý luận và thực tiễn cần bổ sung

Qua việc nghiên cứu các đề tài nghiên cứu khoa học trước đó, kết hợp với thực tế ngành CNCBG là một trong những ngành có tỷ trọng XK cao, đóng góp mức tương đối lớn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế và phát triển KTXH trong nước. Do đó, NCS mạnh dạn lựa chọn vấn đề CLNNL trong các DNCNCBG làm đề tài nghiên cứu.

- Các nghiên cứu nước ngoài có đưa ra một số tiêu chí làm thước đó CLNNL (sự nhận thức, kỹ năng làm việc, ứng dụng công nghệ, thái độ, sự tin tưởng, sự nhạy cảm, đặc tính cá nhân…). Tuy nhiên điều kiện và môi trường áp dụng giữa các quốc gia, các châu lục không giống nhau, do đó, các tiêu chí chủ yếu để tham khảo;

- Xét trên bình diện tổng thể, các đề tài có nghiên cứu về CLNNL trong nước có đề cập đến trình độ, phẩm chất, đạo đức, kỹ năng, sức khỏe, thái độ... nhưng đều chưa đưa ra một mô hình cụ thể xác định các tiêu chí làm thước đo đánh giá về CLNNL một quốc gia nói chung, hay của một ngành nói riêng;

- Xét trên phương diện chuyên sâu, cho đến nay vẫn chưa có một đề tài cụ thể nào nói về CLNNL trong các DNCNCBG cả về chiều sâu và chiều rộng, tổng quát hay chi tiết.

Do vậy, tác giả hy vọng đề tài nghiên cứu về CLNNL các DNCNCBG hiện đại này được xem xét, phân tích và quan tâm thông qua mô hình các tiêu chí đánh giá CLNNL trong các DNCNCBG Việt Nam.

3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

- Xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá CLNNL trong các DNCNCBG VN;

- Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực trong các DNCNCBG Việt Nam;

- Nghiên cứu thực trạng CLNNL trong các DNCNCBG thông qua các tiêu chí được xây dựng làm thước đo về CLNNL;

- Xác định các yếu tố cơ bản ảnh hưởng CLNNL trong các DNCNCBG;


- Xây dựng các giải pháp nâng cao CLNNL trong các DNCNCBGVN;

- Đưa ra các kiến nghị với Nhà nước, với Hiệp hội gỗ và Lâm sản VN nhằm tạo ra tiền đề và cơ sở phát triển ngành bền vững cho ngành và nâng cao lợi thế cạnh tranh cho ngành CNCBGVN.

Đề tài nghiên cứu nhằm xác lập những căn cứ khoa học và căn cứ thực tiễn của việc đề xuất các giải pháp, kiến nghị nâng cao CLNNL trong các DNCNCBGVN. Đây không chỉ là một đòi hỏi thực tiễn cấp bách, mà còn là triển khai các Nghị quyết Đại hội lần thứ IX, X và XI của Đảng Cộng sản Việt Nam như Đại hội IX đã khẳng định: “Con người và NNL là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH”. Đại hội lần thứ XI của Đảng tiếp tục nhấn mạnh “Phát triển nhanh NNL, nhất là NNL chất lượng cao là một đột phá chiến lược”.

Nhiệm vụ nghiên cứu: tập trung làm rõ thực trạng chất lượng NNL trong các DNCNCBG thông qua các tiêu chí được xây dựng làm thước đo về chất lượng NNL, từ đó tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu của NNL và các yếu tố ảnh hưởng chất lượng NNL trong các DNCNCBGVN; Đưa ra các kiến nghị với Nhà nước, với Hiệp hội Lâm sản và chế biến gỗ nhằm tạo ra tiền đề và cơ sở nâng cao chất lượng NNL góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh của ngành và của quốc gia.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu Nguồn nhân lực (chủ yếu là công nhân SX) đang làm việc tại các DNCNCBG hiện đại Việt Nam từ nguyên liệu gỗ tự nhiên (gỗ tròn hoặc gỗ xẻ) và ván ép

Tiếp cận đối tượng nghiên cứu: một cách hiểu thông thường nhất, các SP lấy gỗ làm nguyên liệu chính trong SX được gọi là SP mộc. Phạm vi SP mộc có thể sử dụng trong công nghiệp quốc phòng, trong công nghiệp, trong việc SX dụng cụ thể thao, trong kiến trúc hoặc dân dụng. SP mộc phục vụ quốc phòng có thể là thùng đạn, báng súng, chuôi lựu đạn... Trong công nghiệp, các SP mộc như thân tàu, sàn tàu, bánh lái, thoi dệt, thùng chứa, palet… SP mộc dùng trong thể thao thường là các dụng cụ và phương tiện như thuyền đua, vợt cầu lông, vợt bóng bàn, vợt tenis, xà đơn, xà kép… Trong vật dụng kiến trúc, SP mộc chủ yếu là khung cửa, ván sàn. Còn lại SP gỗ dân dụng bao gồm đồ mộc gia dụng (bàn, ghế, giường, tủ khung gương,


bàn phấn) bút chì, bàn vẽ, điêu khắc gỗ, con dấu, đồ chơi, quạt gấp, bình phong, nhạc cụ, nông cụ…;

Theo cách tiếp cận truyền thống từ phương Tây được xuất phát từ tiếng Anh, thuật ngữ đồ mộc gia dụng (furniture) có được hiểu là thiết bị, đồ dùng kết hợp với từ Mobile - Ý, Mobel – Đức, Meuble – Pháp. Do đó, đồ mộc gia dụng chính là những SP dùng trong gia đình có thể chuyển dịch[43].

Theo cách tiếp cận mới, khái niệm về SP mộc hiện đại đã có những thay đổi và mang nghĩa rộng hơn. Đồ mộc gia dụng hiện đại không những là các SP dùng trong gia đình, mà còn rất nhiều những SP mộc nội thất tại các cơ quan, công sở, các khu sinh hoạt công cộng trong nhà và ngoài trời. Đồ mộc gia dụng hiện đại có thể chuyển dời và cũng có thể được gắn cố định trên mặt đất hoặc trên vật kiến trúc khác. Nguyên liệu để SX đồ mộc gia dụng hiện đại ngoài gỗ còn có các vật liệu phi gỗ (song, mây, tre, nứa, kim loại, nhựa tổng hợp…). Cũng từ cách tiếp cận mới này, đồ mộc gia dụng hiện đại có nhiều cách phân loại khác nhau có thể theo nguồn gốc

vật liệu, theo chức năng sử dụng, theo kiểu dáng sản phẩm, theo vị trí đặt SP, theo phong cách sử dụng…[43]

Trong phạm vi luận án này, NCS sử dụng sự phân loại theo nguồn gốc vật liệu của SP mộc gia dụng. Theo cách phân loại này, đồ mộc gia dụng hiện đại được chia thành 9 loại: (1)Đồ mộc từ gỗ tự nhiên; (2)Đồ mộc từ ván nhân tạo như ván dăm, ván sợi, ván dán…; (3)Đồ “mộc” bằng thép là các loại bàn, ghế, giường, tủ mà kết cấu do thép cấu thành toàn bộ hoặc kết hợp vật liệu; (4)Đồ mộc bằng tre; (5)Đồ mộc gia dụng từ song, mây có thể dùng hoàn toàn hoặc các chi tiết kết hợp gỗ và song, mây; (6)Đồ gia dụng Polyme mà toàn bộ do polyme cấu thành hoặc kết hợp vật liệu; (7)Đồ gia dụng được làm hoàn toàn từ đá hoặc kết hợp; (8)Đồ gia dụng

được làm từ thủy tinh; (9)Đồ gia dụng làm từ gang [43]. Tuy nhiên, theo cách phân

loại này cũng khiến cho việc tìm hiểu vấn đề nghiên cứu của tác giả thêm phần khó khăn. Do đó, giới hạn SP mộc gia dụng hiện đại trong luận án này là các SP mộc gia dụng được làm từ gỗ tự nhiên và gỗ ván nhân tạo. Do vậy, các DN nghiên cứu sinh lựa chọn làm đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp công nghiệp chế biến đồ mộc gia dụng hiện đại từ gỗ tự nhiên và ván nhân tạo.


Gia công phôi thô

Gia công phôi tinh


Dán


Uốn

Để SX được các SP mộc gia dụng hiện đại, từ gỗ tự nhiên hay còn gọi là gỗ tròn và ván nhân tạo tiến hành theo quy trình: xẻ gỗ, sấy gỗ, ra phôi gỗ (có thể ra phôi gỗ trước rồi sấy sau), gia công phôi thô, dán gỗ (nếu cần thiết), uốn gỗ theo định hình thiết kế của kiến trúc sản phẩm, gia công phôi tinh, lắp ráp các cụm chi tiết, gia công cụm chi tiết, lắp ráp toàn bộ, trang sức thẩm mỹ theo thiết kế, hoàn thiện SP.


Sấy


Pha phôi


SP




Lắp


Gia


Lắp

hoàn


Trang


ráp


công


ráp

thiện


sức


toàn


cụm


cụm





bộ


chi tiết


chi tiết

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam - 3


Nguồn: Giáo trình Công nghệ mộc

Sơ đồ 1. Cấu thành quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm mộc

Ngành CNCBGVN trải dài từ Miền Bắc tới Miền Nam. Miền Bắc chiếm khoảng 20% số lượng các DN bao gồm vùng Đông Bắc (8,55%), Tây Bắc (1,16%), đồng bằng sông Hồng (5,27%) và khu vực Bắc trung bộ (5,02%). Miền Nam chiếm tới 80% số lượng các DNCNCBG, trong đó miền duyên hải Nam trung bộ có 7,32%, Tây Nguyên 7,32%, đồng bằng sông Cửu Long 4,66%, miền Đông Nam bộ chiếm 59,1% [91]. Sự phân tán của ngành CNCBGVN theo các vùng rất lớn nên không thuận tiện cho nghiên cứu và tổng hợp các thông tin liên quan đến ngành.

Với khoảng 2600 DN nhưng không phải tất cả các DN đều tiến hành mọi công công đoạn trong quy trình SX SP mộc gia dụng. Có DN chỉ chuyên xẻ gỗ từ gỗ tròn và bán cho các DNCBG khác. Vì đây là một công đoạn cần được đầu tư máy chuyên dụng với số vốn đầu tư trên mỗi máy là rất cao. Mỗi một LĐ kỹ thuật chính có thể cần từ 2 đến 7 LĐ phụ cho công đoạn xẻ gỗ. Có DN chuyên KD phôi gỗ hoặc DN chuyên SX ván nhân tạo đế bán cho các DN SX SP hoàn thành để sử dụng… Sự hoạt động riêng lẻ tại mỗi công đoạn SX trong từng DN khác nhau giống như một DN cực lớn có nhiều phân xưởng SX. Khi tiến hành khớp nối các công đoạn của từng DN lại sẽ thành một chuỗi SX tạo ra các SP mộc hiện đại. Chính vì thế, NCS


không thể tiến hành khảo sát tại tất cả các DN trong ngành CNCBG. Việc nghiên cứu các công đoạn trong các khâu SX khác nhau để có căn cứ xác định số lượng các DN tiến hành khảo sát. Do vậy, trong phạm vi nghiên cứu của luận án về CLNNL trong các DNCNCB SP mộc gia dụng hiện đại và NCS sử dụng thành thuật ngữ ngắn gọn: các DNCNCBG hiện đại Việt Nam.

Như vậy, DNCNCBG hiện đại là thuật ngữ để chỉ DN đơn vị tiến hành SX theo một trong các công đoạn hoặc toàn bộ các công đoạn của quy trình SX đồ mộc gia dụng hiện đại. NNL SX trực tiếp được đào tạo tại các trường, lớp trong các cơ sở đào tạo và có trình độ cấp bậc nhất định; làm việc dựa trên các loại máy móc, thiết bị trong dây chuyền chế biến trong từng công đoạn nhất định. Còn các cơ sở SX đồ gỗ truyền thống thường SX trọn bộ các khâu, các công đoạn chủ yếu được làm thủ công để có được SP hoàn thiện và NNL thường được truyền nghề “cha truyền, con nối” trong các dòng họ, các thế hệ con cháu trong gia đình.

Nghiên cứu NNL trong các DNCNCBG hiện đại, nghiên cứu quy trình SX SP để hiểu thêm về bản chất công việc và sự thực hiện công việc của NNL. Tìm hiểu về cách bố trí NNL và cơ cấu NNL trong phân công SX của các DN. Để đảm bảo SP đạt chất lượng theo tiêu chuẩn của ngành và các tiêu chuẩn dành cho XK, nguyên liệu SX chủ yếu là gỗ xẻ và ván nhân tạo cần đạt độ ẩm nhất định nên yêu cầu cần được sấy (có thể tẩm hóa chất) trước khi gia công. Gia công cơ giới gỗ xẻ và ván nhân tạo thành phôi gỗ theo kích thước nhất định tránh lãng phí gỗ trong quá trình ra phôi. Ra phôi xong tiến hành tẩm, sấy hoặc sấy xong mới ra phôi có thể thay đổi tùy theo chất liệu loại cây gỗ và phụ thuộc kết cấu SP mộc.

Ra phôi từ gỗ tự nhiên hay gỗ tròn cần sử dụng các loại máy xẻ chuyên dụng để có gỗ theo kích thước và độ dày theo thiết kế hoặc đặt hàng của đối tác. Từ gỗ xẻ hoặc ván nhân tạo để có phôi thô có các công đoạn: cắt ngang, xẻ dọc, xẻ theo đường lượn theo kích thước và hình dạng hình học chính xác, bào cuốn, bào thô, liên kết mộng, dán gỗ… có thể bào mặt ván trước rồi tiến hành pha phôi; có thể bào thô, vạch mực trước, sau đó cắt ngang trước, sau khi mở mộng ngón, dán rồi cắt…. Cho dù các bước thứ tự gia công có thể thay đổi theo điều kiện SX nhưng phải đảm bảo đúng kỹ thuật và chất lượng gia công. Để có các kích thước, các hình dáng hình học


thẳng hay uốn cong các bề mặt gia công phải được bóng và nhẵn và tạo mặt chuẩn gốc chính xác trên phôi thô để đến công đoạn gia công phôi tinh không bị chỉnh sửa.

Để có phôi thô theo thiết kế chủ yếu sử dụng các loại máy xẻ, máy phay, máy bào, máy cưa nên các công đoạn này còn được gọi là khâu ra phôi (khâu sơ chế). Để có được phôi nhẵn phẳng hoàn toàn, kích thước chính xác theo yêu cầu thiết kế sản phẩm cần có công đoạn tinh chế. Gia công phôi tinh để chế biến các phôi thô thành các phôi có đầu mộng, lỗ mộng, đường định hình, mặt định hình, thân mộng và các hình dáng phù hợp với thiết kế SP.

Các loại máy dùng trong khâu tinh chế như máy phay trục trên, máy phay trục trên dưới; Máy gia công mộng tùy theo từng loại loại: đầu mộng có thể gia công trên máy cắt mộng 1 đầu hoặc 2 đầu mộng nhiều thân... dùng đầu dao phay có dao cắt, dao phay rãnh và dao phay đĩa tròn..., mộng hình đuôi én và nhiều mộng hình bậc thang có thể tiến hành gia công trên thiết bị chuyên dùng; lỗ mộng và các loại lỗ tròn chủ yếu là vị trí kết hợp của chi tiết, cụm chi tiết trong đồ gia dụng. Độ chính xác vị trí và độ chính xác kích thước của lỗ có ảnh hưởng rất lớn đến cường độ chịu lực, sự kết hợp và chất lượng của toàn bộ đồ gia dụng. Do đó gia công lỗ mộng và lỗ tròn cũng là một thứ tự gia công rất quan trọng trong quá trình công nghệ gia công. Tùy theo yêu cầu chi tiết có thể dùng dao phay định hình hoặc dao phay đầu tương ứng gia công trên các loại máy phay.

Trong quá trình gia công chi tiết, thời gian gia công tiêu hao cho cắt gọt thường nhỏ hơn rất nhiều so với thời gian phụ trợ tiêu hao cho việc lắp đặt, điều chỉnh, kẹp, dịch chuyển… trên bàn làm việc máy công cụ. Việc giảm thời gian chạy không tải của máy công cụ, giảm số lần lắp đặt và thời gian tháo của chi tiết gia công để giảm lãng phí, tăng năng suất. Đây là phần công việc rất dễ gây ách tắc về tiến độ, gây mất thẩm mỹ sản phẩm... Vì thế, trong khâu tinh chế này, yêu cầu sự thành thạo công việc, kỹ năng nghề nghiệp, tính cách cẩn thận, tỷ mỷ, thận trọng và kiên nhẫn… luôn được đề cao. Trường hợp NNL không làm đúng kỹ thuật và sai lệch chi tiết gia công dẫn đến hỏng phải sửa chữa hay bỏ thành phế phẩm. Điều này không chỉ làm lãng phí tài sản, chậm tiến độ, lãng phí công sức của các công đoạn gia công trước đó, ảnh hưởng đến uy tín, tâm trạng và gây ra không khí nơi làm việc không được thoải

Xem tất cả 222 trang.

Ngày đăng: 14/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí