Ảnh hưởng của văn hoá kinh doanh Đan Mạch đến quan hệ thương mại của Đan Mạch với Việt Nam - 2

and very different).5 Với tư cách là một cá nhân, chúng ta sở hữu những đặc tính chung, đặc trưng cho loài người nhưng với tư cách là những nhóm người hay những xã hội thì chúng ta lại có rất nhiều điểm khác biệt. Chẳng hạn, một số xã hội mang tính cá nhân cao như xã hội Mỹ trong khi đó lại có những xã hội mang tính tập thể cao như xã hội Nhật Bản. Sự thay đổi và phát triển của văn hoá trong từng xã hội giúp tạo nên những nét đặc trưng để phân biệt xã hội đó với các xã hội khác. Như vậy, theo quan điểm của Harry Triandis thì văn hoá chính là yếu tố biểu hiện lối sống của các thành viên trong một xã hội như cách ăn, mặc, ở, đi lại.... Thêm vào đó, văn hoá còn biểu hiện trong cách đối xử của cá nhân với nhau và với những nhóm người khác. Và quan trọng nhất là qua văn hoá chúng ta thấy được niềm tin và các giá trị của một xã hội cũng như thế giới quan của họ.

Nếu như ban đầu khi được chính thức trở thành một khái niệm mang tính khoa học, văn hoá mới chỉ được đề cập nhiều trong nhiều nghiên cứu về mặt xã hội thì hiện nay nó còn được nghiên cứu sâu sắc trong cả lĩnh vực kinh tế - lĩnh vực dường như “ít liên quan” đến văn hoá. Định nghĩa về văn hoá tiêu biểu trong kinh tế được đưa ra bởi Geert Hofstede, một chuyên gia trong lĩnh vực giao lưu văn hoá và quản lý người Hà Lan. Ông định nghĩa “Văn hoá là sự chương trình hoá chung của tinh thần, giúp phân biệt các thành viên của nhóm người này với thành viên của nhóm người khác… Theo đó, văn hoá bao gồm các hệ thống giá trị và các giá trị là một trong những yếu tố nền tảng của văn hoá” (Culture is defined as the collective programming of the mind which distinguishes the members of one human group from another... Culture, in this sense, includes systems of values; and values are

among the building blocks of culture).6 Một mặt, văn hoá bao hàm những ý niệm

trừu tượng về cái họ cho là đúng đắn và luôn khát khao vươn tới. Mặt khác, văn hoá còn bao hàm những quy tắc, luật lệ làm hình thành nên cách cư xử của con người trong những tình huống cụ thể.

Như vậy, có thể thấy trong mỗi định nghĩa, văn hoá lại được nhìn nhận dưới những góc độ khác nhau, đặc trưng cho từng lĩnh vực nghiên cứu của các học giả.


5 S. Tamer Cavusgil, Gary Knight, John R. Riesenberger (2007), International Business: Strategy, Management and The New Reality, NXB Prentice Hall, tr. 129.

6 Charles W.L. Hill (2007), International Business, NXB Mc Graw Hill, xuất bản lần thứ 6, tr. 89.

Đó là yếu tố tạo nên tính đa dạng và phức tạp đúng với bản chất đa chiều của văn hoá. Tuy vậy, hiện nay cộng đồng quốc tế cũng đã hầu hết công nhận định nghĩa về văn hoá của Tổng giám đốc UNESCO, ông Frederico Mayor. Định nghĩa được chấp nhận tại Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hoá năm 1970 họp tại Venice, Ý và được phát biểu như sau: “Văn hoá bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động”.7 Theo đánh giá của cá

nhân người viết, đây là định nghĩa rất rộng và khá hoàn chỉnh. Nó đã bao hàm những giá trị vật chất và giá trị tinh thần, những giá trị truyền thống và những giá trị hiện đại do con người kiến tạo nên. Từ đó hình thành nên những nét đặc trưng trong văn hoá của từng quốc gia, từng dân tộc. Định nghĩa này được người viết chọn làm cơ sở để nghiên cứu các vấn đề tiếp theo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

1.1.1.2. Đặc điểm của văn hoá

Văn hóa mang rất nhiều đặc điểm khác nhau đúng như tính chất đa chiều, phức tạp của nó nhưng tựu chung lại nó mang những nét đặc trưng sau:8

Ảnh hưởng của văn hoá kinh doanh Đan Mạch đến quan hệ thương mại của Đan Mạch với Việt Nam - 2

- Văn hoá mang tính tập quán: Thật vậy, các nền văn hoá khác nhau thì biểu hiện đầu tiên là sự khác nhau trong tập quán. Đó là những thói quen, nếp sống khác nhau. Chẳng hạn như người Châu Á có thói quen dùng cơm bằng đũa trong khi đó người Châu Âu lại có thói quen dùng cơm bằng dao, dĩa.

- Văn hoá mang tính cộng đồng cao: Văn hoá không thể tồn tại do chính bản thân nó mà phải dựa vào sự tác động qua lại và củng cố của mọi thành viên trong cộng đồng. Tính cộng đồng trong văn hoá thể hiện ở việc các thành viên dù muốn hay không vẫn thường bị chi phối bởi nó. Một ví dụ là ở Việt Nam thời phong kiến thường có tục lệ “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Và theo đó, rất nhiều trường hợp con cái không được tự do lựa chọn mà phải nghe theo sự sắp đặt của cha mẹ trong chuyện hôn nhân.



7 Nguyễn Hoàng Ánh, “Vai trò của văn hoá trong kinh doanh quốc tế và vấn đề xây dựng VHKD tại Việt Nam”, Luận án TS Kinh tế, 2004, tr. 10.

8 Nguyễn Hoàng Ánh, “Vai trò của văn hoá trong kinh doanh quốc tế và vấn đề xây dựng văn hoá kinh

doanh ở Việt Nam”, Luận án TS Kinh tế, 2004, tr. 11.

- Văn hoá mang tính dân tộc: Mỗi dân tộc có một nền văn hoá riêng, đặc trưng cho tư duy, cho quan niệm của họ. Chẳng hạn, tặng quà là một truyền thống của người Việt Nam. Quà tặng biểu thị tình cảm của người tặng đối với người nhận và là một cách để tăng cường mối quan hệ. Tuy nhiên, đối với nhiều nước phương Tây như Đan Mạch hay Mỹ, họ rất ít khi tặng và nhận quà, thậm chí những quà tặng có giá trị lớn lại bị coi là đồ hối lộ.

- Văn hoá có thể học hỏi được: Mặc dù mỗi dân tộc có bản sắc văn hoá riêng song họ vẫn có thể học hỏi văn hoá của các dân tộc khác. Trong bối cảnh giao lưu và hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ, việc học hỏi những tinh hoa của các nền văn hoá tiến bộ đã trở nên ngày càng phổ biến. Một ví dụ dễ thấy là trước đây, người Việt Nam chỉ quen ăn cơm thì giờ đây đồ ăn nhanh đã được chấp nhận rộng rãi.

- Văn hoá mang tính chủ quan: Đặc điểm này của văn hoá được biểu hiện ở chỗ, người dân thuộc các nền văn hoá khác nhau có những suy nghĩ, thái độ và cách nhìn nhận khác nhau đối với cùng một sự việc, hoàn cảnh. Ở Việt Nam, việc đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão là không chấp nhận được trong khi đó ở các nước phương Tây thì bố mẹ về già vào sống ở viện dưỡng lão là hoàn toàn bình thường.

- Văn hoá mang tính khách quan: Văn hoá được hình thành trong quá trình sống và lao động của con người. Nó là kết quả của quá trình con người thích nghi với môi trường cho nên nó tồn tại khách quan, độc lập với ý muốn chủ quan của từng thành viên trong cộng đồng. Chúng ta với tư cách là các cá nhân chỉ có thể học hỏi và chấp nhận nó chứ không thể biến đổi nó.

- Văn hoá mang tính lịch sử: Từ những giai đoạn đầu xuất hiện của loài người, những mầm mống của văn hoá cũng bắt đầu được hình thành và nó không ngừng được củng cố và phát triển theo từng bước phát triển của con người. Bởi vậy văn hoá mang tính lịch sử cao và những quan niệm của nó rất khó bị phá vỡ.

- Văn hoá có tính kế thừa: Cùng với quá trình phát triển của loài người từ thế hệ này sang thế hệ khác, văn hoá cũng được tích luỹ và kế thừa. Những giá trị kế thừa từ thế hệ trước cộng thêm những giá trị tạo ra ở hiện tại đã làm cho kho tàng văn hoá của dân tộc ngày càng phong phú và đa dạng.

- Văn hoá luôn thay đổi: Có thể thấy rất rõ điều này qua sự thay đổi trong cách nghĩ, cách sinh hoạt và làm việc của con người trong các giai đoạn phát triển. Một ví dụ điển hình là quan niệm về chữ “hiếu” của dân tộc Viêt Nam. Thời phong kiến người ta quan niệm “Trung với nước, hiếu với vua”, còn ngày này người ta quan niệm “Trung với nước, hiếu với dân”.

Nắm được những đặc trưng của văn hoá nói chung sẽ giúp chúng ta có phương tiện để nghiên cứu sâu vào từng nền văn hoá, từ đó sẽ tránh được những hiểu lầm trong giao tiếp cũng như trong quan hệ thương mại với các quốc gia khác nhau.

1.1.1.3. Các thành phần của văn hoá

Theo các chuyên gia kinh tế phương Tây thì văn hoá bao gồm tám thành tố chính9, đó là:

- Ngôn ngữ

- Tôn giáo

- Những giá trị và quan điểm

- Các phong tục tập quán và thói quen

- Yếu tố vật chất của văn hoá

- Mỹ học

- Giáo dục

- Cấu trúc xã hội

Ngôn ngữ (Language)

Ngôn ngữ là phương tiện truyền đạt thông tin và ý tưởng giúp con người có thể làm việc cùng nhau, giao lưu trao đổi kiến thức với nhau. Ngôn ngữ chính là công cụ để xây dựng và duy trì các giá trị văn hoá. Ngôn ngữ bao gồm hai thành phần chính là ngôn ngữ có lời và ngôn ngữ không lời.

Ngôn ngữ chính là chìa khoá mở ra những cánh của mới cho nền văn hóa của từng dân tộc, từng quốc gia.10 Nếu không có ngôn ngữ, con người sẽ tự khoá mình trong cái phạm vi văn hoá nhỏ hẹp của họ mà không có sự giao lưu, mở rộng với văn hoá bên ngoài. Đồng thời, khi học tiếng của một quốc gia khác, người ta sẽ


9 Nguyễn Hoàng Ánh (2004), Vai trò của văn hoá trong kinh doanh quốc tế và vấn đề xây dựng văn hoá kinh doanh ở Việt Nam, Luận án TS Kinh tế, tr. 14.

10 Donald Ball, Wendell McCulloch, Michael Geringer, Paul Frantz, Michael Minor (2007), International

Business: The Challenge of Global Competition, NXB Mc Graw Hill, xuất bản lần thứ 9, tr.313.

không thể hiểu được những sắc thái, những nghĩa khác của từ và những từ lóng nếu họ không am hiểu về thói quen sử dụng ngôn ngữ của đất nước đó. Ngôn ngữ cũng là công cụ giúp định hình những nét đặc trưng, tạo ra ranh giới phân cách của từng nền văn hoá giống như một ranh giới vật chất. Thật vậy, không gì có thể phân biệt một nền văn hoá này với một nền văn hoá khác tốt như ngôn ngữ. Một đất nước có bao nhiêu ngôn ngữ thì sẽ có bấy nhiêu nền văn hoá tách biệt. Một ví dụ điển hình là đất nước Thuỵ Sỹ. Tại đây có đến bốn ngôn ngữ chính thức được sử dụng là tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Ý và tiếng Rôman - và tương ứng với nó là bốn nền văn hoá khác nhau.

Trong giao tiếp, các thông điệp không chỉ được truyền tải bằng lời, bằng chữ viết mà còn bằng cả những cử chỉ, hành động nữa. Thực tế cho thấy ngôn ngữ không lời giúp cho quá trình giao tiếp của chúng ta trở nên sinh động và hiệu quả hơn rất nhiều. Những ánh mắt, những nụ cười, những động tác... đi kèm với ngôn ngữ có lời sẽ giúp biểu đạt những cảm xúc, suy nghĩ một cách trực tiếp giúp người nghe cảm nhận được sâu sắc thông điệp được truyền đi. Loại ngôn ngữ không dùng lời này cũng là một nét văn hóa đặc sắc và thay đổi từ quốc gia này sang quốc gia

khác. Ví dụ, thông thường gật đầu có nghĩa là đồng ý nhưng ở Bungari và Hy Lạp dấu hiệu này lại biểu hiện sự phản đối.11

Một ngôn ngữ đặc biệt nữa cũng được chú ý khá nhiều trong giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp quốc tế, đó là ngôn ngữ của quà tặng. Ở mỗi nền văn hoá khác nhau phong tục tặng quà cũng như ngôn ngữ của quà tặng cũng khác nhau. Ví dụ, Ở Nhật, tặng quà là một nghệ thuật, thể hiện tình bạn, sự kính trọng và thái độ ngưỡng mộ. Nghi thức tặng quà rất quan trọng. Quà luôn được đựng trong một hộp quà nhỏ, được bọc rất đẹp bằng loại giấy chất lượng, và sau đó món quà được trao cho đối phương với đầy sự kính trọng. Người ta mong đợi trao quà tặng ngay trong lần đầu gặp gỡ, và món quà sẽ trở thành một phần trong cuộc làm ăn của bạn. Trong khi đó, đối với các đối tác tới từ những quốc gia châu Âu, họ không có truyền thống tặng quà sâu đậm. Thói quen của họ là không tặng quà ngay lần đầu gặp mặt, hoặc tặng


11 Vietnamworks, Sức mạnh của ngôn ngữ cử chỉ”, http://advice.vietnamworks.com.vn/vi/career/tin-noi- bat/suc-manh-cua-ngon-ngu-cu-chi.html

quà như một thói quen, trong tất cả những lần gặp mặt.12 Phong tục tập quán tặng quà và ý nghĩa của nó thay đổi theo từng quốc gia, song vẫn có những món quà được coi là “an toàn” trong hầu hết các trường hợp là sôcôla, hoa hồng và rượu whiskey E-cốt loại hảo hạng.

Tôn giáo (Religion)

Tôn giáo có thể được hiểu là một hệ thống các niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, thiêng liêng hay thần thánh và những nghi lễ liên quan đến niềm tin đó. Hiện nay trên thế giới có năm tôn giáo chính là:13

- Đạo Thiên Chúa

- Đạo Hồi

- Đạo Hindu

- Đạo Phật

- Đạo Khổng

Tôn giáo là một thành tố quan trọng của văn hoá, bao gồm rất nhiều những thái độ và niềm tin chi phối hành vi ứng xử của con người trong tất cả các lĩnh vực. Trong lĩnh vực kinh doanh, tôn giáo cũng đóng một vai trò quan trọng bởi nó chi phối đến tư duy, đến giao tiếp, đến hành vi tiêu dùng của mỗi cá nhân và nhiều vấn đề khác. Xét về ảnh hưởng của tôn giáo đến kinh doanh phải kể đến cả ảnh hưởng tích cực lẫn ảnh hưởng tiêu cực. Một điển hình cho ảnh hưởng tích cực của tôn giáo là Đạo Tin Lành (một trong hai nhánh chính của Thiên Chúa Giáo). Đây là đạo giáo đề cao sự cần cù lao động, tạo ra của cải vật chất và sự tiết kiệm. Sự lao động chăm chỉ kết hợp với sự tích luỹ để mở rộng sản xuất đã mở đường cho sự ra đời của Chủ nghĩa Tư Bản. Ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo tới kinh doanh thể hiện rõ nhất qua tác động của Đạo Hồi. Giáo lý của Đạo Hồi rất khắt khe như cấm tiêu thụ đồ uống có cồn, cấm đánh bạc, cấm cho vay nặng lãi và phụ nữ phải ăn mặc rất kín đáo. Những điều cấm kỵ này đã gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong các lĩnh vực như đồ uống


12 Saga,“Văn hóa tặng quà trong kinh doanh”, (11/12/2007), http://www.saga.vn/TruyenthongvaPR/quanhekinhdoanh/9012.saga

13 Charles W.L. Hill (2007), International Business, NXB Mc Graw Hill, xuất bản lần thứ 6, tr.96.

có cồn, du lịch nghỉ mát, vui chơi giải trí, thời trang cho nữ giới, quảng cáo, ngân hàng và các dịch vụ cho vay có lãi suất khác. 14

Như vậy, tôn giáo không chỉ có ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày mà nó còn có vai trò chi phối rất lớn đến hoạt động kinh doanh. Mỗi quốc gia khác nhau lại có những tôn giáo khác nhau chi phối.

Những giá trị và thái độ (Values and Attitudes)

Những giá trị trong một xã hội chính là nhân tố kiến tạo nên nền tảng văn hoá của xã hội đó. Chúng là những quan niệm căn bản giúp con người phân biệt được đúng với sai, cái chấp nhận được với cái không chấp nhận được, cái quan trọng với cái không quan trọng, cái bình thường với cái bất thường.15 Còn thái độ là sự đánh giá các giải pháp khác nhau dựa trên các giá trị. Thái độ được hiểu gần giống các quan điểm trừ một điểm là nó được hình thành một cách tự nhiên, vô thức và không dựa trên cơ sở lý trí.16 Những nền văn hoá khác nhau có những giá trị khác nhau và từ đó hình thành nên những thái độ đánh giá khác nhau với cùng một sự việc. Một

ví dụ điển hình là sự đúng giờ. Đây là một giá trị nền tảng ở Bắc Mỹ, Bắc Âu và Nhật Bản trong khi đó nó lại không phải là giá trị truyền thống ở những nước Trung Đông và Châu Phi. Do đó, trong khi những người Bắc Mỹ, Bắc Âu và Nhật Bản coi thời gian là tiền bạc và đánh giá thấp những người trễ hẹn thì những người Trung Đông và Châu Phi lại có thể chấp nhận việc trễ hẹn, thậm chí là chậm đến vài tiếng đồng hồ.

Đối với những người làm kinh doanh thì việc tìm hiểu các giá trị cũng như thái độ của đối tác trong giao thương quốc tế cũng là một vấn đề hết sức quan trọng, đặc biệt là trong hoàn cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sôi động như hiện nay vì nó sẽ giúp họ tránh được những sai lầm đáng tiếc.

Các phong tục tập quán và chuẩn mực đạo đức (folkways and mores)



14 S. Tamer Cavusgil, Gary Knight, John R. Riesenberger (2007), International Business: Strategy, Management and The New Reality, NXB Prentice Hall, tr. 141.

15 S. Tamer Cavusgil, Gary Knight, John R. Riesenberger (2007), International Business: Strategy,

Management and The New Reality, NXB Prentice Hall, tr. 139.

16 S. Tamer Cavusgil, Gary Knight, John R. Riesenberger (2007), International Business: Strategy, Management and The New Reality, NXB Prentice Hall, tr. 139.

Phong tục tập quán (folkways) là những thói quen được đưa vào nếp sống hàng ngày.17 Nhìn chung phong tục tập quán không liên quan nhiều đến những hành động mang tính đạo đức mà nó là những quy ước xã hội liên quan đến các vấn đề như: cách ăn mặc thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh, thế nào là hành vi xã hội đúng đắn, cách sử dụng các đồ dùng ăn uống ra sao hay cách đối xử tốt với những người xung quanh… Ví dụ như Indonesia là một đất nước theo đạo Hồi nên trang phục của họ phải rất kín đáo. Trang phục của những người nghèo có thể được chấp nhận thiếu thốn nhưng những du khách ăn mặc “thiếu thốn” với chân đất, quần soọc, áo dây… sẽ bị coi là bất lịch sự. Họ có thể chấp nhận quần lửng nhưng phải đủ rộng và ít nhất là dài đến đầu gối.

Chuẩn mực đạo đức (mores) là những cách cư xử được coi là đúng đắn và có tính chất bắt buộc chung đối với các thành viên trong xã hội.18 Ví dụ, con cái phải hiếu thảo và phục dưỡng cha mẹ, vợ chồng phải sống chung thủy với nhau, học trò phải kính trọng thầy cô… Những chuẩn mực đạo đức mang ý nghĩa lớn hơn nhiều so với các phong tục tập quán. Nếu có những hành động trái với các chuẩn mực đạo đức thì sẽ bị xã hội lên án và còn có thể bị trừng phạt thích đáng. Trong nhiều xã hội, một số chuẩn mực đạo đức còn được chuyển hoá thành các quy định của pháp luật. Vì vậy mà những xã hội tiến bộ đều có những đạo luật chống lại tội phạm, các hành vi loạn luân và tục ăn thịt người… Các chuẩn mực đạo đức của những nền văn hoá khác nhau cũng có nhiều điểm khác nhau. Chẳng hạn, ở Mỹ, việc uống rượu là

hoàn toàn bình thường nhưng ở Arab, hành vi đó là trái với chuẩn mực xã hội và có thể bị phạt tù. 19

Văn hoá vật chất (material culture)

Văn hoá vật chất bao gồm những sản phẩm vật chất do con người tạo ra từ những sản phẩm phục vụ trực tiếp đời sống vật chất của con người như nhà cửa, trường học, thành phố, nhà máy… đến những sản phẩm phục vụ đời sống tinh thần như đền chùa, miếu mạo, nhà thờ... Nền văn hoá vật chất của một quốc gia được


17 Charles W.L. Hill (2007), International Business, NXB Mc Graw Hill, xuất bản lần thứ 6, tr. 90. 18 Charles W.L. Hill (2007), International Business, NXB Mc Graw Hill, xuất bản lần thứ 6, tr. 90. 19 Charles W.L. Hill (2007), International Business, NXB Mc Graw Hill, xuất bản lần thứ 6, tr. 90.

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí