VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THÀNH TRUNG
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN XÂY LẮP 1 - PETROLIMEX
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THÀNH TRUNG
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN XÂY LẮP 1 - PETROLIMEX
Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 8340101
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. ĐINH MẠNH TUẤN
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin và kết quả nghiên cứu trong luận văn là do tôi tự tìm hiểu, đúc kết và phân tích một cách trung thực, phù hợp với tình hình thực tế.
Học viên
Nguyễn Thành Trung
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 7
1.1. Một số khái niệm 7
1.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 9
1.3. Nội dung các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 13
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 18
1.5. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của một doanh nghiệp và bài học rút ra cho công ty cổ phần tập đoàn Xây lắp 1 - Petrolimex 23
Chương 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP 1 - PETROLIMEX 28
2.1. Khái quát về công ty cổ phần Xây lắp 1 - Petrolimex 28
2.2. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của công ty cổ phần tập đoàn Xây lắp 1 - Petrolimex 34
2.3. Thực trạng các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần tập đoàn Xây lắp 1 - Petrolimex 42
2.4. Thực trạng các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần tập đoàn Xây lắp 1 - Petrolimex 51
2.5. Đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty
cổ phần tập đoàn Xây lắp 1 - Petrolimex 57
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP 1 - PETROLIMEX 60
3.1. Phương hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty cổ phần tập đoàn Xây lắp 1 - Petrolimex 60
3.2. Các giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công
ty cổ phần tập đoàn Xây lắp 1 - Petrolimex 63
KẾT LUẬN 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ | |
ATVSLĐ | An toàn vệ sinh lao động |
BHXH | Bảo hiểm xã hội |
BHYT | Bảo hiểm y tế |
BHTN | Bảo hiểm thất nghiệp |
CBNV | Cán bộ nhân viên |
CNKT | Công nhân kỹ thuật |
DN | Doanh nghiệp |
ĐGTHCV | Đánh giá thực hiện công việc |
MTV | Một thành viên |
NLĐ | Người lao động |
NNL | Nguồn nhân lực |
PCC-1 | Công ty cổ phần tập đoàn Xây lắp 1 - Petrolimex |
TNHH | Trách nhiệm hữu hạn |
TTTD | Thể dục thể thao |
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần tập đoàn Xây lắp 1 - Petrolime - 2
- Nội Dung Các Hoạt Động Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Trong Doanh Nghiệp
- Kinh Nghiệm Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Của Một Doanh Nghiệp Và Bài Học Rút Ra Cho Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Xây Lắp 1 - Petrolimex
Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động Công ty theo độ tuổi và thâm niên công tác tính
đến tháng 31/12/2020 34
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ đào tạo 35
Bảng 2.3 Phân loại sức khỏe của cán bộ công nhân viên tại công ty năm 2020 37
Bảng 2.4 - Bảng số liệu về ý thức lao động của lao động trong công ty trong những năm gần đây 39
Bảng 2.5. Cơ cấu nguồn nhân lực phân theo loại lao động 40
Bảng 2.6 : Số lao động trong diện quy hoạch chức danh cán bộ quản lý cấp trung tại công ty 44
Bảng 2.7: Đánh giá của người lao động về quy hoạch và sử dụng nhân lực 45
Bảng 2.8: Đánh giá của người lao động về Chính sách đào tạo của công ty 46
Bảng 2.9. Mức độ quan tâm, bảo vệ sức khỏe cho CBCNV của công ty 49
Bảng 2.10: Yếu tố tạo nên sự gắn bó của người lao động với Công ty 54
Bảng 2.11: Số lượng và chất lượng đội ngũ công tác nhân sự của công ty 56
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần xây lắp 1 – Petrolimex 31
Biểu đồ 2.1 Số lao động được đào tạo kỹ năng mềm năm 2020 36
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu lao động chia theo ngành đào tạo 41
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, con người ngày càng có điều kiện để tăng năng suất lao động, thúc đẩy kinh tế phát triển. Nguồn nhân lực có chất lượng cao là nguồn lực quan trọng nhất của mỗi doanh nghiệp giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh cả ngắn hạn cũng như trong dài hạn. Bên cạnh đó, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu và rộng, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là rất lớn, để tồn tại và phát triển bền vững các doanh nghiệp cần phải có một nguồn nhân lực chất lượng cao.
Công ty cổ phần tập đoàn Xây lắp 1 – Petrolimex là công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp bồn bể chứa xăng dầu, gas, hóa dầu, hóa chất, Jet A-1 nên đòi hỏi có nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng tốt yêu cầu công việc và yêu cầu của khách hàng trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng lớn giữa các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây lắp trong và ngoài nước. Do đó, trong những năm qua, công ty cổ phần tập đoàn Xây lắp 1 - Petrolimex cũng rất chú trọng đến các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từ đó nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ cung cấp ra thị trường. Nhờ đó mà nguồn nhân lực của công ty đã có những phát triển về cả số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, một số hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong lĩnh vực đặc thù của ngành xây lắp. Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động công ty, tạo nên bước đột phá mới, công ty cổ phần tập đoàn Xây lắp 1 - Petrolimex cần có giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực phù hợp, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.
Với những lý do trên, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần tập đoàn Xây lắp 1 - Petrolimex” làm luận văn thạc sĩ.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cho đến nay, đã có nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Các công trình nghiên cứu nổi bật về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có thể kể đến là:
Luận án tiến sĩ của Lê Thị Hồng Điệp với đề tài luận án “Phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam” bảo vệ năm 2005 tại Trung tâm đào tạo bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong đó, tác giả luận án đã nghiên cứu lý luận về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua những phân tích nội dung, tiêu chí và những yếu tố tác động tới quá trình phát triển lực lượng này; Qua đó, đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam trong tương lai.
Nghiên cứu về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực còn cần kể đến công trình nghiên cứu của Vũ Bá Thể năm 2005 “Phát huy nguồn lực con người để CNH, HĐH - Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam”, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã tiếp cận trêm cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, tác giả đã tập trung phân tích và làm rõ cơ sở lý luận liên quan đến nguồn nhân lực; kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số nước trên thế giới; đánh giá thực trạng nguồn nhân lực nước ta cả về quy mô, tốc độ, chất lượng nguồn nhân lực và rút ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực; đề xuất các giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam trong thời gian tới.
Tiếp đến là Luận án tiến sĩ của Vũ Thị Hà Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn Hà Nội” bảo vệ năm 2016 tại Học viện Khoa học Xã Hội. Luận án đã khái quát thực trạng nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Hà Nội, những khu vực tập trung nguồn lao động dồi dào nhưng vẫn yếu kém về chất lượng. Một phần do ở Việt Nam việc đào tạo nguồn nhân lực vẫn mang nặng tính lý thuyết, thiếu tính thực hành nên đa phần người lao động kỹ thuật cần được đào tạo lại mới có thể nắm bắt công việc. Trước bối cảnh toàn cầu hóa, đòi hỏi lao động có trình độ tay nghề cao thì tác giả đã đưa ra những giải pháp, kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao kiến thức và cải thiện trình độ cho lao động khu vực này như nâng cao chất lượng giáo viên dạy nghề hay đề xuất các giải pháp cho doanh nghiệp nhằm thu hút lao động.
Ngoài các luận án tiến sĩ, đề tài cấp bộ, cấp nhà nước, chủ đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng được đề cập đến trong các tạp chí chuyên ngành. Cụ thể, có thể kể đến các bài đăng tạp chí sau:
Trước hết cần kể đến bài viết của Phạm Công Nhất “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập kinh tế”, đăng trênTạp chí