Mục Tiêu Phát Triển Du Lịch Tỉnh Bình Thuận Đến Năm 2020

3.1.1.3. Quan điểm lịch sử cụ thể


Thứ nhất, chiến lược phát triển du lịch phải lấy nhu cầu, thị hiếu của du khách và lợi thế so sánh của địa phương làm cơ sở. Đồng thời, những loại hình, sản phẩm du lịch Bình Thuận phải phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của Tỉnh và phát huy được lợi thế của địa phương.

Thứ hai, chiến lược phát triển du lịch cần quan tâm đến sự biến đổi của lịch sử phát triển của ngành. Trong thời đại ngày nay, mọi hoạt động kinh tế đều chịu sự tác động mạnh mẽ của xu thế hội nhập. Vì vậy, sự phát triển của hoạt động du lịch Bình Thuận cần phải chú trọng đến xu thế mở, hội nhập với thế giới, học tập kinh nghiệm kinh doanh và quản lý nhà nước về du lịch của các nước có ngành du lịch phát triển mạnh và mở rộng thị trường du lịch sang các nước khác.

Thứ ba, trong chiến lược đa dạng hóa sản phẩm du lịch của Bình Thuận cần quan tâm xây dựng nét đặc sắc trong sản phẩm du lịch của Tỉnh, tránh sự rập khuôn máy móc, không đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội.

Thứ tư, nhu cầu và thị hiếu của du khách về sản phẩm du lịch liên tục thay đổi qua từng thời kỳ. Vì vậy, cần xây dựng cơ cấu sản phẩm du lịch phù hợp với sự thay đổi của thị trường du lịch trong từng thời kỳ nhất định để đạt hiệu quả cao trong kinh doanh du lịch.

3.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020


3.1.2.1. Mục tiêu kinh tế


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Một là, đến năm 2020 đưa du lịch trở thành mũi nhọn, tương xứng với tiềm năng và sự đầu tư vào hoạt động du lịch. Cụ thể là từ nay đến năm 1015 du lịch Bình Thuận thu hút là 3 triệu - 3,5 triệu lượt khách/năm, thời gian lưu trú bình quân là 2,8 ngày - 3,5 ngày/lượt khách; giai đoạn 2015 - 2020 là 3,5 triệu - 4,5 triệu lượt khách/năm, thời gian lưu trú bình quân là 3,5 ngày – 4 ngày/lượt khách. Du khách quốc tế chiếm 17% - 20% trong tổng lượng du khách đến Bình Thuận.

Hai là, tốc độ tăng trưởng bình quân của du lịch từ nay đến năm 2015 là 20% - 25%/ năm và giai đoạn 2015 - 2020 là 18% - 23%/năm.

Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Bình Thuận trong giai đoạn 2001-2020 - 12

Ba là, tỷ trọng của ngành du lịch trong tổng sản phẩm xã hội của Tỉnh là 13% - 15% đến năm 2015 và 15% - 18% đến năm 2020.

Bốn là, lực lượng lao động đã qua đào tạo trong ngành chiếm 75% - 80% đến năm 2015 và 80% - 85% đến năm 2020. Trong đó, trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học đạt 10%, trung học là 50%, các trình độ khác là 40%.

Năm là, đóng góp của du lịch vào ngân sách địa phương khoảng 15% - 17%

đến năm 2015, 17% - 20% đến năm 2020.


3.1.2.2. Mục tiêu văn hóa, xã hội


Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, văn hóa đặc thù của địa phương; kết hợp giữa khai thác và tôn tạo các di tích lịch sử tại địa phương để phục vụ cho phát triển du lịch. Việc phát triển du lịch phải nhằm góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân Bình Thuận. [23,56]

Đẩy mạnh việc quảng bá hình ảnh du lịch Bình Thuận trên cả nước và trên toàn thế giới, phấn đấu đưa Bình Thuận trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Từ đó, gắn quy hoạch du lịch Bình Thuận vào bản đồ du lịch Việt Nam, Bình Thuận thường xuyên có mặt trong các chuyến du lịch dài ngày của du khách trong nước và du khách quốc tế.

3.1.2.3. Mục tiêu về môi trường


Cải thiện môi trường sinh thái, giữ gìn nguyên vẹn tài nguyên du lịch, đặc biệt là các di tích văn hóa, lịch sử theo thời gian, không để mục tiêu kinh tế của hoạt động du lịch tác động tiêu cực đến việc bảo vệ môi trường. Phát triển du lịch phải hướng tới tạo lập cân bằng sinh thái, bảo vệ sức khỏe của du khách lẫn người dân địa phương.

3.1.2.4. Mục tiêu giữ gìn an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội


Phát triển du lịch đồng nghĩa với việc thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước nên tất yếu nảy sinh những vấn đề liên quan trật tự an toàn xã hội và an ninh quốc phòng. Do vậy, cần phải đẩy mạnh công tác giữ gìn trật tự an toàn xã hội và an ninh quốc phòng. Điều này vừa có ý nghĩa to lớn đối với an ninh quốc gia, vừa đảm bảo an ninh cho du khách. Đồng thời phát triển du lịch phải góp phần bảo vệ hòa

bình của đất nước, chuyển từ mối quan hệ bất hòa sang hợp tác cùng phát triển, mang lại sự bình yên cho nhân dân.


3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA DU LỊCH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2020

Sự phát triển của du lịch, tự bản thân nó, có những vai trò rất to lớn đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của nước ta nói chung và Bình Thuận nói riêng. Nếu những tiềm năng du lịch của Bình Thuận được khai thác và sử dụng hợp lý sẽ thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội Tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. Do đó, những giải pháp khai thác tiềm năng du lịch Bình Thuận cũng chính là những giải pháp nâng cao vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Bình Thuận. Căn cứ vào những mục tiêu, quan điểm và hiện trạng phát triển du lịch của Tỉnh, tác giả đề xuất những giải pháp phát triển du lịch Bình Thuận như sau :

3.2.1. Tiến hành quy hoạch và quy hoạch lại không gian phát triển du lịch


Sự cần thiết khách quan của việc quy hoạch và quy hoạch lại không gian phát triển du lịch.

Quy hoạch không gian phát triển du lịch là một bộ phận quan trọng trong tổng thể hoạt động kinh tế - xã hội của Bình Thuận, là kế hoạch chiến lược, toàn diện sự phát triển của ngành du lịch của Tỉnh. Hoạt động du lịch là hoạt động đặc thù có liên quan đến rất nhiều lĩnh vực, có nhiều tác động tích cực lẫn tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội. Quy hoạch du lịch hợp lý sẽ cho ngành du lịch phát triển thuận lợi ngay từ ban đầu, đảm bảo cho sự phát triển cân đối của tổng thể ngành du lịch. Đảm bảo sự quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch được thực hiện tốt, giúp phát huy những tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực từ du lịch. Đồng thời, thực hiện tốt công tác quy hoạch du lịch còn đảm bảo sự kết hợp hài hòa các hoạt động như lưu trú, đi lại, tham quan, nghỉ dưỡng, mua sắm … của du khách.

Đối với du lịch Bình Thuận, một địa phương du lịch “trẻ” so với các điểm đến du lịch khác trong cả nước. Khi tiềm năng du lịch của Tỉnh được phát hiện từ năm 1995 đến nay, tốc độ tăng trưởng của ngành đạt rất cao từ 25% - 30%/ năm. Tốc độ

phát triển nhanh và mang tính tự phát cao của hoạt động du lịch ngay từ đầu đã không theo quy hoạch tổng thể nên nảy sinh nhiều vấn đề cần giải quyết.

Việc tiến hành công tác quy hoạch và quy hoạch lại không gian phát triển du lịch Bình Thuận tuy rất khó khăn, tốn kém nhiều thời gian, công sức và tiền của nhưng là vần đề tất yếu phải thực hiện để xây dựng Bình Thuận trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn với khả năng phát triển bền vững và mang tính cạnh tranh cao. Điểm thuận lợi trong công tác quy hoạch lại là du lịch Tỉnh chỉ mới phát triển khoảng 10 năm gần đây. Vì vậy, những tác động tiêu cực từ du lịch như ô nhiễm môi trường, sự phá hoại các tài nguyên du lịch là chưa đáng kể. Nếu quy hoạch du lịch được thực hiện ngay từ bây giờ thì có thể đẩy lùi được nguy cơ phát triển của những tác động tiêu cực này và đẩy mạnh hơn nữa tốc độ phát triển của ngành.

Các nguyên tắc cơ bản trong công tác quy hoạch du lịch


Quy hoạch du lịch cần tuân thủ những nguyên tắc sau :


(1) Nguyên tắc thị trường : tiến hành điều tra thị trường, dự đoán tổng số du khách đến Bình Thuận hằng năm để xác định phía cầu du lịch trong khoảng thời gian từ 10 đến 15 năm, làm cơ sở để xây dựng quy mô phát triển du lịch của Tỉnh.

(2) Nguyên tắc hiệu quả và lợi ích : Mục đích chính yếu của hoạt động kinh doanh du lịch là nhằm thu lợi ích, gồm cả lợi ích kinh tế lẫn lợi ích xã hội. Trong quy hoạch du lịch phải chú ý phát huy hiệu quả và lợi ích kinh tế - xã hội. Đặc biệt là đảm bảo sự cân đối giữa lượng khách đến với sức tải của môi trường. Nếu sự cân bằng này không được đảm bảo, nó sẽ phá vỡ cân bằng sinh thái đã hình thành qua hàng triệu năm, rất dễ phá hoại môi trường sinh thái, thậm chí không có khả năng khôi phục.

(3) Nguyên tắc sắc thái đặc biệt : Sắc thái đặc biệt là “linh hồn” của từng địa phương du lịch cũng như từng khu du lịch. Từ đó, tăng sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh của du lịch Bình Thuận. Sắc thái đặc biệt của du lịch Bình Thuận là du lịch biển và du lịch sinh thái vốn gần gũi, thân thiện với thiên nhiên. Khi quy hoạch tổng thể du lịch Bình Thuận, cần phải quan tâm, tính

toán đến sắc thái này để thỏa mãn tâm lý muốn khám phá sự mới lạ của du khách.

(4) Nguyên tắc bảo vệ : Tuyệt đại bộ phận tài nguyên du lịch đều có thuộc tính “di sản”, có loại là di sản văn hóa lịch sử của nhân loại cực kỳ quý hiếm, dễ bị phá hoại và khó có thể khôi phục được. Vì vậy, công tác quy hoạch du lịch cần kiên trì nguyên tắc bảo vệ. Cần lưu ý bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ “hình thái hiện hữu” của các di tích văn hóa, lịch sử như khu di tích Dục Thanh, hệ thống di tích văn hóa Chăm-pa, … “Không nên tiến hành các hoạt động tu bổ, xây dựng lại khác quá mức ngoài sự bảo dưỡng có tính bảo vệ cần thiết”. [12, 289].

(5) Nguyên tắc toàn cục : Quy hoạch du lịch của Bình Thuận phải thích ứng với chiến lược phát triển du lịch của cả nước, mối quan hệ giữa du lịch của Tỉnh với các địa phương du lịch khác. Đảm bảo sự điều hòa giữa việc phát triển các khu du lịch với hệ thống cơ sở hạ tầng của Tỉnh. Phối hợp hài hòa về không gian, giữa xây dựng các khu du lịch với xây dựng hệ thống thành phố, thị trấn. Quy hoạch du lịch còn phải kết hợp với phòng chống thiên tai để giảm nhẹ hậu quả bất lợi do phát triển du lịch đã gây ra.

Giải pháp về quy hoạch và quy hoạch lại không gian phát triển du lịch


Từ quy hoạch tổng thể hiện nay, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Bình Thuận cần tiến hành rà soát lại, liệt kê những khu du lịch, những địa điểm vui chơi giải trí, những doanh nghiệp kinh doanh du lịch mang nặng tính tự phát, gây khó khăn cho công tác quy hoạch. Sau đó kiên quyết tiến hành di dời, gỡ bỏ những điểm trên để trả lại vẻ mỹ quan cho tổng thể. Cần di dời các quán cà phê và các hàng quán tự phát dọc bãi biển trung tâm thành phố Phan Thiết; xóa bỏ các hàng quán, dịch vụ phát sinh từ hộ gia đình xung quanh các điểm du lịch như Chùa núi Tà-Kóu, Dinh Thầy Thím; ngưng cấp phép hoạt động đối với các cơ sở lưu trú không đủ tiêu chuẩn …

Đối với các khu du lịch đã được huy hoạch từ trước nhưng hiện nay đã có dấu hiệu quá tải vào những mùa cao điểm. Tiêu biểu là khu du lịch Mũi Né - Hòn Rơm cần mở rộng theo phía bắc là Hòn Rơm – Suối Nước và phía nam là Thuận Thành –

Thuận Quý, cố gắng đến năm 2010 xây dựng khu du lịch này thành khu du lịch cấp quốc gia.

Bình Thuận có nhiều cảnh quan thiên nhiên rất độc đáo tuy đã tồn tại với tư cách là một điểm đến du lịch từ rất lâu nhưng vì quy mô nhỏ, lại nằm đơn lẻ, xa trung tâm thành phố và chưa được sự đầu tư đúng mức nên những nơi này vẫn chưa trở thành điểm đến du lịch được nhiều người biết đến. Vì vậy, công tác quy hoạch du lịch cần quan tâm đến những nơi này, đưa nó vào quy hoạch tổng thể của du lịch Bình Thuận. Cụ thể như sau :

Chùa Hang Cổ Thạch (Bình Thạnh, Tuy Phong), Tam Tân – Dinh Thầy Thím (Hàm Tân) quy hoạch lại trong sự phát triển của cả khu du lịch Cà Ná – Vĩnh Hảo – Bình Thạnh và khu du lịch ven biển Hàm Tân.

Những cảnh quan thiên nhiên như Bàu Trắng (Hòa Thắng – Bắc Bình), Hòn Bà (Hàm Tân), Suối Tiên (Hàm Tiến) … cần được quy hoạch lại theo hướng nối kết chúng lại thành một quần thể du lịch, tạo ra không du lịch rộng lớn.

Song song với công tác quy hoạch du lịch là vấn đề hiện đại hóa cơ sở hạ tầng của Bình Thuận. Tiến hành sửa chữa, nâng cấp những tuyến đường quan trọng. Bên cạnh đó, cần khai thông những tuyến đường nối trung tâm thành phố với các khu du lịch tiềm năng nhằm rút ngắn thời gian và chi phí di chuyển của du khách.

Công tác quy hoạch du lịch cũng không thể bỏ qua khả năng liên kết với các địa phương du lịch khác như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Vũng Tàu, Tây nguyên. Cụ thể là quy hoạch hồ thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi (Hàm Thuận Bắc), Thác C’reo (Đức Linh), Thác Bà – Biển Lạc (Tánh Linh) về hướng Lâm Đồng tạo thành tour du lịch liên tỉnh Bình Thuận – Lâm Đồng – Thành phố Hồ Chí Minh.

Tóm lại, công tác quy hoạch và quy hoạch lại không gian phát triển du lịch là nhiệm vụ quan trọng đầu tiên để có được không gian phát triển du lịch mang tính bền vững, góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Bình Thuận.

3.2.2. Thu hút vốn đầu tư


Yếu tố không thể thiếu để biến tiềm năng du lịch thành hiện thực là nguồn vốn

đầu tư. Vốn là điều kiện tiền đề để triển khai các dự án quy hoạch du lịch. Với tiềm

năng du lịch còn rất lớn nhưng nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực này ở Bình Thuận còn rất hạn chế so với nhu cầu phát triển. Vì vậy, vấn đề cấp thiết hiện nay là phải tìm mọi giải pháp để thu hút mạnh hơn nữa vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau để đưa tiềm năng du lịch của Tỉnh thành hiện thực, góp phần phát huy vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế, xã hội Bình Thuận. Đầu tư vào hoạt động du lịch bao gồm hai khoảng mục chính là đầu tư xây dựng các khu du lịch và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động du lịch.

3.2.2.1. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng


Cơ sở hạ tầng hiện đại là điều kiện tiền đề rất quan trọng cho sự phát triển của bất cứ lĩnh vực, ngành nghề nào trong toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, để thúc đẩy sự phát triển của hoạt động du lịch thì cần phải thu hút vốn đầu tư để hiện đại hóa cơ sở hạ tầng của Tỉnh. Với hiện trạng cơ sở hạ tầng của Bình Thuận hiện nay, Sở Văn hóa

– Thể thao và Du lịch cần phối hợp với các cơ quan ban ngành hướng vào việc giải quyết các vấn đề sau :

(1) Nâng cấp các tuyến đường giao thông trọng điểm, đa dạng hóa các loại hình vận chuyển, mở rộng các tuyến đường vận chuyển du khách chính sau đây :

Mở rộng tuyến lộ Phan Thiết – ga Mương Mán;

Mở rộng tuyến Hàm Thuận Nam – Đông Giang – Đa Mi;

Xây dựng ga Phan Thiết theo tiêu chuẩn nhà ga đưa đón khách du lịch;

Xây dựng hệ thống vận tải đường thủy như cảng biển du lịch, mua sắm tàu du lịch để đưa đón khách tham quan bằng đường biển;

Chính quyền địa phương kết hợp với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đầu tư các tuyến xe buýt nội thành thành phố Phan Thiết đến các điểm du lịch như Hàm Tân, Mũi Né, Hòn Rơm, Phan Thiết…

(2) Đầu tư xây dựng các công trình cung cấp các dịch vụ công cộng như các phương tiện giao thông, hệ thống điện, nước sạch phục vụ sinh hoạt, các công viên cây xanh, mạng lưới viễn thông, các trạm cứu hộ tại các bãi biển, các phương tiện kỹ thuật xử lý chất thải tại các khu du lịch …

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đòi hỏi một lượng vốn đầu tư rất lớn. Theo số liệu tính toán của Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch thì tổng vốn đầu tư vào ngành du lịch của Tỉnh Bình Thuận đến năm 2015 là 10 ngàn tỷ đồng và 2016 – 2020 là 17 – 20 ngàn tỷ đồng. Trong khi nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước từ trung ương và ngân sách địa phương tự trang trải chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu đầu tư. Vì vậy, để có đủ nguồn vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư hoạt động du lịch, tất yếu phải thu hút các nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác. Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch cần phối hợp với các cơ quan ban ngành ban hành những cơ chế, chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác và có biện pháp sử dụng vốn đạt hiệu quả cao.

Trong các nguồn vốn đầu tư cho hoạt động du lịch thì nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cần tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng như nâng cấp, hiện đại hóa các tuyến đường giao thông, cung cấp điện, nước sạch, mạng lưới viễn thông, thoát nước đô thị … Ngoài ra vồn đầu tư của nhà nước còn dùng để hỗ trợ việc xúc tiến, quảng bá du lịch, tôn tạo và nâng cấp các di tích văn hóa lịch sử. Nguồn thu vào ngân sách địa phương còn hạn chế, trong khi nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng lại rất lớn. Do đó, từ nay đến năm 2020 cần hướng vào giải quyết triệt để các vấn đề sau :

Tận dụng các nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và các khu du lịch trọng điểm nằm trong chương trình thực hiện chiến lược phát triển du lịch cả nước.

Tận dụng nguồn vốn đầu tư của các Tổng công ty Nhà nước như Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam để cung cấp điện chiếu sáng, nước sạch, phủ sóng điện thoại tại các khu du lịch và vùng lân cận.

Ngoài ra, Tỉnh còn có thể huy động các nguồn vốn khác như xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), xây dựng - chuyển giao (BT), đổi đất lấy hạ tầng, kêu gọi các nguồn viện trợ từ các nước phát triển. Đồng thời, Tỉnh cần có chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp du lịch với quy mô lớn cùng với nhà nước nâng cấp cơ sở hạ tầng tại các khu du lịch và các vùng phụ cận với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 15/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí