1.6.2.1. Quy mô nhân lực.
Nhân lực ngành Du lịch tại tỉnh BR-VT tính đến năm 2011 khoảng 24.552 người (Theo niên giám thống kê tỉnh BRVT – Lao động ngành du lịch và dịch vụ ăn uống), chiếm khoảng 5,61% tổng số lao động của toàn tỉnh.
1.6.2.2. Chất lượng nhân lực.
Về trình độ văn hóa và chuyên môn (trình độ đào tạo), nhân lực lao động trực tiếp bậc thấp (nhân viên phục vụ buồng, tạp vụ, vệ sinh, chăm sóc cây cảnh, bảo vệ...) chiếm tỷ trọng lớn, chưa tốt nghiệp phổ thông trung học khá cao, chiếm 30% tổng nhân lực toàn Ngành. Tỷ lệ này còn tiếp tục giữ trong thời gian dài nữa. Nhân lực tốt nghiệp trung học phổ thông chủ yếu là nhân lực có chuyên môn, quản trị doanhnghiệp, hoạt động sự nghiệp và quản lý nhà nước về du lịch.
Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhân lực có trình độ đào tạo sơ cấp, trung cấp và cao đẳng du lịch chiếm 47,3% nhân lực được đào tạo, bằng 19,8% nhân lực toàn ngành. Nhân lực được đào tạo đại học và sau đại học về du lịch chiếm 7,4% số nhân lực có chuyên môn du lịch, bằng 3,2% tổng nhân lực. Nhân lực trình độ dưới sơ cấp (đào tạo truyền nghề, dưới 3 tháng) chiếm 45,3% nhân lực có chuyên môn, bằng 19,4% nhân lực toàn ngành.
Về trình độ ngoại ngữ và tin học, nhân lực sử dụng được ngoại ngữ khá cao, chiếm 60% tổng nhân lực; tuy nhiên đặc thù của ngành đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa. Nhân lực biết ngoại ngữ nhiều nhất là tiếng Anh, chiếm khoảng 42% tổng số nhân lực toàn ngành. Nhân lực sử dụng tiếng Trung, tiếng Pháp và các tiếng khác là 5%, 4% và 9% nhân lực toàn Ngành. Phân tích theo nghề thì hướng dẫn du lịch, lữ hành, lễ tân, phục vụ nhà hàng... có tỷ lệ sử dụng ngoại ngữ tương đối cao, đạt khoảng 88,6%. Song, số nhân lực sử dụng thành thạo từ hai ngoại ngữ trở lên còn thấp, chỉ chiếm khoảng 28%. Toàn ngành du lịch tỉnh BRVT hiện có khoảng 63% tổng nhân lực biết sử dụng máy tính phục vụ được yêu cầu công việc.
1.6.2.3. Cơ cấu nhân lực ngành Du lịch.
Cơ cấu theo lĩnh vực hoạt động: nhân lực quản lý nhà nước và hoạt động sự nghiệp về du lịch chiếm 21,9%, trong đó 0,7% làm quản lý nhà nước và 1,2% làm tại các đơn vị sự nghiệp. Nhân lực tại các doanh nghiệp chiếm 98,1% tổng nhân lực của Ngành. Lao động trực tiếp phục vụ bàn, bar chiếm 15%, phục vụ buồng 14,8%, chế biến món ăn, đồ uống 10,6%, điều khiển phương tiện vận chuyển khách 10,4%, lễ tân chiếm 9%, lữ hành, hướng dẫn du lịch 4,9% và lao động khác (nhân viên bán hàng lưu niệm, bảo vệ, nhân viên kỹ thuật, sửa chữa, bảo dưỡng trong khách sạn, chăm sóc cây cảnh...) chiếm 35,3%. Nhân lực phục vụ bàn, bar, buồng có tỷ trọng lớn là đặc thù cần nhiều lao động của hoạt động khách sạn.
Cơ cấu theo ngành nghề chuyên môn: nhân lực làm công tác quản trị, giám sát trong doanh nghiệp du lịch chiếm 25% là quá nhiều (tỷ trọng phù hợp khoảng 15% tổng nhân lực). Trong khi đó, tỷ trọng nhân lực kỹ thuật lành nghề chỉ là 75% (phù hợp phải là 85%). Tỷ lệ “thầy/thợ” hiện tại là 1:3 (hợp lý là vào khoảng 1:6). Cơ cấu nhân lực phục vụ trực tiếp trong nghề lễ tân, phục vụ buồng, phục vụ bàn - bar, nấu ăn, lữ hành và hướng dẫn du lịch, điều khiển phương tiện vận chuyển du lịch và nghề khác hiện tại tương ứng là 9%, 14,8%, 15%, 10,6%, 4,9%, 10,4% và 35,3%. Như vậy, nhân lực phục vụ bàn - bar chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là nhân viên phục vụ buồng, điều này thể hiện tính đặc thù cần nhiều lao động của hoạt động kinh doanh khách sạn. Nhân lực các nghề khác chiếm tỷ lệ cao, khoảng 35,3%, gồm nhân viên bán hàng, bảo vệ, nhân viên kỹ thuật, sửa chữa, bảo dưỡng trongkhách sạn, chăm sóc cây cảnh...
Cơ cấu theo giới tính và độ tuổi: Là một ngành đặc thù, sản phẩm chủ yếu là dịch vụ, trong đó nhiều nghề đòi hỏi sự khéo léo và vẻ đẹp của con người, đặc biệt là sự khéo léo và vẻ đẹp của người phụ nữ. Theo số liệu điều tra nhân lực của ngành Du lịch tỉnh BRVT năm 2011 cho thấy, tỷ trọng nữ cao hơn so với nam (nữ chiếm 66,53%,nam chỉ 33,47%). Lao động nữ trong ngành Du lịch dần có xu hướng tăng lên, trong khi lao động nam có xu hướng giảm. Cơ cấu nhân lực giữa các độ tuổi có
xu hướng ổn định. Ngành Du lịch có lực lượng nhân lực trẻ, dưới 30 tuổi chiếm tới 40%, từ 31-40 tuổi chiếm 36%, từ 41-50 tuổi chiếm 21% và trên 50 tuổi chiếm 3%. Lực lượng nhân lực kế cận và lực lượng nhân lực đang làm việc của ngành Du lịch ở độ “vàng”, đủ để đảm bảo gánh vác nhiệm vụ phát triển Ngành; cơ cấu nhân lực theo độ tuổi hợp lý, đủ có khả năng chuyển giao thế hệ.
1.6.3. Đặc điểm công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại tỉnh BR-VT
Trong vòng mười năm trở lại đây, công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tại tỉnh BR-VT đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế du lịch của tỉnh. Cùng với sự phát triển nhanh và bền vững của ngành du lịch BR-VT hiện nay thì sự đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành là một yêu cầu ngày càng trở nên bức thiết.
Tuy nhiên, thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch BR-VT hiện nay vẫn chưa đáp ứng đủ về nhu cầu nguồn lao động ngành du lịch tại tỉnh nhà, chất lượng đội ngũ lao động chưa có tính chuyên nghiệp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch trong xu thế hội nhập và phát triển. Hiện nay, các ngành đào tạo về du lịch tại các trường Đại Học, Cao Đẳng, Trung Cấp đang gặp nhiều khó khăn trong tuyển sinh bởi một số nguyên nhân sau đây:
- Ngành du lịch là ngành kinh tế có tính đặc thu đòi hỏi người lao động phải có ngoại hình tương đối khá cao so với một số ngành khác.
- Người lao động khi có trình độ thì thích chọn các ngành dễ thi, dễ học và khi ra trường đi làm lại có thu nhập cao như các ngành Tài chính, Quản trị, Công nghệ cao…còn đối với những người có học lực kém thì khó tiếp thu về các môn văn hoá xã hội, ngoại ngữ theo yêu cầu cuả ngành.
- Đối với số con em lao động nghèo thì họ cần có nghề nhanh chóng, dể kiếm tiền để giúp gia đình như vào làm công nhân tại các nhà máy May công nghiệp, nhà máy Giày da…và trên địa bàn tỉnh, đối với các ngành này, tuyển lao động đầy đủ số lượng theo yêu cầu cuả doanh nghiệp đã khó…
- Bên cạnh những khó khăn trên, ngành du lịch đòi hỏi người lao động tối thiểu phải qua đào tạo cơ bản về nghề phục vụ như Buồng, Bàn; cơ sở đào tạo chưa đáp ứng với nhu cầu thực tế cuả doanh nghiệp (ví dụ như học ngành Hướng dẫn viên Du lịch hệ Trung cấp, khi tốt nghiệp theo quy định thì không được cấp chứng chỉ hành nghề hướng dẫn viên du lịch)…
1.6.3.1. Các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tại tỉnh BR-VT
Trên địa bàn tỉnh BRVT hiện nay (tính đến tháng 10 năm 2012) có 4 trường Đại học, 6 trường Cao đẳng, 6 trường Trung cấp và nhiều cơ sở dạy nghề, tuy nhiên đào tạo chuyên ngành du lịch thì chỉ có Trường Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu là chủ yếu, ngoài ra còn có Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu cũng có đào tạo chuyên ngành Quản trị Du lịch hệ Đại học và Cao đẳng nhưng số lượng không nhiều.
Trường Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu là trường công lập, trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được thành lập ngày 16/09/2008 trên cơ sở nâng cấp Trường Trung học nghiệp vụ Du lịch Vũng Tàu. Trường được giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề trong lĩnh vực du lịch, khách sạn và liên quan; Bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo yêu cầu của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và người lao động.
Ngoài Trường Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu, còn có Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu cũng có đào tạo chuyên ngành Du lịch. Trường được thành lập năm 2006, là cơ sở đào tạo về các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, du lịch, chú trọng đến kinh tế kỹ thuật biển; tổ chức nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; thực hiện hợp tác quốc tế. Về ngành Du lịch nhà trường có đào tạo chuyên ngành Quản trị Du lịch (đến năm 2011 đổi tên ngành là Quản trị nhà hàng khách sạn) với bậc đào tạo là Đại học và Cao đẳng.
1.6.3.2. Các hình thức đào tạo nguồn nhân lực du lịch.
Đào tạo chính qui: Được thực hiện với các chương trình sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề tại các cơ sở dạy nghề Du lịch; các chương trình đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học chuyên ngành Du lịch.
Đào tạo thường xuyên: Được thực hiện với các chương trình đào tạo thường xuyên như bồi dưỡng, nâng cao, cập nhật kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp; chương trình dạy nghề theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề,… Đây là hình thức được thực hiện linh hoạt về thời gian, địa điểm, phương pháp đào tạo để phù hợp với yêu cầu của người học nghề nhằm tạo điều kiện cho người lao động nâng cao trình độ kỹ năng nghề thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động.
1.6.3.3. Cơ sở vật chất.
Theo Báo cáo về cơ sở vật chất trang thiết bị đào tạo đến tháng 6 năm 2012 của Trường Cao đẳng nghề Du lịch - Vũng Tàu: Tổng diện tích đất của nhà trường là 4.500m2, tổng diện tích mặt sàn xây dựng 4.500m2, trong đó chia thành: Khu phòng học lý thuyết: 30 phòng với 3.499m2; Khu phòng học thực hành: 8 phòng với 667m2; Tổng diện tích thư viện: 100m2; Ký túc xá sinh vên: 732m2, nhà tập thể dục thể thao 280m2, hội trường 613m2 và một số công trình khác.
Với diện tích mặt sàn được xây dựng như trên nhìn chung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề so với yêu cầu đào tạo trước mắt và hướng phát triển lâu dài còn nhiều bất cập, cụ thể: Về phòng học: Số lượng phòng học còn thiếu so với nhu cầu, các phòng học thực hành vi tính còn thiếu máy cho học sinh học thực hành. Đối với phòng thực hành, thí nghiệm, xưởng thực tập: Một số phòng thực hành diện tích nhỏ chưa đảm bảo yêu cầu học tập. Trang thiết bị cơ bản đã đáp ứng được về chủng loại so với yêu cầu của từng modun. Tuy nhiên, còn thiếu về số lượng, chưa đồng bộ. Mặt khác, hệ số thời gian sử dụng của một số trang thiết bị còn thấp do quá trình
thực hành thực tập của sinh viên chưa đúng quy trình. Về hệ thống thư viện: Nhà trường chỉ có 1 phòng thư viện với diện tích 100m2, số lượng, chủng loại giáo trình, sách tài liệu chuyên môn; báo, tạp chí chuyên ngành còn thiếu nhiều, tỷ lệ chỉ đạt
0.5 đầu sách/sinh viên. Diện tích thư viện nhỏ chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu cho 25% số lượng sinh viên. Chưa có mạng lưới cộng tác viên thư viện, định kỳ chưa tổ chức giới thiệu các loại sách báo mới cho toàn thể sinh viên. Phương pháp phục vụ của nhân viên thư viện chưa thực sự đổi mới, còn mang nặng phong cách quản lý thuần túy, chưa đạt chuẩn theo phong cách phục vụ cung cấp dịch vụ.
Còn theo báo cáo của Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu, hiện nhà trường có các cơ sở đào tạo tại thành phố Vũng Tàu và thị xã Bà Rịa, có sức chứa trên 10.000 SVHS. Các cơ sở được trang bị hệ thống phòng học, phòng thí nghiệm vật lý, hóa học, thực phẩm; các phòng thực tập điện, điện tử, xây dựng; phòng máy tính; xưởng thực hành cơ khí, điện; phòng học trực tuyến và thư viện điện tử đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập cho SVHS toàn trường. Nhà trường đã trang bị 10 phòng máy tính với trên 400 máy; Thư viện hiện có trên 6.000 đầu sách và nhiều tài liệu điện tử phục vụ học sinh – sinh viên. Trường đang tiến hành giải phóng mặt bằng để đầu năm 20112 xây dựng cơ sở chính của Trường trên đường 3/2, phường 11, thành phố Vũng Tàu với diện tích 70.000m2 đất và gần 30.000 m2 xây dựng. Đây sẽ là cơ sở đào tạo đại học hiện đại, bảm bảo cho qui mô trên 20.000 sinh viên, đáp ứng cho sự phát triển bền vững, lâu dài của Trường.
1.6.3.4. Chương trình đào tạo
Theo báo cáo của Phòng Đào tạo Trường Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu, nhìn chung chương trình đào tạo được xây dựng riêng cho mỗi ngành nghề khác nhau theo đặc thù của từng chuyên ngành, nghề. Tuy nhiên, trên thực tế với hệ thống chương trình đào tạo đang thực hiện, hiệu quả đầu ra đạt được vẫn thấp, nhiều môn học qua hoạt động đào tạo được đánh giá là không cần thiết vẫn được giữ lại, mang nặng tính lý thuyết đơn thuần. Để góp phần khắc phục tình trạng trên, hiện nay công tác chỉnh sửa chương trình đào tạo đang được tiến hành ở các khoa cho tất cả các ngành nghề đào tạo.
1.6.3.5. Đội ngũ giáo viên, giảng viên
Về đội ngũ giảng viên của Trường Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu: Theo báo cáo của phòng đào tạo nhà trường, hiện nay nhà trường có tổng số giáo viên cơ hữu là 68 người và 20 giáo viên thỉnh giảng. Trong tổng giáo viên cơ hữu có 01 tiến sĩ, 8 thạc sĩ, 58 kỹ sư – cử nhân đại học, 4 người có trình độ cao đẳng. Nhìn chung, tỷ lệ giáo viên trẻ ngày càng chiếm ưu thế, phần lớn trong số này đã hoàn thành chứng chỉ sư phạm nghề, có kiến thức, trình độ chuyên môn, một số người còn ít kinh nghiệm thực tế.
Tại trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu đội ngũ cán bộ, giảng viên của Trường năng động, kinh nghiệm, chủ yếu là lực lượng trẻ. Trong đó có 184 giảng viên cơ hữu, có 6 giáo sư và phó giáo sư, 14 tiến sĩ, 81 thạc sĩ. Trường mời trên 200 giảng viên thỉnh giảng giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao tham gia giảng dạy, trong đó có nhiều giảng viên của các trường đại học nước ngoài.
1.6.3.6. Hợp tác quốc tế trong đào tạo du lịch
Trong những năm qua Trường Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu đã hợp tác có hiệu quả với các trường và các tổ chức quốc tế trên lĩnh vực đào tạo như, hợp tác với Trường Du lịch – Khách sạn Bavaria của Cộng hòa Liên bang Đức đào tạo giáo viên về Quản lý khách sạn; Dự án VIE do Chính phủ Đại công quốc Luxembourg tài trợ về “Tăng cường nguồn nhân lực du lịch- khách sạn” giai đoạn 1995 – 2000; Dự án EU - Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam; Dự án VIE do Chính phủ Đại công quốc Luxembourg tài trợ về “Tăng cường nguồn nhân lực du lịch- khách sạn” giai đoạn từ 2010 tiếp tục hợp tác và phát triển. Bên cạnh đó nhà trường cũng đang thực hiện triển khai dự án “Nâng cao năng lực đào tạo nghề năm 2010” đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phê duyệt.
1.6.3.7. Dịch vụ hỗ trợ.
Hiện nay các dịch vụ hỗ trợ sinh viên tại Trường Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu còn hạn chế, nhà trường chưa có nhà ăn, căn tin phục vụ sinh viên, học sinh, có
1 khu ký túc xá sinh viên với 18 phòng ở cho 150 sinh viên, mới chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu của sinh viên. Nhà trường có 1 nhà văn hóa thể thao phục vụ việc giảng dạy học tập môn giáo dục thể chất và cũng là nơi luyện tập, thi đấu thể dục thể thao, tuy nhiên diện tích khu nhà này còn nhỏ hẹp (khoảng 300m2) nên chưa đáp ứng được nhu cầu vui chơi, luyện tập thể thao của học sinh, sinh viên.
1.6.3.8. Qui mô đào tạo
Trường Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu hiện có đào tạo đào tạo các hệ Trung cấp chuyên nghiệp (TCCN), Cao đẳ nghề (CĐN), Trung cấp nghề (TCN) và hệ dạy nghề ngắn hạn. Quy mô đào tạo hàng năm của nhà trường khoảng 2000 học sinh-sinh viên. Thống kê số lượng học sinh, sinh viên như sau các năm như sau:
Bảng 1.1. Thống kê số lượng học sinh – sinh viên theo từng năm
Ngành, nghề đào tạo | Năm | ||||
2009 | 2010 | 2011 | 2012 | ||
Tổng số | 1665 | 2122 | 2104 | 2189 | |
1 | TCCN Quản trị nhà hàng | 276 | 278 | 149 | 171 |
2 | TCCN KT Chế biến món ăn | 193 | 232 | 188 | 242 |
3 | TCCN Quản trị lưu trú | 77 | 60 | 26 | |
4 | TCCN Lễ tân khách sạn | 279 | 278 | 200 | 206 |
5 | Trung cấp nghề Lễ tân khách sạn | 57 | |||
6 | TCCN Hướng dẫn DL | 81 | 38 | 42 | |
7 | TCCN Ngoại ngữ du lịch | 71 | 64 | 66 | |
9 | CĐN Hướng dẫn du lịch | 35 | 77 | 70 | |
10 | CĐN Kỹ thuật chế biến mon ăn | 47 | 89 | 132 | |
11 | CĐN Kế toán doanh nghiệp | 66 | 141 | 139 | |
12 | CĐN Quản trị nhà hàng | 37 | 47 | ||
13 | CĐN Quản trị khách sạn | 101 | 289 | 433 | 420 |
14 | Dạy nghề ngắn hạn | 587 | 678 | 698 | 720 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - 1
- Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - 2
- Tình Hình Nghiên Cứu Trong Nước Và Trên Thế Giới
- Kinh Nghiệm Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Ở Một Số Nước Và Bài Học Kinh Nghiệm.
- Các Mô Hình Về Chất Lượng Đào Tạo Nguồn Nhân Lực
- Đo Lường, Đánh Giá Chất Lượng Đào Tạo Nguồn Nhân Lực.
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
(Số liệu năm 2012 được tính tại thời điểm tháng 10/2012 – Nguồn: Phòng Đào tạo, Trường Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu)
Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu có tổng số sinh viên hơn 7.500 người, hàng năm nhà trường tuyển mới với số lượng sinh viên khoảng 2000 người. Tuy nhiên số sinh viên chuyên ngành Quản trị Du lịch (Quản trị nhà hàng – khách sạn)