Kinh Nghiệm Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Ở Một Số Nước Và Bài Học Kinh Nghiệm.


rất ít, chỉ có 362 sinh viên, trong đó hệ Đại học là 130, hệ cao đẳng là 232 sinh viên, trong năm 2012 chưa tuyển được sinh viên mới cho ngành này..


1.6.3.9. Chất lượng đào tạo


Theo báo cáo công tác đào tạo của phòng đào tạo Trường Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu, kết quả đào tạo các năm 2010 và 2011 như sau:

Bảng 1.2 Kết quả đào tạo - Năm 2010


Ngành

Số học sinh dự thi

Số học sinh tốt nghiệp

Phân loại tốt nghiệp

Xuất

sắc

Giỏi

Khá

TB

khá

Trung

bình

Tổng số

343

315



17


298

Lễ tân khách sạn

101

98



5


93

Hướng dẫn du lịch

36

33



1


32

Quản trị nhà hàng

72

68



4


64

Quản trị lưu trú

43

41





41

Kỹ thuật chế biến món ăn

54

41



1


40

Ngoại ngữ du lịch

37

34



6


28

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - 5

Năm 2011

Tổng số

365

299


1

36

171

91

TCCN Lễ tân khách sạn

101

55



3

40

12

TCCN Quản trị nhà hàng

98

92



11

61

20

TCCN Quản trị lưu trú

27

27



4

19

4

TCCN Hướng dẫn du lịch

17

17



4

11

2

TCCN Ngoại ngữ du lịch

18

11




7

4

TCCN Kỹ thuật CBMA

86

79



3

28

48

CĐN Quản trị khách sạn

18

18


1

11

5

1

(Nguồn: Phòng đào tạo, Trường CĐN Du lịch Vũng Tàu)


Qua bảng thống kê ở trên cho ta thấy chất lượng đào tạo chưa được tốt, theo đó trong năm 2010: tỷ lệ học sinh giỏi là 0%, loại khá 5%, trung bình 86,88%, không đạt 8,16%. Trong năm 2011: tỷ lệ học sinh giỏi là 0,27%, loại khá 9,86%, trung bình khá: 46,85%, trung bình 24,93%, không đạt 18,08%. Kết quả này là khá thấp.


1.7. Kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực ở một số nước và bài học kinh nghiệm.

Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực du lịch nói riêng đã được nhiều nước trên thế giới chú trọng từ rất lâu, nhiều nước trên thế giới có lịch sử phát triển về hoạt động này hàng trăm năm, họ đã tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm cho công dân của nước mình. Với một chiến lược dài hạn, kinh phí cho giáo dục đại học của Mỹ đến từ các nguồn khác nhau, như các công ty, tổ chức nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức tôn giáo, nhà từ thiện... Nguồn kinh phí dồi dào mang lại cho các trường khả năng xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, thuê giảng viên giỏi cũng như xây dựng quỹ hỗ trợ sinh viên. Trong giáo dục đại học ở Mỹ, tính cạnh tranh giữa các trường rất khốc liệt. Nếu sinh viên vào được các trường đại học tốt, nổi tiếng và học giỏi, cơ hội có việc làm sẽ tăng lên rất nhiều. Để phát triển nguồn nhân lực, Mỹ rất coi trọng môi trường sáng tạo và khuyến khích phát triển nhân tài, bồi dưỡng và thu hút nhân tài trong nhiều lĩnh vực. Chiến tranh thế giới thứ hai đã mang lại cho Mỹ - nước duy nhất trên thế giới, cơ hội thu hút nguồn chất xám rất lớn, đó là rất nhiều các nhà khoa học, bác học giỏi từ châu Âu và nhiều nước khác đã nhập cảnh vào Mỹ. Thực tế này trả lời cho câu hỏi, tại sao hiện nay Mỹ là một trong những nước có nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực.

Ở châu Á, Nhật Bản là một trong những nước đi đầu trong phát triển nguồn nhân lực. Xuất phát từ việc xác định rằng, nước Nhật nghèo tài nguyên thiên nhiên, để phát triển, chỉ có thể trông chờ vào chính mỗi người dân Nhật Bản, Chính phủ nước này đã đặc biệt chú trọng tới giáo dục - đào tạo, thực sự coi đây là quốc sách hàng đầu. Theo đó, chương trình giáo dục đối với cấp tiểu học và trung học cơ sở là bắt buộc; tất cả học sinh trong độ tuổi từ 6 đến 15 tuổi được học miễn phí. Kết quả là, tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng ở nước này ngày càng nhiều. Nhật Bản trở thành một trong những cường quốc giáo dục của thế giới.


Tại Hàn Quốc, chính sách giáo dục được xây dựng phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế. Đây là nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của quốc gia này. Năm 1950, Chính phủ Hàn Quốc chủ trương xóa mù chữ cho toàn dân. Những năm sau đó, hệ thống giáo dục dần được đẩy mạnh như: phát triển giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học (năm 1960); các trường dạy nghề kỹ thuật (năm 1970); đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và giáo dục trên lĩnh vực khoa học cơ bản và công nghệ, nâng cao chất lượng giáo dục và học suốt đời. Năm 1992, Hàn Quốc thực hiện cải cách giáo dục với mục tiêu tái cấu trúc hệ thống giáo dục hiện có thành một hệ thống giáo dục mới, bảo đảm cho người dân được học suốt đời. Tháng 12-2001, Chính phủ Hàn Quốc công bố Chiến lược quốc gia lần thứ nhất về phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2001-2005.

Tiếp đó, Chiến lược quốc gia lần thứ hai về phát triển nguồn nhân lực thời kỳ 2006-2010 được xây dựng và thực hiện hiệu quả. Nội dung chính của các chiến lược này đề cập tới sự tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp, trường đại học và các cơ sở nghiên cứu; nâng cao trình độ sử dụng và quản lý nguồn nhân lực, nâng cao tính chuyên nghiệp của nguồn nhân lực trong khu vực công; xây dựng hệ thống đánh giá và quản lý kiến thức, kỹ năng và công việc; xây dựng kết cấu hạ tầng thông tin cho phát triển nguồn nhân lực; xây dựng và phát triển thị trường tri thức...

Trong khu vực Đông Nam Á, Singapore được coi là hình mẫu về phát triển nguồn nhân lực. Thực tế đã minh chứng, quốc gia nhỏ bé này đã rất thành công trong việc xây dựng một đất nước có trình độ dân trí cao và hệ thống giáo dục phát triển hàng đầu châu Á. Hệ thống giáo dục của nước này rất linh hoạt và luôn hướng đến khả năng, sở thích cũng như năng khiếu của từng học sinh nhằm giúp các em phát huy cao nhất tiềm năng của mình. Bên cạnh việc ứng dụng các tiến bộ của khoa học - công nghệ mới vào giảng dạy, chương trình đào tạo của Singapore luôn chú trọng vào giáo dục nhân cách, truyền thống văn hóa dân tộc. Chủ trương thu hút sinh viên quốc tế đến học tập, Chính phủ Singapore miễn xét thị thực cho du học sinh quốc tế, không đòi hỏi phải chứng minh tài chính, chi phí học tập vừa phải, môi trường học tập hiện đại, các ngành nghề đào tạo đa dạng... Nhà nước Singapore


chỉ đầu tư vào rất ít trường công lập để có chất lượng mẫu mực, có chính sách tín dụng thích hợp để thu hút đào tạo nhân tài. Đối với khối ngoài công lập, Chính phủ tạo điều kiện để phát triển, khuyến khích việc liên thông, liên kết với nước ngoài, mời gọi các đại học quốc tế đặt chi nhánh...

Bài học kinh nghiệm: Đổi mới công tác đào tạo nguồn nhân lực ở nước ta


Trong nhiều năm qua, mặc dù công tác đào tạo nguồn nhân lực ở nước ta đã đạt được những thành tựu nhất định, song nhìn chung, vẫn còn tồn tại nhiều nghịch lý, chưa theo kịp trình độ phát triển của thế giới, thậm chí còn nhiều tiêu cực nảy sinh. Việc đào tạo học để có nghề và ra làm được việc có rất nhiều bất cập. Điều này tồn tại đã lâu và được nói đến nhiều nhưng vẫn chưa thể khắc phục. Chính vì thế mà hằng năm Việt Nam có khoảng 223.000 sinh viên tốt nghiệp đại học hệ công lập và 22.700 sinh viên tốt nghiệp đại học hệ dân lập (theo số liệu của Tổng cục Thống kê), nhưng tỷ lệ sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường bị thất nghiệp là 63% (theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Có một thực trạng vẫn tồn tại là, có rất nhiều cử nhân ra trường nhưng vẫn mơ hồ về định hướng nghề nghiệp, mục tiêu mong muốn đạt tới, hình mẫu lý tưởng trong nghề nghiệp của mình, thiếu kiến thức thực tế và kỹ năng hành nghề nghiệp, cũng như kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm... làm cho nhiều nhà tuyển dụng thấy việc tuyển các cử nhân vào các vị trí làm việc rất khó khăn. Một vấn đề nữa là, việc đào tạo chưa thực sự gắn chặt với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, việc lựa chọn nghề nghiệp theo học mang nhiều cảm nhận chủ quan. Dự báo quốc gia về nhu cầu lao động trong tương lai chưa có, vì thế dẫn tới tình trạng mất cân đối trong đào tạo nguồn nhân lực, và tiếp theo sẽ là thừa cung lao động trong một số nghề và thiếu lao động trong nhiều nghề khác - những nghề mà hiện nay rất ít học sinh nộp hồ sơ dự học, nhưng lại rất cần thiết đối với sự phát triển của đất nước.

Từ thực tiễn trong nước và kinh nghiệm của thế giới có thể thấy rằng, công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta có ý nghĩa hết sức quan trọng. Cần xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực gắn với chiến


lược phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế. Đây không chỉ là trách nhiệm của các nhà hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách, mà còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của mỗi cá nhân. “Bản thân người học phải tự thay đổi chính mình. Cần xác định mục tiêu và định hướng nghề nghiệp cụ thể, lâu dài...”, từ đó tập trung tích lũy và xây dựng kho kiến thức, kỹ năng cần thiết cho bản thân. Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy rõ, coi trọng và quyết tâm thực thi chính sách giáo dục - đào tạo phù hợp là nhân tố quyết định tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển nhanh và bền vững.


Tóm tắt chương 1


Chương 1 trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu bao gồm, lý do chọn đề tài, đối tượng và phương pháp nghiên cứu, tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới. Trong chương này cũng trình bày những đặc điểm cơ bản về công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.


CHƯƠNG 2.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Các khái niệm.


2.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực


Nhân lực là khái niệm chung dùng để chỉ con người khi tham gia vào các hình thức sản xuất nào đó trong xã hội. Người lao động có thể qua đào tạo và không qua đào tạo hoặc chưa qua đào tạo; có thể là những lao động giản đơn hoặc lao động phức tạp. Nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ những người từ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc không có việc làm, nhưng có nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc

Nguồn nhân lực là toàn bộ dân số trong độ tuổi lao động trừ đi những người trong độ tuổi này hoàn toàn mất khả năng lao động. Theo quy định của Tổng cục thống kê khi tính toán cân đối nguồn lao động xã hội, nguồn nhân lực gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động và những người ngoài tuổi lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân.

Số lượng nhân lực: Là toàn bộ những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Ở nước ta theo quy định của Bộ Luật lao động người trong độ tuổi lao động là: Nam từ 15 - 60 tuổi; Nữ từ 15 - 55 tuổi.

Chất lượng nhân lực: Thể hiện qua trình độ lành nghề, hiểu biết, vận dụng khoa học - kỹ thuật, sức khoẻ...


2.1.2. Khái niệm nguồn nhân lực Du lịch


Nhân lực du lịch là toàn bộ những người tham gia vào hoạt động du lịch để tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, gồm nhân lực trực tiếp và nhân lực gián tiếp. Nhân lực trực tiếp là những người làm việc trong các cơ quan quản lý nhà


nước, các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Du lịch. Nhân lực gián tiếp là những người làm việc trong các ngành các quá trình có liên quan đến du lịch.

2.1.3. Khái niệm về đào tạo nguồn nhân lực.


Đào tạo nguồn nhân lực là quá trình dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học. Khi nói đến đào tạo nguồn nhân lực là nói đến việc trang bị cho người lao động kiến thức phổ thông, kiến thức chuyên nghiệp, kiến thức quản lý...

Đào tạo nguồn nhân lực là cần thiết cho sự thành công của tổ chức và sự phát triển chức năng của con người. Việc đào tạo nguồn nhân lực không chỉ được thực hiện bên trong một tổ chức, mà còn bao gồm một loạt những hoạt động khác được thực hiện từ bên ngoài, như: học việc, học nghề và hành nghề. Kết quả của quá trình đào tạo nguồn nhân lực sẽ nâng cao chất lượng, phát triển nguồn nhân lực đó.


2.2. Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.


2.2.1. Các quan điểm về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.


Chất lượng vẫn là một khái niệm khó định nghĩa, khó xác định, khó đo lường và cách hiểu của người này cũng khác so với người kia. Do đó, khái niệm chất lượng trong giáo dục, đào tạo đã được đưa ra dưới nhiều góc độ khác nhau.

Theo ISO 9000 (2000): Chất lượng là mức độ mà một tập hợp các đặc trưng vốn có đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng và những người khác có quan tâm.

Theo từ điển tiếng Việt (1999): Chất lượng là phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì; tính ổn định tương đối của sự vật phân biệt nó với sự vật khác, chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật. Chất lượng biểu thị ra bên ngoài qua các thuộc tính. Nó là cái liên kết các thuộc tính của sự vật lại làm một, gắn bó với sự vật như một tổng thể bao quát toàn bộ sự vật


và không tách rời khỏi sự vật. Sự vật khi vẫn còn là bản thân nó thì không thể mất đi chất lượng của nó. Sự thay đổi chất lượng kéo theo sự thay đổi của sự vật. Về căn bản, chất lượng của sự vật bao giờ cũng gắn với tính quy định về số lượng của nó và không thể tồn tại ngoài tính quy định ấy. Mỗi sự vật bao giờ cũng là thống nhất giữa số lượng và chất lượng.

Hệ thống kiểm định quốc gia Việt Nam quan niệm: “Chất lượng sẽ được đánh giá bằng cách khách hàng xếp hạng tầm quan trọng của các đặc trưng phẩm chất đối nghịch với tính nhất quán và giá trị bằng tiền”. Đào tạo nguồn nhân lực sẽ đảm bảo nâng cao chất lượng nếu thực hiện tốt các yếu tố như: Đáp ứng yêu cầu của khách hàng, tập trung vào con người và mọi đóng góp xây dựng tổ chức của mình, có tầm nhìn dài hạn, quản lý sự thay đổi một cách có hiệu quả, có đổi mới, hữu hiệu, tổ chức tiếp thị tốt với thị trường.

Phạm Xuân Thanh (2004): Chất lượng đào tạo là sự đáp ứng mục tiêu đề ra của trường học. Mục tiêu trong định nghĩa này được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm sứ mạng, các mục đích, đặc điểm của chương trình đào tạo. Mục tiêu phải phù hợp với chức năng nhiệm vụ và các nguồn lực của nhà trường nhưng đồng thời mục tiêu đào tạo phải đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế-xã hội đất nước.

Luật dạy nghề (2006): Theo định nghĩa về mục tiêu dạy nghề, chất lượng đào tạo ở cấp độ nghề là sự đáp ứng các mục tiêu đề ra của Nhà trường. Đó là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước.

2.2.2. Những nhân tố tác động đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.


Khi nói đến chất lượng đào tạo, trước tiên phải kể đến chất lượng giáo viên. Bên cạnh đó, chất lượng đào tạo còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở vật chất, chương

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/11/2023