DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Các nhân tố ảnh hưởng chất lượng dạy và học 27
Hình 2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo (Đặng Quốc Bảo) 29
Hình 2.3 Mô hình đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo 31
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 40
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - 1
- Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - 2
- Đặc Điểm Công Tác Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Du Lịch Tại Tỉnh Br-Vt
- Kinh Nghiệm Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Ở Một Số Nước Và Bài Học Kinh Nghiệm.
- Các Mô Hình Về Chất Lượng Đào Tạo Nguồn Nhân Lực
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh từ kết quả Cronbach’s Alpha và EFA 61
CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài
Du lịch là một trong những ngành kinh tế đang được Đảng và Nhà nước ưu tiên phát triển để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước. Bà Rịa – Vũng Tàu (BRVT) là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nhất cả nước với thế mạnh về du lịch biển đảo. Trong vòng mười năm trở lại đây ngành Du lịch phát triển rất nhanh, nhu cầu về lao động Du lịch ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng. Do đó chất lượng đào tạo nguồn nhân lực Du lịch là một vấn đề lớn đang được xã hội quan tâm và ngày càng trở nên bức thiết hơn.
Việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực hiện đã có rất nhiều nghiên cứu ở cả trong nước và trên thế giới. Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu chỉ đề cập đến việc nâng cao chất lượng đào tạo nói chung tại các trường Đại học hay Cao đẳng mà chưa có nghiên cứu riêng đi sâu vào việc xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho một ngành nghề cụ thể với những đặc thù riêng, đặc biệt là ngành Du lịch. Hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào tập trung xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành Du lịch tại các trường học và các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Vì vậy tác giả chọn đề tài nghiên cứu này nhằm mục tiêu nghiên cứu và bổ sung các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực Du lịch với đặc thù riêng của các trường học, các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, và từ đó đưa ra các giải pháp nhằm giúp các trường, các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh có chiến lược nâng cao chất lượng đào tạo của mình.
1.2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.2.1. Mục đích của đề tài
- Đề tài tập trung nghiên cứu để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch.
- Thực hiện kiểm định, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tại tỉnh BR-VT.
1.2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành Du lịch tại các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu.
1.2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: được xác định là các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ngành Du lịch trên địa bàn tỉnh BRVT mà trọng điểm là Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Vũng Tàu.
- Phạm vi thời gian: Số liệu nghiên cứu của đề tài bao gồm có số liệu sơ cấp và thứ cấp từ năm 2009 đến năm 2012, tập trung chủ yếu vào các nhân tố liên quan đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch thông qua sự đánh giá của người học.
1.2.3. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng cách phỏng vấn, thảo luận nhóm, thu thập thông tin về công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch từ các nguồn là phòng đào tạo các trường, thư viện, cuc thống kê, sở VHTT&DL, sở LĐTB&XH tỉnh
BRVT, các tạp chí và các bài tham luận về công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh BRVT. Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng cách khảo sát người học chuyên ngành du lịch với bảng câu hỏi kèm thang đó, số liệu thu được sẽ được xử lý, phân tích bằng phần mềm SPSS (phiên bản 20.0).
1.2.4. Câu hỏi nghiên cứu
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch?
- Các nhân tố đó có ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tại tỉnh BR-VT?
- Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tại tỉnh BR-VT?
1.3. Số liệu nghiên cứu.
1.3.1. Số liệu thứ cấp
Danh sách sinh viên đang học được thu thập từ các phòng, ban, bộ phận tại Trường cao đẳng nghề Du lịch vũng Tàu và một số cơ sở đào tạo khác để đưa vào điều tra khảo sát. Bên cạnh đó, nguồn thông tin này còn được lấy từ các bài viết, nghiên cứu có liên quan; các văn bản về hoạt động đào tạo, về giáo dục,...
1.3.2. Số liệu sơ cấp
Được thu thập thông qua nghiên cứu định tính với bảng câu hỏi phỏng vấn bán cấu trúc và nghiên cứu định lượng bằng việc tiến hành điều tra khảo sát.
- Đối với nghiên cứu định tính: Được thực hiện qua các bước:
+ Nghiên cứu tổng hợp lý thuyết từ các nghiên cứu trước đây nhằm xây dựng mô hình lý thuyết.
+ Sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm với 40 đối tượng là người đang học tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành Du lịch với thời gian 6 tháng trở lên nhằm mục đích điều chỉnh, bổ sung các biến đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
+ Tham vấn lấy ý kiến của một số cán bộ quản lý, giáo viên có nhiều năm trực tiếp giảng dạy các hệ đào tạo khác nhau tại trường về các vấn đề liên quan đến chất lượng đào tạo nhằm mục đích điều chỉnh các biến đo lường chất lượng đào tạo ngành Du lịch.
+ Việc phỏng vấn, thảo luận với các thành phần trên được thực hiện bằng cách xây dựng bảng câu hỏi tập trung vào vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Đối với nghiên cứu định lượng: Dựa trên kết quả của nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng sẽ được thực hiện bằng cách tiến hành thu thập số liệu nghiên cứu thông qua điều tra, khảo sát bằng bảng câu hỏi kèm theo thang đo. Sau khi bảng câu hỏi khảo sát được xây dựng (sử dụng thang đo Likert (1932) với 5 mức độ)) nghiên cứu định lượng được tiến hành qua các bước:
- Thực hiện việc điều tra khảo sát (phát phiếu khảo sát).
- Nhận kết quả điều tra khảo sát.
- Xử lý số liệu khảo sát trên phần mềm SPSS.
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Nâng cao chất lượng đào tạo là vấn đề luôn luôn tồn tại và được quan tâm nhiều trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực du lịch nói riêng. Hoạt động kinh doanh du lịch là lĩnh vực phát triển tương đối nhanh chóng trong thời gian gần đây, đòi hỏi tính chuyên môn ngày càng cao hơn ở đội ngũ cán bộ quản lý và lực lượng lao động. Do đó việc tìm ra các giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch có ý nghĩa hết sức quan trọng trong nghiên cứu khoa học, góp phần phát triển kinh tế xã hội.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu góp phần giúp ngành du lịch và các trường học, các cơ sở đào tạo có sự nhìn nhận tổng quan về chất lượng đào tạo, qua đó ngành du lịch và nhà trường có sự định hướng về công tác đào tạo nguồn nhân lực và có các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội. Các trường, các cơ sở trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch có thể tham khảo kết quả nghiên cứu của đề tài trong quá trình nghiên cứu nâng cao chất lượng đào tạo.
1.5. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới
Cho đến nay đã có nhiều bài viết và các công trình nghiên cứu cả ở trong nước và trên thế giới liên quan đến chất lượng đào tạo. Ở trong nước có thể kể đến: Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo Trường Cao đẳng công nghiệp thực phẩm của Nguyễn Thị Thu Hà (2008) trong đó chỉ ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo đối với Nhà trường, người học và người sử dụng lao động; Các nghiên cứu của Thủy và Lý (2011), Đang (2011) cho rằng cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, đội ngũ giáo viên, chất lượng dịch vụ hỗ trợ và năng lực người học là các yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo; Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường cao đẳng nghề số 8 đáp ứng chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2010-2015 của Nguyễn Thị Thu Hiền (2011) xác định để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cần bắt đầu từ việc tuyển dụng, thu hút, bố trí đội ngũ giáo viên; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cũng như năng lực tự nghiên cứu khoa học cho giáo viên; hoàn thiện phương pháp kiểm tra, đánh giá, khen thưởng mức độ hoàn thành nhiệm vụ một cách khách quan và hiệu quả.
Ở nước ngoài thì có các nghiên cứu: Các yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục, kết quả nghiên cứu ở các nước đang phát triển- The World Bank(1990) đã xác định có 5 yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục đó là: Chương trình giảng
dạy, tài liệu học tập, thời gian hướng dẫn học tập, quá trình giảng dạy và khả năng học tập của người học. Yếu tố quyết định chất lượng giáo dục cũng được Ronald G. Ridker(1997) nghiên cứu ở Nam Phi đề cập bao gồm: Đặc điểm trường học, đặc điểm hộ gia đình, đặc điểm cộng đồng và các nhân tố bên ngoài. Yếu tố tác động đến chất lượng dạy và học nghề được Lisbeth Lundahl & Theodor Sander(1998) nghiên cứu ở Đức và Thụy Điển chỉ ra là: Cơ sở vật chất, chương trình giáo dục dạy nghề, đội ngũ giáo viên và người học. Các nghiên cứu của Cheng và Tam (1997), Cheng (2003), Kwek và các cộng sự (2010) đã xác định các nhân tố tác động tích cực đến chất lượng đào tạo là: quá trình quản lý, quá trình giảng dạy và quá trình học.
1.6. Đặc điểm công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại tỉnh BRVT
1.6.1. Sơ lược ngành du lịch tỉnh BRVT
Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu là một trong những khu vực trọng điểm ưu tiên phát triển du lịch, là một địa bàn du lịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Là địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi, tiềm năng để phát triển du lịch, là một trung tâm du lịch lớn của cả nước, mang tầm vóc quốc tế. Nơi đây được kết hợp hài hoà giữa quần thể thiên nhiên biển, núi, cùng kiến trúc đô thị và các công trình văn hoá như tượng đài, chùa chiền, nhà thờ… tạo cho Vũng Tàu có ưu thế của thành phố du lịch biển tuyệt đẹp đầy sức quyến rũ .
Với xu hướng và thị trường du lịch hiện nay, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái; kết hợp giữa du lịch biển đảo gắn với bảo tồn phát huy di sản văn hoá dân tộc và bảo vệ tài nguyên môi trường. Ngoài ra, với lợi thế về giao thông, cơ sở vật chất hạ tầng, khí hậu ôn hòa, thắng cảng đẹp, hằng năm, tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu là nơi đăng cai tổ chức nhiều sự kiện lớn thu hút rất nhiều lượt khách tham quan . Chính điều này, tạo lợi thế để tỉnh thúc đầy phát triển loại hình du lịch mới – du lịch Mice gắn với thương mại, các buổi hội thảo khoa học
Về hoạt động du lịch, kết quả kinh doanh du lịch cả năm 2011: với tổng doanh thu của các cơ sở lưu trú 3.787 tỷ đồng, các đơn vị kinh doanh đón và phục vụ khoảng 9.611.000 lượt khách du lịch, trong đó có 365.000 lượt khách quốc tế.
Hiện nay các cơ sở vật chất phục vụ hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh đã tương đối hiện đại. Bên cạnh hệ thống hạ tầng và giao thông đi lại thuận lợi để phát triển các khu vực du lịch trọng điểm, nhiều khu du lịch chất lượng cao đã hình thành và phát huy hiệu quả, làm tăng doanh thu và lượng khách. Đáng chú ý là ngày càng có nhiều cơ sở lưu trú (CSLT) du lịch được xếp hạng từ đạt chuẩn tối thiểu đến 4, 5 sao. Một số dự án đang xây dựng hoặc sắp xây dựng cũng hướng đến chuẩn 4-5 sao, sẽ là những nơi thu hút khách quốc tế có hiệu quả, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Tốc độ phát triển của các CSLT trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây tăng khá nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng. Tính đến năm 2011, tổng số khách sạn và resort trên địa bàn tỉnh đang hoạt động kinh doanh là 638 cơ sở với tổng số phòng nghỉ là 10.986 phòng. Trong đó có 77 cơ sở được xếp hạng từ 1 sao đến 5 sao và hạng cao cấp với 4.252 phòng và 40 cơ sở đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch với 994 phòng. Ngoài ra còn có 681 cơ sở với 3.872 phòng là nhà nghỉ lưu trú du lịch của hộ kinh doanh cá thể.
1.6.2. Nguồn nhân lực ngành Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Hiện nay, nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch của tỉnh BRVT đang gặp nhiều khó khăn khi cầu nhiều hơn cung và chất lượng lao động vẫn chưa đạt chuẩn đối với các khách sạn 4 và 5 sao. Với đặc thù của địa phương, hầu hết các dự án du lịch đang được đầu tư đều nằm ở các huyện, đời sống nhân dân còn khó khăn nên lao động đã qua trường lớp rất ít ỏi.