Tỷ Lệ Nợ Khó Đòi Của Toàn Chi Nhánh Và Của Cho Vay Ngắn Hạn Đối Với Dnv&n.

thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp, các quy định, quy chế, thực hiện quy trình cho vay theo đúng các bước trong Sổ tay tín dụng. Thực hiện đúng theo chủ trương của NHTMCP CT Việt Nam trong việc tăng trưởng tín dụng lành mạnh, lấy hiệu quả, an toàn là chính không mở rộng tín dụng một cách tràn lan. Chi nhánh đã ngày càng tạo được niềm tin cho các doanh nghiệp lớn cũng như các DNV&N. Điều này khẳng định chất lượng cho vay của chi nhánh không chỉ cung cấp vốn kịp thời, chính xác, hiệu quả cho khách hàng mà ngày càng tạo được niềm tin cho họ do đó khách hàng có điều kiện kinh doanh có hiệu quả tạo nguồn thu ổn định để trả gốc và lãi đúng hạn cho ngân hàng.

- Dư nợ cho vay ngắn hạn đối với DNV&N theo tính chất đảm bảo.

Bảng 2.21: Dư nợ cho vay ngắn hạn theo tài sản đảm bảo

Đơn vị: Tỷ đồng


Năm


Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Tổng số

Tỷ

trọng (%)

Tổng số

Tỷ

trọng (%)

Tổng số

Tỷ

trọng (%)

Tổng số

Tỷ

trọng (%)

Dư nợ cho vay

182,617

100

237,39

100

264

100

345,52

100

Dư nợ có TSĐB

140,6

77

185,64

78,2

222,8

84,4

301,64

87,3

Dư nợ không có

TSĐB

42,017

23

51,75

21,8

41,2

15,6

43,88

12,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ - 9

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương chi nhánh tỉnh Nam Định 2006-2009 )

Tài sản thế chấp là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho khoản cho vay an toàn hơn. Đây là một trong các biện pháp dự phòng và giảm thiểu rủi ro của các ngân hàng thương mại khi có những biến cố không mong đợi xảy ra đối với khoản nợ. Vì vậy, để giảm bớt những thiệt hại có thể diễn ra, việc tăng tỉ trọng các khoản vay có tài sản bảo đảm là một vấn đề cấp thiết. Trong 4 năm qua thì dư nợ cho vay ngắn hạn có tài sản đảm bảo của chi nhánh đều tăng. Năm 2006 thì tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo là 77%, năm

2007 là 78,2% tăng 1,2% so với năm 2006 tương ứng tăng 45,06 tỷ đồng,

năm 2008 là 84,4% tăng 6,2% so với năm 2007 tương ứng tăng 37,16 tỷ đồng. Đến năm 2009 tỷ lệ này là 87,3% tăng 2,9% so với năm 2008 tương ứng tăng 78,84 tỷ đồng.

-Tình hình về nợ quá hạn:

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng không thể tránh được việc phát sinh nợ quá hạn. Nợ quá hạn hiện nay đang là vấn đề bức xúc của các ngân hàng. Chỉ tiêu nợ quá hạn là một chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá chất lượng cho vay của các ngân hàng. Những khoản nợ đến hạn mà khách hàng không trả được (cố tình không trả hoặc không có khả năng trả) đều phải chuyển sang nợ quá hạn.

Quy mô nợ quá hạn lớn chứng tỏ ngân hàng bị chiếm dụng vốn lớn. Khách hàng của ngân hàng sử dụng không hiệu quả vốn vay nên không có nguồn thu để trả nợ ngân hàng. Chất lượng tín dụng được đánh giá dựa trên khả năng hoàn trả đúng hạn cả vốn và lãi cho ngân hàng nên nếu nợ quá hạn cao chứng tỏ chất lượng cho vay thấp và ngược lại.

Tình hình nợ quá hạn của toàn chi nhánh.

Bảng 2.22: Nợ quá hạn của toàn chi nhánh

Đơn vị: Tỷ đồng


Năm


Chỉ tiêu

2006

2007

2008

2009

Tổng số

Tổng

số

+/-

2006

Tổng

số

+/-

2007

Tổng

số

+/-

2008

1. Tổng dư nợ

702

920

+218

997

+77

1.303

+306

2. Nợ quá hạn

3

0

-3

13

+13

3,45

-9,55

3. Tỷ lệ nợ quá

hạn/ Dư nợ (%)


0,004


0



1,33



0,27


(Nguồn: Báo cáo tổng kết Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương chi nhánh tỉnh Nam Định năm 2006-2009 )

Nhìn chung, trong các năm qua chi nhánh đã và đang làm khá tốt công tác thu hồi nợ, do đó nợ quá hạn chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Năm 2006 tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 0,004% tổng dư nợ, năm 2007 tỷ lệ nàychiếm 0% tổng dư nợ. Năm 2008, do tình hình kinh tế thế giới và trong nước có những diễn biến phức tạp, giá cả nguyên liệu đầu vào không ngừng tăng cao, lãi suất ngân hàng cũng không ngừng biến động theo chiều hướng tăng (có thời điểm lãi suất cho vay đã lên đến 21%/ năm), điều này đã gây khó khăn và trở ngại lớn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp thuộc ngành đóng tàu và vận tải thuỷ. Mặc dù vậy, chi nhánh tỉnh Nam Định đã bám sát khách hàng, tăng cường công tác thẩm định…, nhờ vậy mặc dù dư nợ quá hạn tăng so 2007 song vẫn ở trong tầm kiểm soát của chi nhánh (dư nợ quá hạn 13.231 triệu đồng, chiếm 1,33% tổng dư nợ). Tuy vậy đến năm 2009 nợ quá hạn của chi nhánh chỉ còn 3,454 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,27%/tổng dư nợ giảm 9,55 tỷ đồng so với năm 2008. Điều này đã thể hiện nỗ lực của toàn chi nhánh trong việc nâng cao chất lượng tín dụng cho vay đối với khách hàng.

Nợ quá hạn của DNV&N:

DNV&N trong thời gian qua đã được định hướng là khách hàng mục tiêu của chi nhánh. Do vậy chi nhánh có nhiều nỗ lực trong việc khai thác đối tượng khách hàng này thể hiện ở tỷ trọng dư nợ cho vay trong tổng dư nợ. Đồng thời ta còn phải xem xét chất lượng trong cho vay đối với DNV&N thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn đối với doanh nghiệp này.

Tỷ lệ nợ quá hạn có nhiều biến động trong 4 năm qua. Tuy nhiên đây là tỷ lệ thể hiện chất lượng cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp này tương đối cao vì tỷ lệ nợ quá hạn đều dưới 1%. Năm 2006 tỷ lệ nợ quá hạn của DNV&N chỉ chiếm 0.3017%. Năm 2007 tỷ lệ này là 0%, giảm 0,3017% so với năm 2006. Đặc biệt là đến năm 2008 tỷ lệ nợ quá hạn này là 0,6377%, tăng 0,6377% so với năm 2007 tương ứng là 2,978 tỷ đồng. Năm 2009 tỷ lệ

nợ qúa hạn của DNV&N của chi nhánh chỉ còn 0,2582%, giảm 0,3795% so với năm 2008.

Bảng 2.23: Dư nợ quá hạn của DNV&N

Đơn vị: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Nợ quá hạn

0,943

0

2,978

1,693

Tổng dư nợ

312,805

410,39

467

617

%

0,3017

0

0,6377

0,2582

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương chi nhánh tỉnh Nam Định 2006-2009)

Tỷ lệ nợ quá hạn của DNV&N lớn chủ yếu là do các khoản cho vay đối với DNV&N thuộc phụ trách của các cán bộ tín dụng còn khá trẻ, kinh nghiệm còn chưa cao nên trong quá trình phân tích, thẩm định khách hàng cũng như xem xét các phương án sản xuất kinh doanh còn nhiều lúng túng đôi khi đánh giá quá cao hiệu quả của các phương án mà khách hàng đưa ra dẫn đến xác định sai hạn mức cũng như kỳ hạn vay không hợp lý. Hơn nữa nguồn thông tin về các DNV&N thường rất hạn chế. Cán bộ tín dụng thường ít có cơ hội được tiếp xúc với các nguồn thông tin khác ngoài những thông tin do khách hàng cung cấp.

Nợ quá hạn ngắn hạn của DNV&N

Dư nợ quá hạn ngắn hạn đối với DNV&N luôn ở mức dưới 1% đây là kết quả rất đáng khích lệ của chi nhánh trong 4 năm qua. Năm 2006 tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn của DNV&N chỉ chiếm 0,274% tổng dư nợ ngắn hạn, năm 2007 tỷ lệ này là 0%. Riêng năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động đến nền kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp trong nước gặp rất nhiều khó khăn trong đó bao gồm cả doanh nghiệp vừa và nhỏ, tỷ lệ nợ quá hạn của DNV&N trong năm này đã tăng lên 0,612% tương ứng là

1,615 tỷ đồng. Đến năm 2009 tỷ lệ nợ quá hạn chỉ còn 0,227% giảm 0,385% so với năm 2008. Có thể nói đây là những con số thể hiện Chi nhánh đang hoạt động rất an toàn.

Bảng 2.24: Tỷ lệ dư nợ quá hạn ngắn hạn

Đơn vị: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Nợ quá hạn NH

của DNV&N

0,5

0

1,615

0,783

Tổng dư nợ NH

182,617

237,39

264

345,52

%

0,274

0

0,612

0,227

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương chi nhánh tỉnh Nam Định năm 2006-2009)

Nợ quá hạn phát sinh là xuất phát từ hai phía DNV&N và ngân hàng. Về phía DNV&N thì chủ yếu là do tình hình sản xuất kinh doanh cũng như ý thức củ.a họ đối với việc trả nợ ngân hàng. Còn về phía ngân hàng thì việc xác định đúng kỳ hạn nợ và vấn đề kiểm soát sau là quan trọng. Tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn tăng chứng tỏ cán bộ tín dụng chưa đánh giá đúng các phương án vay vốn ngắn hạn cũng như chưa kiểm soát tốt vấn đề thu nợ do vậy đã phát sinh nợ quá hạn. Như đã phân tích thì nhu cầu vốn ngắn hạn chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu vốn thời vụ do vậy cán bộ tín dụng mà đánh giá sai tính thị trường của hàng hoá thì rất dễ dẫn đến sự thất bại của phương án nên nợ quá hạn phát sinh là điều đương nhiên.

- Tình hình nợ khó đòi:

Nợ khó đòi là nợ đã quá một kì gia hạn nợ, đối với cho vay ngắn hạn nợ khó đòi là nợ đã quá tối đa là 360 ngày sau kì gia hạn nợ. Đối với những khoản vay này việc thu hồi nợ là hầu như không thể.

Số liệu về nợ khó đòi của cho vay ngắn hạn đối với DNV&N trong các năm 2006-2009 là thấp và chấp nhận được. Về dư nợ quá hạn trong năm 2009 giảm rõ rệt, nợ khó đòi của DNV&N trong năm 2009 giảm về tuyệt đối so với các năm 2006,2007 và năm 2008. Điều này thể hiện chất lượng công tác thẩm định khách hàng là rất hiệu quả. Đồng thời kết quả này cũng thể hiện công tác kiểm soát sau đối với các món vay của DNV&N đã được quan tâm một cách đúng mức.

Bảng 2.25: Tỷ lệ nợ khó đòi của toàn chi nhánh và của cho vay ngắn hạn đối với DNV&N.

Đơn vị: Triệu đồng


Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Tổng dư nợ QH Nợ khó đòi

%

3.000

1.200

40%

0

0

0

13.000

2.500

19,2%

3.450

850

24,6%

Tổng dư nợ QH NH của DNV&N.

Nợ khó đòi

%

500


150

30%

0


0

0

1.615


230

14,2%

783


130

16,6%6

(Nguồn: Phòng Tổng hợp Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương chi nhánh tỉnh Nam Định năm 2006-2009)

- Tình hình nợ khoanh: trong 4 năm qua chi nhánh không phát sinh một khoản nợ khoanh nào.

2.2.2.4. Đánh giá chất lượng cho vay ngắn hạn đối với DNV&N

2.2.2.4.1. Những kết quả đạt được

Thực hiện chủ trương của NHTMCP CT Việt Nam, chi nhánh tỉnh Nam Định đã và đang tập trung khai thác các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, đây là các doanh nghiệp năng động dễ thích ứng với những biến động

phức tạp của tình hình kinh tế trong nước và thế giới, nhờ vậy dư nợ của chi nhánh luôn ở mức an toàn và có thể kiểm soát được.

Trong những năm qua cho vay ngắn hạn đối với DNV&N của chi nhánh đạt được nhiều kết quả khả quan, cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn. Đối với các DNV&N thì cho vay ngắn hạn là đa số, tỷ trọng cho vay ngắn hạn luôn chiếm khoảng 45% và tăng đều qua các năm. Điều này chứng tỏ chi nhánh đã phần nào đáp ứng được nhu cầu vốn lưu động cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đặc biệt là tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khó đòi chiếm tỷ lệ rất thấp (năm 2007 tỉ lệ này là 0%) đã thể hiện nguồn vốn của ngân hàng đã phát huy được hiệu quả đối với các DNV&N nên các khoản vốn vay của ngân hàng luôn được hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi. Điều này sẽ tạo điều kiện cho chi nhánh ngày càng phát triển. Đạt được kết quả trên là do Ban lãnh đạo ngân hàng đã tập trung chỉ đạo điều hành các phòng KHDN, KHCN, các phòng giao dịch đi sâu vào thẩm định, đánh giá phân tích và sàng lọc khách hàng yếu kém, tập trung tìm kiếm khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, vay trả sòng phẳng để quyết định đầu tư tín dụng.

2.2.2.4.2. Hạn chế

Mặc dù cho vay ngắn hạn đối với DNV&N đạt được một số kết quả đáng ghi nhận như chi nhánh đã có sự chuyển hướng đầu tư cho vay kinh tế ngoài quốc doanh tăng, tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo tăng... nhưng chất lượng cho vay ngắn hạn đối với DNV&N đang có dấu hiệu đi xuống. Những hạn chế đó biểu hiện như sau:

- Tuy công tác thẩm định tín dụng luôn được quan tâm và chú trọng song đôi lúc có những nơi, những bộ phận công tác thẩm định và nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng còn chưa được trú trọng, hoạt động chưa có hiệu qủ.

- Dư nợ các năm qua mặc dù tăng, song năm 2008 tăng ở mức độ thấp, cơ cấu tín dụng đã dịch chuyển tích cực theo hướng tăng tỷ trọng dư nợ có tài sản bảo đảm và tăng tỷ trọng cho vay các thành phần kinh tế ngoài quốc

doanh đặc biệt là các DNV&N, song chất lượng tín dụng còn chưa tương xứng, vẫn để phát sinh các khoản nợ quá hạn do chậm trả gốc và lãi vay ngân hàng.

- Nợ quá hạn mặc dù phát sinh sinh ở mức thấp song nợ trong hạn còn luôn tiềm ẩn sẽ chuyển sang nhóm 2, nhóm 3... Nợ quá hạn mặc dù có tài sản bảo đảm song phần lớn đây là các khách hàng gặp khó khăn về tài chính không trả được lãi vay, do đó đối với phần dư nợ gốc khi đến hạn cũng hết sức khó khăn, tài sản đảm bảo hầu hết là động sản, giá trị giảm dần nhanh theo thời gian.

- Trình độ cán bộ ngân hàng còn chưa đồng đều, đôi khi bố trí công tác chưa phát huy hết khả năng chuyên môn của cán bộ.

- Hợp tác giữa các ngân hàng và chính quyền địa phương vẫn chưa được chú trọng, ngân hàng còn bị động trong việc tiếp xúc và hợp tác với các cấp chính quyền trong các vấn đề xử lý và thu hồi nợ vay.

2.2.2.4.3. Nguyên nhân

- Về phía ngân hàng:

+ Quy trình phân tích tín dụng chưa được sâu nhất là trong khâu thẩm định khách hàng do thời gian vay ngắn hạn mang tính chất thời vụ và thời cơ nên quyết định rất lớn đến thẩm định khách hàng vay vốn. Cán bộ tín dụng chủ yếu thẩm định dựa trên các báo cáo tài chính do khách hàng mang đến. Mà báo cáo tài chính đa số được lập dựa trên những mục đích nhất định nên khó có thể tìm ra kẽ hở. Hầu như các DNV&N đều bóp méo số liệu nhất là về vốn điều lệ và lợi nhuận năm trước để có thể đáp ứng các yêu cầu của ngân hàng và vay được vốn. Do vậy nếu cán bộ tín dụng không đi sâu tìm hiểu thực tế thì sẽ đem đến những kết luận thiếu chính xác. Hơn nữa qui trình cho vay còn bị nhiều khách hàng cho là gây phiền hà chưa thực sự tạo điều kiện cho khách hàng. Quy trình cho vay được cán bộ tín dụng tuân thủ chặt chẽ như trong sổ tay tín dụng. Các thủ tục này hướng cho việc sử dụng vốn của ngân

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2022