Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Nhtmcp Ct Chi Nhánh Tỉnh Nam Định

thu hộ cước dịch vụ viễn thông với Trung tâm viễn thông thành phố Nam Định.

- Hoạt động triển khai sản phẩm mới

Trong năm 2009 chi nhánh chuẩn bị tốt cơ sở vật chất và nhân lực để thực hiện thêm 2 nghiệp vụ mới là: đại lý nhận lệnh giao dịch chứng khoán và đại lý bảo hiểm, nhằm mục đích phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn về dịch vụ tư vấn tài chính, đặc biệt là những nhà đầu tư tổ chức và cá nhân muốn tỡm kiếm cơ hội đầu tư thông qua thị trường chứng khoán. Ngày 25/12/2008 phiên đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của NHCT Việt Nam đó thành công tốt đẹp, được đánh giá là hiện tượng tài chính trong năm. Tại Chi nhánh tỉnh Nam Định có 137 nhà đầu tư là các tổ chức và cá nhân trên địa bàn đăng ký tham gia đấu giá với số cổ phần đăng ký là 429.300 cổ phần cho thấy nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh Nam Định có sự quan tâm rất lớn đến thị trường chứng khoán và hoạt động đại lý giao dịch chứng khoán có tiềm năng cũn rất lớn. Việc khai trương và đưa đại lý nhận lệnh giao dịch chứng khoán của NHTMCP CT chi nhánh tỉnh Nam Định đi vào hoạt động sẽ tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho các nhà đầu tư trên địa bàn nghiên cứu, nắm bắt cơ hội để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn, đem lại sự thành đạt và thịnh vượng cho các nhà đầu tư.

2.2.1.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP CT chi nhánh tỉnh Nam Định

Do có sự biến động khá rõ nét trong hoạt động tín dụng của chi nhánh nên tình hình hoạt động kinh doanh năm 2009 của chi nhánh cũng có những thay đổi rõ rệt so với tình hình hoạt động của các năm trước. Năm 2009 lợi nhuận của toàn chi nhánh là 26 tỷ đồng, giảm 16 tỷ so với năm 2008.

Bảng 2.16: Kết quả hoạt động kinh doanh

Đơn vị: Tỷ đồng


Năm


Chỉ tiêu

2006

2007

2008

2009

Tổng số

Tổng số

Tổng

số

+/-

so 2007

Tổng

số

+/-

so 2008

1. Tổng thu nhập

99

123

194

+71

156

-38

- Thu lãi tiền vay

66

89

160

+72

116

-44

- Thu hoạt động khác

33

35

34

-1

40

+6

2.Tổng chi phí

72

101

153

+52

130

-23

- Chi lãi huy động

45

47

78

+31

67

-11

- Chi hoạt động khác

27

55

75

+20

63

-12

3. Lợi nhuận

27

22

42

+20

26

-16

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ - 8

( Nguồn: Phòng Kế toán Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương chi nhánh tỉnh Nam Định năm 2006-2009 )

2.2.2. Thực trạng chất lượng cho vay ngắn hạn đối với DNV&N tại NHTMCP CT chi nhánh tỉnh Nam Định

2.2.2.1. Quan điểm tín dụng của NHTMCP CT chi nhánh tỉnh Nam Định đối với DNV&N

Từ năm 2000 DNV&N được nhắc đên như một đối tượng khách hàng vô cùng quan trọng. Tuy nhiên trong 2 năm tiếp theo NH chưa có một định hướng cụ thể nào để đẩy mạnh tài trợ cho bộ phận khách hàng được coi là mục tiêu này. Năm 2003 bắt đầu là năm đột phá quan trọng khi kế hoạch phát triển hàng năm, chiến lược phát triển 5 năm, 10 năm đều nhấn mạnh và cụ thể hoá vấn đề tài trợ cho DNV&N. Trong chiến lược phát triển đến năm 2010 NHTMCP CT Việt Nam đã nêu rõ đưa tỷ trọng cho vay DNV&N lên 70% , là NHCPTM dẫn đầu cho vay DNV&N, đồng thời với bước phát triển đó bộ máy tín dụng từ trụ sở chính tới các chi nhánh dần được thay đổi nhằm phục vụ tốt nhất cho mục tiêu trên. Trước đây tại trụ sở chính NHTMCP CT Việt Nam thay vì việc kiểm

soát tín dụng được chia theo tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung dài hạn thì từ năm 2003 có các bộ phận khách hàng doanh nghiệp lớn, khách hàng DNV&N và khách hàng cá nhân.

Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương chi nhánh tỉnh Nam Định là một chi nhánh cấp 1 trực thuộc NHTMCP CT Việt Nam do đó mọi hoạt động kinh doanh đêu theo sự chỉ đạo điều hành thống nhất của NHTMCP CT Việt Nam. Vì thế việc cần đẩy mạnh cho vay DNN&V là một định hướng dúng đắn do các nguyên nhân sau.

Thứ nhất: Việc cho vay DNV&N sẽ đạt được mục tiêu phân tán rủi ro do số lượng khách hàng DNN&V nhiều, các khoản vay thường có quy mô nhỏ, trải rộng cho hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực. Với các DN lớn nhu cầu vay vốn đặc biệt là đầu tư cho một dự án thường là rất lớn, trên dưới hàng trăm tỷ đồng. Trong khi đó, các DNN&V chỉ cần khoảng trên dưới 10 tỷ đồng đã có thể đổi mới công nghệ hoặc phục vụ cho nhu cầu vốn lưu động hàng năm. Hơn thế nữa, việc đa dạng hoá ngành nghề hoạt động cũng là một điểm mà NHTMCP CT rất quan tâm.

Thứ hai: Cho vay DNV&N giúp NHTMCP CT chi nhánh tỉnh Nam Định mở rộng mạng lưới, địa bàn hoạt động. Như phần giới thiệu NHTMCP CT chi nhánh tỉnh Nam Định có 14 phòng ban thì có tới 6 phòng có hoạt động tín dụng trong đó có 4 phòng giao dịch. Từ 01/10/2007 NHCT tỉnh Nam Định đã có quyết định của NHTCP CT Việt Nam cho phép thành lập thêm 01 phòng giao dịch Nghĩa Hưng như thế sẽ có 7 phòng có hoạt động tín dụng được phân bổ đều quanh thành phố và xuống các huyện.

Thứ ba: Các ưu thế của nhiều Doanh nghiệp lớn đang giảm sút do:

+ Chính bản thân các Doanh nghiệp lớn không có tiềm lực kinh tế thực sự. Sự lớn về quy mô chỉ được hình thành do sáp nhập về mặt hành chính nhiều đơn vị nhỏ chứ không phải do nhu cầu kinh tế thực sự. Bởi vậy nhiều Công ty, Tổng công ty có mối quan hệ kinh tế hết sức lỏng lẻo, không thể trở thành một hệ thống

đồng nhất nhằm hỗ trợ lẫn nhau mà nhiều khi lại trở thành sự cản trở trong quá trình phát triển.

+ Hầu hết các Doanh nghiệp lớn đặc biệt là các Tổng công ty có được lợi thế không gì có thể so sánh được nhờ độc quyền. Chính vì vậy để đánh giá tiềm lực của các doanh nghiệp này nhất là trong giai đoạn phát triển lâu dài thì không thể khẳng định được. Thêm vào đó Việt Nam đang trong xu hướng xoá bỏ độc quyền, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng thì chắc chắn những ưu thế đó sẽ dần mất đi.

+ Khu vực kinh tế Nhà nước đang bộc lộ tính kém hiệu quả với trình độ quản lý yếu kém, tiêu cực, tham ô, lãng phí…Nhiều doanh nghiệp buộc phải bán, khoán, giải thể, phá sản do không có đủ điều kiện để cổ phần hoá.

Thứ tư: Chúng ta không thể phủ nhận những ưu thế nhất định của DNV&N và tài trợ DNV&N.

+ Lợi nhuận trong việc tài trợ cho DNV&N thường lớn hơn so với doanh nghiệp lớn bới các ngân hàng ít cạnh tranh khi tài trợ DNV&N. Ngoài ra DNV&N có xu hướng sử dụng các sản phẩm chọn gói, tạo cơ họi để ngân hàng nâng cao và thay đổi cơ cấu thu nhập.

+ Hầu hết các khoản vay của DNV&N đều có tài sản bảo đảm hoặc tối thiểu cũng được bảo đảm một phần do tài sản của DNV&N thường có sở hữu minh bạch. Hơn thế nữa một vấn đề hết sức quan trọng là chủ sở hữu DNV&N có trách nhiệm cao đối với nghĩa vụ nợ.

Thứ năm: Các DNV&N hiện là đối tượng đang được Chính phủ Việt Nam rất quan tâm và tạo mọi điều kiện để phát triển với nhiều chính sách khuyến khích như miễn tiền thuê đất, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thành lập các khu công nghiêp, cụm công nghiệp dành cho DNV&N.

2.2.2.2. Tình hình cho vay ngắn hạn đối với DNV&N

- Số lượng khách hàng: Nhờ tốc độ tăng trưởng cao của các DNV&N trên địa bàn tỉnh Nam Định trong thời gian vừa qua, số lượng khách hàng là DNV&N

có quan hệ tín dụng với NHTMCP CT chi nhánh tỉnh Nam Định tăng trưởng đáng kể đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Bảng 2.17: Số lượng khách hàng vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương chi nhánh tỉnh Nam Định

Chỉ tiêu

2006

2007

2008

2009

Tổng số khách hàng vay

1.586

2.114

2.350

2.557

Doanh nghiệp lớn

6

8

8

9

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

65

112

140

198

Tư nhân cá thể

1.515

1.996

2.150

2.350

(Nguồn : Báo cáo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh tỉnh Nam Định năm 2006-2009)

Tốc độ tăng trưởng bình quân số lượng khách hàng là DNV&N từ 2006 đến 2009 xấp xỉ 46%/năm, năm 2007 số lượng khách hàng là DNV&N đã tăng trưởng mạnh 72%, năm 2008 so với năm 2007 tăng 25%, năm 2009 tăng 41,4% so với năm 2008.

- Quy mô dư nợ:

Trong 4 năm qua thì dư nợ của các khách hàng không ổn định như số liệu thể hiện dưới đây. Dư nợ cho vay DNV&N chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ và tăng liên tục qua các năm. Năm 2006 là 44,57%, năm 2007 là 44,6% tăng 0,03% so với năm 2006. Năm 2008 tỷ trọng này là 46,84%, tăng 2,24% so với năm 2007. Năm 2009 tỷ trọng cho vay DNV&N là 47,3% tăng 0.46% so với năm 2008. Kết quả này đã thể hiện sự nỗ lực không ngừng của cán bộ chi nhánh trong việc thu hút các khách hàng là DNV&N trên địa bàn tỉnh.

Bảng 2.18: Dư nợ cho vay theo nhóm khách hàng

Đơn vị: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Tổng dư nợ

701,777

920

997

1.303

Doanh nghiệp lớn

134,120

175,61

181

271

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

312,805

410,39

467

617

Tư nhân cá thể

254,852

334

349

415

( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương chi nhánh tỉnh Nam Định năm 2006-2009)


Biểu đồ 1: Cơ cấu dư nợ cho vay theo nhóm khách hàng

700.000


600.000


500.000


400.000


300.000

DNL DNN&V

Cá nhân

200.000


100.000


0.000

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009


( Nguồn: Phòng tổng hợp Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương chi nhánh tỉnh Nam Định)

- Cơ cấu theo thời hạn cho vay:

Đối với các DNV&N, tỷ trọng cho vay trung dài hạn tương đối cao và ngày càng tăng. Tuy nhiên tổng dư nợ cho vay trung dài hạn so với tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của chi nhánh vẫn đảm bảo đúng theo quy định của NHNN Việt Nam và quy định của NH TMCP CT Việt nam. Năm 2006 cho vay trung và dài hạn DNV&N chiếm tỷ trọng

41.6% trên tổng cho vay DNV&N, năm 2007 chiểm 42.2%, năm 2008 chiếm 43.4% trên tổng dư nợ cho vay DNV&N, năm 2009 tỷ trọng này là 44%. Nhưng có thể nhận xét rằng, đây là kết quả tất yếu khi các doanh nghiệp đang trong quá trình xây dựng, đổi mới công nghệ sản xuất, các dự án mà chi nhánh đã đầu tư cho các DNV&N trong thời gian vừa qua có tính hiệu quả kinh tế cao, nhất là trong quá trình hội nhấp kinh tế như hiện nay.


Bảng 2.19: Dư nợ tín dụng đối với DNV&N trong 4 năm

Đơn vị: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Ngắn hạn

182,617

237,39

264

345,52

Trung dài hạn

130,188

173

203

271,48

Tổng

312,805

410,39

467

617

( Nguồn: Phòng tổng hợp Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương chi nhánh tỉnh Nam Định năm 2006-2009)


Biều đồ 2: Cơ cấu dư nợ tín dụng đối với DNV&N từ 2006-2009

350


300


250


200


150

Ngắn hạn

Trung dài hạn

100


50


0

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

(Nguồn: Phòng tổng hợp NHTMCP CT chi nhánh tỉnh Nam Định)

- Cơ cấu theo thành phần kinh tế:

Qua bảng số liệu ta có thể thấy tỷ trọng cho vay DNNN trong tổng dư nợ cho vay DNV&N giảm một cách rõ rệt . Năm 2006 tỷ trọng này chiểm 37%, năm 2007 là 32,9%, năm 2008 đã giảm xuống còn 30% trên tổng dư nợ cho vay DNV&N, năm 2009 tỷ trọng này là 28,8% giảm 1,2% so với năm 2008. Kết quả này có được do nỗ lực của tập thể cán bộ toàn chi nhánh và đó cũng là kết quả của quá trình cổ phần hoá DNNN.

Bảng 2.20: Cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế

Đơn vị: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

2006

2007

2008

2009

Tổng dư nợ

701.777

920

997

1303

Cho vay DNN&V( trong đó )

312.805

410.39

467

617

- Cho vay DNNN

116.714

135

140.1

178

- Cho vay DN ngoài QD

196.091

275.39

326.9

439

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương chi nhánh tỉnh Nam Định năm 2006-2009)

2.2.2.3. Thực trạng chất lượng cho vay ngắn hạn đối với DNV&N

Cho vay là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của ngân hàng. Tuy nhiên cũng như tất cả các ngành khác, lợi nhuận luôn gắn liền với mạo hiểm và rủi ro. Hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Với nguồn vốn huy động được việc sử dụng vốn như thế nào để có hiệu quả cao nhất là công việc hết sức khó khăn. Do vậy việc nâng cao chất lượng cho vay mà đặc biệt là cho vay ngắn hạn của chi nhánh là vấn đề cần bàn đến vì như đã phân tích ở trên thì dư nợ cho vay ngắn hạn của ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn đặc biệt là đối với DNV&N.

Thực hiện sự chỉ đạo trực tiếp của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam trong những năm qua chi nhánh tỉnh Nam Định đã

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí