T Hống K Ê M Ô Tả Theo Đặc Điểm Hành Vi K Hách Hàng Cá Nhân


Cơ cấu mẫu theo giới tính. Kết quả khảo sát cho thấy số lượng nam giới là 232 người (chiếm 39%) và nữ giới là 370 người (chiếm 61%). Như vậy, đối tượng đến giao dịch tại các NHTM gửi tiền tiết kiệm cá nhân thường là nữ giới.

Cơ cấu mẫu theo độ tuổi. Kết quả khảo sát cho thấy có 59 người ở nhóm tuổi dưới 22 (chiếm 10%), 172 người ở nhóm tuổi từ 22 đến 35 (chiếm 29%), 204 người ở nhóm tuổi từ 35 đến 45 (chiếm 34%) chiếm tỷ lệ cao nhất, 137 người ở nhóm tuổi 46 đến 60 (chiếm 23%), và 30 người ở nhóm tuổi trên 60 tuổi (chiếm 5%). Trên thực tế, nhóm tuổi từ 35 đến 45 là nhóm tuổi đã ở giai đoạn ổn định công việc và sự nghiệp, đồng thời cần chuẩn bị cho những thay đổi về sức khỏe giai đoạn tiếp theo nên nhóm tuổi này là nhóm có sự đầu tư tích lũy nhiều nhất.

Cơ cấu mẫu theo trình độ học vấn. Theo kết quả khảo sát cho thấy 42 người có trình độ trung học phổ thông (chiếm 7%), có 185 người có trình độ trung cấp, cao đẳng (chiếm 31%), có 314 người có trình độ đại học, trên đại học (chiếm 52%) – đây là nhóm có tỷ lệ cao nhất, có 61 người có trình độ khác (chiếm 10%).

Cơ cấu mẫu theo nghề nghiệp: Có 74 người là học sinh, sinh viên (chiếm 12%), 67 người là công chức nhà nước (chiếm 11%), 184 người làm nghề tự do (chiếm 31%), có 221 người là nhân viên doanh nghiệp (chiếm 37%), có 20 người là nội trợ (chiếm 3%), có 27 người đã nghỉ hưu (chiếm 4%), có 9 người làm việc tại các ngành nghề khác (chiếm 1%)

Cơ cấu mẫu theo thu nhập bình quân. Dựa vào bảng kết quả cho thấy, có 64 người ở mức thu nhập dưới 5 triệu (chiếm 11%), 207 người ở mức thu nhập từ 5 đến dưới 9 triệu (chiếm 34%), có 180 người ở mức thu nhập từ 9 triệu đến dưới 15 triệu (chiếm 30%), có 112 người ở mức thu nhập từ 15 triệu đến dưới 25 triệu (chiếm 19%) và có 39 người ở mức thu nhập trên 25 triệu (chiếm 6%).

3.5.2. T hng k ê m ô ttheo đặc đim hành vi k hách hàng cá nhân

Bảng 3.21: Tổng hợp thống kê mô tả theo một số hành vi của khách hàng


Đặc điểm

Số lượng (người)

Tỷ trọng (%)

Thời gian bắt đầu giao dịch gửi tiền

Dưới 1 năm

126

21%

Từ 1 đến dưới 3 năm

254

42%

Từ 3 đến dưới 5 năm

115

19%

Từ 5 năm trở lên

107

18%

Số lượng ngân

hàng gửi tiền

1 ngân hàng

411

68%

2 ngân hàng

140

23%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành đối với thương hiệu ngân hàng của khách hàng cá nhân gửi tiền tiết kiệm - 13


Đặc điểm

Số lượng (người)

Tỷ trọng (%)


3 ngân hàng

27

4%

Trên 3 ngân hàng

24

4%


Kỳ hạn thường gửi

Không kỳ hạn

77

13%

Dưới 1 tháng

38

6%

1 – 3 tháng

148

25%

4 – 6 tháng

198

33%

7 – 12 tháng

107

18%

Trên 12 tháng

34

6%

Sử thêm dịch vụ

khác

318

53%

Không

284

47%

Nguồn: Tính toán từ dữ liệu khảo sát

Thời gian bắt đầu giao dịch tại ngân hàng. Theo kết quả thu được từ câu hỏi đánh giá lòng trung thành theo thời gian của KHCN với ngân hàng X, có 126 người (chiếm 21%) bắt đầu gửi tiền dưới 1 năm, có 254 người (chiếm 42%) bắt đầu gửi tiền từ 1 đến dưới 3 năm, có 115 người (chiếm 19%) bắt đầu gửi tiền từ 3 đến dưới 6 năm và có 107 người (chiếm 18%) bắt đầu gửi tiền từ 5 năm trở lên.

Số lượng ngân hàng gửi tiền tiết kiệm. Theo kết quả thu được, đa phần người được khảo sát chỉ sử dụng 1 đến 2 ngân hàng để gửi tiết kiệm. Tỷ lệ người gửi tiền tiết kiệm ở 1 ngân hàng chiếm phần đa với 68%, gửi ở 2 ngân hàng chiếm 23%. Tỷ lệ người lựa chọn gửi tiền tiết kiệm từ 3 ngân hàng trở lên chỉ chiếm 8%.

Kỳ hạn thường gửi tiền tiết kiệm. Theo kết quả thu được, có 77 người thường gửi tiết kiệm không kỳ hạn, chiếm 13%, có 38 người thường gửi tiền tiết kiệm dưới 1 tháng chiếm 6%, có 148 người thường gửi tiền tiết kiệm từ 1 – 3 tháng chiếm 25%, có 198 người thường gửi tiền tiết kiệm 4-6 tháng chiếm 33%, có 107 người thường gửi tiền tiết kiệm từ 7 – 12 tháng chiếm 18% và chỉ có 34 người thường chọn kỳ hạn dài trên 12 tháng chiếm 8%. Như vậy các kỳ hạn ngắn và trung hạn chiếm ưu thế trong sự lựa chọn của khách hàng cá nhân.

Sử dụng thêm dịch vụ khác của ngân hàng. Có 284 người (chiếm 47%) người được hỏi không sử dụng dịch vụ khác tại ngân hàng, tức là chỉ sử dụng dịch vụ tài khoản và gửi tiền tiết kiệm. Có 53% người được hỏi có sử dụng thêm dịch vụ khác của ngân hàng, đó là các dịch vụ như: ATM, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ nội địa, tiền vay, chuyển tiền, chứng minh tài chính…


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong Chương 3, luận án đã nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề liên quan đến phương pháp nghiên cứu, bao gồm:

Thứ nhất: Chương 3 đã khái quát địa bàn nghiên cứu bao gồm: Khối lượng tiền gửi KHCN tại một số NHTM, tỷ tọng tiền gửi KHCN, hiệu quả hoạt động huy động tiết kiệm cá nhân của NHTM. Kết quả dữ liệu thứ cấp cho thấy tiền gửi tiết kiệm KHCN đóng vai trò rất quan trọng đối với các NHTM.

Thứ hai: Chương 3 đã làm rõ một số phương pháp nghiên cứu được sử dụng để trong luận án bao gồm phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Đồng thời tại chương này cũng đưa ra các bước của quá trình nghiên cứu và thời gian thực hiện các bước nghiên cứu.

Thứ ba: Chương 3 đã miêu tả nghiên cứu quá trình nghiên cứu định tính bao gồm phỏng vấn chuyên gia và phỏng vấn nhóm tập trung để đưa ra thang đo nháp 1 và thang đo nháp 2 trước khi đưa vào nghiên cứu định tính sơ bộ

Thứ tư: Chương 3 đã miêu tả quá trình nghiên cứu định lượng sơ bộ cũng như kế quả nghiên cứu định lượng sơ bộ đối với từng thang đo để cải thiện, hoàn chỉnh thang đo nháp 2. Dựa trên kết quả nghiên cứu sơ bộ, tác giả thực hiện phân tích Cronbach’s Alpha và EFA để hoàn thiện thang đo trước khi đưa vào nghiên cứu chính thức. Thang đo hoàn chỉnh được đưa vào nghiên cứu định lượng chính thức bao gồm 62 biến quan sát

Cuối cùng: Chương 3 đã làm rõ các vấn đề về mẫu nghiên cứu và cách thức thực hiện nghiên cứu định lượng chính thức. Chương 3 cũng tổng hợp kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu theo nhân khẩu học và đặc điểm hành vi của khách hàng cá nhân gửi tiền tiết kiệm.


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Sau khi tiến hành nghiên cứu định tính và định lượng sơ bộ, tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu định lượng chính thức. Trong chương 4, luận án trình bày kết quả nghiên cứu dựa trên dữ liệu đã thu thập được. Tác giả kiểm định thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và thực hiện kiểm định mô hình và các giả thuyết. Các giả thuyết kiểm định bao gồm 3 nhóm: (i) Giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng (H1, H2, H3); (ii) Giả thuyết sự hài lòng ảnh hưởng đến lòng trung thành thương hiệu khi chưa có sự tác động của biến điều tiết (H4); (iii) Giả thuyết sự hài lòng ảnh hưởng đến lòng trung thành thương hiệu khi có sự tác động của hai biến điều tiết (H5, H6). Ngoài ra, luận án cũng tiến hành phân tích phân tích đa nhóm nhằm kiểm định mô hình nghiên cứu dưới sự ảnh hưởng của các nhóm khi gắn với giới tính. Tất cả kiểm định được thực hiện trên phần mềm SPSS phiên bản 22.0 và AMOS phiên bản 20.0

4.1. Chất lượng của thang đo

4.1.1. K ết quả đánh giá dng phân phi ca thang đo

Tác giả tiến hành đánh giá dạng phân phối của thang đo theo bảng dưới đây:

Bảng 4.1: Đánh giá dạng phân phối của thang đo



N

Nhỏ nhất

Lớn nhất

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Skewness

Kurtosis

TK

TK

TK

TK

TK

TK

Std, Error

TK

Std, Error

LTT1

602

1

5

3,58

,779

-,871

,100

,693

,199

LTT2

602

1

5

3,66

,734

-,323

,100

,341

,199

LTT3

602

1

5

3,77

,829

-,858

,100

,432

,199

LTT4

602

1

5

3,65

,784

-,836

,100

,870

,199

LTT5

602

1

5

3,60

,804

-,475

,100

,019

,199

LTT6

602

1

5

3,67

,852

-,581

,100

,514

,199

LTT7

602

1

5

3,42

,943

-,542

,100

-,127

,199

LTT8

602

1

5

3,55

,909

-,683

,100

,189

,199

LTT9

602

1

5

3,58

,811

-,512

,100

,524

,199

LTT10

602

1

5

3,59

,874

-,843

,100

,226

,199

CLHH1

602

1

5

3,77

,773

-,916

,100

,672

,199

CLHH2

602

1

5

3,80

,772

-,686

,100

,421

,199

CLHH3

602

1

5

3,81

,732

-,759

,100

,998

,199

CLHH4

602

1

5

3,72

,798

-,801

,100

,472

,199

CLHH5

602

1

5

3,60

,782

-,517

,100

,911

,199

CLPV1

602

1

5

3,81

,732

-,751

,100

,554

,199

CLPV2

602

1

5

3,93

,733

-,577

,100

,908

,199

CLPV3

602

1

5

3,61

,827

-,618

,100

,781

,199

CLDU1

602

1

5

3,77

,764

-,644

,100

1,042

,199

CLDU2

602

1

5

3,77

,771

-,725

,100

,400

,199



N

Nhỏ nhất

Lớn nhất

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Skewness

Kurtosis

TK

TK

TK

TK

TK

TK

Std,

Error

TK

Std,

Error

CLDU3

602

1

5

3,61

,818

-,537

,100

,364

,199

CLDU4

602

1

5

3,35

,970

-,417

,100

-,212

,199

CLDC1

602

1

5

3,46

,889

-,128

,100

-,185

,199

CLDC2

602

1

5

3,61

,793

-,664

,100

,905

,199

CLDC3

602

1

5

3,57

,750

-,412

,100

,581

,199

CLDC4

602

1

5

3,76

,744

-,737

,100

,305

,199

CLTC1

602

1

5

3,68

,762

-,909

,100

,495

,199

CLTC2

602

1

5

3,78

,789

-,816

,100

,720

,199

CLTC3

602

1

5

3,81

,769

-,917

,100

,686

,199

CLTC4

602

1

5

3,97

,802

-,765

,100

1,074

,199

CLTT1

602

1

5

3,56

,911

-,678

,100

,180

,199

CLTT2

602

1

5

3,58

,813

-,500

,100

,505

,199

CLTT3

602

1,

5,

3,59

,870

-,827

,100

,497

,199

SHL1

602

1

5

3,79

,716

-,573

,100

,390

,199

SHL2

602

1

5

3,57

,833

-,299

,100

,284

,199

SHL3

602

1

5

3,63

,812

-,654

,100

,987

,199

SHL4

602

1

5

3,55

,760

-,295

,100

,085

,199

SHL5

602

1

5

3,67

,764

-,449

,100

,315

,199

CP1

602

1

5

3,66

,821

-,559

,100

,620

,199

CP2

602

1

5

3,35

,832

-,270

,100

,024

,199

CP3

602

1

5

3,41

,947

-,409

,100

-,049

,199

CP4

599

1

5

3,37

,908

-,101

,100

,099

,199

CP5

602

1

5

2,90

,732

-,173

,100

-,635

,199

MQH1

599

1

5

3,46

,761

-,124

,100

-,023

,199

MQH2

602

1

5

3,13

,884

,071

,100

-,253

,199

MQH3

602

1

5

3,51

,796

-,330

,100

,470

,199

MQH4

602

1

5

3,28

,857

-,235

,100

-,230

,199

MQH5

602

1

5

3,08

,907

,157

,100

-,117

,199

UT1

602

1

5

3,73

,773

-,621

,100

,869

,199

UT2

602

1

5

3,59

,801

-,598

,100

,477

,199

UT3

602

1

5

3,66

,764

-,447

,100

,656

,199

UT4

602

1

5

3,59

,784

-,254

,100

,324

,199

UT5

602

1

5

3,69

,812

-,388

,100

,302

,199

UT6

602

1

5

3,82

,738

-,547

,100

1,171

,199

TNXH1

602

1

5

3,15

,914

-,837

,100

-,031

,199

TNXH2

602

1

5

3,43

,955

-,825

,100

,847

,199

TNXH3

602

1

5

3,25

,873

-,894

,100

,262

,199

TNXH4

599

1

5

3,15

,992

-,789

,100

-,124

,199

TNXH5

578

1

5

3,23

,923

-,783

,102

,387

,203

TNXH6

572

1

5

3,28

,880

-1,002

,102

,680

,204

TNXH7

572

1

5

3,27

,967

-,927

,102

,508

,204

TNXH8

572

1

5

3,31

,906

-,909

,102

,593

,204

Valid N (listwise)

572









Nguồn: Tính toán từ dữ liệu khảo sát


Kết quả phân tích cho thấy các thang đo có giá trị Min, Max nằm trong khoảng từ 1 đến 5. Bảng 4.1 cũng cho kết quả giá trị trung bình của các biến quan sát, theo đó tất cả các biến đều có giá trị trung bình >3 trừ biến CP5 (dựa trên thang đo Likert). Trong đó, giá trị trung bình của các biến quan sát thuộc chất lượng dịch vụ và sự hài lòng tương đối cao (cao nhất là CLTC4 đạt 3,97 và CLPV2 đạt 3,93). Như vậy, lòng trung thành, sự hài lòng, chất lượng dịch vụ, chi phí chuyển đổi, uy tín thương hiệu, trách nhiệm xã hội, cam kết từ mối quan hệ của KHCN tại khu vực nội thành Hà Nội là tương đối cao.

Để biết được một biến có giá trị phân phối đối xứng hay không, tác giả dựa vào kết quả phân tích Skewness và Kurtosis, nếu hai giá trị này có trị tuyệt đối < 1 thì giá trị của các biến được cho là phân phối tương đối bình thường. Nhìn vào bảng trên có thể thấy các giá trị của các biến phân phối đều tương đối bình thường, không quá lệch trái cũng không quá lệch phải. Như vậy các thang đo mà tác giả sử dụng được tổng hợp từ các nghiên cứu trước có phân phối chuẩn, đủ đảm bảo yêu cầu thực hiện các kiểm định ở các bước tiếp theo.

4.1.2. K ết quk im định thang đo bng Cronbach’s A lpha và EFA

Trước khi tiến hành CFA, tác giả tiến hành phân tích Cronbach’s Alpha và EFA đối với dữ liệu nghiên cứu chính thức. Kết quả chỉ ra rằng hệ số Cronbach’s Alpha của các biến nghiên cứu đều >0,8, do đó thang đo là tốt, đảm bảo tính nhất quán (Nunnally và Burnstein, 1994). Dưới đây là tổng hợp độ tin cậy và tổng phương sai trích của các thang đo sau khi thực hiện nghiên cứu chính thức:

Bảng 4.2: Tổng hợp độ tin cậy và tổng phương sai trích của các thang đo



TT


Thang đo

Số biến quan sát

Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Tổng phương sai trích


Kết luận

1.

Lòng trung thành

10

0,902

69,651%


Các thang đo đều đạt độ tin cậy

2.

Phương tiện hữu hình

5

0,833

60,216%

3.

Năng lực phục vụ

3

0,772

69,027%

4.

Khả năng đáp ứng

4

0,782

61,227%

5.

Sự đồng cảm

4

0,816

64,957%

6.

Độ tin cậy

4

0,882

73,917%

7.

Chất lượng dịch vụ tổng thể

3

0,915

85,651%

8.

Sự hài lòng

5

0,809

57,351%

9.

Chi phí chuyển đổi

5

0,831

60,407%

10.

Cam kết từ mối quan hệ

5

0,869

65,740%

11.

Uy tín thương hiệu

6

0,885

63,624%

12.

Trách nhiệm xã hội

8

0,884

56,143%

Nguồn: Tổng hợp kết quả tính toán của tác giả


Kết quả tổng hợp cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của các biến nghiên cứu đều

>0,6. Ngoại trừ năng lực phục vụ và khả năng đáp ứng thì hệ số Cronbach’s Alpha của các biến còn lại đều > 0,8. Tổng phương sai trích của các biến nghiên cứu đều > 50%, do đó các thang đo đều đạt độ tin cậy. Kết quả này được tổng hợp từ việc thực hiện các lệnh chạy Reliability Analysis đo hệ số tin cậy Cronbach Alpha và lệnh chạy phân tích nhân tố Factor để đo phương sai trích.

Đối với ma trận nhân tố xoay, các biến nếu có hệ số tải < 0,3 sẽ bị loại và tổng phương sai trích sẽ phải lớn hơn 50%. Kết quả ma trận nhân tố xoay các biến quan sát tại bảng 4.1 phụ lục 04 cho thấy 62 biến quan sát có thể nhóm lại thành 8 nhóm.

Như vậy sau khi phân tích Cronbach’s Alpha và EFA thì tất cả các yếu tố trong mô hình đều đảm bảo yêu cầu để thực hiện các bước phân tích tiếp theo.

4.1.3. T iêu chun k im định theo CFA

Trong kiểm định thang đo, phương pháp CFA trong phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM có nhiều ưu điểm hơn so với các phương pháp truyền thống như: Phương pháp hệ số tương quan, phương pháp phân tích nhân tố khám phá, phương pháp truyền thông – đa khái niệm Multitrait – Multimethod, vv....(Bagozzi & Foxali, 1996). Lý do vì CFA cho phép chúng ta kiểm định cấu trúc lý thuyết của các thang đo cũng như mối quan hệ giữa một khái niệm nghiên cứu với các khái niệm khác mà không bị chênh lệch do sai số đo lường (Steenkamp & Van Trijp, 1991). Hơn nữa có thể kiểm định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo mà không cần dùng nhiều nghiên cứu như các phương pháp truyền thống.

Trong kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu, cấu trúc mô măng cũng có lợi thế hơn các phương pháp truyền thống như hồi quy đa biến vì nó có thể tính được phương sai đo lường. Phương pháp này còn cho phép chúng ta kết hợp được các khái niệm tiềm ẩn với đo lường của chúng và có thể xem xét các đo lường độc lập hay kết hợp chung với mô hình lý thuyết cùng một lúc. Chính vì vậy phương pháp phân tích cấu trúc mô măng được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực marketing gần đây và thường được gọi là phương pháp phân tích thông tin thế hệ thứ hai.

Vì thế trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng CFA để kiểm định mức độ phù hợp của mô hình thang đo với dữ liệu thu thập được sau khi đã đánh giá sơ bộ bằng Cronbach’s Alpha và EFA.

Tiêu chuẩn để thực hiện CFA gồm có các tiêu chuẩn đánh giá mức độ phù hợp chung và tiêu chuẩn đánh giá mức độ phù hợp theo khía cạnh giá trị nội dung. Để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình, tác giả sử dụng các tiêu chuẩn: (i) Chi-Square


(CMIN); (ii) Chi-Square điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df); (iii) Chỉ số GFI (Goodness of Fit Index); Chỉ số TLI (Tucker & Lewis Index); (iv) Chỉ số CFI (Comparative Fit Index); (v) Chỉ số RMSEA (Root Mean Square Error Approximation). Mô hình được coi là phù hợp khi kiểm định Chi-square có giá trị P> 0,05. Tuy nhiên Chi-Square có nhược điểm là phụ thuộc vào kích thước mẫu nghiên cứu. Khi kích thước mẫu nghiên cứu càng lớn thì Chi-Square càng lớn do đó làm giảm mức độ phù hợp của mô hình. Bởi vậy, bên cạnh P-value, các tiêu chuẩn được sử dụng là CMIN/df, trong một số nghiên cứu người ta phân biệt ra 2 trường hợp: χ2/df<5 (với mẫu N>200); <3 (với mẫu N<200) thì mô hình được xem là phù hợp (Kettinger và Lee, 1995). Trong nghiên cứu này do mẫu nghiên cứu của tác giả N=602 > 200 nên tác giả sẽ sử dụng tiêu chuẩn Ketting và Lee (1995) chấp nhận CMIN/df < 5; GFI, TLI, CFI > 0,9 (Bentler & Bonett, 1990); RMSEA < 0,08, trường hợp RMSEA < 0,05 theo Steiger được coi là rất tốt.

Các tiêu chuẩn dánh giá mức độ phù hợp của mô hình theo các khía cạnh giá trị nội dung bao gồm:

Độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số tin cậy tổng hợp (pc – Composite reliability), tổng hợp phương sai trích được (pvc – variance extracted), hệ số tin cậy (Cronbach’s Alpha – α). Trong đó phương sai trích phản ánh lượng biến thiên chung của các biến quan sát được giải thích bởi biến tiềm ẩn (Hair, 1998 [59]); độ tin cậy tổng hợp được phản ánh qua độ tin cậy của tập hợp các biến quan sát dùng để đo lường một khái niệm (nhân tố); hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha đo lường tính kiên định nội tại xuyên suốt tập hợp các biến quan sát của các câu hỏi (Schummacker & Lomax, 2004). Tiêu chuẩn đánh giá mức độ phù hợp của mô hình bởi độ tin cậy của thang đo là pc>0,5 hoặc pvc>0,5; hoặc α>0,6.

Tính đơn hướng/đơn nguyên (Unidimensionality) của một thang đo thể hiện mỗi một biến quan sát chỉ được sử dụng để đo lường duy nhất một biến tiềm ẩn. Theo Skeenkamp và Van Trijp [161], mức độ phù hợp của mô hình đo lường với dữ liệu điều tra thị trường cho chúng ta điều kiện cần và đủ để kết luận tập các biến quan sát đạt được tính đơn hướng, trừ khi các sai số của tập các biến quan sát có tương quan với nhau.

Giá trị hội tụ (Convergent validity) thể hiện giá trị đo lường một khái niệm tương quan chặt chẽ với nhau sau những đo lường được lặp lại. Theo Gerbing và Anderson [58], thang đo được coi là đạt giá trị hội tụ khi các trọng số chuẩn hóa của thang đo đều lớn (>0,5) và có ý nghĩa thống kê, tức là P<0,05.

Xem tất cả 229 trang.

Ngày đăng: 12/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí