Giá trị phân biệt (Discriminant validity) thể hiện sự khác biệt giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu và điều này xảy ra khi hệ số tương quan giữa các khái niệm trên phạm vi tổng thể đều khác biệt với 1 và có ý nghĩa thống kê, tức là P<0,05.
Trong đó, việc đánh giá tiêu chuẩn này nếu được kiểm định theo từng cặp khái niệm sẽ có nhiều ưu điểm hơn, vì hệ số tương quan sẽ thay đổi khi có sự liên quan của một khái niệm khác. Hơn nữa, trong trường hợp khái niệm kiểm định là bậc cao, thì cách kiểm định này sẽ cho phép so sánh hệ số tương quan giữa hai khái niệm và hệ số tương quan giữa hai thành phần của cùng một khái niệm. Tuy nhiên, cũng có thể kiểm định giá trị phân biệt các khái niệm thông qua mô hình tới hạn (Saturated model), song kiểm định theo cách này đòi hỏi kích thước mẫu phải lớn vì số tham số cần ước lượng sẽ tăng cao.
Giá trị liên hệ lý thuyết (Nomoligical validity) thể hiện sự phù hợp giữa mô hình nghiên cứu với cơ sở lý thuyết xây dựng nên mô hình. Theo Anderson và Gerbing, giá trị liên hệ lý thuyết được coi là phù hợp khi mỗi một đo lường có mối liên hệ với các thang đo lường khác như đã kỳ vọng về mặt lý thuyết.
Theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, một điều cần lưu ý là tổng quá trình đánh giá các tiêu chuẩn trên, phương pháp ước lượng thường được sử dụng là ML (Maximum Likelihood). Lý do theo Muthen và Kaplan (1985), phép kiểm định này khi kiểm định cho phép phân phối của các biến quan sát lệch một ít so với phân phối chuẩn đa biến, nhưng hầu hết các kurtoses và skewnesses đều nằm trong giới hạn [+1, -1]. Trên thực tế trong nhiều nghiên cứu, P-value và tính đơn hướng thường khó đạt được trên tất cả các thang đo của các khái niệm nghiên cứu.
4.1.4. K ết quả k iểm định theo CFA
4.1.4.1. Kết quả kiểm định CFA thang đo lòng trung thành
Kết quả kiểm định CFA thang đo lòng trung thành như hình dưới đây:
Hình 4.1: Kết quả CFA thang đo lòng trung thành thương hiệu
Nguồn: Tính toán từ dữ liệu khảo sát
Kết quả CFA thu được cho thấy: Chi square/df=4,238; GFI=0,913; TLI= 0,921; CFI=0,941; RMSEA= 0,057. Kết quả trên chứng tỏ thang đo lòng trung thành thương hiệu phù hợp với dữ liệu thị trường.
Ngoài ra, các hệ số chưa chuẩn hóa đều có ý nghĩa thống kê. Thang đo lòng trung thành thương hiệu đạt giá trị phân biệt do hệ số tương quan giữa các khái niệm lòng trung thành thái độ, lòng trung thành hành vi nhỏ hơn 0,9 (Phụ lục 4.2.1).
Hệ số tin cậy của thang đo lòng trung thành thương hiệu là 0,902 > 0,6 và tổng phương sai trích là 69,651% > 50% và đạt yêu cầu. Kết quả này được tổng hợp từ lệnh chạy Reliability Analysis đo hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và lệnh chạy phân tích nhân tố Factor để đo phương sai trích.
4.1.4.2. Kết quả kiểm định CFA thang đo lòng sự hài lòng
Kết quả kiểm định CFA thang đo sự hài lòng như hình dưới đây:
Hình 4.2: Kết quả CFA thang đo sự hài lòng
Nguồn: Tính toán từ dữ liệu khảo sát
Kết quả CFA thu được cho thấy: Chi square/df=4,335; GFI=0,955; TLI=0,965; CFI=0,948; RMSEA=0,064. Kết quả trên chứng tỏ thang đo sự hài lòng phù hợp với dữ liệu thị trường.
Ngoài ra, các hệ số chưa chuẩn hóa đều có ý nghĩa thống kê. Thang đo sự hài lòng đạt giá trị phân biệt do hệ số tương quan giữa các khái niệm trên phạm vi tổng thể đều khác biệt với 1 và có ý nghĩa thống kê (P<0,05) (Phụ lục 4).
Hệ số tin cậy của thang đo sự hài lòng là 0,809 > 0,6 và tổng phương sai trích là 57,351% > 50% và đạt yêu cầu. Kết quả này được tổng hợp từ lệnh chạy Reliability Analysis đo hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và lệnh chạy phân tích nhân tố Factor để đo phương sai trích.
4.1.4.3. Kết quả kiểm định CFA thang đo chất lượng dịch vụ tổng thể
Kết quả kiểm định CFA thang đo chất lượng dịch vụ tổng thể như hình dưới đây:
Hình 4.3: Kết quả thang đo chất lượng dịch vụ tổng thể
Nguồn: Tính toán từ dữ liệu khảo sát
Kết quả CFA thu được cho thấy: Chi square/df=3,261; GFI=0,923; TLI=0,916; CFI=0,925; RMSEA=0,053. Kết quả trên chứng tỏ thang đo chất lượng dịch vụ tổng thể phù hợp với dữ liệu thị trường.
Ngoài ra, các hệ số chưa chuẩn hóa đều có ý nghĩa thống kê. Thang đo chất lượng dịch vụ tổng thể đạt giá trị phân biệt do hệ số tương quan giữa các khái niệm trên phạm vi tổng thể đều khác biệt với 1 và có ý nghĩa thống kê (P<0,05) (Phụ lục 4.2.2).
Hệ số tin cậy của thang đo chất lượng dịch vụ tổng thể là 0,915 > 0,6 và tổng phương sai trích là 85,615% > 50% và đạt yêu cầu. Kết quả này được tổng hợp từ lệnh chạy Reliability Analysis đo hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và lệnh chạy phân tích nhân tố Factor để đo phương sai trích.
4.1.4.4. Kết quả kiểm định CFA thang đo uy tín thương hiệu
Kết quả kiểm định CFA thang đo uy tín thương hiệu như hình dưới đây:
Hình 4.4: Kết quả CFA thang đo uy tín thương hiệu
Nguồn: Tính toán từ dữ liệu khảo sát
Kết quả CFA thu được cho thấy: Chi square/df=3,451; GFI=0,921; TLI= 0,955; CFI= 0,938; RMSEA= 0,074. Kết quả trên chứng tỏ thang đo lòng uy tín thương hiệu phù hợp với dữ liệu thị trường.
Ngoài ra, các hệ số chưa chuẩn hóa đều có ý nghĩa thống kê. Thang đo uy tín thương hiệu đạt giá trị phân biệt do hệ số tương quan giữa các khái niệm trên phạm vi tổng thể đều khác biệt với 1 và có ý nghĩa thống kê (P<0,05) (Phụ lục 4.2.3).
Hệ số tin cậy của thang đo uy tín thương hiệu là 0,885 > 0,6 và tổng phương sai trích là 63,624% > 50% và đạt yêu cầu. Kết quả này được tổng hợp từ lệnh chạy Reliability Analysis đo hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và lệnh chạy phân tích nhân tố Factor để đo phương sai trích.
4.1.4.5. Kết quả kiểm định CFA thang đo trách nhiệm xã hội
Kết quả kiểm định CFA thang đo trách nhiệm xã hội như hình dưới đây:
Hình 4.5: Kết quả CFA thang đo trách nhiệm xã hội
Nguồn: Tính toán từ dữ liệu khảo sát
Kết quả CFA thu được cho thấy: Chi square/df=4,567; GFI=0,936; TLI= 0,968; CFI=0,944; RMSEA=0,062. Kết quả trên chứng tỏ thang đo trách nhiệm xã hội phù hợp với dữ liệu thị trường.
Ngoài ra, các hệ số chưa chuẩn hóa đều có ý nghĩa thống kê. Thang đo trách nhiệm xã hội đạt giá trị phân biệt do hệ số tương quan giữa các khái niệm trên phạm vi tổng thể đều khác biệt với 1 và có ý nghĩa thống kê (P<0,05) (Phụ lục 4.2.6).
Hệ số tin cậy của thang đo trách nhiệm xã hội là 0,884 > 0,6 và tổng phương sai trích là 65,143% > 50% và đạt yêu cầu. Kết quả này được tổng hợp từ lệnh chạy Reliability Analysis đo hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và lệnh chạy phân tích nhân tố Factor để đo phương sai trích.
4.1.4.6. Kết quả kiểm định CFA thang đo chi phí chuyển đổi
Kết quả kiểm định CFA thang đo chi phí chuyển đổi như hình dưới đây:
Hình 4.6: Kết quả CFA thang đo chi phí chuyển đổi
Nguồn: Tính toán từ dữ liệu khảo sát
Kết quả CFA thu được cho thấy: Chi square/df=4,426; GFI=0,927; TLI=0,944; CFI=0,981; RMSEA=0,075. Kết quả trên chứng tỏ thang đo chi phí chuyển đổi phù hợp với dữ liệu thị trường.
Ngoài ra, các hệ số chưa chuẩn hóa đều có ý nghĩa thống kê. Thang đo chi phí chuyển đổi đạt giá trị phân biệt do hệ số tương quan giữa các khái niệm trên phạm vi tổng thể đều khác biệt với 1 và có ý nghĩa thống kê (P<0,05) (Phụ lục 4.2.4).
Hệ số tin cậy của thang đo chi phí chuyển đổi là 0,831 > 0,6 và tổng phương sai trích là 60,407% > 50% và đạt yêu cầu. Kết quả này được tổng hợp từ lệnh chạy Reliability Analysis đo hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và lệnh chạy phân tích nhân tố Factor để đo phương sai trích.
4.1.4.7. Kết quả kiểm định CFA thang đo cam kết từ mối quan hệ
Kết quả kiểm định CFA thang đo cam kết từ mối quan hệ như hình dưới đây:
Hình 4.7: Kết quả CFA thang đo cam kết từ mối quan hệ
Nguồn: Tính toán từ dữ liệu khảo sát
Kết quả CFA thu được cho thấy: Chi square/df=3,263; GFI=0,939; TLI=0,941; CFI=0,925; RMSEA=0,053. Kết quả trên chứng tỏ thang đo cam kết từ mối quan hệ phù hợp với dữ liệu thị trường.
Ngoài ra, các hệ số chưa chuẩn hóa đều có ý nghĩa thống kê. Thang đo cam kết từ mối quan hệ đạt giá trị phân biệt do hệ số tương quan giữa các khái niệm trên phạm vi tổng thể đều khác biệt với 1 và có ý nghĩa thống kê (P<0,05) (Phụ lục 4.2.5).
Hệ số tin cậy của thang đo cam kết từ mối quan hệ là 0,869 > 0,6 và tổng phương sai trích là 65,740% > 50% và đạt yêu cầu. Kết quả này được tổng hợp từ lệnh chạy Reliability Analysis đo hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và lệnh chạy phân tích nhân tố Factor để đo phương sai trích.
4.1.4.8. Mô hình đo lường tới hạn
Hình 4.8: Kết quả CFA mô hình đo lường tới hạn
Nguồn: Tính toán từ dữ liệu khảo sát
Đề kiểm nghiệm giá trị phân biệt của tất cả các khái niệm đã được sử dụng, tác giả sẽ sử dụng mô hình đo lường tới hạn (Satuated Model). Mô hình tới hạn là mô hình mà trong đó các khái niệm nghiên cứu được tự do quan hệ với nhau (Anderson vf Gerbing, 1998), vì vậy nó có độ tự do thấp nhất.
Kết quả kiểm định CFA trong hình dưới đây có: Chi square/df = 2,209; GFI = 0,883; TLI=0,892; CFI=0,840; RMSEA=0,054. Điều này chứng tỏ thang đo lý thuyết tới hạn phù hợp với dữ liệu thị trường.
Ngoài ra, để đánh giá toàn diện về chất lượng và độ tin cậy của thang đo, tác giả tiến hành đánh giá độ tin cậy tổng hợp (Composite Reliability – C.R), phương sai trích (Average Variance Extracted – A.V.E). Theo Hair và cộng sự (2010), nếu C.R > 0,7 và A.V.E > 0,5 thì có thể kết luận rằng biến quan sát có tương quan với những biến quan sát khác trong cùng nhân tố và thang đo được coi là giá trị hội tụ. Còn nếu căn bậc hai của A.V.E lớn hơn các tương quan giữa hai khái niệm thì có thể kết luận rằng biến quan sát không có tương quan với biến quan sát khác nằm ở nhân tố khác và thang đo được coi là giá trị phân biệt. Bảng dưới đây là kết quả tính C.R và A.V.E.
Bảng 4.3: Kết quả tổng hợp C.R và A.V.E các thang đo
Thang đo | Số biến quan sát | C.R | A.V.E | Kết luận | |
1. | Lòng trung thành thương hiệu | 10 | 0,921 | 0,673 | Thang đo đều đạt độ tin cậy |
2. | Sự hài lòng | 5 | 0,875 | 0,559 | |
3. | Chất lượng dịch vụ tổng thể | 3 | 0,869 | 0,537 | |
4. | Uy tín thương hiệu | 6 | 0,905 | 0,636 | |
5. | Trách nhiệm xã hội | 8 | 0,811 | 0,527 | |
6. | Cam kết từ mối quan hệ | 5 | 0,846 | 0,531 | |
7. | Chi phí chuyển đổi | 5 | 0,902 | 0,625 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kích Thước Mẫu Cho Nghiên Cứu Sơ Bộ Định Lượng
- Đánh Giá Thang Đo Chất Lượng Dịch Vụ Tổng Thể
- T Hống K Ê M Ô Tả Theo Đặc Điểm Hành Vi K Hách Hàng Cá Nhân
- Đo Lường M Ức Độ Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Dịch Vụ Tổng Thể Theo Thang Đo Ser Qua L
- Kết Quả Tổng Hợp Hồi Quy Nhằm Kiểm Định Giả Thuyết H6 Với Lòng Trung Thành Thái Độ
- Sự Khác Biệt Giữa Các Chỉ Tiêu Tương Thích Giữa Mô Hình Khả Biến Với Bất Biến Từng Phần Theo Giới Tính Của Khách Hàng
Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.
Nguồn: Tính toán từ dữ liệu khảo sát
Như vậy, sau khi tiến hành kiểm định thang đo, có thể kết luận rằng thang đo thu được trong nghiên cứu định lượng chính thức đủ tiêu chuẩn để làm cơ sở tiến hành kiểm định mô hình nghiên cứu và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đã đặt ra trong chương 2.