Đo Lường M Ức Độ Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Dịch Vụ Tổng Thể Theo Thang Đo Ser Qua L


4.2. Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu

4.2.1. Đo lường m c độ ảnh hưởng đến cht lượng dch vtng ththeo thang đo SER QUA L

Như đã phân tích ở trên, tác giả lựa chọn việc đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trong thang đo SERQUAL. Kết quả của việc phân tích này nhằm đưa ra các khuyến nghị về chất lượng dịch vụ tổng thể cho các NHTM tại phần sau. Luận án sử dụng kỹ thuật phân tích hồi quy tuyến tính trong phần mềm SPSS phiên bản 22.00 để đo lường mức độ ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ tổng thể đến sự hài lòng của khách hàng ở các khía cạnh phương tiện hữu hình (CLHH), khả năng đáp ứng (CLDU), sự đồng cảm (CLDC), độ tin cậy (CLTC) và năng lực phục vụ (CLPV). Kết quả của việc phân tích này nhằm đưa ra các khuyến nghị về chất lượng dịch vụ tổng thể cho các NHTM tại phần sau.

Kết quả thực hiện phân tích nhân tố cho thấy hệ số phương sai trích đạt 64,194% >50% (Phụ lục 04), hệ sô tải về nhân tố đều > 0,3 và kết quả phân tích ma trận nhân tố xoay các biến quan sát không bị xáo trộn, do đó đủ điều kiện để thực hiện hồi quy tuyến tính bội.

Bảng 4.4: Ma trận nhân tố xoay



Component

1

2

3

4

5

CLHH1


,628




CLHH2


,634




CLHH3


,634




CLHH4


,805




CLHH5


,821




CLPV1




,760


CLPV2




,817


CLPV3




,766


CLDU1



,789



CLDU2



,830



CLDU3



,674



CLDU4



,588



CLDC1





,728

CLDC2





,768

CLDC3





,495

CLDC4





,604

CLTC1

,756





CLTC2

,823





CLTC3

,813





CLTC4

,762





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Nguồn: Tính toán từ dữ liệu khảo sát


Bảng 4.5: Kết quả đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố theo thang đo SERQUAL



Mô hình

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số chuẩn hóa


t


Sig.

Thống kê cộng tuyến

B

Sai số

chuẩn

Beta

Độ chấp

nhận

VIF


1

Hằng số

6,256

,054


116,691

,000



Nhân tố chất

lượng độ tin cậy

,125

,054

,083

2,329

,020

1,000

1,000

Nhân tố chất lượng phương

tiện hữu hình


,392


,054


,261


7,311


,000


1,000


1,000

Nhân tố chất lượng khả năng

đáp ứng


,239


,054


,159


4,454


,000


1,000


1,000

Nhân tố năng lực

phục vụ

,410

,054

,273

7,650

,000

1,000

1,000

Nhân tố chất lượng sự đồng

cảm


,395


,054


,263


7,370


,000


1,000


1,000

R2

0,493

Nguồn: Tính toán từ dữ liệu khảo sát

Bảng trên được tác giả tổng hợp lại từ phụ lục 04. Kết quả cho thấy hệ VIF của các khía cạnh phân tích đều < 2 và Sig. < 0,05 do đó các biến đều có ý nghĩa thống kê. Qua bảng 4.5 cũng cho thấy tất cả khía cạnh phương tiện hữu hình, khả năng đáp ứng, sự đồng cảm, độ tin cậy, năng lực phục vụ phương tiện hữu hình đều có tác động đến chất lượng dịch vụ tổng thể. Trong đó, khía cạnh năng lực phục vụ tác động mạnh nhất (Beta = 0,273), tiếp theo là sự đồng cảm (Beta = 0,263), phương tiện hữu hình (Beta = 0,261), khả năng đáp ứng (Beta = 0,159) và tác động yếu nhất là khía cạnh độ tin cậy (B = 0,083).

4.2.2. K im định m ô hình nghiên cu

Như đã trình bày, phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu. Ngoài ra, các tiêu chuẩn kiểm định được áp dụng tương tự như trong phân tích CFA đã được đề cập ở trên. Kết quả phân tích SEM thu được như hình dưới đây:


Hình 4 9 Kết quả phân tích SEM của mô hình nghiên cứu lý thuyết chưa có sự 1

Hình 4.9: Kết quả phân tích SEM của mô hình nghiên cứu lý thuyết (chưa có sự tác động của biến điều tiết)

Nguồn: Tính toán từ dữ liệu khảo sát

Kết quả kiểm định độ phù hợp của mô hình nghiên cứu bằng phân tích SEM với kết quả: Chi-Square/df = 2,982 ; GFI = 0,902; CFI = 0,916, TLI = 0,908,

RMSEA=0,068. Kết quả này cho thấy mô hình nếu chưa chịu sự tác động của biến

điều tiết thì hoàn toàn phù hợp với dữ liệu của thị trường.

Phân tích SEM mô hình cấu trúc tuyến tính nhận được kết quả kiểm định dưới đây:

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định mô hình chưa có sự tác động của biến điều tiết



Hệ số ước lượng trung bình

Độ lệch chuẩn

Giá trị tới hạn

Mức ý nghĩa P

SHL

<---

TNXH

0,254

0,028

9,168

***

SHL

<---

UTTH

0,412

0,088

5,168

***

SHL

<---

CLTT

0,576

0,116

4,487

***

LTT

<---

SHL

0,620

0,788

10,135

***

TTTĐ

<---

LTT

0,519

0,050

10,420

***

TTHV

<---

LTT

1,000



***

P: mức ý nghĩa; *** = p <0,001


Toàn bộ tác động trong mô hình lý thuyết nghiên cứu chưa có sự ảnh hưởng của biến điều tiết đều có mức ý nghĩa P-value < 0,05.

Phân tích tác động tới sự hài lòng của 3 yếu tố là trách nhiệm xã hội, uy tín thương hiệu và chất lượng tổng thể thì tác động mạnh nhất thuộc về chất lượng tổng thể (Beta=0,576), tiếp đến là uy tín thương hiệu (Beta=0,412) và cuối cùng là trách nhiệm xã hội (Beta=0,254). Sự hài lòng tác động thuận chiều với lòng trung thành với mức độ mạnh (Beta=0,620).

4.2.3. K im định githuyết nghiên cu

Theo như mô hình nghiên cứu và loại trừ nhóm 5 giả thuyết nghiên cứu về chất lượng dịch vụ tổng thể đã thực hiện ở trên, luận án chia 6 giả thuyết nghiên cứu còn lại thành ba nhóm như sau:

Nhóm 1: Giả thuyết từ H1 đến H3 là các giả thuyết về tác động của chất lượng dịch vụ tổng thể, trách nhiệm xã hội, uy tín thương hiệu đến sự hài lòng.

Nhóm 2: Giả thuyết H4 là tác động của sự hài lòng đến lòng trung thành thương hiệu (chưa có ảnh hưởng của các biến điều tiết)

Nhóm 3: Giả thuyết H5, H6 là tác động của sự hài lòng đến lòng trung thành thương hiệu dưới ảnh hưởng của biến điều tiết là chi phí chuyển đổi và cam kết từ mối quan hệ.

Dưới đây, tác giả sẽ lần lượt trình bày kiểm định các nhóm giả thuyết trong mô hình lý thuyết nghiên cứu:

4.2.3.1. Tác động đến sự hài lòng của khách hàng (Giả thuyết H1, H2, H3)

Ta đã biết tiêu chuẩn kiểm định P-value < 0,05 thì các trọng số về sự tác động có ý nghĩa thống kê. Kết quả ước lượng tại bảng 4.6 cho thấy *** hay P<0,001 và trọng số có dấu dương, điều đó chứng tỏ rằng các biến trách nhiệm xã hội, chất lượng tổng thể và uy tín thương hiệu có tác động thuận chiều đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân gửi tiền tiết kiệm.

Kết quả kiểm định mô hình theo bảng 4.6 ở trên ta có các kết luận sau:

- Chất lượng dịch vụ tổng thể tác động tích cực đến sự hài lòng của khách hàng gửi tiền tiết kiệm (0,576)

- Uy tín thương hiệu tác động tích cực đến sự hài lòng của khách hàng gửi tiết kiệm (0,412)

- Trách nhiệm xã hội tác động tích cực đến sự hài lòng của khách hàng gửi tiết kiệm (0,254)


Như vậy, tất cả các giả thuyết từ H1, H2, H3 đều được chấp nhận. Kết quả kiểm định này sẽ là cơ sở để tác giả đưa ra các giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng cá nhân gửi tiền tiết kiệm sẽ được trình bày ở chương 5.

Tóm lại chất lượng dịch vụ tổng thể, uy tín thương hiệu và trách nhiệm xã hội đều có tác động tích cực đến sự hài lòng của khách hàng gửi tiền tiết kiệm. Trong đó, chất lượng dịch vụ tổng thể được xem là nhân tố tác động mạnh hơn cả đối với sự hài lòng, sau đó là uy tín thương hiệu. Đồng thời, tác động của trách nhiệm xã hội đến sự hài lòng của khách hàng cũng thể hiện tính phức tạp của nó, vì trách nhiệm xã hội bao gồm nhiều yếu tố nội tại: với cổ đông, khách hàng, môi trường xã hội, nhân viên. Minh chứng cho điều này là bởi sự tác động yếu (Beta=0,254) đến sự hài lòng của khách hàng, điều này phù hợp với những nghiên cứu của tác giả tại phần tổng quan.

4.2.3.2. Tác động của sự hài lòng đến lòng trung thành của khách hàng chưa có

ảnh hưởng của biến điều tiết (Giả thuyết H4)

Kết quả ước lượng tại bảng 4.6 cho thấy *** hay P<0,001 và trọng số có dấu dương, điều đó chứng tỏ rằng sự hài lòng của khách hàng có ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu

Kết quả kiểm định mô hình theo bảng 4.6 ở trên ta có các kết luận sau:

- Sự hài lòng của khách hàng tác động tích cực đến lòng trung thành của khách hàng gửi tiền tiết kiệm (Beta=0,620)

- Mức độ ảnh hưởng của sự hài lòng đến lòng trung thành mạnh hơn mức độ ảnh hưởng của các biến trách nhiệm xã hội, uy tín thương hiệu và chất lượng dịch vụ tổng thể đến sự hài lòng.

Như vậy, giả thuyết H4 được chấp nhận, kết quả kiểm định này sẽ là cơ sở để tác giả đưa ra các giải pháp nâng cao lòng trung thành của khách hàng cá nhân gửi tiền tiết kiệm sẽ được trình bày ở chương 5.

Tóm lại sự hài lòng của khách hàng có tác động tích cực đến lòng trung thành của khách hàng gửi tiền tiết kiệm và là nhân tố được xem là có tác động mạnh (Beta=0,620) khi chưa có ảnh hưởng của biến điều tiết, điều này phù hợp với những nghiên cứu của tác giả tại phần tổng quan.

4.2.3.3. Tác động của biến điều tiết đến lòng trung thành (Giả thuyết H5, H6)

Tiếp theo, luận án sẽ kiểm định các giả thuyết H5 và H6, tương đương với kiểm định tác động của yếu tố cam kết từ mối quan hệ và yếu tố chi phí chuyển đổi đến quá trình chuyển đổi từ sự hài lòng đến lòng trung thành của khách hàng. Nghiên cứu này


sử dụng kỹ thuật phân tích hồi quy tuyến tính của Hayes (2013) trong phần mềm SPSS

22.00. Cụ thể, các bước kiểm định được trình bày như dưới đây:

Cam kết từ mối quan hệ và chi phí chuyển đổi là biến điều tiết thuần túy (pure moderator), nghĩa là nó chỉ làm thay đổi quá trình chuyển đổi sự hài lòng sang lòng trung thành. Kiểm định sự ảnh hưởng của hai biến điều tiết tới tác động của sự hài lòng đến lòng trung thành của khách hàng. Trước tiên, tác giả sẽ thực hiện kiểm định đối với từng biến điều tiết riêng biệt, sau đó là kiểm định sự ảnh hưởng đồng thời của hai biến điều tiết trên tới lòng trung thành của khách hàng. Sự ảnh hưởng của những biến điều tiết này tới quá trình chuyển đổi hình ảnh sẽ được thực hiện lần lượt theo các bước phân tích biến điều tiết của Hayes (2013):

Bước 1: Để kiểm định ảnh hưởng của từng biến điều tiết cam kết từ mối quan hệ và chi phí chuyển đổi, tác giả sử dụng mô hình 1 của Hayes (2013) như sau:

Hình 4 10 Mô hình 1 phân tích ảnh hưởng của từng biến điều tiết Nguồn Hayes 2Hình 4 10 Mô hình 1 phân tích ảnh hưởng của từng biến điều tiết Nguồn Hayes 3

Hình 4.10: Mô hình 1 phân tích ảnh hưởng của từng biến điều tiết

Nguồn: Hayes (2013) Trong đó: X là sự hài lòng; Y là lòng trung thành; M là cam kết từ mối quan

hệ; i1 là hằng số; b1, b2 và b 3 là các hệ số hồi quy.

Phương trình hồi quy của mô hình 1: Y = i1 + b1X + b2M + b3XM

Bước 2: để kiểm định ảnh hưởng đồng thời của hai biến điều tiết là chi phí chuyển đổi và cam kết từ mối quan hệ tới lòng trung thành, tác giả sử dụng mô hình 2 của Hayes (2013) như sau:

Hình 4 11 Mô hình 2 phân tích ảnh hưởng đồng thời của hai biến điều tiết 4Hình 4 11 Mô hình 2 phân tích ảnh hưởng đồng thời của hai biến điều tiết 5

Hình 4.11: Mô hình 2 phân tích ảnh hưởng đồng thời của hai biến điều tiết

Nguồn: Hayes (2013)


Trong đó: X sự hài lòng; Y là lòng trung thành; M là chi phí chuyển đổi; W là cam kết từ mối quan hệ; i1 là hằng số; b1, b2, b3, b4 và b5 là các hệ số hồi quy.

Phương trình hồi quy cho mô hình 2: Y = i1 + b1X + b2M + b3W + b4XM

+b5XW

Bước 3: Sử dụng kĩ thuật hồi quy với lệnh PROCESS trong phần mềm SPSS, mô hình thứ nhất xem xét tác động của sự hài lòng đến lòng trung thành đơn thuần. Sau đó, tiếp tục xem xét mô hình này với sự tham gia của từng biến điều tiết. Tiến hành tương tự như vậy với mô hình 2 với sự ảnh hưởng đồng thời của hai biến điều tiết.

Bước 4: Kết quả phân tích mô hình hồi quy cho phép tác giả kiểm định cặp giả thuyết như sau:

Ho: Biến điều tiết chi phí chuyển đổi và mối quan hệ cam kết không ảnh hưởng

đến quá trình chuyển đổi từ sự hài lòng sang lòng trung thành.

H1: Biến điều tiết chi phí chuyển đổi và mối quan hệ cam kết có ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi từ sự hài lòng sang lòng trung thành.

Nếu giá trị P < 0,05 thì bác bỏ Ho, chấp nhận H1; biến điều tiết có ảnh hưởng lên quá trình chuyển đổi từ sự hài lòng sang lòng trung thành. Nếu P-value > 0,05 thì ngược lại, chấp nhận Ho, bác bỏ H1.

Do vậy, với các giả thuyết H5 và H6, phương pháp sẽ được thực hiện theo các bước trên, tác giả tiến hành phân tích hồi quy lần lượt để kiểm định tác động của từng cặp biến tiềm ẩn dưới ảnh hưởng của biến điều tiết.

Như đã phân tích ở chương 1, luận án sử dụng quan điểm của Oliver (1999) để định nghĩa lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu, bao gồm lòng trung thành thái độ và lòng trung thành hành vi. Với giả thuyết H5 và H6 ảnh hưởng của sự hài lòng đối với lòng trung thành dưới hai biến điều tiết là chi phí chuyển đổi, cam kết từ mối quan hệ, tác giả sẽ phân tích tách biệt lòng trung thành thái độ và lòng trung thành hành vi để so sánh mức độ ảnh hưởng của các biến điều tiết tới hai mức độ của lòng trung thành khác nhau như thế nào. Kết quả kiểm định tách riêng lòng trung thành thái độ và lòng trung thành hành vi sẽ cho cái nhìn chi tiết và sâu sắc hơn ảnh hưởng của hai biến điều tiết là cam kết từ mối quan hệ và chi phí chuyển đổi, hỗ trợ đưa ra những khuyến nghị đi vào thực tế kinh doanh của các NHTM.

Như vậy, luận án sẽ thực hiện 6 mô hình nghiên cứu theo kết quả được trình bày dưới đây:


Kiểm định đối với lòng trung thành thái độ

o Sự hài lòng tác động đến lòng trung thành thái độ dưới ảnh hưởng của biến

điều tiết chi phí chuyển đổi

Mô hình = 1: Y = LTTTĐ (Biến phụ thuộc) ; X = SHL; M = CPCĐ

Tóm tắt mô hình

Mô hình

Trong đó: int_1 = SHL x CPCĐ

R2 tăng lên do tác động:

Tác động có điệu kiện của X đến Y tại các giá trị của biến điều tiết:

Giá trị của biến điều tiết định lượng là trung bình và Chuẩn ± 1 từ trung bình

Mức độ tin cậy cho tất cả các khoảng tin cậy là: 95%

Bảng 4.7: Kết quả tổng hợp hồi quy nhằm kiểm định giả thuyết H5 với lòng trung thành thái độ


R

R2

F

df1

df2

p

0,0937

0,0088

5,2702

1,0000

595,0000

0,0000



Hệ số hồi quy

Se

T

P

LLCI

ULCI

Hằng số

0,0100

0,0403

0,2489

0,0036

-0,0691

0,0892

CPCĐF

0,0986

0,3222

1,8729

0,0040

0,1250

0,3500

SHLF

0,0926

0,0403

12,2957

0,0220

0,0134

0,1718

int_1

0,0468

0,2160

3,1268

0,0447

0,0726

0,0864



R2 thay đổi

F

df1

Df2

P

int_1

0,0302

1,028

1,0000

595,0000

0,0220


TDTT

Effect

Se

T

P

LLCI

ULCI

-1,0000

0,5489

0,0437

12,5578

0,0000

0,4631

0,6348

0,0000

0,5123

0,0386

13,2785

0,0380

0,4365

0,5881

1,0000

0,4757

0,0482

9,8669

0,0010

0,3810

0,5704


Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả

Qua bảng trên ta thấy, hệ số hồi quy cho Int_1 (XM) là b3 = 0,0468 và t(595) = 3,1268 có ý nghĩa thống kê (p = 0,0220 < 0,05). Do đó, ảnh hưởng của sự hài lòng đến lòng trung thành hành vi chịu sự chi phối của chi phí chuyển đổi. Kết quả này cho phép chúng ta có thể kết luận: Chi phí chuyển đổi có tác động đến quá trình chuyển đổi từ sự hài lòng đến lòng trung thành thái độ của KHCN gửi tiền tiết kiệm đối với thương hiệu NHTM.

Xem tất cả 229 trang.

Ngày đăng: 12/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí