CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về du lịch Tây Ninh
Diện tích tự nhiên: 4,035.45 km2.
Dân số trung bình: 1,118,153 người (tháng 4 năm 2017).
Đơn vị hành chính: 08 huyện và 01 thành phố trực thuộc tỉnh.
Tây Ninh có địa hình, thổ nhưỡng đa dạng với đồng bằng, rừng, núi, sông, hồ…và khí hậu 2 mùa ôn hòa, chế độ bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định, ít chịu ảnh hưởng của bão và các hiện tượng thời tiết bất lợi. Về vị trí địa lý, Tây Ninh thuộc khu vực Đông Nam bộ, là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có 240 km đường biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia và 2 cửa khẩu quốc tế Mộc Bài và Xa Mát. Cùng với nhiều tài nguyên thiên nhiên và nhân văn đặc sắc là: quần thể di tích Căn cứ Trung ương Cục miền Nam; di tích Chiến thắng đồng khởi Tua Hai - nơi mở màn phong trào đồng khởi vũ trang trong kháng chiến chống Mỹ; núi Bà Đen cao nhất Nam bộ (986m) với truyền thống Động Kim Quang anh hùng và huyền tích Linh Sơn Thánh Mẫu cùng công trình cáp treo - máng trượt đầu tiên ở Việt Nam; hồ Dầu Tiếng với diện tích mặt nước rộng hơn 27,000 ha có nhiều đảo lớn, nhỏ là công trình hồ thủy nông nhân tạo lớn nhất khu vực, phục vụ tưới tiêu cho hơn 72,000 ha đất nông nghiệp trong ngoài tỉnh; Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh - một công trình kiến trúc đặc sắc, nơi thờ phụng của tôn giáo Cao Đài tại Tây Ninh; Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát với hệ sinh thái đa dạng, độc đáo; 2 hệ thống sông Sài Gòn và Vàm Cỏ Đông có giá trị nhiều mặt không chỉ với Tây Ninh mà còn với nhiều tỉnh lân cận; văn hóa ẩm thực với các món ăn đậm tính địa phương… Tây Ninh có tiềm năng trở thành một trong những cửa ngõ đón khách quốc tế, trung tâm du lịch độc đáo của vùng Đông Nam bộ theo hướng văn minh - bền vững thông qua du lịch truyền thống lịch sử, tâm linh tín ngưỡng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch cửa khẩu, mua sắm.
Có thể bạn quan tâm!
- Một số nhân tố tác động đến sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch tại Khu du lịch núi Bà Đen tỉnh Tây Ninh - 1
- Sự Tương Quan Giữa Chất Lượng Dịch Vụ Và Sự Hài Lòng Của Khách
- Di Tích Lịch Sử Căn Cứ Trung Ương Cục Miền Nam:
- Một số nhân tố tác động đến sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch tại Khu du lịch núi Bà Đen tỉnh Tây Ninh - 5
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Nền kinh tế của tỉnh Tây Ninh vẫn chủ yếu là ngành nông nghiệp. Trong khi tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch chưa nhanh và ngành du lịch vẫn chiếm một vị
trí quá nhỏ bé so với toàn bộ nền kinh tế của tỉnh thì những năm gần đây ngành du lịch của tỉnh đã được các cấp lãnh đạo bắt đầu chú ý phát triển nhưng vẫn chưa xứng với tiềm năng vốn có, nó chỉ góp phần nhỏ trong sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà.
Trong những năm qua, du lịch tỉnh nhà phát triển tương đối khá, tiềm năng du lịch từng bước được khai thác. Giai đoạn 2007-2017, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7.3%/năm về khách du lịch, 10.8%/năm về doanh thu; địa bàn phát triển du lịch tiếp tục mở rộng; sản phẩm du lịch và doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch ngày một tăng về số lượng và chất lượng; lượng du khách nội địa và quốc tế tăng, số lượng khách lưu trú, mức chi tiêu và tỷ lệ du khách quay lại tăng; xã hội hóa phát triển du lịch có bước chuyển biến; Khu di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng và du lịch núi Bà Đen tiếp tục là một trong 10 điểm đến hàng đầu của du khách về sức hấp dẫn.
Sự phát triển du lịch đã góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng tích cực, thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển, giải quyết việc làm, góp phần cải thiện bộ mặt nông thôn, phát triển đô thị.
Lượng khách du lịch đến Tây Ninh tăng liên tiếp trong nhiều năm trở lại đây. Mỗi năm, ngành du lịch của tỉnh đón từ 2.2 đến 2.7 triệu khách du lịch trong nước và nước ngoài, doanh thu từ du lịch bình quân năm 2015-2017 tăng trưởng hơn 10%/năm,... Đây là một con số đáng mơ ước đối với nhiều địa phương khác, cụ thể năm 2016 số lượt khách du lịch nội địa đến Tây Ninh là 2.6 triệu lượt khách, năm 2017 là 2.7 triệu lượt khách, doanh thu về lĩnh vực du lịch năm 2017 tăng 10.2% so với cùng kỳ năm 2016. Tuy nhiên, phân tích kỹ, con số ấn tượng này không phản ánh đúng thực chất những sản phẩm, chất lượng du lịch mà Tây Ninh tạo ra trong cách làm du lịch bởi doanh thu từ du lịch năm 2016 của tỉnh chỉ đạt 770 tỷ đồng, chỉ bằng khoảng một phần ba so với doanh thu một năm của khu du lịch Bà Nà (Đà Nẵng). Có thể khẳng định, tổng doanh thu của ngành du lịch Tây Ninh có được chủ
yếu đến từ các loại hình du lịch tâm linh tại khu du lịch quốc gia núi Bà Đen, Tòa thánh Cao Đài,… vào các dịp lễ hội đầu năm.
Năm 2017, ngành du lịch tỉnh Tây Ninh cán mốc con số gần 2.68 triệu lượt khách đến tham quan du lịch. Các chiến lược thu hút khách du lịch nhằm làm gia tăng tốc độ tăng trưởng du lịch cho thấy tỉnh đang khai thác triệt để thế mạnh của ngành “công nghiệp không khói”. Sự phát triển du lịch đã góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng tích cực, thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển, giải quyết việc làm, góp phần cải thiện bộ mặt nông thôn, phát triển đô thị.
Tuy nhiên xét về toàn diện thì những con số của ngành du lịch Tây Ninh đạt được còn chưa xứng với tiềm năng vốn có của mình. Hiên tại vẫn chưa có lời giải thích thấu đáo nào cho câu hỏi là nên làm gì để khai thác tối đa tiềm năng cũng như lợi thế từ đó đẩy mạnh phát triển du lịch của tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Phạm Văn Tân cho rằng: Du lịch Tây Ninh vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế, chưa tương xứng tiềm năng và thế mạnh. Nguyên nhân lớn nhất là do định hướng phát triển du lịch của tỉnh chưa rõ, thiếu tính chiến lược lâu dài, cơ sở hạ tầng còn thiếu, phát triển chậm và chưa đồng bộ, các sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chất lượng sản phẩm thấp... Toàn tỉnh hiện mới có một khách sạn bốn sao do tỉnh đầu tư, còn lại chủ yếu là các nhà nghỉ quy mô nhỏ, không có các trung tâm vui chơi giải trí, điểm dừng chân đáp ứng được nhu cầu cao hơn. Hạ tầng giao thông đã được kết nối đến các địa điểm du lịch nhưng chất lượng lại rất thấp, từ TP Hồ Chí Minh lên Tây Ninh tuy chỉ dài 100 km nhưng khách du lịch phải đi gần ba giờ; cả tỉnh không có nhiều đơn vị có thể tổ chức các tua, tuyến du lịch chuyên nghiệp cho khách thập phương đến tham quan. Các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương còn ít và không đặc sắc, khác biệt, ngoài bánh tráng, muối tôm,… Đáng lo nhất là về nhân lực, bởi Tây Ninh không có đội ngũ được đào tạo để làm du lịch đúng nghĩa mà chỉ sử dụng lao động “tay ngang” từ các lĩnh vực khác,…
1.2. Lý do chọn đề tài
Tây Ninh được đánh giá là tỉnh có tiềm năng về du lịch, Tây Ninh có một nguồn tài nguyên du lịch rất phong phú và đa dạng, nó hội tụ đủ các yếu tố để phát triển các loại hình du lịch từ truyền thống, tâm linh, sinh thái đến mạo hiểm với những cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Trong đó, những mùa du lịch thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân trong và ngoài tỉnh như: Hội xuân núi Bà, Hội yến Diêu Trì của đạo Cao Đài, Lễ vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu…
Sản phẩm của du lịch chủ yếu là dịch vụ, chất lượng dịch vụ. Muốn tạo ra những dịch vụ du lịch có chất lượng đòi hỏi người phục vụ du lịch phải tìm cách điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với đặc điểm tâm lý và hành vi của khách du lịch. Mặt khác khách du lịch là đối tượng trung tâm của hoạt động du lịch, việc nghiên cứu, đánh giá sự hài lòng của du khách cũng sẽ giúp cho chính quyền và cư dân địa phương nơi diễn ra hoạt động du lịch có cách nhìn bao quát hơn, thông cảm hơn, thân thiện hơn nhằm mang lại sự hài hòa hợp lý nhất.
Tuy nhiên trong những vừa năm qua, việc đánh giá sự phát triển của ngành du lịch trên địa bàn tỉnh chỉ dựa trên việc gia tăng số lượng du khách đến tham quan du lịch mà chưa thật sự chú ý đến việc gia tăng chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của du khách. Trong khi đó, chất lượng của dịch vụ mới là yếu tố quan trọng giúp ngành du lịch phát triển một cách bền vững và đạt được doanh thu cao.
Chất lượng của dịch vụ được nhận xét chủ yếu qua các hoạt động của dịch vụ du lịch, trong đó chủ yếu là tài nguyên du lịch, hoạt động dịch vụ lưu trú và ăn uống, an ninh và vệ sinh điểm đến, đặc sản vùng miền, tính thân thiện của con người địa phương…. Trong bối cảnh hội nhập như ngày nay, muốn tận dụng được tất cả các cơ hội phát triển, ngành du lịch Tây Ninh cần cố gắng hơn nữa để nâng cao năng lực cạnh tranh, trong đó cần nâng cao chất lượng của dịch vụ, chú trọng đến sự hài lòng của du khách là vấn đề trọng tâm thiết yếu nhất. Ngành du lịch hiện nay chưa tạo được hình ảnh du lịch tương xứng với câu hỏi đặt ra là tại sao nó không thể đạt được những chỉ số kinh doanh đáng có so với tiềm năng đang được
đánh giá cao của mình? Tại sao du lịch Tây Ninh vẫn chưa tạo được sức thu hút đối với khách du lịch trong nước lẫn du khách nước ngoài thường xuyên mà chỉ theo mùa du lịch - thậm chí lâm vào tình trạng có nhiều du khách “một đi không trở lại”? Để đi tìm được câu trả lời cho vấn đề này, tác giả tiến hành đánh giá sự hài lòng của du khách đối với chất lượng các hoạt động du lịch của tỉnh Tây Ninh. Từ thực tiễn đó, việc nghiên cứu và đề ra các giải pháp để phát triển ngành du lịch Tây Ninh là một đòi hỏi khách quan, cần thiết. Đó cũng là lý do tác giả chọn đề tài “Một số nhân tố tác động đến sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch tại Khu du lịch núi Bà Đen tỉnh Tây Ninh” làm đề tài nghiên cứu.
1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài nghiên cứu là tìm ra những nhân tố thật sự tác động đến sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch tỉnh Tây Ninh. Xác định cụ thể chiều hướng và mức độ tác động của các nhân tố. Từ kết quả của nghiên cứu đưa ra những ý kiến thảo luận nhằm làm tăng sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch của tỉnh Tây Ninh. Từ đó đưa ra những điểm mạnh, điểm yếu cũng như những nguyên nhân của những điểm mạnh, điểm yếu đó và đề xuất các giải pháp cho nhà quản trị nhằm phát triển dịch vụ và gia tăng doanh thu du lịch trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Câu hỏi nghiên cứu: Những nhân tố nào đã thật sự tác động đến sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch của tỉnh Tây Ninh? Chiều hướng và mức độ tác động cụ thể của mỗi nhân tố đó ra sao? Ngành du lịch tỉnh Tây Ninh cần giải quyết các vấn đề gì nhằm nâng cao sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ của mình.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch tỉnh Tây Ninh.
Đối tượng khảo sát là khách du lịch đi du lịch tại núi Bà Đen Tây Ninh.
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Về thời gian: Thu thập dữ liệu từ ngày 11/9/2018 đến ngày 30/9/2018.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng hai phương pháp: phương pháp định tính và định lượng.
Từ mô hình nghiên cứu tác giả đã đề xuất, phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng trong thảo luận nhóm nhằm mục đích điều chỉnh, đề xuất hoặc bổ sung các biến quan sát hay các nhân tố thật sự tác động đến sự hài lòng của du khách nhằm đưa ra mô hình nghiên cứu chính thức và bảng câu hỏi khảo sát dùng trong nghiên cứu định lượng.
Phương pháp nghiên cứu định lượng là tiến hành khảo sát du khách đến Tây Ninh theo bảng hỏi đã được tác giả hoàn chỉnh từ bước nghiên cứu định tính nhằm thu thập nguồn dữ liệu sơ cấp phục vụ cho công tác phân tích kiểm định mô hình. Kiểm tra và đánh giá lại các phiếu trả lời, loại bỏ phiếu không hợp lệ. Tiến hành nhập dữ liệu và xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS 20. Ở phần này tác giả sẽ sử dụng phương pháp kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha và kiểm định nhân tố khám phá EFA, thiết lập mô hình hồi quy thể hiện mức độ tác động của các nhân tố đến sự hài lòng của du khách.
1.6. Đóng góp của đề tài
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về du lịch và dịch vụ du lịch, các nhân tố thuộc môi trường bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch, các tiêu chí đánh giá việc phát triển du lịch.
Phân tích thực trạng phát triển du lịch tại tỉnh Tây Ninh: một số nét khái quát về các tiềm năng phát triển du lịch của Tây Ninh và thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển ngành du lịch trên địa bàn Tây Ninh.
1.7. Kết cấu của luận văn
Luận văn được chia làm 5 chương như sau: Chương I: Tổng quan về đề tài nghiên cứu Chương II: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương III: Thiết kế nghiên cứu
Chương IV: Phân tích kết quả nghiên cứu Chương V: Kết luận và kiến nghị
CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý thuyết về dịch vụ du lịch và sự hài lòng của khách du lịch
2.1.1. Khái niệm về dịch vụ du lịch
2.1.1.1. Du lịch và khách du lịch Du lịch
Du lịch là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư. Du lịch là đi để vui chơi, giải trí hoặc nhằm mục đích kinh doanh; là việc thực hiện chuyến đi khỏi nơi cư trú, có tiêu tiền, có lưu trú qua đêm và có sự trở về. Mục đích của chuyến đi là giải trí, nghỉ dưỡng, thăm thân nhân, công tác, hội nghị khách hàng hay du lịch khen thưởng, hoặc nhằm mục đích kinh doanh. Theo Tổ chức du lịch thế giới (World Tourist Organization – UNWTO), một tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc định nghĩa "Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền”. Định nghĩa của UNWTO về du lịch lại hướng đến chủ yếu là các hoạt động của khách du lịch. Các hoạt động này được quy định là phải diễn ra liên tục trong một khoảng thời gian nào đó nhất định, ở một không gian nào đó nhất định mà không phải là nơi mình định cư sinh sống, và không có mục đích kinh tế (kiếm tiền).
Theo điều 3 chương I của Luật Du lịch năm 2017 thì du lịch được định nghĩa như sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”.
Trong Giáo trình kinh tế du lịch của nhóm tác giả Nguyễn Văn Đính, Trần