Sầm Sơn, Đồ Sơn, Sapa- Lào cai, đền Trần -Nam định, Kim liên -Nghệ An, Cổ Loa -Hà nội)
. Vùng du lịch Trung bộ : 5 khu (Khu du lịch Non nước-Đà nẵng, Mỹ khê-Quảng ngãi, Thuận an-Huế, Mỹ Sơn-Quảng nam, Hội An-Đà nẵng)
. Vùng du lịch Nam Trung bộ và Mam bộ : 8 khu (Khu du lịch Hồ Tuyền lâm-Đà lạt, Núi Bà Đen-tây ninh, Tây sơn - Bình Định, Củ chi-TP.HCM, Long Hải- Vũng tàu, núi Sam-An giang, Mũi nai Hòn Chong- Kiên giang, Mũi né-Bình thuận)
- Nâng cấùp các khu điểm du lịch : Cải thiện nâng cấp các cơ sở vật chất tại các điểm du lịch, bổ sung tiện nghi vệ sinh tại các điểm du lịch, đảm bảo vệ sinh môi trường, thiết bị cứu hộ. Sắp xếp qui hoạch đỗ bãi xe, hệ thống dịch vụ bán hàng lưu niệm, hàng giải khát tại các điểm du lịch.
- Cải thiện môi trường tại các điểm du lịch : Lập lại trật tự an ninh, an toàn vệ sinh tại các điểm du lịch (phối hợp với địa phương). Xây dựng chương trình và thực hiện giáo dục cộng đồng bảo tồn các di tích văn hóa, bảo vệ môi trường tự nhiên xã hội tại các điểm du lịch. Xóa bỏ tệ nạn ăn xin, bán hàng rong, cướp giật tại điểm tham quan, khu du lịch. Phát động phong trào làm sạnh đẹp văn minh trật tự ở điểm du lịch theo chủ đề như : "Hạ long di sản thiên nhiên điểm đến kỳ diệu" hay " Hà nội, miền đất văn hiến - xanh , sạch, đẹp "
- Nghiên cứu đầu tư một số khu du lịch tổng hợp. Khảo sát đầu tư một số khu du lịch trọng điểm, tạo sự hấp dẫn mới nhằm mục đích thay đổi hình ảnh du lịch Việt nam như khu du lịch Tam cốc-Bích động, Phong Nha, Thuận An, Mũi né…
3.4.5.3 Phát triển và xây dựng chiến lược du lịch sinh thái
Với nguồn tài nguyên phong phú, các hệ sinh thái thiên nhiên điển hình, với bản sắc độc đáo của các dân tộc, du lịchViệt nam cần phải đẩy mạnh chiến lược sản phẩm loại hình du lịch sinh thái. Tuy nhiên, hiện nay loại hình này chỉ mới một số ít thực hiện với qui mô nhỏ sản phẩm và đối tượng không rõ ràng.
Để loại hình du lịch sinh thái phát triển bền vững, đòi hỏi xây dựng chiến lược du lịch sinh thái quốc gia, có các dự án vào du lịch sinh thái và đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường quảng bá về du lịch sinh thái Việt nam, qui hoạch chi tiết phát triển khu du lịch sinh thái ở từng khu bảo tồn thiên nhiên, đào tạo đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học, hướng dẫn viên. Mặt khác cần xây dựng cơ sở hạ tầng và nâng cao nhận thức cho nhười dân về du lịch sinh thái. Sau khi có một chiến lược đúng đắn, du lịch sinh thái Việt nam chắc chắn có bước phát triển mạnh mẽ, tạo sức thu hút cho sản phẩm du lịch Việt nam.
3.4.5.4 Nâng cao chất lượng dịch vụ và tiêu chuẩn hóa dịch vụ
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Các Yếu Tố Môi Trường Và Nội Bộ Ngành
- Xây Phương Án Chiến Lược Trên Cơ Sở Vận Dụng Ma Trận Swo
- Tin Học Húa Trong Hoạẽt Động Tiếp Thị – Mở Rộng Quảng Cỏo Và Kờnh Phõn Phối Qua Mạng Toàn Cầu
- Căn Cứ Vào Hình Thức Tổ Chức Hay Theo Phương Thức Thực Hiện.
- Những Hoạt Động Tiếp Thị Hợp Tác Với Các Bạn Hàng Chiến Lược
- Một số giải pháp nhằm phát triển kinh doanh lữ hành quốc tế của ngành du lịch Việt Nam - 11
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Trang 56
Nâng cao sản phẩm du lịch bởi việc nâng cao chất dịch vụ cấu thành trong sản phầm là vấn đề tất yếu. Tuy nhiên không đơn thuần mỗi doanh nghiệp tiến hành thực hiện mà cần thiết có sự thực hiện đồng bộ của toàn ngành du lịch.
Trong dịch vụ khách sạn nhà hàng :
- Hoàn thiện tiêu chuẩn của dịch vụ lưu trú, thực hiện việc thẩm định xếp hạng khách sạn.
- Áp dụng thí điểm tiêu chẩn ISO 9000 về hệ thống chất lượng dịch vụ đối với khách sạn nhà hàng, giúp các khách sạn duy trì được chất lượng phục vụ. Bên cạnh đó khuyến khích các khách sạn có thễ thực hiện ISO-14000 là bộ tiêu chuẩn quản lý chất lượng về môi trường và vệ sinh, an toàn thực phẩm.
- Mở các lớp bồi dưỡng nâng cao tay nghề : buồng bàn, bar, bếp, tiếp tân, ngoại ngữ cho nhân viên khách sạn. Tổ chức các hội thi nghiệp vụ khách sạn.
- Bình chọn 10 khách sạn "top ten" nhằm khuyến khích phong trào nâng cao chất lượng phục vụ.
Trong dịch vụ hướng dẫn và vận chuyển khách :
Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trình độ ngoại ngữ, tạo phong cách phục vụ tận tình chu đáo của đội ngũ hướng dẫn viên và lái xe du lịch :
- Có qui chế trong việc quản lý hướng dẫn viên và lái xe du lịch, nêu cao ý thức trách nhiệm hướng dẫn viên trong việc đảm bảo chất lượng tour, giữ gìn môi trường phát triển du lịch.
- Mở các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức lịch sử văn hóa, địa lý, kinh tế, chính trị ngoại ngữ cho hướng dẫn viên. Có mời chuyên gia nước ngoài tham gia giảng dạy.
- Tổ chức thi hướng dẫn viên du lịch. Kiểm tra định kỳ hoạït động của hướng dẫn và lái xe du lịch.
Trong khâu đón tiếp, dịch vụ khác
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm và thái độ lịch sự hiếu khách của các nhân viên tạïi các cơ quan đại diện nước ngoài, cán bộ hải quan, cửa khẩu. Chấn chỉnh các hoạt động dịch vụ ở sân bay, nhà ga, cảng biển, khuân vác, taxi…
- Nâng cao chất lượng trong lĩnh vực sản xuất, tổ chức bán hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ. Tổ chức tốt việc bán hàng lưu niệm tại các khu du lịch, các khách sạn nhà hàng, trung tâm đô thị, đến điểm tham quan … để nâng cao chất lượng chương trình du lịch.
3.4.6 Đào tạo nhân lực cho nhu cầu lâu dài và trước mắt của ngành
Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của du lịch Việt nam trong thời gian tới. Đây là đề án lớn, tuy chúng ta không đi
Trang 57
sâu ở đây, nhưng trong vấn đề phát triển kinh doanh lữ hành quốc tế, thì vấn đề này là giải pháp quan trọng cần đề cập.
Về lâu dài, toàn ngành cần củng cố lại cơ cấu và chất lượng đào tạo để đưa việc tào đạo vào chính qui và có chất lượng cao. Cần xây dựng chiến lược về đào tạo và phá triển nguồn nhân lực. Tranh thủ sự hợp tác quốc tế để đẩy nhanh công tác tào đạo và phát triển đầy đủ các chuyên ngành du lịch. Hoàn thiện hệ thống đào tạo chuyên môn nghiệp ngành du lịch
Về trước mắt đối với lĩnh vực kinh doanh lữ hành quốc tế cần phải :
- Đào tạo đội ngũ chuyên môn tiếp thị, nghiên cứu thị trường. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao nghiệp vụ về tiếp thị và nghiên cứu thị trừơng cho các doanh nghiệp.
- Đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ quản lý tại các doanh nghiệp
- Đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ hướng dẫn viên, coi trọng việc phát triển trình độ ngoạïi ngữ giao tiếp.
Và dù thế nào, vấn đề đào tạo nhân lực này cần phải đưa vào hành động của chương trình du lịch quốc gia.
3.4.7 Đẩy mạnh hợp tác quốc tế gắn thị trường du lịch với thị trường thế giới và đẩy mạnh liên doanh liên kết.
- Nghiên cứu hình thức và biện pháp hội nhập, gắn thị trường Việt nam với thị trường quốc tế trong hoạt động lữ hành quốc tế.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế thông qua các tổ chức du lịch quốc tế như WTO, PATA… để thu hút nguồn khách. Đẩy mạnh hợp tác về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
- Cần xem lại việc hạn chế liên doanh lữ hành quốc tế. Chính việc liên doanh lữ hành quốc tế đã tạo số lượng không nhỏ khách quốc tế vào Việt nam du lịch, đồng thời tạo sự chuyên môn hóa trong họat động của ngành. Trong khi chúng ta không bị tốn nhiều chi chí quảng bá tiếp thị (vì các công ty mẹ cung ứng khách đã làm thay rất nhiều). Nên chăng chúng ta nên phát triển liên doanh lữ hành để tạo được nguồn khách trong thời cảnh khách nước ngoài vào Việt nam đi tour khan hiếm như hiện nay.
C- Kiến nghị trong mức độ liên ngành – nhà nước (tầm vĩ mô)
3.4.8 Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích hoạt động du lịch
Trong kinh doanh lữ hành, bên cạnh sự hấp dẫn về sản phẩm, khách du lịch cần sự thông thoáng về thủû tục. Thực tế các nước du lịch phát triển như Thái lan, Singapore… đã áp dụng nhều chính sách vá biện pháp nhằm thu hút
Trang 58
khách du lịch quốc tế, trong đó giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho khách rất được coi trọng. Nhằm hạn chế sự giảm sút, tiến tăng lượng khách du lịch quốc tế vào Việt nam, rất cần thiết phải thực hiện giải pháp tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để khuyến khích hoạt động du lịch, tạo sự thông thoáùng thu hút khách du lịch quốc tế.
Mục tiêu là làm sao tạo thêm điều kiện thuận tiện cho khách ở tất cả các nơi khách đến. Thống nhất được cả nước về phí và lệ phí liên quan đến khách du lịch. Tạo môi trường an toàn, văn minh cho du khách nhất là ở các điểm trung tâm và các điểm du lịch, nâng cao hình ảnh du lịch Việt nam, tạo tiền đề cho hội nhập du lịch trên thế giới, thu hút khách vào Việt nam.
Nội dung mà các ngành chức năng cần nhanh chóng tiến hành như sau :
3.4.8.1 Đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập cảnh, quá cảnh đối với khách và hành lý của khách du lịch quốc tế.
- Đối vớùi khách : Kiến nghị A18 - Bộ Công an và cơ quan đại diện ngoại giao nghiên cứu tập trung giải quyết các vấn đề duyệt nhân sự, cấp visa nhanh chóng thuận lợi (trong vòng 24 giờ) và giảm lệ phí visa . Kiến nghị áp dụng miễn visa với khách du lịch tàu biển, khách quá cảnh, tiến hành chính thức việc cấp visa tại cửa khẩu. Từng bước hội nhập chương trình du lịch không biên giới của ASEAN, tiến tới xu thế miễn visa cho khách du lịch. Tại các điểm cử khẩu đông khách du lịch qua lại cần tăng cường cơ sở vật chất nhân sự, bố trí thời gian làm việc hợp lý, trách tình trạnh ùn tắc tắc, chờ đợi khi làm thủ tục nhập xuất cảnh (công an cửa khẩu) và phải có thái độ lịch sự với du khách.
- Đối với hành lý : Tăng cường trang thiết bị, cải tiến qui trình kiểm tra hành lý của khách (hải quan). Cần có sự phới hợp giữa Bộ Văn hóa cùng Hải quan đưa ra các qui định chi tiết về đồ giả cổ và thủ công mỹ nghệ. tạo điều kiện thuận lợi cho hải quan và du khách khi làm thủ tục, tạo cảm giác yên tâm thoải mái và khuyến khích khách mua hàng. Chấn chỉnh tinh thần thái độ phục vụ của nhân viên hải quan, phát động phong trào "nụ cười hải quan"
3.4.8.2 Tăng thêm dịch vụ hệ thống ngân hàng phục vụ du khách :
Trong thời gian qua, dịch vụ ngân hàng của chúng ta còn kém gây hạn chế mua việc mua tour, dịch vụ hàng hoá của khách. Cần kiến nghị Ngân hàng Nhà nước tăng cường các dịch vụ của hệ thống ngân hàng tạo điều kiện cho việc thanh toáùn được đễ dàng hơn. Áp dụng rộng rãi việc thanh toán bằng thẻ tín dụng và séc du lịch. Tăng cường dịch vụ thu đổi ngoại tệ tại các điểm du lịch, nhà hàng, khách sạn…
3.4.8.3 Cải tiến thủ tục kiểm tra, kiểm soát các doanh nghiệp lữ hành,
Trang 59
khách lưu trú ở các điểm lưu trú, không để phiền hà cho du khách quốc tế các doanh nghiệp
3.4.8.4 Điều chỉnh các loại lệ phí liên quan đến khách du lịch, nghiên cứu thống nhất để từng bước áp dụng cơ chế một giá đối với khách du lịch.
Kiến nghị Chính phủ, Bộ tài chính rà soát điều chỉnh các loại lệ phí các hình thức vé liên quan đến du lịch (phí vào cửa, lệ phí bến cảng ) cho hợp lý, ngăn ngừa việc lạm thu, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách. Xóa bỏ lệ phí quay phim chụp ảnh tại điểm du lịch hiện đang tồn tại bất hợp lý từ lâu.
Bộ Tài chính cùng Ủy ban Vật giá cần nghiên cứu triển khai ngay việc áp dụng một giá, sao cho phù hợp để không tạo tạo tâm lý phân biệt đối xử và tăng sức mua hàng của du khách.
3.4.8.5 Xây dựng thực hiện qui chế cho khách du lịch quốc tế được mang phương tiệân giao thông đường bộ vào Việt nam (Bộ giao thông vận tải, Bộ Công An) : Ô tô, mô tô phục vụ cho chuyến đi tham quan du lịch, cần phải có sự ưu tiên, đặc biệt là đối với những đoàn khách đi liên quốc gia và xuyên Việt, tránh tình trạnh phải xin giấy phép chuyến như hiện nay.
3.4.8.6 Đảm bảo tình hình an ninh trật tự và vệ sinh cho du khách
Việc đảm bảo an ninh trật tự và vệ sinh, tạo môi trường tốt cho du khách đã được đề cập. Tuy nhiên vấn đề này không chỉ đơn thuần là thực hiện tại các khu du lịch mà còn là phải thực hiện ở toàn bộ các địa phương trong quá trình vào Việt nam tham quan du lịch. Vấn đề này xin kiến nghị với Bộ Công an và các ngành liên quan và các địa phương thực hiện triệt để vấn đề này. Chương trình du lịch quốc gia phải đưa vấn đề này là trọng điểm cần phải tiến hành ngay và đồng bộ. Chỉ có như vậy, du khách mới an tâm thoải mái khi vào Việt nam du lịch, đáp ứng nhu cầu tham quan giải trí của khách, tạo bộ mặt mới cho sản phẩm du lịch Việt nam.
3.4.9 Hoàn thiện tổ chức nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch, xây dựng hành lang pháp lý đảm bảo cho khách và người kinh doanh du lịch. Có chính sách thu hút đầu tư phát triển du lịch
- Kiện toàn tổ chức và hoàn thiện chức năng nhiệm vụ của cơ quan quản lý ngành (Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch) vừa đảm bảo hiệu quả quản lý ngành, nhưng phải đẩy mạnh công tác xúc tiến du lịch, tạo điều kiện thông thoáng, hỗ trợ hoạt động kinh doanh lữ hành của các doanh nghiệp.
- Xây dựng tốt hành lang pháp lý đảm bảo thuận lợi cho khách vào du lịch cũng như cho người kinh doanh du lịch. Thực hiện pháp lệnh về du lịch và nhanh chóng có ban hành các thông tư hướng dẫn. Nghiên cứu xây dựng chế độ
Trang 60
báo cáo thống kê đúng đắn (xác định rõ khái niệm, các phương pháp thông kê, chế độ báo cáo…) để làm tốt công tác dự báo, dự đoán trong ngành.
- Ngành du lịch phối hợp cùng Bộ Kế hoạch Đầu tư, có chính sách thu hút đầu tư phát triển du lịch mà hiện nay là cần tập trung đầu tư cơ sở vật chất cho các khu, các điểm du lịch.
3.4.10 Giải pháp về vấn đề tài chánh - vốn
Đây là giải pháp mang tính chất hỗ trợ các giải pháp trên. Tấùt cả các giải pháp trên dù mang tầm cỡ vi mô trong nội tại các doanh nghiệp hay vĩ mô toàn ngành, liên ngành thì vấn đề thực thực đều đòi hỏi ngân sách tài chánh, vốn đầu tư thực hiện. Trong mỗi doanh nghiệp khi tiến hành các giải pháp, phụ thuộc điều kiện đặc thù của mỗi đơn vị, trên cơ sở cân đối khả năng tài chính, phát huy thế mạnh của mình mỗi doanh nghiệp tiến hành các giải pháp theo những kế hoạch, chiến lược ngắn hạn và dài hạn nhằm thực thi sao cho có hiệu quả nhất. Trong các giải pháp vĩ mô mức độ toàn ngành, tất yếu phải những kiến nghị với Bộ Tài chính và Chính phủ, tạo cơ chế về tài chính, đáp ứng kinh phí để thực hiện được các giải pháp, khắc phục yếu kém hiện nay, tạo điều kiệïn cho du lịch phát triển.
- Trước hết, để đáp ứng ngay các giải pháp tình thế trên, nguồn tài chính chi thực hiện các giải pháp tầm vĩ mô cần được đầu tư cung cấp từ ngân sách Nhà nước. Kiến nghị Chính phủ dành một ngân sách thích đáng để đầu tư phát triển ngành.Trước hết duyệt kinh phí toàn bộ để chương trình hành động du lịch quốc gia hoạt động. Việc đầu tư, thực thi các giải pháp phải có dự án trọng điểm, không dàn trải và có sự kiểm tra giám sát. Ngay khi có kinh phí, tập trung ngay việc quảng bá, cải thiện môi trường du lịch và vấn đề nhân lực. Hiện nay, chính phủ đã phê duyệt cấp từ ngân sách nhà nước 47.270 triệu trong hai năm (năm 1999 : 19.260 triệu đồng; năm 2000 : 28.010 triệu đồng).
- Huy động kinh phí từ các nhà tài trợ của các thành phần kinh tế, các dự án phát triển theo chương trình viện trợ cho các nước đang phát triển.
- Lập quĩ xúc tiến phát triển du lịch. Kiến nghị xin cơ chế "lấy du lịch nuôi du lịch" , miễn hoặc giảm thuế trong kinh doanh du lịch (đặc biệt là trong kinh doanh lữ hành) hoặc được phép tạo kinh phí bằng việc trích từ thuế thu được do kinh doanh du lịch. Ngoài ra có thể huy động từ các doanh nghiệp du lịch và một phần trích từ lệ phí dịch vụ du lịch.
- Có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài và cả đầu tư trong nước vào các dự án lớn như vui chơi giải trí, sân gold … hoặc các dự án tôn tạo, sửa chữa nâng cấp khu du lịch bằng chính sách thuế ưu đãi, hoặc dùng quĩ đất để tạo nguồn vốn đầu tư.
Trang 61
- Tăng cường và khuyến khích liên doanh trong nước và cả ngoài nước để xây dựng các cơ sở vật chất cho du lịch như khách sạn nhà hàng, xây dựng các quần thể du lịch, tôn tạo điểm du lịch, nâng cấp đường xá, phương tiện vận chuyển …
KẾT LUẬN
Du lịch là ngành kinh tế có xu thế ngày càng phát triển trên thế giới cũng như ở Việt nam. Thu hút khách du lịch quốc tế, phát triển hoạt động lữ hành quốc tế chiếm vị trí đặc biệt trong ngành du lịch, thực sự là một công cụ quan trọng thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế quốc dân.
Việt nam có được tiềm năng du lịch to lớn có điều kiện để thu hút khách du lịch quốc tế và đang quá trình hòa nhập vào thế giới. Sự phát triển của ngành du lịch Việt nam đã có một thành tựu nhất định, đây là một sự nỗ lực lớn đáng khích lệ. Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng, hoạt động lữ hành quốc tế những năm qua tốc độ tăng trưởng có những dấu hiệu chựng lại. Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, bên cạnh những kết quả và những mặt mạnh mà các doanh nghiệp lữ hành quốc tế đạt được, góp phần phát triển hoạt động của ngành, hoạt động lữ hành quốc tế cũng bộc lộ nhiều những yếu kém tồn tại cần phải sớm khắc phục.
Tất cả tình hình đã phân tích , môi trường du lịch không tốt nhhất là an toàn trật tự và vệ sinh, nên mặc dù có tiềm năng to lớn về tài nguyên du lịch nhưng sự yếu kém trong hoạt động nhất là quảng bá tiếp thị, đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự tăng trưởng ngành du lịch nước ta vốn non trẻ. Để bảo vệ và phát huy những thành quảû bước đầu đạt được trong thời gian qua và đối phó với những biến động của tình hình quốc tế và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường
Trang 62
du lịch quốc tế. Cần thiết phải khắc phục các yếu kém, tạo một môi trường du lịch tốt, xây dựng sản phẩm du lịch Việt nam chất lượng cao, chuẩn bị điều kiệân cho các doanh nghiệp du lịch hoà nhập vào thị trường thế giới, từng bước đi vào thế kỷ 21. Phải thực hiện đồng bộ các chiến lược, thực hiện triệt để các giải pháp kiến nghị đã nêu nhằm đẩy mạnh hoạt động lữ hành quốc tế, thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt nam, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của ngành.
Cuối cùng, chúng tôi cũng xin bày tỏ lòng trân trọng trước thành quả mà ngành du lịch đã đạt được và đặt niềm tin tưởng vào sự tiến bộ, phát triển của hoạt động lữ hành quốc tế cũng như ngành du lịch trong tương lai.
DANH MỤC PHỤ LỤC VÀ BIỂU BẢNG
Các phụ lục
Phụ lục 1Các thể loại du lịch
Phụ lục 2Phân loại nhóm hàng trong sản phẩm du lịch
Phụ lục 3Số lượng khách quốc tế phân theo quốc tịch
Phụ lục 4Sự cạnh tranh của các nước có tiềm lực du lịch trong khu vực Phụ lục 5Báo cáo Tình hình An ninh Trật tự của Sở Du lịch TP.HCM. Phụ lục 6Đểà du lịch Việt nam cất cách : Vệ sinh tốt
Phụ lục 7Nghiên cứu sự thành công của Amazing Thai lan
Phụ lục 8Tiềm năng về văn hóa lễ hội và loại hình các múa nhạc dân tộc
Phụ lục 9Tiềm năng về danh lam thắng cảnh - tuyến điểm
Phụ lục 10Tiếp thị trong du lịch
Phụ lục 11Nghiên cứu các thị trường mục tiêu
Các bảng biểu
Trang 63