Đánh Giá Các Yếu Tố Môi Trường Và Nội Bộ Ngành

chuyên ngành về du lịch mà chủ yếu là từ ngành các chuyên ngành kinh tế và ngành ngoại ngữ. Công tác bồi dưỡng đào tạo còn yếu kém, tồn tại lớn nhất là chưa xây dựng được chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Đội ngũ lao động trong ngành được tăng cường nhiều nhưng thiếu hợp lý về cơ cấu : Những công việc liên quan đến việc thu hút khách như cán bộ làm công tác tiếp thị, quản1ý lữ hành, hướng dẫn chuyên đề… vừa thiếu lại vừa yếu. Do đó dẫn đến sự thiếu chuyên nghiệp của một số doanh nghiệp. Đội ngũ hướng dẫn viên, hiện nay khá hoàn thiện nhưng chủ yếu vẫn là tiếng Anh, Pháp, các hướng dẫn cho thị trường khác còn rất ít. Theo ông Bùi Xuân Nhật Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Du lịch thì khó khăn của công tác tiếp thị ngành du lịch, một phần do thiếu vốn. Nhưng cái thiếu quan trọng nhất, là thiếu những người giỏi ngoại ngữ, giỏi thực hiện công tác tiếp thị, có khả năng trình bày, thuyết phục khách đến Việït nam.

2.2 ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VÀ NỘI BỘ NGÀNH

Trên cơ sở phân tích đánh giá môi trường bên ngoài và môi trường bên trong của ngành du lịch, chúng ta đánh giá được các mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, bất trắc của ngành trong hoạt động lữ hành quốc tế và xây dựng ma trận SWOT:

2.2.1 Những điểm mạnh (Strengths)

Tiềm năng để phát triển du lịch rất to lớn với sự ưu đãi của thiên nhiên về phong cảnh, bãi biển khí hậu. Có thế mạnh để phát triển du lịch sinh thái.

Với một nền văn hóa đặc sắc và bề dày lịch sử , nhiều di tích, , công trình kiến trúc cổ, tạo điều kiện thu hút khách.

Người dân hiếu khách.

Tài nguyên du lịch cho phép có thể tạo nhiều loại hình du lịch đa dạng, sản phẩm phong phú.

Các cảnh quan thiên nhiên chưa đươc khai thác nhiều, còn một phần sơ khai, tự nhiên

Trình độ công nghệ đang dần được tích lũy, hoàn thiện

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Nguồn nhân lực dồi dào

2.2.2 Những điểm yếu (Weaknesses)

Một số giải pháp nhằm phát triển kinh doanh lữ hành quốc tế của ngành du lịch Việt Nam - 5

Chưa có sự chuyên nghiệp cao trong kinh doanh lữ hành quốc tế, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt nam kém chất lượng sản phẩm chưa cao, giá cả cao và môi trường tư nhiên du lịch bị tàn phá, ô nhiễm.

Chính sách phát triển du lịch của Nhà nước còn nhiểu bất cập, nhận thức về phát triển du lịch chưa nhất quán, chưa đi rộng sâu vào các ngành cũng như vào mỗi người dân

Cán bộ quản lý và chuyên môn còn thiếu và yếu kém, đặc biệt là trình



Trang 32

đội ngũ tiếp thị, nghiên cứu thị trường

Chưa có sự đầu tư đồng bộ cho sự phát triển của ngành, thiếu vốn, ngân sách để quảng bá và đầu tư phát triển

Sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chủ yếu là các tour truyền thống, chưa đáp ứng nhu cầu của khách - bán cái mình có chứ chưa bán cái khách cần. Tiềm năng du lịch chưa trở thành sản phẩm du lịch hoàn chỉnh có tính chất cạnh tranh cao

2.2.3 Các cơ hội (Opportunities)

Nền chính trị và kinh tế ổn định. Ngành du lịch đang được Nhà nước quan tâm định hướng phát triển, coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn

Giá cả rẻ, tỷ giá ngoại tệ cao là điều kiện thu hút du khách và thu hút đầu đầu tư vào du lịch

Có tiềm năng để phát triển du lịch. Cơ sở vật chất và các dịch vụ cho kinh doanh lữ hành đang phát triển mạnh.

Cơ sở vật chất và các dịch vụ cho kinh doanh lữ hành đang phát triển mạnh, đặc biệt là dịch vụ lưu trú khách sạn, dịch vụ giải trí.

Bùng nổ thông tin toàn cầu hóa khiến các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận nhanh chóng và hiệu quả vào thị trường.

2.2.4 Các mối đe dọa (Threats)

Đối thủ cạnh tranh mạnh (Tháilan, Singapore) có trình độ công nghệ du lịch phát triển cao. Đối thủ tiềm tàng có tiềm năng du lịch mạnh.

Thị trường đòi hỏi chất lượng sản phẩm ngày càng cao và phong phú hơn, thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách

Du lịch Việt nam phát triển sau còn lạc hậu và chưa hoà nhập được thị trường quốc tế. Thông tin về du lịch Việt nam trên thị trường thế giới còn quá ít, thậm chí còn sai lệnh.

Các yếu tố xã hội của môi trường du lịch không tốt, an ninh trật tự cho khách du lịch kém.

Bảng 7 : Ma trận SWOT (trang sau)

Nhận xét chung :

Tất cả tình hình trên phân tích ở trên, chúng ta thấy rằng mặc dù có tiềm

năng to lớn về tài nguyên du lịch nhưng thực trạng còn nhiều yếu kém trong hoạt động lữ hành quốc tế đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến du lịch nước ta vốn non trẻ. Để bảo vệ và phát huy những thành quảû bước đầu đạt được trong thời gian qua và đối phó với những biến động của tình hình quốc tế và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường du lịch quốc tế. Cần thiết phải khắc phục các yếu kém


Trang 33

nêu trên chuẩn bị điều kiệân cho các doanh nghiệp du lịch từng bước đi vào thế kỷ 21, hòa nhập với thị trường du lịch quốc tế và khu vực; cần thiết phải xây dựng một chiến lược trong kinh doanh lữ hành quốc tế là một bộ phận chủ yếu của chiến lược phát triển du lịch, mặt khác cần thiết có ngay một loạt giải pháp tình thế, chính sách tháo gỡ nhằm duy trì tốc độ phát triển của ngành.


Trang 34

Chương 3


CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN KINH DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ


3.1 TIỀM NĂNG VÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH VIỆT NAM

Du lịch chỉ có thể phát triển được trong những điều kiện và hoàn cảch thuận lợi. Các điều kiện du lịch có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau và thúc đẩy du lịch phát triển. Để phát triển du lịch mỗi đất nước cần phải có tiềm năng du lịch, là điều kiện cơ bản để xây dựng các chương trình du lịch thu hút khách và tổ chức các chương trình đa dạng. Ta tạm chia các tiềm năng đặc trưng thành hai loại :

+ Thiên tạo : Phong cảch đẹp - Sự phong phú về thắng cảch - Bãi biển tự nhiên - khí hậu nhiệt đới - giao thông đường thủy - Con người hiếu khách - Hoa quả nhiệt đới

+ Nhân tạo : Thành phố - Bảo tàng và những đài kỷ niệm - Lịch sử sống động, nền văn hóa phong phú- lễ hội - dân tộc ít người - đồ ăn ngon

Đất nước Việt nam ở cực Đông Thái Bình Dương, rộng 329.000 km2 dân số trên 70 triệu, nằm hoàn toàn trên vành đai nhiệt đới Bắùc bán cầu có khí hậu ôn hòa, địa hình với 3/4 là núi cộng với bờ biền dài trên 3000 km với nhiều bãi tắm đẹp. Thiên nhiên đã phú cho Việt nam nhiều phong cảnh hùng vĩ, hữu tình. Mặt khác Việt nam lại ở vào trung tâm của Đông nam Á, nằm trên luồng du lịch lớn của thế giới từ Bắc Mỹ sang Á châu từ Nhật sang Đông Nam Á, từ châu Âu sang châu Á và từ châu Úùc sang châu Á. Ngoài ra Việt nam còn có những vùng cao nguyên khí hậu mát mẻ quanh năm như Đà lạt, Sapa... đó là những “phòng lạnh thiên nhiên” ở giữ xứ nhiệt đới tràn ngập ánh mặt trời.

Với điều kiện địa lý tự nhiên, lịch sử văn hóa… đã tạo cho Việt nam có tiềm năng du lịch dồi dào : Tiềm năng du lịch biển, rừng, vùng núi cao, hang động, kiến trúc cổ, lễ hội … Chính những tiềm năng này có thể tạo cho du lịch Việt nam thế mạnh về tour du lịch sinh thái đang rất rất thu hút du khách quốc tế. Việt nam có những khu rừng quốc gia nổi tiếng với những bộ sưu tập phong phú về động vật thực vật nhiệt đới như rừng quốc gia Cúc phương, rừng quốc gia Cát bà, rừng quốc gia Công đảo …. Bên cạnh những khu rừng này còn có những vùng tràm chim và sân chim nổi tiếng. Sân chim Minh hải có tới hơn 80 loài chim, vùng Chàm chim Tam nông Đồng tháp v.v… Ngoài những vùng tiềm năng



Trang 35

trên, Vệt nam còn nghiều vùng đất hoang sơ và những tiềm năng du lịch khác chưa được khai thác đước góc độ du lịch.

Tiềm năng của các nguồn tài nguyên du lịch nước ta đa dạng, giàu bản sắc cả về thiên nhiên (bãi biển, hang động, nước nóng, nước khoáng, đảo, nhiều cảch quan độc đáo, điển hình...) lẫn nhân văn (các di tích lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc những phong tục tập quán , các làng nghề và truyền thống văn hóa đặc sắùc của các dân tộc) có thể cho chúng ta phát triển cả du lịch biển lẫn du lịch núi, du lịch dài ngày lẫn ngắn ngày với nhiều loại hình du lịch khác nhau như : tham quan, nghỉ dưỡng , thể thao, nghiên cứu khoa học, hội chợï, hội nghị…

Cũng như các nước khác trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, văn hóa Việt nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của hai nền văn minh phương Đông là Trung quốc và Ấn độ. Ngoài ra cộng đồng các dân tộc Việt nam gồm hơn 50 dân tộc lớn, bé khác nhau, trong hơn 100 năm lại chịu ảnh hưởng của nền văn hóa phương Tây. Chính vì lẽ đó mà Việt nam có một nền văn hóa hết sức đa dạng phong phú, nó vừa các sắc thái cổ điển truyền thống của phương Đông lại tiếp thu bản sắc hiện đại lãng mạng của phương Tây. Du khách đến Việt nam cũng rất hào hứng với lễ hội của dân tộc Việt nam, với những múa lân, múa rồng... với những buổi họp chợ của vùng cao nguyên có những cô gái trong bộ y phục rực rỡ muôn màu, muôn vẻ. Hơn nữa họ không thể dửng dưng trước các cô gái Việt nam nhỏ nhắn với tà áo dài thướt tha, kín đáo nhưng rất gợi cảm và đầy quyến rũ. Đây là một nét độc đáo thể hiện nét đặc trưng cho một dân tộc, nó có giá trị phi thời gian. Mong muốn của khách du lịch không đơn thuần ngắm nhìn vẻ đẹp thiên nhiên tại những danh lam thắng cảnh mà còn có nhu cầu tìm hiểu đất nét sinh hoạt văn hóa truyền thống dân gian cũng như đời sống hiện tại. Chính vì vậy lễ hội và các loại hình nghệ thuật ca múa nhạc dân tộc là tiềm năng có sức thu hút khách rất lớn.

Phụ lục 8- Tiềm năng về văn hóa (lễ hội và loại hình các múa nhạc dân tộc)

Tài nguyên du lịch của nước ta được phân bố thành từng cụm hình thành các môi trường du lịch điển hình trong toàn quốc. Mỗi môi trường du lịch có một sắc thái riêng, tạo nên những tuyến du lịch xuyên quốc gia không lặp lại giữa vùng này và vùng khác không làm nhàm chán khách du lịch. Mặt khác các tài nguyên du lịch này lại nằm gầøn các đô thị lớn , các cửa khẩu quốc tế quan trọng tạo thuận lợi cho việc đi lại, ăn ở thăm viếng của du khách.

Xét về mặt lịch sử, hai cuộc chiến tranh kéo dài hàng chục năm qua tại Việt nam đã thu hút sự chú ý của nhiều dân tộc trên thế giới và để lại biết bao nhiêu những di tích và những sự kiện lịch sử hết sức quí giá cho ngành du lịch. Có thể nói các du tích văn hóa - lịch sử là những điểm không thể thiếu được


Trang 36

với những chương trình tour của khách du lịch khi đến Việt nam. Tiềm năng du lịch Việt nam cả về thiên nhiên và lịch sử rất phong phú và đa dạng, có thể khai thác các tài nguyên với tuyến điểm trải dài theo chiều dài đất nước. Nghiên cứu cụ thể về tiềm năng du lịch xét về mặt địa lý du lịch và tuyến điểm chúng ta có thể khai thác theo 3 vùng du lịch :

Tuyến điểm du lịch phía Bắc - Tiềm năng vùng du lịch Bắc bộ (Phần 1

phụ lục 9 )

Tuyến điểm du lịch miền Trung - Tiềm năng vùng du lịch Bắc Trung bộ (Phần 2 - phụ lục 9 )

Tuyến điểm du lịch phía Nam- Tiềm năng vùng du lịch Nam Trung bộ và Nam bộ (Phần 3- phụ lục 9)

Ngoài ra, một điều cơ bản của một đất nước phát triển du lịch là phải có một chế độ chính trị ổn định, không bạo động khủûng bố, đảm bảo đời sống dân cư an hòa. Điều này thì chắc cũng không cần phải nêu lại về tình hình của nước ta, một đất nước hoà bình độc lập và yên dân. Khi nói đến thế mạnh du lịch quốc gia chúng ta không thể quên một yếu tố rất quan trọng, đó là thái độ mến khách. cũng là thế mạnh của du lịch Việt nam.

Nằm ở cửa ngõ giao lưu quốc tế, chúng ta có đủ điều kiện phát triển giao thông cả về đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không nối liền Việt nam với các quốc gia trên thế giới. Trong thời gian vừa qua, do cơ sở hạ tầng của chúng ta còn yếu (giao thông vận tải, cơ sở lưu trú....), cộng với phần nào trì trệ của cơ chế quản lý nên chúng ta chưa khai thác được tiềm năng sẵn có trên. Nhưng hiện tại, với chính sách mở cửa và phương hướng đẩy mạnh du lịch và đầu tư nước ngoài thì các yếu kém trên sẽ và đang được khắc phục.

Hàng không Việt nam và các hãng hàng không quốc tế đang lần lượt mở thêm các chuyến bay ở Việt nam. Số lượng khách ngày càng cao và chất lượng phục vụ đang được cải thiện. Phần nào, do tác dụng của sự cạnh tranh, các du khách đã có thể đến Việt nam dễ dàng hơn, được phục vụ chu đáo hơn trên các máy bay ngày càng hiện đại dần.

Các công trình và dự án đầu tư vào Việt nam càng ngày càng nhiều. Đường xá, các cơ sở hạ tầng, giao thông thông tin liên lạc hiện càng phát triển. Việt nam đã có thể hòa nhập dễ dàng vói thế giới, có điều kiện thu hút các du khách vào Việt nam. Đặc biệt các dự án đầu tư đã thực hiện trong thời gian qua, con số dự án đầu tư chủ yếu là các khách sạn và du lịch. Đầu tư nước ngoài mở rộng địa bàn ra một số tỉnh ven biển và miền núi của miền Bắc và miền Trung. Đến nay cả nước đã có gần 200 dự án liên doanh với nước ngoài vào lĩnh vực du lịch được cấp giấy phép đầu tư, với tổng số vốn đăng ký gần 5,5 tỷ US$ . Bắt


Trang 37

đầu đã có những dự án lớn như Non nước, khu nghỉ mùa hè Hồ tây, liên doanh Noga, Thuận An (Thừa Thiên Huế)... Hiện có 156 dự án đang triển khai (trong đó có 102 khách sạn, 12 sân GOLF , 10 câu lạc bộ, văn hóa thể thao giải trí với tổng số vốn đăng ký trên 4,82 tỷ USD, phân bố ở 23 tỉnh thành phố. 1‌

Hiệân nay, cả nước có tổng số 56 nghìn buồng có 29 nghìn buồng phục vụ được khách quốc tế. So với 1993, xây mới được khoảng 7 nghìn buồng các loại, chuyển 9 nghìn buồng nhà khách sang kinh doanh. Đã xếp hạng từ 1 đến 5 sao cho 313 khách sạn, đã có nhiều khá sạn lớn cao cấp 5 sao qui mô từ 200 đến 600 buồng liêndoanh vối các hãng khách sạn hàng đầu thế giới được đưa vào sử dụng, khai thác đã làm thay đổi căn bản diện mạo ngành khách sạn của nước ta2. Năm 1997 ở Việt nam ngành du lịch đã có 78 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và có 222 doanh nghiệp lữ hành nội địa. Năm 1998 đã có 90 doanh nghiệp lữ hành quốùc tế. Tính đến thời điểm hiện nay, có hơn 100 doanh nghiệp lữ hành quốc tế.

Những cố gắng tiến bộ đó đãõ tác động trực tiếp xu hướng tăng trưởng du lịch trong những năm vừa qua và sẽ phát huy tác dụng trong những năm tới. Chúng ta có thể tin tưởng rằng : Việt nam có tiềm năng phát triển du lịch, nếu chúng ta quan tâm, đầu tư thỏa đáng hơn nữa, sẽ đưa tới sản phẩm du lịch của Việt nam ngày càng có chấât lượng cao và Việât nam trở thành một điểm du lịch rất hấp dẫn. Ngành công nghiệp “không có khói” sẽ khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch dồi dào của Việt nam và chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi nhuận.

3.2 PHƯƠNG HƯỚNG - MỤC TIÊU

Ngành du lịch nước ta nói chung, hoạt động lữ hành quốc tế nói riêng tuy cũng đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, nhưng còn nhiều yếu kém và gặp nhiều khó khăn trong tình hình cạnh tranh hiện nay. Để thực hiện phương hướng chung phát triển nhanh du lịch làm cho Việt nam trở thành trung tâm thương mại-du lịch-dịch vụ tầm cỡ trong khu vực như Đại hội Đảng lần thứ VIII đề ra, trong thời gian tới cần thực hiện hai nhiệm vụ có tính chiến lược đối với ngành : Một là, xây dựng định hướng chiến lược phát triển du lịch là một bộ phận trong tổng thể phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển kinh tế đối ngoại của nước ta; trên cơ sở đó vạnh ra những mục tiêu cụ thể để xây dựng chương trình quốc gia phát triển du lịch. Hai là, đề ra và thực thi nhanh chóng các chính sách, biện pháp tình thế và cấp bánh nhằm duy trì tốc độ tăng cường của ngành, giữ vững các thị trường truyền thống, mở rộng thị trường mới, nâng


1,2 Số liệu Báo cáo Tổng kết 22/12/1998 của Tổng cục Du lịch


Trang 38

cao chất lượng sản phẩm du lịch, tạo thêm sản phẩm mới mang đậm đà màu sắc dân tộc.

Trong mỗi thời kỳ phát triển, cần có mục tiêu cụ thể phù hợp với xu thế phát triển. Đánh giá những tiềm năng và tình hình thực tại, mục tiêu đặt ra cho ngành trong đó có hoạt động lữ hành quốc tế giai đoạn sắp tới là:

Mục tiêu kinh tế

- Nâng cao hình ảnh sản phẩm du lịch Việt nam trên trường quốc tế, tạo lực cho các doanh nghiệp trong kinh doanh lữ hành quốc tế để có khả năng cạnh tranh. Tiếp cận và hoà nhập vào thị trường du lịch thế giới. Thu hút và đẩy nhanh số lượng khách vào Việt nam du lịch trọn gói. Tạo sự phát triển của toàn nghành du lịch, thực sự đưa du lịch thành ngành kinh tế quan trọng, tương xứng với tiềm năng du lịch của đất nước.

- Mục tiêu phấn đầu về lượng khách là năm 2000 đón được 2 triệu khách du lịch quốc tế, thu nhập xã hội từ du lịch quốc tế trên 1105 triệu USD, mức tăng trưởng bình quân là 6-7%. Tổng thu nhập xã hội về du lịch khoảng 1,4 tỷ USD. Nhịp độ tăng trưởng GDP du lịch là 7% năm, tỷ lệ GDP du lịch trong GDP quốc gia đạt 3.3% vào năm 2000. Tạo đà tăng trưởng mạnh cho kinh doanh lữ hành quốc tế và ngành du lịch các năm tiếp theo.

Mục tiêu ngoại giao và về văn hóa xã hội :

Các sản phẩm du lịch sẽ phát triển phù hợp với sự phát triển quan hệ đa phương, kích thích mối quan hệ hữu nghị với các nước. Đồng thời gắùn liền với việc giữ gìn phát huy truyền thống văn hóa đặc thù của địa phương, bảo tồn môi trường nhân văn trong sạch, khai thác tốt các di sản văn hóa có giá trị giàu bản sắc dân tộc, các di tích lịch sử, lễ hội, công trình văn hóa phục vụ phát triển du lịch.

Mục tiêu môi trường, an ninh quốc gia và trật tự xã hội

- Phát triển các sản phẩm lữ hành phải chú ý bảo vệ, giữ gìn môi trường, nhất là môi trường sinh thái. Cải thiện môi trường sinh thái đang bị ô nhiễm tại các danh lam thắng cảnh và bãi biển, rừng thiên nhiên. Phát triển du lịch và bảo vệ môi trường là hai mặt cần bổ sung trong một mục tiêu hành động, nếu kết hợp được hai mặt sẽ kích thích phát triển du lịch.

- An ninh quốc gia và trật tự xã hội cũng tác động tương hỗ với việc phát triển sản phẩm du lịch. Phát triển du lịch phải đảm bảo vấn đề ninh quốc gia và trật tự xã hội. Phối hợp được cùng công an và các ngành để đảm bảo được mục tiêu trên. Đồng thời chính sự đảm về trật tự an ninh, trật tự xã hội là tạo gia môi trường để thu hút du lịch quốc tế, tạo điều kiện để du lịch phát triển.


Trang 39

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/12/2022