Tin Học Húa Trong Hoạẽt Động Tiếp Thị – Mở Rộng Quảng Cỏo Và Kờnh Phõn Phối Qua Mạng Toàn Cầu

Doanh nghiệp cũng có thể tạo những cơ hội để xây dựng mối quan hệ với khách hàng bằng các hình thức như tổ chức Hội nghị khách hàng, tổ chức Hội thảo, thăm dò ý kiến khách hàng.

3.4.2 Tin học húa trong hoạẽt động tiếp thị – Mở rộng quảng cỏo và kờnh phõn phối qua mạng toàn cầu

Ngày nay, tin học đang được ứng dụng hầu hết trong mọi ngành và đã phát huy được hiệu quả rất cao. Hoạt động du lịch nói chung, hoạt động tiếp thị du lịch nói riêng cũng sẽ phát huy hiệu quả cao nếu có sự giúp đỡ của tin học. Tất cả các chiến lược biện pháp tiếp thị của doanh nghiệp khi thực hiện, đều có các dữ liệu thông tin cần được lưu trữ và xử lý nên công cụ điện toán là công cụ không thể thiếu.

+ Lập ngân hàng dữ liệu về thị trừơng, khách hàng, sản phẩm tạo các phân hệ xử lý thông tin.

Công tác quản lý và nghiên cứu thị trường phải có đầy đủ và nắm chắc các thông tin dữ liệu về :Thông tin dữ liệu của thị trường, chi phí, các dữ liệu về giá khách sạn, nhà hàng, vận chuyển và các thông tin về tuyến điểm. Nó phải được cập nhật đầy đủ và thường xuyên. Từ đó hình thành các cơ sở dữ liệu về giá thành, giá bán sản phẩm và cho phép ra các quyết định đúng đắn trong chính sách giá, chính sách sản phẩm... Các dữ liệu này có rất nhiều mẩu tin và luôn cần được xử lý kịp thời. Nếu chỉ là làm bằng tay và lưu giữ bằng sổ sách thì công việc sẽ không có kết quả và tốn rất nhiều nhân công lao động. Vì trong cạnh tranh thời gian là yếu tố vô cùng quan trọng.

Cần thiết thiết lập hệ thống data và phải được thực hiện mã hóa các dữ liệu cần thống kê xử lý như mã khách, mã khách sạn, mã tour … Tiến hành lập trình xử lý theo các phân hệ chính như sau :

1. Phân hệ quản lý khách hàng

2. Phân hệ quản lý chi phí, giá cả

3. Phân hệ quản lý dữ liệu nghiên cứu thị trừơng, khách hàng

4. Phân hệ xử dụng các sử dụng các dữ liệu cho công tác kế toán

Tùy thuộc vào khả năng và điều kiện của mỗi doanh nghiệp có thể ứng dụng các phần mềm thích hợp, có thể sử dụng các ứng dụng sẵn có về quản trị, về dữ liệu địa lý, nhân chủng học… và có thể viết các phần phân hệ bằng các hệ quản trị dữ liệu như Foxpro, Asess hay Visual Fox … Thiết lập được các phân hệ trên công tác quản lý và tiếp thị sẽ có hiệu quả cao.

+ Nối mạng thông tinh toàn cầu : Với việc bùng nổ thông tin như hiện nay và để khắc phục sự thiếu thông tin về sản phẩm du lịch Việt nam đến thị trường


Trang 48

thế giới, cách hiệu quả và nhanh nhất là hãy vào mạng. Các doanh nghiệp nên thiết kế cho mình một website, nó sẽ khắc phục yếu kém trong tiếp thị quảng cáo, sẽ tạo cho doanh nghiệp kênh phân phối tuy rất “dài” mà lại rất “ngắn”.

Để việc kinh doanh du lịch trên internet có hiệu quả, cần có một website tốt để chuyển tải quảng cáo thông tin sản phẩm. Tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp chưa tạo được website tốt và nội dung hình thức không đúng nguyên tắùc của quảng cáo. Hầu như còn mang năng tính phô trương, hình thức và rất khó load vì tham lam đưa quá nhiều nội dung thừa (về cơ cấu tổ chức, ngày thành lập, đơn vị chủ quản….) hay scan nhiều ảnh (ảnh giám đốc, văn phòng,tiền sảnh

….).

Nhưng thế nào là một website tốt ? Các website trên internet được mô tả như là cuốn từ điển để cho khách hàng tra cứu lựa chọn sản phẩm, có nghĩa là sự cung cấp thông tin. Điều then chốt được tính đến, nhất là khi mở đầu trang web (home page) là : Phải hấp dẫn nhưng đơn giản để nó hiện nhanh nhất (nguyên tắc KISS : keep it simple or stupid); gây sự chú ý, tạo sự thích thú thúc giục người xem xúc tiến mua sản phẩm (nguyên tắùc AIDA). Thiết kế trang chủ dễ đọc và truy xuất nhanh, nó phải được viết bằng thứ tiếng Anh chuẩn, đúng ngữ cảnh và ít hình ảnh để dễ lật qua trang kế. Những độc giả khó tính đặc biệt là người Mỹ chỉ thích xem những trang chủ hiện nhanh, thường bỏ qua các trang truy xuất chậm. Lôi kéo khách hàng ghé mắt vào web site của doanh nghiệp : một trang thiết kế tốt bao giờ cũng hay được truy nhập, nó cần được kết nối vào các công cụ dò tìm nổi tiếng như Yahoo, Excite, American Online (AOL) … và cần nối với các trang đồng dạng như nối với trang web của hãng hàng không, của hiệp hội du lịch quốc tế như PATA, WOT, JATA… Các web cần nêu những thông tin thực tế, cập nhật thường xuyên đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin của khách hàng về sản phẩm và không quên phải có địa chỉ, số thiện thoại, fax, e- mail để khách liên hệ.

Nhìn chung, không phải internet quyết định việc kinh doanh có hiệu quả mà chính các nhà quản trị, nhà tiếp thị kinh doanh du lịch quyết định tính hiệu quả khi đưa thông tin và giao dịch trên mạng internet. Với sự nghèo đói thông tin như chúng ta hiện nay, các doanh nghiệp cần nhanh chóng đẩy mạnh việc áp dụng công cụ thông tin toàn cầu này để thị trường biết tới sản phẩm du lịch Việt nam, thu hút được các đối tác và nguồn khách đi tour.

3.4.3 Mở rộng việc nghiên cứu thị trường và thực hiện phân khúc thị trưỡng, tiếp cận thị trường mục tiêu.

Công việc này tuy rất quan quan trọng nhưng chưa được coi trọng ở các


Trang 49

doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cố gắng tìm hiểu, xây dựng tuyến điểm nhưng xây dựng tuyến điểm xong không có khách hoặc cứ đi chào bán các tour đã xây dựng mình cho là thuận tiện hợp lý, nhưng thực ra không phù hợp với du khách (ví dụ khách Pháp thì thích tìm hiểu văn hóa, thăm rừng núi thiên nhiên, khách Nhật bản và Đài loan lại thích đi chơi hưởng thụ…). Chỉ tăng cường sáng tạo tour tuyến mà không nghiên cứu thị trường không thực hiện phân khúc thị trường tìm ra thị trường mục tiêu để tiếp cận, chỉ thực hiện bán cái mình có mà không bán cái khách cần thì không thể thu hút khách phát triển kinh doanh lữ hành quốc tế. Do đó, nghiên cứu thị trường và xác định thị trường mục tiêu là nhằm để làm điểm xuất phát cho các chiến lược maketing.

Cơ sở của việc phân đoạn thị trường (Phần A- phụ lục 11)

Nghiên cứu thị trường khách du lịch Pháp

+ Tình hình và thị hiếu khách Pháp (Phần B- phụ lục 11)

+ Các vấn đề đòi hỏi khi tiếp cận và giới thiệu sản phẩm tại thị trường du lịch Pháp :

Đối với thị trường Pháp để tiếp cận thị trường nên cô gắng áp dụng các biện pháp trực tiếp. Hiệu quả việc tiếp cận qua internet không cao như đối với thị trừơng khác, vì trên mạng chủ yếu là tiếng Anh, tâm lý người Pháp không thích vấn đề này.

Xu hướng hiện nay của thị trường khách du lịch Pháp : Nhằm tạo ra sản phẩm du lịch đáp ứng cho nhu cầu thị trường, cần phải dựa trên xu hướng của thị trường này. Xu hướng của khách du lịch Pháp là tham quan tìm hiểu văn hóa dân tộc Việt nam và nghỉ ngơi. Trong hai xu hướng này tham quan tìm hiểu chiếm tỷ trọng lơn hơn.

Các doanh nghiệp lữ hành cần phải dựa trên cơ sở xu hướng của thị trường khách pháp tâm lý khách Pháp để có sự tiếp cận thích hợp. Xuất phát từ xu hướng của khách Pháp, doanh nghiệp lữ hành Việt nam cần giới thiệu cho thị trường này những nội dung sau :

- Các danh lam thắng cảnh, rừng thiên nhiên

- Các di tích lịch sử

- Nền văn hóa dân tộc Việt nam thể hiện qua lễ hội

Việc giới thiệu này các doanh nghiệïp cũng đã làm nhưng nội dung chưa phong phú, chưa sắc sảo, cần phải thực hiện nội dung theo các tour chuyên đề với chất lượng cao hơn. Tạo ra những sản phẩm phong phú dựa trên đặc thù và tài nguyên của du lịch Việt nam, sản phẩm không đơn thuầøn là ngắm cảnh thiên



Trang 50

nhiên mà hướng du lịch vào chủ đề, những vấn đề khách quan tâm để phát triển tri thức. Du khách Pháp muốn đến thăm nhiều khu vực khác nhau của Việt nam : từ Bắc bộ đến Trung bộ, từ Hà nội đến TP.HCM và vùng đồng bằng Nam bộ… điều này cũng đễ hiểu vì sự hiện diện của người Pháp trên khắp đất nước Việt nam trước kia đã để lại dấu ấn qua các công trình kiến trúc, văn hóa địa danh lịch sử. Do vậy, sản phẩm tiếp cận thị trường khách là những tour chuyên đề, tuyến dài. Đây chính là cách níu chân khách, từ đó kéo dài thời gian lưu trú của khách.

Nghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật bản

+ Tình hình và thị hiếu khách Nhật bản (Phần C -phụ lục 11)

+ Việc gì cần làm đối với thị trường Nhật ?

Các doanh nghiệp cần chào bán các chương trình tour thỏa mãn sự tham quan nghỉ nghơi giải trí cho du khách Nhật và điều cần lưu tâm là khách Nhật không đi sâu vào dân dã, họ đòi hỏi điều kiện phục vụ phải tốt, chất lượng cao.

Ở tầm vĩ mô (ngoài các giải pháp chung sẽ đề cập), để thu hút được khách Nhật nhiều hơn, vấn đề trước tiên là chúng ta phải hạn chế và tiến tới xóa bỏ những trở ngại như đã nêu và cần có một kế hoạch maketing ở tầm quốc gia dành cho thị trường này. Một văn phòng đại diện của Tổng cục du lịch Việt Nam tại Nhật là điều kiện tốt nhất để tuyên truyền, quảng bá tại chỗ, kế đến là tài liệu quảng bá bằng tiếng Nhật. Trong điều kiện kinh phí hạn hẹp như hiện nay, hình thức rẻ tiền và hiệu quả nhất có lẽ là mới các nhà làm phim, nhà báo Nhật đến Việt Nam du lịch, để khi về nước họ tuyên truyền rộng rãi về nước ta, góp phần tăng lượng thông tin và nâng cao hình ảnhViệt Nam trong mắt người Nhật. Cuối cùng là đào tạo đội ngũ nhân viên du lịch giỏi tiếng Nhật để tiếp xúc và làm việc với khách.

Nghiên cứu thị trường khách Mỹ

+ Thị trường khách du lịch Mỹ đối với Việt nam, khuynh hướng và sở thích của du khách Mỹ (Phần D - Phụ lục 11)

+ Các vấn đề đòi hỏi và các hoạt động cần gia tăng trong việc tiếp cận thị trường Mỹ :

Đối với du khách Mỹ, giới trẻ không thích tour theo dạng trọn gói chỉ người lớn tuồi thích du lịch thưởng ngoạn. Theo thống kê của Plog Research Inc về loại hình du lịch khách Mỹ sử dụng năm 1998 căn cứ trên số tuổi như sau

:


Trang 51

Bảng : 10 Nguồn Plog Research 1


Dưới 35

Tuổi

35-44

45-54

55-64

Trên 65

Du lịch tự do (FITs)

84%

88%

86%

85%

75%

Tour có hướng dẫn (escorted tour)

2

2

3

5

13

Tour trọn gói toàn phần (Packaged)

7

6

7

5

7

Tour trọn gói từng phần (Partical Package)

5

4

4

5

5

Tổng cộng

100%

100%

100%

100%

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Một số giải pháp nhằm phát triển kinh doanh lữ hành quốc tế của ngành du lịch Việt Nam - 7


Căn cứ vào dữ liệu về loại hình tour với số tuổi, chúng ta giới thiệu tour vào Việt nam cần chú ý đến dạng FITs nên cho giới trung niên và đưới 65 bán các dịch vụ riêng lẻ. Tâp trung giới thiệu tour trọn gói cho khách lớn tuổi. Loại sản phẩm cần gắn liền với du lịch sinh thái và gắn liền với tuyền thống văn hóa, các điểm di tích lớn. Du khách Mỹ chú ý nhiều đến những sinh hoạt mang tính sự kiện, lưu ý trong chương trình cần nhiều hình thức vui chơi giải trí, các bữa ăn tối thịch soạn tổ chức tại nơi có ý nghĩa lịch sử, tạo niềm tự hào cho người khách, ăn hoặc tiếp tân long trọng. Thời gian tham quan của chương trình không nên quá 4 giờ vì khách quan tâm đến nghỉ nghơi nhiều hơn (trái với du khách Pháp thích tậân dụng thời gian để tìm hểu, khám phá) và họ rất chú ý tới an toàn thực phẩm và tính mạng khi đi du lịch.

Để đáp ứng khuynh hướng và tiếp cận thị trường này cần gia tăng các hoạt động sau :

- Cần mở các điểm du lịch ở nông thôn, bờ biển. Đa dạng hoá sản phẩm du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch đặc thù về văn hóa và lịch sử. Dạng tour chọn gói phải là các dịch vụ cao cấp, "thưởng ngoạn".

- Đặt sự ổn định về chính trị và an toàn và an ninh lên hàng đầu vốn là yếu tố tích cực khuyến khích du khách Mỹ.

- Thị trường Mỹ (về không gian) vốn rộng lớn, theo chuyên gia nhiên cứu thị trường của ASTA (bà Sorensen) khuyên là trong tiếp thị không nên lập Văn phòng ở Mỹ vì không quả, chỉ cần một vài nhân viên tiếp thị làm đầu mối làm tiếp thị và hợp tác với hãng lữ hành Mỹ làm chân "rết" và sữ dụng nhiều ấn phẩm (đặc biệt là guide book). Khu vực Bắc Mỹ rất thiếu thông tin về thị trường Việt nam nhưng không nên dùng báo chí để quảng cáo mà đặc biệt chú trọng đến quảng cáo, giới thiệu sản phẩm qua internet. Đây là công cụ truyền tải thông tin quan trọng và phổ biến rất hiện nay đối với người Mỹ.



1 ASTA EGENCY MANAGEMANT , Charactristics of Packaged Tour Travelers, trang 10-11 volume 68 2/1999


Trang 52

B- Các giải pháp trong mức độ ngành du lịch (tầm vĩ mô)

3.4.4 Quảng bá tuyên truyền sản phẩm du lịch Việt nam

Công tác quảng bá và tuyên truyền về du lịch Việt nam là công tác rất quan trọng không chỉ thực hiện được bởi tự các doanh nghiệp, nó đòi hỏi phải thực hiện tầm quốc gia. Vấn đề là không chỉ đơn thuần qua phương tiên đại chúng tuyên truyền về du lịch mà quan trọng là việc quảng bá sản phẩm du lịch Việt nam ra ngoài nước. Hiện nay, chương trình du lịch quốc gia vẫn chỉ mới đang quảng bá mạnh trong nước, việc thực hiện quảng bá ra nước ngoài chưa tiến triển được nhiều. Nội dung cần thực hiện giải pháp này như sau :

Ở trong nước, việc quảng bá mục tiêu là góp phần chuyển biến và nâng cao nhận thức của các ngành và địa phương và toàn xã hội về sản phẩm du lịch Việt nam, đưa ý thức phát triển sản phẩm du lịch Việt nam của toàn dân. Ngành du lịch phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng về du lịch Việt nam về hoạt động của du lịch Việt nam, đặc biệt là các sự kiện du lịch, ý nghĩa của việc phát triển sản phẩm du lịch Việt nam, ý nghĩa của sự đóng góp trong hành động của mỗi người dân trong việc thu hút khách du lịch quốc tế. Tuyên truyền giáo dục trong cộng đồngvề du lịch, Về in ấn, phối hợp với các cơ quan văn hóa, in ấn các ấn phẩm phục vụ cho sự hoạt động của ngành như : Sách hướng dẫn du lịch, sách nhiệp vụ, sách về lễ hội, tiềm năng du lịch các địa phương, bản đồ … và các thông tin quảng cáo phục vụ cho du khách tại các sân bay, các khu du lịch, các trung tâm, thông tin qua điện thoại…

Ở ngoài nước, đõy là phần cụng tỏc mà toàn ngành cần phải tập trung thực hiện nhằm nõng cao hỡnh ảnh của Việt nam núi chung và sản phẩm du lịch Việt nam núi riờng vớiứ thế giới :

- Xác định thị trường trọng điểm để tuyên truyền quảng bá. Tham gia các hội nghị và diễn đàn quốc tế. Như diễn đàn du lịch Asian (ATF) hàng năm, tham gia các hội chợ du lịch để tiếp cận thị trường mục tiêu. Các hội chợ như ITB (Berlin Đức), Hội chợ JATA Conggress & Show-Tokyo Nhật bản, Hội chợ ITE Hongkong, hội chợ WTM (Lonlon) và tiến tới tham hội chợ ở Mỹ với phương thức "Mái nhà chung Việt nam"

- Khai thác internet : Ngoài việc các doanh nghiệp "bước chân" vào mạng cần phải nâng cấp website đã có của ngành (www@vietnamtouristm.com) để hấp dẫn du khách quan tâm đến du lịch Việt nam, mà đặc biệt là thu hút các hãng lữ hành của các thị trừơng mục tiêu. Cần phải có sự đầu tư lớn cho việc thiết kế website này vì nó là bộ mặt của du lịch Việt nam trên mạng thông tin toàn cầu, phải kết nối được trang web này với các website đồng dạng của các tổ chức du lịch quốc tế và có đường dẫn tới các website của các doanh nghiệp lữ hành quốc


Trang 53

tế.

- Xuất bản các ấn phẩm du lịch về sản phẩm du lịch Việt nam : Phân phối

rộng rãi tại các hội chợ, hội thảo quốc tế, các thị trường trọng điểm, các đại sứ quán, văn phòng đại diện du lịch tại nước ngoài, các hãng lữ hành outbound lớn của các thị trường trọng điểm… Cụ thể là sách, ảnh về giới thiệu các vùng du lịch trọng điểm, poster về phong cảnh Việt nam, các chương trình du lịch, sách hướng dẫn du lịch, bản đồ du lịch Việt nam, tập gấp…. Xuất bản tạp chí du lịch, sách giới thiệu lễ hội, món ăn Việt nam bằng tiếng Anh, Pháp, Hoa, Nhật.

- Xây dựng các phim, video, quảng cáo truyền hình và các sản phẩm như CD-ROM, Video-CD cho các trọng điểm du lịch.

- Tuyên truyền trên truyền hình và báo chí nước ngoài : Giới thiệu về du lịch Việt nam "Việt nam-điểm đến của thiên niên kỷ mới" với CNN, truyền hình Pháp, Nhật bản… Mời các hãng truyềnhình tại các nước là thị trường trọng điểm thăm để tuyền tải thông tin về du lịch Việt nam. Thường xuyên chủ động cung cấp thông tin về du lịch Việt nam cho các hãng thông tấn, truyền hình lớn, đặc biệt là các phóng viên thường trú của họ tại Việt nam.

- Phối hợp với chặt chẽ các tổ chức du lịch quốc tế như WTO, PATA, ASEANTA… Khai thác sự hỗ trợ của các tổ chức này để tuyên truyền cho hoạt động du lịch Việt nam. Tổ chức các đoàn đoàn quốc tế đến khảo sát Việt nam.

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đặïït Văn phòng tại diện tại nước ngoài. Xin chính phủ và kinh phí đặt văn phòng đại diện Du lịch Việt nam tại các thị trường trọng điểm. Trước mắt, tổ chức ngay mạng lưới tuyền truyền giới thiệu du lịch Việt nam thông qua các cơ quan diện ngoại giao ở nước ngoài, các đại lý của hàng không quốc gia. Thông qua Thương vụ Sứ quán để thực hiện xúc tiến du lịch, giới thiệu sản phẩm du lịch Việt nam với các hãng lữ hành nước sở tại (đây chính là kinh nghiệâm rất thành công của Amazing Thái lan).

3.4.6 Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Việt nam :

3.4.5.1 Phát triển du lịch văn hóa gắn với các lễ hội dân tộc :

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có liên quan mật thiết đến hoạt động văn hóa. Chính giá trị văn hóa dân tộc đặc sắc làm cho sản phẩm du lịch thêm sức thu hút du khách quốc tế, các sinh hoạt văn hóa - lễ hội trở thành sự kiện hấp dẫn thu hút khách du khách quốc tế.

Nội dung cần thựïc hiện là chọn một số lễ hội tiêu biểu, nâng cấp và tổ chức khai thác như một sản phẩm du lịch để thu hút khách du lịch quốc tế. Tuy nhiên, tránh tình trạng một số lễ hội gần đây trong chương trình du lịch quốc gia đang tổ chức mặc dù rất qui mô long trọng nhưng mang nặng hô hào hình thức, "mình khai thác ta" mà chưa gắn các lễ hội này vào sản phẩm du lịch Việt nam,


Trang 54

không hiệu quả. Không thể cứ tổ chức lễ hội chỉ là các ban ngành đến dự phát biểu, thi ẩm thực, biểu diễn ta với ta nhìn nhau rồi xong, chỉ tác dụng phần nào thu hút khách nội địa. Các lễ hội cần phải được chương trình hóa trước cụ thể, có đầy đủ giới thiệu, thuyết minh cho du khách và được đưa vào trong các trình, là một phần cấu thành trong sản phẩm của các doanh nghiệp lữ hành để chào bán. Gắn lễ hội là một phần đặc sắùc trong chương trình tour, du khách khi mua tour tham dự sẽ được thưởng thức lễ hội văn hóa đặc sắc này.

Trong thời gian trước mắt, có thể quảng bá và chương trình hóa gắn vào sản phẩm các lễ hội văn hóa sau đây (việc gắùn lễ hội vào sản phẩm du lịch nên là các lễ hội văn hóa đơn thuần, không nên gắn với mục đích tuyên truyền chính trị) để thu hút khách :

Lễ hội điển hình 3 miền :

- Miền Bắùc : Hội Gióng (Hà nội), Lễ hội đền Hùng (Phú thọ), Lễ hội chùa Hương (Hà tây), lễ hội chọi trâu (Đồ sơn), lễ hộäi Yên tử (Quảng ninh)

- Miền Trung : Hội thả diều Huế, Lễ hội quan Thế Âm (Đà nẵng), lễ hội Đâm Trâu, lễ hội cồng chiêng, lễ hội thi voi (Tây Nguyên), lễ hội Tây sơn Đống đa (Bình định), hội Katê (Ninh thuận)

- Miền Nam : Múa mâm đồng nam Bộ, Núi Bà đen (Tây ninh), Oóc Om Boóc và đua ghe ngo (Sóc trăng), lễ hội Nghinh Ông (Vũng tàu- Duyên Hải), đua bò (An giang)…

Lễ hội kỷ niệm : Festival Huế 2000, kỷ niệm 990 Thăng long Hà nội…

Đề nghị lập kế hoạch xây dựng chương trình Nghệ thuật Múa rối nước phục vụ khách du lịch quốc tế tại TP, Hồ Chí Minh như ở Hà nội đã làm.

3.4.5.2 Phát triển và nâng cấp các khu, điểm du lịch

Cho đến nay so với các nước, Việt nam chưa có một khu du lịch hoàn chỉnh nào. Để cải thiện chất lượng sản phẩm du lịch nhằm thu hút nhiều hơn khách du lịch quốc tế, lưu chân khách nhiều ngày hơn và để lại ấn tượng đẹp cho du khách tại các điểm du lịch, thì việc nâng cấp cơ sở vật chất và cải thiện môi trường (môi trường tự nhiên, xã hội, trật tự an ninh, an toàn) các điểm du lịch là việc làm rất cấp bách.

Nội dung cần thực hiện bao gồm :

- Khảo sát 21 điểm thuộc 3 vùng du lịch toàn quốc nhằm điều tra thực trạng thu thập số liệu liên quan làm có sở cho việc đánh giá và lựa chọn các điểm du lịch cần đầu tư nâng cấp để xây dựng tuyến điểm

. Vùng du lịch Bắc bộ : 8 khu (Khu du lịch Tam cốc-Bích Động, Hương Sơn,


Trang 55

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/12/2022