Giải Pháp Phát Triển Của Ngành Du Lịch Việt Nam Đáp Ứng Yêu Cầu Của Hội Nhập‌

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA HỘI NHẬP‌

KINH TẾ QUỐC TẾ TRONG THỜI GIAN TỚI


I. DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Việt Nam gia nhập WTO là cơ hội để hấp dẫn khách điều kiện nước ngoài đến với Việt Nam

Sự kiện gia nhập WTO giúp tin tức, hình ảnh về điểm đến Việt Nam xuất hiện một cách ấn tượng, dồn dập trên các kênh truyền hình, thông tấn nước ngoài. Nhờ đó, thương hiệu Việt Nam được thế giới biết nhiều hơn. tương lai gần, các công ty trong nước sẽ tiếp cận nhiều thị trường. Khách các nước có thể chủ động tìm đến và chúng ta không phải lần dò, tìm kiếm nguồn khách mới mà không biết hiệu quả tới đâu. Hơn nữa, khách du lịch sẽ yên tâm khi tìm đến Việt Nam, với vai trò là một thị trường mới nhưng có những điểm tương đồng với nước họ, vì đã vào sân chơi chung của thế giới. Theo Tổng Giám đốc công ty du lịch Vietravel Nguyễn Quốc Kì, bạn bè quốc tế sẽ có cách nhìn mới về Việt Nam, qua khám phá những di sản thế giới, cảnh đẹp tự nhiên, văn hoá độc đáo, kinh tế - chính trị ổn định, lòng hiếu khách của người dân..., chứ không chỉ là đất nước anh hùng trong chiến tranh chống ngoại xâm. Ông Kì cho biết thêm, việc gia nhập WTO với các cam kết mở cửa gần như hoàn toàn trong mọi lĩnh vực kinh tế, cũng tạo cơ hội để Việt Nam điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống luật pháp cho phù hợp với quốc tế. Thời gian thành lập doanh nghiệp được rút ngắn, hồ sơ giấy tờ không cần thiết được bãi bỏ... sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư, góp phần cải thiện, phát triển cơ sở hạ tầng du lịch vốn còn rất thiếu và yếu trong nước.

Trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam đang đứng trước vận hội mới, vị thế Việt Nam đã được nâng lên, “sân chơi” rộng mở và luật chơi cũng rõ ràng. Tiến trình hội nhập WTO sẽ thúc đẩy việc cải thiện và mở rộng các mối quan hệ kinh tế song phương, đa phương giữa Việt Nam và thế giới, góp phần giúp môi trường đầu tư kinh doanh nói chung và trong lĩnh vực du lịch nói riêng của nước ta

ngày một thông thoáng hơn, cạnh tranh tự do và bình đẳng hơn. Do vậy khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia và huy động được nhiều nguồn vào các hoạt động kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực du lịch.

Gia nhập WTO, Việt Nam sẽ thực sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới vì WTO là tổ chức gồm 151 thành viên, chiếm khoảng 90 tổng thương mại dịch vụ toàn cầu. Với những lợi thế do WTO mang lại, Việt Nam có điều kiện để tăng cường tiếp cận thị trường của các nước thành viên khác, mở rộng thị trường du lịch, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến từ các nước.

Sau khi gia nhập WTO, khả năng thu hút vốn FDI của ta ngày càng được cải thiện, trong đó có một nguồn lớn vốn đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Đây là nguồn vốn quan trọng để phát triển ngành du lịch nước ta theo kịp trình độ của các nước trong khu vực và trên thế giới. WTO đang mở ra những viễn cảnh đầu tư mới. Hiện tại nhiều tập đoàn kinh tế mới đang hướng sự chú ý đến Việt Nam và sẽ “đổ bộ” vào đầu tư đón đầu trong lĩnh vực du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Hội nhập cũng tạo cơ hội học hỏi kiến thức, kinh nghiệm, trình độ quản lí, tổ chức khai thác kinh doanh du lịch từ những nước có nền du lịch phát triển; giúp đào tạo đội ngũ nhân lực theo kịp trình độ quốc tế. Sự dỡ bỏ những rào cản còn cho phép gia tăng luồng lưu chuyển du khách giữa các nước. Bên cạnh đó, sức ép cạnh tranh do hội nhập cũng tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy tiến trình đổi mới, hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp du lịch nhằm tồn tại và phát triển một cách bền vững.

Tuy nhiên, hội nhập WTO cũng được xác định là một thách thức quyết liệt đối với ngành du lịch. Du lịch Việt Nam trong giai đoạn ban đầu gia nhập WTO, cho nên các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch vừa phải hợp tác, vừa tìm hiểu cơ chế và luật chơi quốc tế. Vì vậy có nhiều hạn chế và khó khăn, trong khi hệ thống luật pháp chưa hoàn chỉnh. Thực tế năng lực cạnh tranh của du lịch nước ta còn thấp bởi dịch vụ chưa đa dạng, cơ sở hạ tầng không theo kịp tốc độ phát triển, chất lượng dịch vụ còn kém, giá cả cao, sản phẩm du lịch ít phong phú, dẫn đến du lịch nước ta chưa giữ chân được khách, kéo dài thời gian lưu trú, tỉ lệ khách quay lại lần hai còn thấp.

Tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tới ngành dịch vụ du lịch Việt Nam - 11

Hội nhập sẽ tạo áp lực rất lớn cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam trong cạnh tranh. Phần lớn doanh nghiệp du lịch của ta thuộc loại vừa và nhỏ, chất lượng dịch vụ hạn chế, năng lực quản lí thấp. Đội ngũ nhân lực du lịch thiếu và yếu về trình độ ngoại ngữ và kinh nghiệm, nhất là thiếu những người có chuyên môn cao. Quá trình hội nhập, mở cửa cũng có thể tạo ra nguy cơ phá hoại môi trường và cảnh quan du lịch nếu không có sự quan tâm và những biện pháp quản lí hiệu quả. Đó là một số thách thức chính đang đặt ra đối với ngành du lịch nói chung và các doanh nghiệp du lịch Việt Nam nói riêng khi gia nhập WTO.

2. Vị thế ngày càng tăng của Việt Nam trên trường quốc tế khơi dậy trí tò mò, ưa khám phá của khách du lịch nước ngoài

Những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, sự hỗ trợ của các ban, ngành liên quan và nỗ lực tự thân của toàn ngành, du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đang từng bước hội nhập vào quá trình phát triển của du khách thế giới. Vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định và nâng cao.

Việt Nam ngày càng nổi lên như một điểm đến an toàn thân thiện. Vị thế Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế do hiệu ứng năm APEC Việt Nam, thành viên WTO, uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, hàng loạt Diễn đàn, Hội nghị Quốc tế, sự kiện ngoại giao, kinh tế, văn hoá, thể thao quốc tế tổ chức tại Việt Nam. Nước ta đang hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng rộng và sâu. Vị thế cạnh tranh tầm quốc gia của Việt Nam ngày càng lớn… Những nhân tố mới này là thời cơ chung của cả nền kinh tế, nhưng trước hết và trực tiếp nhất là ngành du lịch phải nắm lấy và biến thành sức mạnh vật chất, thành động lức tăng trưởng bởi du lịch gắn liền với hoà bình, an ninh và ổn định.

Đồng thời, quan hệ quốc tế của ngành du lịch Việt Nam ngày càng mở rộng, Việt Nam đã tích cực tham gia vào nhiều diễn đàn hợp tác du lịch song phương và đa phương của khu vực và thế giới. Du lịch Việt Nam còn mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế, kí kết 38 hiệp định hợp tác du lịch song phương cấp Chính phủ với các nước trong và ngoài khu vực, thiết lập quan hệ với hơn 1.000 hãng du lịch của hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Về hợp tác đa phương, Việt Nam đã kí hiệp định hợp

tác du lịch đa phương 10 nước ASEAN, chủ động tham gia các chương trình phát triển du lịch. Chúng ta còn tham gia tích cực và hiệu quả vào các diễn đàn hợp tác du lịch quốc tế và khu vực như Tổ chức Du lịch thế giới, hợp tác du lịch ASEAN, Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương, chương trình phát triển du lịch tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, hợp tác hàng lang Đông Tây, hợp tác du lịch sông Mê Kông - sông Hằng, tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng Du lịch APEC 2006 được bạn bè quốc tế đánh giá cao và trong năm 2009, Việt Nam đăng cai tổ chức Diễn đàn Du lịch ASEAN. Hiện nay nước ta còn là thành viên của các tổ chức du lịch: ASEANTA, PATA, UNWTO.

Từ chỗ đứng vào nhóm cuối của ASEAN, hơn 10 năm qua, Việt Nam đã vươn lên vượt qua Philippines, chỉ còn đứng sau 4 nước du lịch phát triển hàng đầu là Thái Lan, Singapore, Malaysia và Indonesia. Thương hiệu Việt Nam đang ngày càng được khẳng định và đề cao. Trong một báo cáo mới được công bố gần đây của công ty phát triển thương hiệu Future Brand đưa ra, Việt Nam xuất hiện ở vị trí thứ 7 thế giới về tốc độ tăng trưởng du lịch và sẽ là một trong 10 điểm đến hàng đầu của du lịch thế giới trong 10 năm tới. Khách du lịch cung như báo chí nước ngoài đều nói về Việt Nam với nhận xét chung: Việt Nam là điểm đến mang nhiều nét Á Đông hấp dẫn, gợi mở những khám phá, nhưng điều quan trọng nhất đây còn là điểm đến thân thiện, an ninh được đảm bảo trong một thế giới đầy biến động. Đối với du lịch, nhân dân thế giới sẽ biết đến hình ảnh mới của Việt Nam; sẽ tò mò, mong muốn tìm hiểu đất nước mà hình ảnh vốn gắn với chiến tranh và nghèo đói đã, đang và sẽ thay đổi thế nào. Do vậy, lượng khách du lịch đến Việt Nam sẽ ngày càng tăng. Đặc biệt, với cục diện chính trị ổn định, hệ thống cơ chế chính sách, luật pháp minh bạch, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ đến đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn nữa, mang lại những đổi thay lớn lao cho ngành du lịch nước nhà.

Trong tương lai, với những thành tựu đã đạt được, ngành du lịch Việt Nam sẽ còn nỗ lực huy động sức mạnh tổng hợp tạo bước đột phá để Việt Nam sớm trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ trong khu vực.

3. Ngành du lịch của Việt Nam được Nhà nước coi là ngành kinh tế mũi nhọn

Trong bản báo cáo “Các cơ hội của ngành công nghiệp du lịch Việt Nam (2007-2009)”, hãng nghiên cứu công nghiệp toàn cầu RNCOS dự báo Việt Nam sẽ lọt vào danh sách 10 điểm du lịch hấp dẫn nhất thế giới vào năm 2016. Theo tính toán cảu RNCOS, trong năm 5 tới (2008-2011), tốc độ tăng trưởng của ngành dng du lịch Việt Nam luôn đạt mức trên 14% và đây cũng là “một trong những nền kinh tế thể hiện sự tăng trưởng ấn tượng nhất ở châu Á”. Các chuyên gia kinh tế của RNCOS khẳng định, nhờ sự bùng nổ của ngành công nghiệp du lịch, sẽ có thêm nhiều cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho người dân và sự tăng sức mua. Ngành du lịch cũng sẽ đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Giao thông, y tế và các ngành công nghiệp liên quan khác cũng sẽ được hưởng lợi từ sự bùng nổ của du lịch. Báo cáo nhấn mạnh: “Du lịch nằm trong số những ngành công nghiệp tăng trưởng nhanh nhất tại hầu hết các nước trên thế giới. Tại các nước châu Á, Việt Nam nằm trong số những điểm du lịch đạt tỉ lệ tăng trưởng cao nhất. Trong những năm gân đây, Việt Nam chào đón khách du lịch từ nhiều nước, nhiều khu vực”

Thực hiện chủ trương của Đảng: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế quốc tế. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển19. Đảng đã có những chủ trương và quan điểm đúng đắn, toàn diện thông qua hàng loạt những điều chỉnh về cơ cấu kinh tế, về nâng cao sức cạnh tranh, về luật pháp, chính sách và cơ chế sao cho phù hợp với thực tế nước ta, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, thể hiện rõ trong các điều khoản của các hiệp định song phương và đa phương. Những quan điểm trên đã tác động không nhỏ đến ngành du lịch.

Đảng và Nhà nước đã xác định “Phát triển du lịch với vai trò một ngành kinh tế mũi nhọn là hướng tích cực để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các ngành khác phát triển, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất




19 Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010

nước20. Ngành du lịch cần phải nâng cao tỉ trọng trong khối ngành dịch vụ, góp phần tăng tỉ trọng của khu vực dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân, chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phát triển du lịch phải tạo ra những điều kiện thuận lợi thúc đẩy nhanh sự phát triển của các ngành liên quan: vận tải, bảo hiểm, ngân hàng, các ngành sản xuất hàng hoá. Du lịch phát triển phải đóng góp tích cực vào việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, nhằm đạt mục tiêu đến 2010 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, Việt Nam sẽ nằm trong nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực. Hơn nữa, “phát triển du lịch nhanh và bền vững, tranh thủ khai thác mọi nguồn lực trong và ngoài nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng yêu cầu của phát triển21. Hiện tại, du lịch Việt Nam vẫn đang ở vị trí trung bình so với các nước trong khu vực, vì vậy để đạt được mục tiêu đến 2010 nước ta sẽ là một trong những quốc gia hàng đầu về phát triển du lịch trong khối, thì trong thời gian tới cần thiết phải phát triển nhanh du lịch, tăng mức đóng góp của du lịch vào GDP của cả nước. Tuy nhiên, không được phát triển nhanh du lịch bằng mọi giá, mà phải dựa trên cơ sở phát triển bền vững. Phát triển du lịch bền vững theo chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là phát triển trên cơ sở bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội, giữ gìn và phát huy các truyền thống lâu đời của dân tộc, các giá trị văn hoá- lịch sử.

Để chủ động hội nhập với du lịch thế giới, Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển du lịch và Chương trình hoạt động quốc gia về du lịch, đã đầu tư hàng nghìn tỉ đồng hỗ trợ đầu tư hạ tầng kĩ thuật ở các khu du lịch trọng điểm và thu hút các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào du lịch. Hàng trăm khách sạn, khu du lịch cao cấp được xây mới, gia tăng số lượng phòng khách sạn và những sản phẩm du lịch đạt tiêu chuẩn phục vụ khách quốc tế. Công tác xúc tiến, quảng bá, đào tạo nhân lực cũng được đẩy mạnh. Nhứng yếu tố đó tạo điều kiện cho việc thu hút du khách nước ngoài đến Việt Nam ngày càng đông.




20 Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2002), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2006-2010, Hà Nội

21 Bộ Văn hoá - Thể Thao và Du lịch (2007), Chương trình hành động quốc gia của ngành du lịch giai đoạn 2006-2010, Hà Nội

Việt Nam cũng đã hoàn thành và đưa vào triển khai Luật Du lịch và ban hành nhiều văn bản hướng dẫn tạo ra một môi trường pháp lí rõ ràng hơn trong hoạt động kinh doanh du lịch. Trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, lực lượng doanh nghiệp du lịch nước ta cũng đã phát triển, thích nghi dần với cơ chế mới.

Hiện nay, các doanh nghiệp du lịch của con người đang được cổ phần hoá và sắp xếp lại theo hướng hình thành những tập đoàn du lịch mạnh, công ty mẹ - công ty con để từng bước làm ăn hiệu qủa trước môi trường cạnh tranh quốc tế. Ngành Du lịch phấn đấu đến năm 2010 thu nhập du lịch đạt 4 - 5 tỷ USD, gấp 2 lần so với năm 2005, đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển về du lịch trong khu vực. Mục tiêu cho đến 2020 thu nhập du lịch đạt được 10 tỷ USD.

Về tổng sản phẩm du lịch (GDP), ngành phấn đấu năm 2010 đạt 3 tỷ USD, gấp 3,6 lần so với năm 2000. Đảm bảo tốc độ tăng trưởng GDP du lịch bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 15,6%.

Về cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch, ngành đặt mục tiêu nâng cao và xây dựng mới các cơ sở lưu trú đảm bảo đến năm 2010 có 212.000 phòng khách sạn.

Ngành du lịch phấn đấu đến năm 2010 tạo thêm 1,4 triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp cho ngành du lịch.

II. TÌM HIỂU KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH

1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc được biết đến như là một đất nước phát triển kinh tế du lịch đứng đầu thế giới. Du lịch Trung Quốc phát triển mạnh, trước hết là dựa vào thế mạnh tiềm năng văn hóa đặc sắc, phong phú. Trung Quốc là một đất nước rộng lớn với bề dày lịch sử văn hóa lâu đời. Vì vậy, đến bất cứ địa phương nào ở nước này, du khách cũng có những địa chỉ du lịch hấp dẫn. Người Trung Quốc hôm nay đã rất biết giữ gìn, tôn tạo và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đó để phát triển du lịch.

1.1. Nhấn mạnh bản sắc văn hoá dân tộc trong sản phẩm du lịch

Một trong những yếu tố dẫn đến thành công của du lịch Trung Quốc trong thu hút khách du lịch quốc tế là việc xây dựng những sản phẩm số lượng mang đặc

tính bản sắc văn hóa Trung Quốc. Những ngày hội văn hóa độc đáo của người Choang, người Mông, người Dao ở Vân Nam, Quảng Tây; những điệu múa, khúc ca của những người du mục trên cao nguyên Thanh-Tạng; mỗi địa danh, tên mỗi nhân vật nổi tiếng trong văn học cổ.. tất cả đều được gìn giữ và biến thành những sản phẩm số lượng đặc sắc mang nhãn hiệu “Trung Quốc”. Các di tích lịch sử văn hóa như Trường Thành, Di Hòa Viên, Thập tam lăng ở Bắc Kinh; hồ Tây ở Hàng Châu, lầu Hoàng Hạc ở Vũ Hándẫu bị thời gian và chiến tranh tàn phá ghê gớm, song đều được người Trung Quốc hôm nay không tiếc tiền của, công sức, xây dựng, khôi phục. Theo ước tính của Tổ chức Du lịch - Lữ hành quốc tế thì đầu tư cho ngành du lịch - lữ hành Trung Quốc năm 2004 lên tới 512,1 tỉ NDT, chiếm 9,6% tổng kim ngạch đầu tư của cả nước. Bên cạnh kiến trúc cổ, cùng với sự vươn lên về kinh tế, những công trình hiện đại của Trung Quốc cũng không kém phần hấp dẫn. Đến Bắc Kinh, ngoài các di tích cổ, du khách có thể ngắm phố đêm Tràng An lộng lẫy; dạo phố đi bộ Nam Kinhlà những điểm không thể thiếu trong hành trình của khách tham quan. Cho đến nay, hầu hết tài nguyên du lịch của Trung Quốc đã được tổ chức khai thác, dù hiệu quả không đồng đều. Việc khai thác tài nguyên du lịch cùng với việc tổ chức các dịch vụ du lịch ngày càng hoàn hảo hơn đã làm cho thế giới biết đến các sản phẩm du lịch đậm sắc màu Trung Quốc, có sức hấp dẫn cao đối với du khách. Giáo sư Vương Lập Cương – Viện trưởng Viện nghiên cứu du lịch Trung Quốc cho biết, năm 2007 Trung Quốc đón hơn 50 triệu khách quốc tế, chính từ những sản phẩm du lịch độc đáo của mình.

Hiện nay, hầu như ở các địa phương của Trung Quốc đều xây dựng thành công phố đi bộ - mua sắm theo mô hình Vương Phủ Tỉnh của Bắc Kinh. Các thành phố lớn của Trung Quốc đã xây dựng thành công mô hình du lịch kết hợp thương mại, thu hút khách du lịch đến không chỉ tham quan, mà còn mua sắm, tìm hiểu thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư. Cục phó Cục du lịch Bắc Kinh Ôn Tử Cát cho biết, hiện nay trong số hơn 3 triệu du khách nước ngoài đến thành phố mỗi năm, có khoảng 30% là du khách thương mại.

1.2. Nêu bật tính riêng có, đặc thù của từng điểm du lịch

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 11/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí