Chương II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGÀNH DU LỊCH LÂM ĐỒNG
Trước khi đi vào nghiên cứu thực trạng ngành du lịch Lâm Đồng, ta nghiên cứu qua về thực trạng ngành du lịch Việt Nam, vì du lịch Lâm Đồng nằm trong tổng thể ngành du lịch của cả nước.
2.1. Thực trạng ngành du lịch Việt Nam
2.1.1. Thực lực ngành du lịch Việt Nam:
Du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển và đang hội nhập vào quá trình phát triển của du lịch thế giới. Vị thế du lịch Việt Nam ngày càng được khẳng định và nâng cao.
Thực hiện Chiến lược phát triển du lịch và Chương trình hành động quốc gia về du lịch, chúng ta đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, riêng trong 5 năm qua là 2.146 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật ở các khu du lịch trọng điểm và thu hút được hơn 190 dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào du lịch với tổng số vốn là 4,64 tỷ USD.
Hàng trăm khách sạn, khu du lịch cao cấp được xây mới, gia tăng số lượng phòng khách sạn và sản phẩm du lịch đạt tiêu chuẩn phục vụ khách quốc tế. Công tác xúc tiến, quảng bá, đào tạo nhân lực cũng được đẩy mạnh. Năm 2005 đạt 3,43 triệu lượt khách quốc tế .
Chúng ta cũng đã ban hành Luật Du lịch và nhiều văn bản hướng dẫn tạo ra một môi trường pháp lý rõ ràng hơn trong hoạt động kinh doanh du lịch. Trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, lực lượng kinh doanh du lịch nước ta cũng đã phát triển, thích nghi dần với cơ chế mới.
Các doanh nghiệp du lịch Nhà nước cũng đang được cổ phần hóa và sắp xếp lại theo hướng hình thành những tập đoàn du lịch mạnh, Công ty mẹ - công ty con để từng bước làm ăn hiệu quả trước môi trường cạnh tranh quốc tế. Du lịch Việt
Nam đang mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế. Đã có 26 hiệp định hợp tác du lịch song phương cấp Chính phủ được ký kết với các nước trong và ngoài khu vực, đồng thời thiết lập quan hệ với hơn 1.000 hãng du lịch của hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Chúng ta còn tham gia tích cực và hiệu quả vào các diễn đàn hợp tác du lịch quốc tế và khu vực như Tổ chức Du lịch Thế giới, hợp tác du lịch ASEAN, Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương, chương trình phát triển Du lịch tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, hợp tác hành lang Ðông - Tây, hợp tác du lịch sông Mê Kông - sông Hằng,... Đặc biệt, gần đây Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng Du lịch APEC 2006 được bạn bè quốc tế đánh giá cao.
Thế giới trong những năm đầu của thế kỷ XXI đang có những biến đổi sâu sắc về kinh tế, chính trị, xã hội; tính năng động và nhịp độ tăng trưởng cao của nền kinh tế các nước khu vực Châu Á; xu thế toàn cầu hóa và hợp tác tiểu vùng (WEC, GMS,…); nhu cầu hợp tác phát triển tăng lên, đòi hỏi phải có sự thay đổi phạm vi, chức năng và cấu trúc của các thể chế toàn cầu như Liên hợp quốc (UN), Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tổ chức thương mại thế giới (WTO),…; nhu cầu du lịch trên thế giới đang tăng mạnh, du lịch thế giới phát triển với xu thế chuyển dần sang khu vực Đông Á – Thái Bình Dương và Đông Nam Á (theo dự báo của tổ chức du lịch thế giới, khu vực Đông Nam Á đến năm 2020 sẽ đón khoảng 120 triệu lượt khách quốc tế, mức tăng trưởng bình quân lượng khách quốc tế đến khu vực giai đọan đến năm 2010 là 6%/năm). Bối cảnh đó tạo cơ hội thuận lợi để du lịch Việt Nam nói chung và du lịch tỉnh Lâm Đồng nói riêng phát triển theo hướng hội nhập ngang tầm khu vực và quốc tế.
Việt Nam nằm trong vùng phát triển kinh tế được đánh giá vào loại năng động nhất thế giới. Nền kinh tế không ngừng phát triển, GDP bình quân hàng năm tăng (Việt Nam tiếp tục được xếp là nước có tốc độ phát triển kinh tế cao trong khu vực Châu Á, đứng thứ 2 sau Trung Quốc); cơ cấu kinh tế đang chuyển đổi nhanh sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN; kết cấu hạ tầng ngày càng được đầu
tư phát triển; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện; nhận thức du lịch thay đổi theo hướng tích cực; nhu cầu du lịch tăng nhanh.
Hệ thống pháp luật đang từng bước được hoàn thiện mà điển hình là sự ra đời của Luật Du lịch được Quốc hội khoá XI thông qua tại kỳ họp thứ bảy (từ ngày 5/5 đến ngày 14/6/2005), và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006 đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi để phát triển du lịch. Những quy định trong Luật Du lịch về cơ bản đã tiếp cận được với Luật Du lịch của nhiều nước trên thế giới, tạo nên những nền tảng vững chắc để thu hút các doanh nghiệp du lịch nước ngoài đầu tư, hợp tác kinh doanh với Việt Nam đồng thời thu hút ngày càng nhiều khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Các nội dung quy định về bảo vệ và tôn tạo tài nguyên du lịch, quy hoạch du lịch, công nhận và tổ chức quản lý khu, tuyến, điểm du lịch và đô thị du lịch; tiêu chuẩn hoá cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ, tiêu chuẩn hoá các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch; các quy định về đảm bảo an ninh, an toàn, cứu hộ, cứu nạn, bảo hiểm du lịch và giải quyết yêu cầu, kiến nghị của khách du lịch đều nhằm thể hiện chính sách của Nhà nước ta trong việc nâng cao sức cạnh tranh, tính hấp dẫn của du lịch Việt Nam, bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách du lịch và các nhà đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực du lịch.
Việc gia nhập WTO và các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới đã và đang tạo điều kiện cho kinh tế đối ngoại, trong đó có du lịch phát triển. Ngoài ra việc loại bỏ chế độ VISA đối với công dân một số nước ASEAN và Nhật Bản, việc mở thêm các đường bay Việt Nam – Mỹ, Việt Nam – Hàn Quốc,… cũng góp phần thu hút thêm khách du lịch các nước nói trên đến Việt Nam.
Việt Nam có chế độ chính trị ổn định, an ninh đảm bảo; đất nước, con người Việt Nam mến khách; là điểm đến an toàn, thân thiện đối với khách quốc tế.
Tại Hội nghị tổng kết du lịch Việt Nam 2006 và triển khai công tác du lịch 2007 diễn ra sáng 10-2 tại Hà Nội, Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã nhấn mạnh chủ trương xã hội hóa du lịch và yêu cầu ngành du lịch phải rà soát và qui hoạch lại toàn bộ hoạt động du lịch ở trong nước.
“3,585 triệu lượt khách quốc tế và 17,5 triệu lượt khách nội địa, thu nhập du lịch đạt 51.000 tỉ đồng, trong đó thu nhập từ du lịch quốc tế đạt 2,85 tỉ USD (khoảng 44.000 tỉ đồng)” - đó là những con số khá lạc quan mà phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hoàng Tuấn Anh công bố trong hội nghị. Năm 2006 cũng là năm ngành du lịch VN “ghi điểm” trong việc quảng bá hình ảnh VN qua việc phối hợp tổ chức tốt Hội nghị cấp cao APEC. Từ đây, lượng khách du lịch quay lại VN những lần sau đã lớn hơn rất nhiều so với các năm trước: khách Mỹ quay lại nhiều nhất với hơn 50%, châu Âu 48%, châu Á 28%.
Tính đến tháng 6/2005 số khách sạn được xếp hạng của Du lịch Việt Nam là
2.572 khách sạn (từ 5 sao đến đạt tiêu chuẩn) với tổng số phòng là 72.064 phòng và cả nước có 361 doanh nghiệp lữ hành quốc tế. Cụ thể được minh họa qua bảng 2.1 Bảng 2.1
Số khách sạn được xếp hạng của Du lịch Việt Nam tính đến tháng 6/2005
5 sao | 4 sao | 3 sao | 2 sao | 1 sao | ĐTC* | Tổng số | |
Khách sạn | 18 | 48 | 116 | 449 | 434 | 1.507 | 2.572 |
Số phòng | 5.251 | 5.797 | 8.330 | 18.447 | 10.757 | 23.482 | 72.064 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng sau khi gia nhập WTO - 1
- Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng sau khi gia nhập WTO - 2
- Năng Lực Cạnh Tranh Và Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Kinh Tế
- Những Thuận Lợi Và Khó Khăn Của Du Lịch Việt Nam Khi Gia Nhập Wto
- So Sánh Thu Nhập Du Lịch Với Các Ngành Kinh Tế Trong Các Năm
- Quan Điểm Và Mục Tiêu Phát Triển Du Lịch Lâm Đồng Sau Khi Gia Nhập Wto:
Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.
(Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam)
Xét cơ cấu các thành phần doanh nghiệp du lịch ta thấy rõ trên biểu đồ 2.1
Biểu đồ 2.1
(Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam)
Ta thấy doanh nghiệp nhà nước và công ty cổ phần hiện đang chiếm 47%, các công ty TNHH và các công ty tư nhân chiếm 51%. Như vậy thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trong ngành du lịch chiếm tỷ lệ cao hơn thành phần kinh tế nhà nước. Tính chất xã hội hóa ngành du lịch đang ngày càng thể hiện rõ.
Xét tổng doanh thu của ngành du lịch so với tổng GDP quốc gia, qua bảng thống kê 2.2 ta thấy:
Bảng 2.2
CƠ CẤU DOANH THU DU LỊCH TRÊN TỔNG DOANH THU QUỐC GIA
Tổng doanh thu (tỷ đồng) | Doanh thu du lịch (tỷ đồng) | Tỷ lệ % DT du lịch/Tổng DT | |
1990 | 19.031,2 | 2.283,8 | 12,0 % |
1991 | 33.403,6 | 4.220,3 | 12,6 % |
1992 | 51.214,5 | 6.436,2 | 12,6 % |
1993 | 67.273,3 | 8.848,9 | 13,2 % |
1994 | 93.490,0 | 12.462,4 | 13,3 % |
1995 | 121.160,0 | 17.929,7 | 14,8 % |
1996 | 145.874,0 | 19.926,6 | 13,7 % |
1997 | 161.899,7 | 21.523,9 | 13,3 % |
1998 | 185.598,1 | 22.653,1 | 12,2 % |
1999 | 200.923,7 | 22.949,2 | 11,4 % |
2000 | 220.410,6 | 24.864,3 | 11,3 % |
2001 | 245.315,0 | 32.544,0 | 13,3 % |
2002 | 280.884,0 | 38.463,6 | 13,7 % |
2003 | 333.809,3 | 41.884,1 | 12,5 % |
2004 | 398.524,5 | 48.714,2 | 12,2 % |
2005 | 480.292,5 | 62.378,4 | 13,0 % |
2006 | 580.700,0 | 75.500,0 | 13,0 % |
Tỷ lệ bình quân qua các năm | 12,8 % |
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
Như vậy, doanh thu khách sạn, nhà hàng, lữ hành trên cả nước qua các năm có tăng về số tuyệt đối nhưng về cơ cấu doanh thu trong tổng doanh thu của cả nước thì doanh thu ngành du lịch vẫn không tăng, mức trung bình là 12,8%.
Về số lượng khách hàng năm, có thể thấy rõ thực trạng hoạt động của ngành du lịch qua bảng 2.3:
Bảng 2.3
LƯỢT KHÁCH CẢ NƯỚC
ĐVT: Nghìn lượt khách
Lưu trú | Lữ hành | ||||
Trong nước | Quốc tế | Trong nước | Quốc tế | VN ra nước ngoài | |
2000 | 7.674,0 | 2.656,0 | 939,5 | 1.359,3 | 99,0 |
2001 | 9.982,0 | 4.110,0 | 1.577,3 | 1.439,1 | 97,0 |
2002 | 14.676,4 | 4.934,2 | 2.624,5 | 1.947,6 | 97,8 |
2003 | 16.497,0 | 4.187,2 | 2.400,5 | 1.425,0 | 150,7 |
2004 | 18.426,0 | 5.676,2 | 2.914,7 | 1.644,5 | 596,0 |
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
Như vậy, ở các cơ sở lưu trú, lượt khách Việt Nam cao hơn hẳn so với lượt khách quốc tế. Nghĩa là tỷ lệ khách quốc tế lưu trú so với khách Việt Nam là rất thấp. Hơn nữa, qua các năm, lượt khách Việt Nam có tỷ lệ tăng cao hơn so với tỷ lệ tăng lượt khách lưu trú quốc tế nên sự cách biệt này càng lớn.
Còn khách lữ hành thì năm 2000, lượt khách lữ hành trong nước ít hơn lượt khách lữ hành quốc tế, nhưng từ năm 2001 đến nay thì lượt khách lữ hành quốc tế vượt lên cao hơn so với lượt khách lữ hành Việt Nam. Như vậy nghĩa là các cơ sở kinh doanh lữ hành đã khai thác rất tốt nguồn khách lữ hành quốc tế đến Việt Nam.. Nhưng tỷ lệ tăng trưởng của lượt khách lữ hành nói chung còn chậm.
Khách Việt Nam đi du lịch ra nước ngoài thì tăng mạnh, đặc biệt năm 2004
đến nay, do chính sách thông thoáng của nhà nước trong việc làm thủ tục VISA
xuất cảnh dễ dàng hơn nên lượng khách Việt Nam đi du lịch ra nước ngoài tăng
đáng kể.
Bảng 2.4
SỐ KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM (nghìn lượt người)
Quốc tịch | Mục đích đến | |||||||||||
Tổng | Đài Loan | Nhật Bản | Pháp | Mỹ | Anh | Thái Lan | Trung Quốc | Du lịch | Thương mại | Thăm thân nhân | Khác | |
2000 | 2.140,1 | 210,0 | 142,9 | 88,2 | 95,8 | 53,9 | 20,8 | 492,0 | 1.138,9 | 419,6 | 400,0 | 181,6 |
2001 | 2.330,8 | 199,6 | 205,1 | 99,7 | 230,4 | 64,7 | 31,6 | 675,8 | 1.222,1 | 401,1 | 390,4 | 317,2 |
2002 | 2.628,2 | 211,1 | 279,8 | 111,5 | 259,9 | 69,7 | 41,0 | 723,4 | 1.462,0 | 445,9 | 425,4 | 294,9 |
2003 | 2.429,6 | 208,1 | 209,6 | 86,8 | 218,8 | 63,3 | 40,1 | 693,0 | 1.238,5 | 468,4 | 392,2 | 330,5 |
2004 | 2.927,9 | 256,9 | 267,2 | 104,0 | 272,5 | 71,0 | 53,7 | 778,4 | 1.584,0 | 521,7 | 467,4 | 354,8 |
2005 | 3.477,5 | 274,4 | 338,5 | 133,4 | 330,2 | 82,9 | 86,8 | 717,4 | 2.038,5 | 495,6 | 508,2 | 435,2 |
2006 | 3.583,4 | 2.068,8 | 575,8 | 560,9 | 377,9 |
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
Qua bảng 2.4 ta thấy khách đến Việt Nam đi du lịch là chủ yếu. Như vậy Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của du khách nước ngoài. Ta cũng thấy khách Trung Quốc và Nhật Bản chiếm số đông trong lượng khách nước ngoài đến Việt Nam và khách đến Việt Nam bằng đường hàng không là chủ yếu (biểu đồ 2.2)
Biểu đồ 2.2
CƠ CẤU KHÁCH ĐẾN THEO PHƯƠNG TIỆN (2000 – 2005)
31%
59%
Hàng không
Đường thủy
Đường bộ
10%
Đư? ng b?
Đư? ng th?y
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
Ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO, lượng khách đến Việt Nam tăng mạnh (bảng 2.5). Đây là điều đáng mừng và triển vọng nhiều hứa hẹn cho du lịch Việt Nam trong tương lai. Một điều đáng mừng nữa, ngoài khách truyền thống là Trung Quốc và Nhật Bản, lượng khách Hàn Quốc và Mỹ đến Việt Nam tăng lên khá cao . Bảng 2.5
Khách quốc tế đến Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2007
4 tháng đấu năm 2007 | so với cùng kỳ năm ngoái (%) | |
Tổng số | 1.462.231 | 112,5 |
Theo phương tiện | ||
Đường không | 1.172.561 | 127,5 |
Đường biển | 66.911 | 81,6 |
Đường bộ | 222.759 | 74,7 |
Theo mục đích | ||
Du lịch, nghỉ ngơi | 903.940 | 117,5 |
Đi công việc | 197.750 | 107,8 |
Thăm thân nhân | 234.800 | 120,4 |
Các mục đích khác | 125.741 | 82,8 |
Theo thị trường | ||
Trung Quốc | 178.097 | 85,2 |
Hồng Kông (TQ) | 1.647 | 120,3 |
Đài Loan (TQ) | 101.115 | 108,2 |
Nhật Bản | 149.150 | 125,8 |
Hàn Quốc | 187.531 | 121,2 |
Campuchia | 58.782 | 70,5 |
Indonesia | 7.983 | 120,9 |
Lào | 10.776 | 67,0 |
Malaysia | 47.109 | 164,2 |
Philippines | 10.834 | 109,9 |
Singapore | 41.676 | 133,3 |
Thái Lan | 52.579 | 136,9 |
Mỹ | 155.592 | 112,9 |
Canada | 36.842 | 125,6 |
Pháp | 62.192 | 133,4 |