Cơ Hội Và Thách Thức Đối Với Ngành Du Lịch Việt Nam Trong Quá Trình Hội Nhập

với diễn đàn ATF thường niên. Hiện nay Việt Nam đang là đồng chủ tích của nhóm côn gtác thông thin du lịch ASEAN. Tuyên bố Bắc Kinh (Trung Quốc) ngày 9/8/2003 đã hiện thực hoá hợp tác du lịch ASEAN + 3 mà Việt Nam có vai trò rất đặc biệt.

Trong quá trình hợp tác đa phương về du lịch với khuôn khổ các nước ASEAN, hướng tới việc ASEAN thành 1 điểm du lịch chung để phát triển du lịch bền vững, Việt Nam đã đóng góp tích cực nhất vào 6 nội dung hợp tác có tính chất chiến lược của du lịch ASEAN. Việt Nam không chỉ đề ra ý kiến hợp tác ASEAN + 3 mà đã hành động để hợp tác này rộng mở. Nhờ đó thị trường khách của ASEAN, trong đó có Việt Nam đã hướng tới được các quốc gia này cả về mục tiêu và tiềm năng. Nguồn vốn đầu tư từ 3 nước này vào ASEAN trong lĩnh vực du lịch cũng tăng lên nhanh chóng. Sự hỗ trợ của 3 nước có vị trí kinh tế đặc biệt quan trọng này ở Châu Á và thế giới trong du lịch đã góp phần thúc đẩy du lịch ASEAN.

Trong 2 năm 2006 và 6 tháng đầu năm 2007 vừa qua, hợp tác du lịch Việt Nam với các nước ASEAN trong việc xây dựng, phát triển chương trình du lịch bằng đường bộ, trên phương tiện là ô tô đi xuyên qua các nước Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam (Caravan tour) có tay lái nghịch so với nước đến đã được thực hiện thành công, mở ra xu thế phát triển mạnh cho du lịch xuyên á. Từ tuyên bố Hội An (Việt Nam) ngày 7/11/2006 của Hội nghị Bộ trưởng Du lịch hướng tới Hội nghị Thượng đỉnh APEC hợp tác du lịch Việt Nam với ASEAN đã thuận lợi và phát triển mạnh hơn.

Mở cửa, đổi mới để phát triển, Việt Nam là thị trường hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, chỉ riêng trong đầu tư du lịch, 31% trong gần 6 tỷ USD đầu tư từ các nước ASEAN là một con số có ý nghĩa cũng với viện trợ không hoàn lại thông qua chương trình đào tạo nhân lực. Từ năm 1995 đến nay, đã có gần 2000 cán bộ du lịch được đào tạo từ nguồn viện trợ này của ASEAN.

Hợp tác du lịch Việt Nam – ASEAN, hợp tác với các nước trong ASEAN đã giúp du lịch Việt Nam chia sẻ và hỏi đáp kinh nghiệm về quản lý, tổ chức kinh doanh du lịch, khai thác tài nguyên, đào tạo nhân lực, xúc tiến du lịch... cũng như thu hút đầu tư, góp phần thúc đẩy và nâng cao năng lực cạnh tranhm thu hút khách, làm tăng xuất khẩu tại chỗ các dịch vụ du lịch. Cho đến nay, ASEAN vẫn là một trong 3 thị trường gửi khách lớn nhất của Việt Nam.

Năm 2009, du lịch Việt Nam sẽ là chủ tịch trong khuôn khổ hợp tác du lịch ASEAN, đồng tổ chức diễn đàn ATF 09 (Diễn đàn du lịch liên chính phủ). Đó cũng là một mốc quan trọng trong xu thế hợp tác du lịch nói riêng, trong hợp tác ASEAN nói chung.

Quan hệ hợp tác Việt Nam – ASEAN là một thực tế lịch sử và đang, sẽ phải là xu thế phát triển không thể đảo ngược, hướng tới khu vực tự do, hoà bình, hữu nghị, thúc đẩy sự phát triển của Châu á - Thái Bình Dương và thế giới. Xu thế đó đòi hỏi nỗ lực từ nhiều ngành, trong đó có du lịch Việt Nam.

2. Cơ hội và thách thức đối với ngành du lịch Việt Nam trong quá trình hội nhập

Việc tham gia của Việt Nam vào WTO cũng như ASEAN sẽ đòi hỏi Việt Nam phải mở cửa và hội nhập sâu hơn vào trong các hoạt động hợp tác kinh tế khu vực và trên thế giới. Điều này mang đến cho ngành du lịch Việt Nam những cơ hội và cả những thách thức to lớn.

2.1. Những cơ hội đối với ngành du lịch Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Du lịch Việt Nam đang đứng trước vận hội mới, vị thế của Việt Nam đã được nâng lên, “sân chơi” rộng mở và luật chơi cũng rõ ràng.

Theo Tổng cục du lịch Việt Nam, khu vực kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực giàu tiềm năng du lịch. Năm 2005, du lịch của khối APEC đón trên 237 triệu lượt khách, chiếm gần 30% tổng lượng khách du lịch trên

Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam trong thời giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế - 5

thế giới, tạo ra thu nhập trên 231 tỷ USD, chiếm 34% tổng doanh thu du lịch toàn cầu. Theo các chuyên gia kinh tế thì Du lịch APEC trong thập kỷ tới tiếp tục tăng trưởng ở mức 8 – 10%/năm. Việt Nam được đánh giá là nước có tiềm năng du lịch lớn trên khu vực với những danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Với xu hướng phát triển du lịch của khu vực thì Việt Nam chắc chắn sẽ ngày càng thu hút nhiều khách du lịch quốc tế hơn.

Trong thời gian gần đây, lượng khách du lịch quốc tế Trung Quốc tăng nhanh. Đây cũng là một cơ hội lớn đối với Việt Nam, khi mà chúng ta có những điều kiện thuận lợi về địa lý so với Trung Quốc. Số lượng khách du lịch từ Trung Quốc tới Việt Nam luôn chiếm tỷ trọng 25 – 30% tổng lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam. Số lượng này có nhiều triển vọng sẽ tăng lên nhanh chóng trong tương lai.

Tiến trình hội nhập WTO sẽ thúc đẩy việc cải thiện và mở rộng các mối quan hệ kinh tế song phương, đa phương giữa Việt Nam và thế giới, góp phần giúp môi trường đầu tư kinh doanh nói chung và trong lĩnh vực du lịch nói riêng cuả nước ta ngày một thông thoáng hơn, cạnh tranh tự do và bình đẳng hơn. Do vậy khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia và huy động được nhiều nguồn vốn vào các hoạt động kinh doanh và phát triển du lịch.

Đặc biệt, khả năng thu hút vốn FDI của nước ta ngày càng được cải thiện. Đây là nguồn vốn quan trọng để phát triển ngành du lịch nước ta theo kịp trình độ của các nước trong khu vực và thế giới. WTO đang mở ra những viễn cảnh đầu tư mới. Hiện tại nhiều tập đoàn kinh tế lớn đang hướng sự chú ý đến Việt Nam và đổ bộ vào đầu tư đón đầu trong lĩnh vực du lịch. Trong tổng số 5,15, tỷ USD đầu tư nước ngoài cam kết vào Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2007, có tới hơn 2,2 tỷ USD (gần 43%) vốn đầu tư đổ vào lĩnh vực du lịch – dịch vụ.

Hội nhập cũng tạo cơ hội học hỏi kiến thức, kinh nghiệm, trình độ quản lý, tổ chức khai thác kinh doanh du lịch từ những nước có nền du lịch phát

triển; giúp đào tạo nguồn nhân lực theo kịp trình độ quốc tế. Sự dỡ bỏ những rào cản còn cho phép gia tăng luồng lưu chuyển du khách giữa các nước.

Bên cạnh đó, sức ép cạnh tranh do hội nhập cũng là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy tiến trình đổi mới, hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp du lịch nhằm tồn tại và phát triển một cách bền vững.

2.2. Những thách thức đối với ngành du lịch Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế

Du lịch Việt Nam đang trong giai đoạn ban đầu gia nhập WTO, cho nên phải vừa hợp tác, vừa tìm hiểu cơ chế và luật chơi quốc tế, vì vậy có nhiều hạn chế và khó khăn, trong khi hệ thống luật pháp chưa hoàn chỉnh. Thực tế năng lực cạnh tranh của ngành du lịch nước ta còn thấp bởi dịch vụ chưa đa dạng, cơ sở hạ tầng không theo kịp tốc độ phát triển, chất lượng dịch vụ còn kém, giá cả cao, sản phẩm du lịch ít phong phú. Do đó du lịch nước ta chưa giữ chân được khách, kéo dài thời gian lưu trú tỷ lệ du khách quay lại lần hai còn thấp.

Hội nhập sẽ tạo ra áp lực rất lớn đối với doanh nghiệp du lịch Việt Nam trong cạnh tranh. Phần lớn doanh nghiệp du lịch của ta thuộc loại nhỏ, chất lượng dịch vụ hạn chế, năng lực quản lý thấp. Đội ngũ nhân lực du lịch thiếu và yếu về trình độ ngoại ngữ và kinh nghiệm, nhất là thiếu những người có chuyên môn cao.

Hội nhập cũng tạo ra nguy cơ cạnh tranh căng thẳng giữa các nước trong khu vực, khi các nước này có cùng điều kiện kinh tế, tự nhiên, văn hoá và xã hội. Trong đó, các nước có ngành du lịch như Thái Lan hay Malaixia là những đối thủ cạnh tranh mà ngành du lịch Việt Nam khó có thể vượt qua.

Vốn đầu tư phát triển du lịch rất thiếu, trong khi đó đầu tư lại chưa đồng bộ, kém hiệu quả đang là một thách thức không nhỏ đối với sự phát triển ngành du lịch.

Quá trình hội nhập, mở cửa cũng có thể tạo ra nguy cơ phá hoại môi trường và cảnh quan du lịch nếu không có sự quan tâm và những biện pháp quản lý hiệu quả.

Ngành du lịch nhạy cảm với các cú sốc. Bất ổn định chính trị toàn cầu, bệnh dịch và thiên tai có thể không khuyến khích khách du lịch đi du lịch. Các bệnh dịch như SARS và bệnh cúm gà có thể bùng phát thành đại dịch.

Đó là một số thách thức chính đang đặt ra đối với ngành du lịch nói chung và các doanh nghiệp du lịch Việt Nam nói riêng.

3. Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam

Trong giai đoạn hiện nay, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế khách quan chi phối sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Và Việt Nam không thể nằm ngoài xu thế đó. Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới, trong đó, biểu hiện rõ nét nhất là Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO – World Trade Organizaion). Quá trình hội nhập kinh tế thế giới mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội phát triển, tuy nhiên cũng phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Quá trình đó đặt ra những yêu cầu và giải pháp cho từng ngành, từng lĩnh vực không giống nhau. Tuy nhiên, các ngành thuộc lĩnh vực kinh tế nói chung, ngành dịch vụ du lịch nói riêng đều đòi hỏi phải nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao chất lượng dịch vụ, để có thể tồn tại trước sự xâm nhập từ các doanh nghiệp nước ngoài, cũng như đối mặt với những thách thức, khó khăn trước mắt.

Là một đất nước “rừng vàng, biển bạc” tiềm ẩn nhiều tiềm năng du lịch to lớn, lại nằm trong khu vực ASEAN có hoạt động du lịch quốc tế phát triển sôi động, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để có thể phát triển ngành dịch vụ du lịch một cách triệt để. Tuy vậy, hiện nay, ngành du lịch Việt Nam có thể nói là mới phát triển ở mức trung bình so với các nước trong khu vực

như Thái Lan, Malaixia hay Singapore. Điều đó chứng tỏ Việt Nam chưa tận dụng hết được tiềm năng của mình. Chính vì thế, trước yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ du lịch trở thành một yêu cầu cấp bách hiện nay.

Các loại hình dịch vụ ở Việt Nam nói chung hiện nay còn ít, hiện tượng độc quyền nhiều, chất lượng dịch vụ còn hạn chế. Chính vì thế, tốc độ phát triển ngành dịch vụ ở Việt Nam đang còn khá chậm chạp. Với dịch vụ du lịch cũng không phải một ngoại lệ. Do đó, việc nâng cao chất lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ nói chung, dịch vụ du lịch nói riêng sẽ thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng, tăng sức hấp dẫn cho lĩnh vực lẽ ra rất được phát triển này.

Nền kinh tế phát triển và hội nhập sẽ làm tăng lưu lượng khách nước ngoài đến với Việt Nam, cũng như tăng lượng khách nội địa đi khám phá những vùng đất mới. Tuy nhiên, nó cũng mang đến Việt Nam thách thức trước sự cạnh tranh của các công ty nước ngoài với chất lượng cao hơn, kỹ thuật tiên tiến hơn. Do đó, nếu ngành dịch vụ du lịch không ngừng cải tiến thì khó có thể thu hút được khách nước ngoài cũng như giữ chân được các khách hàng nội địa.

Việc tăng khả năng cạnh tranh của ngành dịch vụ du lịch không chỉ giúp Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn trong tương lai, mà còn góp một phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Bởi vì sự phát triển của ngành dịch vụ du lịch sẽ thúc đẩy các ngành khác phát triển theo. Ví dụ rõ ràng nhất là ngành vận tải. Du lịch gắn liền với vận tải, vì thế, nếu nâng cao chất lượng, tăng được lượng khách hàng, đồng nghĩa với việc tăng khách hàng cho ngành vận tải. Ngoài ra, bán lẻ cũng phát triển theo du lịch, nhất là đối với các cửa hàng bán lẻ tại các địa điểm du lịch.

Hiện nay, ngành dịch vụ du lịch ngày càng khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong nền kinh tế, quy mô càng được mở rộng. Tuy nhiên, mở

rộng quy mô mà không đồng thời nâng cao chất lượng thì khó có thể tồn tại khi kinh tế đất nước hội nhập sâu rộng với kinh tế quốc tế. Chính vì lẽ đó, ngành du lịch Việt Nam cần phải tăng cường cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ du lịch, để nó có thể trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước trong giai đoạn sắp tới.‌

III. KINH NGHIỆM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Du lịch được đánh giá là ngành “công nghiệp không khói”. Vai trò của ngành du lịch được đánh giá rất quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội. Thành công của ngành du lịch ở nhiều quốc gia đã đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của họ. Thời gian qua, ngành du lịch Việt Nam tuy có bước phát triển nhanh, nhưng nhìn chung quy mô còn nhỏ và chưa đồng bộ. Do đó, nghiên cứu về ngành du lịch và kinh nghiệm của một số nước về du lịch là điều cần thiết.

1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh ngành du lịch Thái Lan

Với tốc độ tăng bình quân của lượng khách quốc tế 17,9%, Thái Lan được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ tăng cao nhất trong khu vực. Để có được thành công này, Thái Lan luôn duy trì cam kết về quảng bá du lịch qua các chiến dịch duy trì quảng bá, như năm 1987 với “Đến thăm Thái Lan”, Năm 1988 – 1999 – “Thái Lan sửng sốt”, giai đoạn 2005 – 2010 là “Hạnh phúc trần gian”; năm 2007, “Thái Lan không thể quên”. Điểm đáng chú ý là cũng với các cam kết của Chính phủ về mặt tổ chức, tài chính, chính sách cũng như các mặt khác, Thái Lan có sự tham gia mạnh mẽ, tích cực của các doanh nghiệp khu vực tư nhân. Với cách làm đó, số lượng khách quốc tế đến Thái Lan không ngừng tăng, nếu như năm 1986 có trên 2 triệu, năm 1996 trên 7 triệu thì đến năm 2005 đã đạt gần 12 triệu. Số lượng khách du lịch quốc tế tăng đã làm cho doanh thu của ngành du lịch Thái Lan tăng mạnh. Cụ thể,

nếu doanh thu năm 1986 chỉ đạt gần 50.000 triệu bạt, năm 1996 tăng lên

200.000 triệu bạt và năm 2005 đã đạt trên 350.000 triệu bạt.

Trên nền tảng của những thành công đó, chiến lược tiếp theo của Thái Lan tiếp tục đặt ra các tiêu chí về doanh thu để đạt được mục tiêu doanh thu chứ không sử dụng tiêu chí về số lượng khách du lịch. Các hoạt động quảng bá hướng tới khuyến khích khách du lịch “tiêu tiền” nhiều hơn ở Thái Lan, mỗi văn phòng nước ngoài và khu vực nội địa đều xây dựng một mục tiêu doanh thu. Thái Lan đã áp dụng các chiến dịch quảng bá mua sắm mạnh mẽ hơn, ví dụ qua các chương trình quảng bá phối hợp với các trung tâm thương mại, mua sắm lớn, đề cao Thái Lan trở thành trung tâm mua sắm và thư dãn. Tạo dựng một hình ảnh thương hiệu rõ ràng, phù hợp và lâu dài, giải quyết các vấn đề về tour du lịch “không giá” nhằm thúc đẩy du lịch trong những mùa thấp điểm, mở rộng giao thông đường bộ và gắn kết với tiểu vùng sông Mê Kông. Tăng cường sử dụng mạng Internet và nâng cao hình ảnh thương hiệu của Thái Lan trong các nhà điều hành tour. Tìm hiểu và khôi phục những giá trị truyền thống để tổ chức các sự kiện đặc biệt và giới thiệu các địa điểm du lịch mới. Khuyến khích đầu tư nước ngoài vào du lịch, đặt biệt là các sản phẩm mới.

Một số vấn đề rút ra khi nghiên cứu hoạt động du lịch của Thái Lan:

Ngành du lịch được coi như một tổ chức, đã hoạt động kinh doanh hơn 50 năm và được đặt “một cách chiến lược” trong Chính phủ, bên trong văn phòng của Thủ tướng. Đây là cơ sở quan trọng để tạo dụng niềm tin từ phía các nhà đầu tư về cơ sở hạ tầng du lịch chất lượng cao cũng như gia tăng nguồn hỗ trợ tài chính từ Chính phủ. Đồng thời, nó cũng nâng cao nhận thức và niềm tin từ phía khu vực tư nhân rằng ngành du lịch là một tổ chức chuyên nghiệp trong một môi trường cạnh tranh khắc nghiệt.

Trong chiến lược phát triển, ngành du lịch Thái Lan xác định rõ ràng đó chính là xây dựng thương hiệu lớn để đạt được mục tiêu số lượng 15

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2022