- Tăng giá hay định một mức cao : Biện pháp này như đã đề cập ở trên là khi doanh nghiệp có được những ưu thế về sản phẩm của mình, các sản phẩm chuyên đề doanh nghiệp tạo ra có thề là gần như độc quyền. Tuy nhiên, Doanh nghiệp phải thận trọng vì giá cao quá thì khách hàng sẽ từ chối sản phẩm và nếu sản phẩm của đối thủ có thể thay thế hoặc đối thủ có thể nhanh chóng tạo giống như vậy thì khách hàng sẽ quay lưng lại và ngả vào hãng cạnh tranh.
- Giá cả phải chăng hay chính sách giá co giãn : Thông thường khách hàng mua những sản phẩm đặt trên sự cân đối giữa giá cả và chất lượng. Chính sách giá cả phải chăng là việc định ra mức giá trên cơ sở cân đối này. Tuy nhiên để có mức giá phải chăng, Doanh nghiệp phải cho được một bảng giá cho từng loạïi dịch vụ cung ứng trong từng thời kỳ nhất định. Không nên qui định mức giá ở một thời kỳ dài, mức giá thay đổi phụ thuộc vào :
. Thời kỳ, mùa vụ : Có thể tạo các thời kỳ khác nhau. Giá bán thấp nhất áp dụng trong htời kỳ có khách hàng ít nhất, giá bán cao nhất áp dụng cho thời kỳ có khách hàng đông nhất. Sau khi đã xây dựng được bảng giá như vậy, Doanh nghiệp công bố bảng giá đó và nó sẽ áp dụng trong một thời kỳ nhất định nào đó. Không thay đổi giá trong suốt thời kỳ này.
. Phương thức trả tiền : Nêáu nhận được tiền trước do khách hàng đặt cọc, trả trước thì có thể giảm giá cho họ. Vì trong trường hợp này việc bán tour của doanh nghiệp đã đảm bảo vững chắc.
. Thay đổi chi phí khai thác : Trong trường hợp này có một số khách hàng đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt hơn hoặc lại cần giảm đi sự phục vụ, họ chỉ cần sản phẩm không tốt như doanh nghiệp đưa ra thì có thể bán sản phẩm với giá thay đổi theo mức yêu cầu.
. Trừ hoa hồng : Về mặt hình thức không hạ giá sản phẩm. Nhưng để thu hút khách thông qua các trung gian, người giới thiệu... Doanh nghiệp giảm giá đễ có thể thu hút khách. Hình thức này đang áp dụng phổ biến trong mua bán.
. Giá đặc biệt : Giá này được áp dụng cho từng nhóm, đoàn du khách đông. Ví dụ số lượng đông thì giá giảm rất nhiều (20%). Nếu trên 15 người thì người thứ 16 sẽ đuợc hưởng F.O.C (Việc này gần như đã thành thông lệ)
. Sách lược phân phối qua giá : Có những loại giá cho sản phẩm du lịch của Doanh nghiệp
Giáù công cộng : là giá bán trực tiếp cho khách du lịch
Giá bán cho các đại lý (tour office) và đại diện của các khách sạn : Mức giá này thấp hơn mức giá công cộng theo tỷ lệ hoa hồng 10%
Có thể bạn quan tâm!
- Đào Tạo Nhân Lực Cho Nhu Cầu Lâu Dài Và Trước Mắt Của Ngành
- Căn Cứ Vào Hình Thức Tổ Chức Hay Theo Phương Thức Thực Hiện.
- Những Hoạt Động Tiếp Thị Hợp Tác Với Các Bạn Hàng Chiến Lược
- Một số giải pháp nhằm phát triển kinh doanh lữ hành quốc tế của ngành du lịch Việt Nam - 12
- Một số giải pháp nhằm phát triển kinh doanh lữ hành quốc tế của ngành du lịch Việt Nam - 13
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Giá bán buôn : Là giá bán cho các đơn vị điều hành du lịch, cho các đối tác trong và ngoài nước (thường có ký kết giao khách thường xuyên). Nó có thể giảm so với giá công cộng từ 10-20%. Đây là mức giá thấp nhất của 3 mức giá bán ra.
- Về chính sách phân phối giá cho các tổ chức trung gian, Doanh nghiệp có thể
Free of Charge : Tiêu chuẩn hưởng miễn phí
Trang 80
áp dụng theo các phương thức sau :
Comment [CtT1]:
. Chiết khấu hồi tiết hay là chiết khấu khích lệ : Có nghĩa là cho các đại lý hưởng tỷ lệ theo phần trăm chiết khấu lũy kế theo một thời gian nhất định.
. Hoa hồng theo mùa : Tỷ lệ hoa hồng dành cho các đơn vị trung gian thay đồi theo mùa, với tỷ lệ khách càng cao với mùa khách càng vắng.
. Giảm lũy tiến theo tỷ lệ nhất định cho thời gian đi tour kéo dài.
. Mức giá cố định nhưng cũng có kèm thêm các dịch vụ cung ứng cho khách hàng (Ví dụ như quay video, chụp ảnh, quà tặng...) nhưng không thu tiền. Tất nhiên Doanh nghiệp cần phải ghi rõ và quảng cáo chi tiết các loại dịch vụ này.
C- CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI
Chiến lược phân phối góp phần không nhỏ trong quá trình cung cấp cho khách hàng các sản phẩm. Chính sách phân phối cũng có vai trò rất quan trọng trong marketing. Một chính sách hợp lý sẽ làm cho quá trình kinh doanh an toàn, tăng cường khả năng liên kết trong kinh doanh, giảm được sự cạnh tranh và làm cho quá trình lưu thông hàng hóa nhanh và có hiệu quả. Chính sách phân phối phụ thuộc rất nhiều vào chính sách sản phẩm và chính sách giá cả.
Hệ thống phân phối của một doanh nghiệp kinh doanh du lịch bao gồm tổ hợp các mạng lưới, các khâu phân phối sản phẩm. Đó là quá trình tổng hợp hoặc trực tiếp thực hiện qua nguời tiêu thụ hoặc thông qua một chuỗi các trung gian. Thường việc tiêu thụ này do các doanh nghiệp, các đại lý, các hãng du lịch thực hiện thông qua các hợp đồng. Cùng với sự phát triển và đa dạng hóa sản phẩm, do sự phân công lao động ngày một sâu sắc, các kênh phân phối du lịch ngày càng trở lên rộng lớn và hình thành một mắt xích chặt chẽ.
Các khách hàng sau khi bị thu phục bởi hoạt động khuyến mãi, họ sẽ có quyết định giữ chỗ trước cho 1 chuyến đi của họ trên phương tiện, nơi ở,... và thanh toán việc mua các sản phẩm này. Những công việc này Doanh nghiệp có thể thực hiện ở các kênh phân phối khác nhau.
Việc lựa chọn kênh phân phối dài hay ngắn tùy thuộc vào đặc điểm của từng thị trường, từng loại sản phẩm, hình hình đối thủ cạnh tranh ở đó... Thông thường chúng ta có các kênh phân phối sau đây :
Các nhà cung ứng
Xí nghiệp vận chuyển
- Khách sạn
0
Các đại lý hoặc người giới thiệu
Cty Du lòch 1 K
Tour operator H
Trang 81
2
Cty Du lòch
Tour operaror
Các Cty du lịch
đối tác gửi khách
- Nhà nghỉ Á
- Nơi vui chơi giải trí N
- Nôi tham quan H
- Nhà hàng À
3
Cty Du lòch Operator
- Các Bar N
G
Ngoài các kênh phân phối chính trên doanh nghiệp còn có thể áp dụng việc phân phối qua các hình thức sau :
- Bán hàng bằng thư tín :
Các yếu tố thành công của hình thức này là :
. Các tập quảng cáo phải có chất lượng cao, nội dung cụ thể và chính xác.
. Lập được tập địa chỉ khách hàng
. Đã đặt quan hệ một cách vững chắc.
- Bán hàng bằng điện thoại : Kèm theo với việc giữ chỗ là sự cần thông tin của khách hàng, là việc gọi điện thoại miễn phí...
- Bán hàng thông qua mạng internet : Đây là hình thức mới bắt đầu thông dụng trên thị trường du lịch quốc tế và rất hiệu quả. Mặc dù bán hàng tại chỗ nhưng nó phân phối rất rất xa. Vì tính hữu hiệu và cấp thiết của hình thức này, chúng ta nghiên cứu sâu hơn như là một giải pháp lớn ở phần sau.
- Bán tại chỗ bằng cách đặt bàn tại các khách sạn, ngân hàng, siêu thị, sân
bay...
- Bán hàng qua các tổ chức công đoàn.
Cũng cần phải thay đổi quan niệm về nguồn khách, không chỉ chú trọng vào thị
trường lớn, công ty lớn mà đã mang lại kết quả. Dù lớn hay nhỏ, các nguồàn khách đều là những thị phần cần có chiến lược cụ thể để khai thác hiệu quả. Chiến lược phân khúc thị trường hiện nay cho thấy nhiều công ty nhỏ nhưng có nguồn khách khá ổn định và đều đặn từ những nơi xa lạ ít tiềm năng như một số nước nhỏ Băùc Âu hay Nam Mỹ.
C/ CHIẾN LƯỢC CHIÊU THỊ - CỔ ĐỘNG (PROMOTION STRATEGY)
“Cổ động hay chiêu thị là một trong những công cụ quan trọng và có hiệu quả trong hoạït động marketing. Mục đích của cổ động là để cho cung và cầu gặp nhau, đễ người bán thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của người mua. Cổ động làm bán hàng được dễ hơn. Cổ động không chỉ là hỗ trợ mà còn tăng cường các chiến lược sản phẩm, giá và phân phối. Nó không những làm cho hàng hòa được bán nhiều hơn, nhanh hơn mà còn làm cho thế lực uy tín của doanh nghiệp nghiệp được củng cố “. Theo lý thuyết, chiến lược về chiêu thị quảng cáo có 4 nội dung hành động đó là :
1. Quảng cáo (Advertising)
2. Công tác khuyến thị (Sales Promotion)
3. Tuyên truyền (Publicity)
Trang 82
4. Cổ động trực tiếp và bán hàng cá nhân (Personal)
Quảng cáo
Công tác quảng cáo doanh nghiệp của các doanh nghiệp đã tiến hành khá mạnh, nhưng còn chứa đựng một số nhược điểm cần phải khắc phục. Để công tác thực hiện quảng cáo đạt hiệu quả, Doanh nghiệp cần phải đưa ra mục tiêu chương trình quảng cáo của mình, làm sao thông qua quảng cáo khách hàng biết đến các sản phẩm của mình và bán đuợc sản phẩm.
Quảng cáo hàng hóa và dịch vụ là sự giới thiệu tuyên truyền nhằm thu hút sự chú ý với sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mọi người và cuối cùng làm cho họ trở thành, đối tác gửi khách, thành khách hàng thực tế của Doanh nghiệp.
Tùy theo đặc điểm cụ thể của từng chương trình và từng phần thị trường khác nhau để lựa chọn các hình thương phương tiện, phương pháp quảng cáo cho phù hợp với chi phí, quảng cáo ít nhất mà khách nhận được lượng thông tin nhiều nhất, và số đối tượng nhận thông tin quảng cáo đúng là đối tượng khách của thị trường mục tiêu Doanh nghiệp đã chọn.
Các phương tiện để chủ yếu để quảng cáo bao gồm:
- Báo và tạp chí : Đây là hình thức áp dụng rộng rãi. Thông qua hình thức này có thể quảng cáo thường xuyên rộng rãi, kịp thời tên của Doanh nghiệp và sản phẩm hiện có.
- Các loại ấn phẩm : Đó là các bài giới thiệu kèm theo tranh ảnh nói về các chương trình tham quan du lịch, các ấn phẩm này nên sử dụng để gửi cho các doanh nghiệp, các khách hàng ở nước ngoài, tham dự hội chợ. Các chương trình chuyên đề phải được in các Brochure và phải đảm bảo nội dung và hình thức.
- Các thông tin tranh ảnh, các chương trình . Hiện nay mạng internet là công cụ quan trọng và để thực hiện công tác quảng cáo. Theo thông kê 85% du khách thị trường Mỹ lây thông tin đi du lịch thông qua internet. Như vậy, các doanh nghiệp chúng ta nên đẩày mạnh việc ứng dụng hình thức quảng cáo trên mạng internet
- Dùng đài phát thanh truyền hình phim ảnh để quảng cáo (hiệu quả thấp)
Các phương tiện quảng cáo phong phú, nhưng khi xây dựng nội dung quảng cáo thì là một công việc khó khăn, đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư nhiều, nội dung quảng cáo càng rõ ràng và chính xác bao nhiêu bao nhiêu thì càng để tiếp thu và nhận biết bấy nhiêu, đảm bảo nguyên tắc AIDA :
. Get Attention (lôi cuốn sự chú ý)
. Hold Interet (làm cho thích thú)
. Create Desire (tạo sự ham muốn)
. Lead to Action (dẫn đến hành động mua sản phẩm)
Doanh nghiệp nên khắc phục việc quảng cáo tự phát, tản mản như hiện nay mà nên đưa ra thành chương trình hay chiến dịch cụ thể. Chiến dịch quảng cáo bao gồm các bước Doanh nghiệp cần phải làm :
Trang 83
-Xác định thị trường mục tiêu, xác định thị trường này là thị trường mới hay cũù.
Tương ứng vói các loại khách này ta có các loạïi hình sản phẩm khác nhau.
-Thiết lập mục tiêu quảng cáo : Thông báo cho khách hàng cũõ, mới biết sản phẩm của Doanh nghiệp. Báo cho thị trường tiềm năng biết sản phẩm hiện hữu.
- Chọn phương án quảng cáo thích hợp vói nhiều hình thức quảng cáo khác nhau
: Cần chọn phương án theo quan điểm khoản chi bỏ ra phải có trọng điểm và vào thời điểm thích hợp, chi ít nhất nhưng có tác dụng nhiều nhất. Chẳng hạn như tất cả sản phẩm ta đều quảng cáo ở các báo tại Việt nam, thì đây chính là sự lãng phí tốn tiền vô ích. Vì các báo, các đài ở Việt nam chủ yếu là người Việt nam đọc, nên không thu hút khách du lịch quốc tế được.
Ở tại Việt nam, Doanh nghiệp chỉ nên quảng cáo tên của Doanh nghiệp và các tour đưa người Việt nam đi. Còn các sản phẩm cho khách nước ngoài, đặc biệt là khách Mỹ, chúng ta có thể thực hiện quảng cáo để cho các doanh nghiệp đối tác, các khách hàng tại Mỹ biết tên doanh nghiệp và biết sản phẩm mà họ đang cần. Có thể quảng bằng cách thông qua các hãng hàng không, các tổ chức thương mại, các đại lý bán vé,... bằng các phương tiện như internet, Brochure, băng hình, lịch ....
- Chọn thời điểm quảng cáo thích hợp thích hợp :
. Chọn các sự kiện lớn để mở chiến dịch quảng cáo trước đó.
. Chọn mùa du lịïch chính, không nên gửi toàn bộ tài liệu in ấn cùng một lúc tới nơi nhận.
Công tác trên phải được soạn thảo trên cơ sở chiến lược sử dụng các phương tiện thông tin và phải tuân thủ các nguyên tắc chung :
- Phù hợp với kế hoạch marketing
- Hợp lý
- Ngắn ngọn, kỹ lưỡng và rõ ràng, trách hiểu sai hoặc hiều lầm.
- Chuyên sâu, không hứa hẹn mọi điều với khách mà chỉ nói điều quan trọng nhất. Hướng được hành động của khách theo ý mình
- Lời hứa hẹn phải có ý nghĩa, có sự hỗ trợ cho lời nói đó.
- Làm nổi bật lên những sản phẩm bằng cách phát triển các đặc tính.
Ngoài các công tác trên, việc quảng cáo của Doanh nghiệp còn phải chuẩn bị hai điểm sau :
1. Kế hoạch sử dụng các phương tiện thông tin : Kế hoạch này đề ra phương pháp sử dụng các phượng tiện thông tin sao cho có hiệu quả nhất . xác định cụ thể tầm cỡ độ dài, màu sắc, số lượng các nước các thành phố hoặc khu vực tiến hành quảng cáo và chi phí toàn bộ cho quảng cáo
2.Ngân sách dành cho quảng cáo : Ngân sách này bao gồm chi phí cho các hãng quảng cáo, chi phí in ấn tài liệu quảng cáo và chi phí nghiên cứu để quảng cáo.
Công tác khuyến thị (hay còn gọi là chiêu dụ đẩy mạnh tiêu thụ)
Trong hoạt động du lịch, hoạt động này cần chú tâm đặc biệt là việc tham gia
Trang 84
hội trợ. Vì tính đặc thù của sản phẩm nên việc bày hàng hay thay đổi mẫu mã... không đề cập tới ở đây. Chiến lược phân phối của Doanh nghiệp là các kênh thông qua trung gian, thông qua các đối tác, nên việc tìm kiếm đối tác, tạo nguồn khách là rất quan trọng. Nó có kết quả và hiệu quả cao khi cao khi Doanh nghiệp tham gia hội chợ về du lịch.
Cổ động trực tiếp và bán hàng cá nhân
Do đặc thù của sản phẩm nên việc cổ động trực tiếp bán hàng cũng khác với ngành thương mại. Công việc này không phải là tiến hành thường xuyên như các hàng hóa thông thường. Nhưng khi tham gia các hội trợ để tìm nguồn khách và đối tác, công việc trực tiếp bán hàng lại hết sức quan trọng đối với tiếp thị du lịch.
Tuyêân truyền
Tuyên truyền hay quảng bá có nghĩa là các hoạït động để cho công chúng biết về các điều tốt về doanh nghiệp. Công tác quảng bá tuyên truyền mang nhiều tính chất vĩ mô về sản phẩm du lịch Việt nam hơn, nhưng mỗi doanh nghiệp cũng có sự quan tâm trong công tác này. Vì tuyên truyền cũng có tác dụng rất cao trong việc thu hút khách hàng. Hiện nay, một số doanh nghiệp như du lịch Bến thành, Sài gòn Tourist đã dựng hẳn bộ phim tự giới thiệu trên đài truyền hình.
Kể ra trong mối quan hệ giữa các doanh nghiệp và thông tin đại chúng, vẫn còn nhiều hạn chế, chưa có nguồn cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí, kể cả các cơ quan báo chí nuớc ngoài. Trong điều kiện hiện nay, việc thu hút khách qua tuyên truyền, qua mạng lưới thông tin đại chúng là một “kênh” rất quan trọng, có ý nghĩa quảng cáo rất cao.
Việc tuyên truyền quảng cáo không chỉ đơn thuần là quan hệ và thực hiện qua kênh thông tin đại chúng. Nó còn là vấn đề quan hệ chung của Doanh nghiệp, bao gồm cả quan hệ đối nội và quan hệ đối ngoạïi :
- Giao tế đối nội : Đó là cách đối xử của lãnh đạo với nhân viên đạo thể hiện qua tuyển dụng, bố trí việc , qui định cách thức hay mối quan hệ giữa các nhân viên với nhau, nhân viên với khách hàng...
- Giao tế đối ngoại : Doanh nghiệp nên có mối quan hệ tốt vớùi các cơ quan báo chí, thông tấn, cơ quan ngoại giao. Có thể xây dựng các bộ phim tự giới thiệu, tham gia các hoạt động bảo trợ.... Hoạt động giao tế đốùi ngoại này gồm cả quan hệ với cộng đồng khách hàng, quan hệ với các đơn vị cung ứng dịch vụ , với chính quyền địa phương, các cấp quản lý ngành, với các đối thủ cạnh tranh, tham gia các hiệp hôïi. Tất cả các mối quan hệ này nó sẽ có tác động tốt cho hoạt động của Doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cũng có có thể tạo những cơ hội để xây dựng mối quan hệ với khách hàng bằng các hình thức như tổ chức Hội nghị khách hàng, tổ chức Hội thảo, thăm dò ý kiến khách hàng để :
. Khách hàng nới về nội dung và nghệ thuật của quảng cáo sản phẩm và những việc cần làm.
Trang 85
. Khách hàng sẽ mô tả, nói về nhu cầu thái độ của họ đối với sản phẩm của Doanh nghiệp. Qua thái độ của khách hàng mà Doanh nghiệp biết được các thành công hay những mặt còn tồn tại để giải quyết.
. Thông qua các ý kiến của đại lý, đối tác, khách hàng để Doanh nghiệp tiếp tục dự báo nhu cầu, quyết định giá cả và để Doanh nghiệp kiểm tra lại các chính sách, biện pháp để nâng cao độ an toàn của các hoạt động kinh doanh, các phương án kinh doanh, hoàn thiện hơn sản phẩm của mình...
Phụ lục 11
NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
A- Cơ sở của việc phân đoạn thị trường
Nên sử dụng những đặc tính hoặc những cơ sở nào để phân chia thị trường thành các phân đoạn. Đó chính là một trong những vấn đề hóc búa mà mọi doanh nghệp du lịch phải đối mặt, và cũng hết sức quan trọng đối với tính hiệu quả của tiếp thị, Có 7 tiêu thức sau đây :
1.Phân đoạn theo địa lý. Là cơ sở phân đoạn chia nhóm thị trường thành các nhóm khách hàng có cùng vị trí địa lý. Đây là cơ sở phân đoạn được sử dụng rộng rãi trong ngành lữ hành để nghiên cứu định ra thị trường tiêu thụ vì các đoàn tour thường là cùng nhóm chung vị trí địa lý.
2.Phân đoạn theo dân số học. Dựa theo những thống kế , được rút ra từ những thông tin điều tra dân số, số tuổi, giới tính, yếu tố gia đình. Việc phân đoạn này rất cần để nghiên cứu yếu tố tâm lý của khách hàng.
3. Phân đoạn theo mục đích chuyến đi. Việc phân chia này làm sự chuẩn bị phục vụ khách được tốt hơn, nó đặc biệt quan trọng đối với các khách sạn.
4. Phân đoạn theo đồ thị tâm lý. Đồ thị tâm lý là sự phát triển các hình thái tâm lý của khách hàng và những đánh giá trên cơ sở tâm lý học về những lối sống nhất định. Một số lối sống sẽ đặc trưng bởi cách thức sử dụng thời gian.
5. Phân đoạn theo hành vi là chia khách hàng theo các cơ hội sử dụng của họ, bao gồm : tần xuất sử dụng, tình trạng sử dụng và tiềm năng sử dụng, sự trung thành đối với thương hiệu của doanh nghiệp, những cơ hội sử dụng, những lợi ích.
6. Phân đoạn theo sản phẩm. Phân doạn sản phẩm dùng một số khía cạch của dịch vụ để phân loại khách hàng. Đây là phương phẩm phổ biến trong
Trang 86
nghành lữ hành để định chiến lược sản phẩm. Đó là thị trương du lịch tàu biển, thị trường nghỉ mát, thĩ trường săn bắn và nhiều thị trường khác.
7. Phân đoạn theo kênh phân phối. Là chia các khâu trung gian lữ hành hay các doanh nghiệp du lịch theo chức năng và những đặc tính chung mà các nhóm chức năng cùng có. Phân đoạn khách hàng được tiến hành trước , và sau đó sẽ là phân đoạn cho các kênh phân phối. Từ đó các doanh nghiệp lữ hành có thể lựa chọn giữa (1) tiếp thị trực tiếp với khách hàng , (2) tiếp thị qua khâu trung gian (các đại lý, các hãng đối tác), (3) Hỗn hợp cả 1 và 2.
B- Khuynh hướng và sở thích của du khách Pháp
+ Vài nét về tình hình khách Pháp đến Việt nam và những thuận lợi cơ bản khi thác thị trường Pháp
Ngành du lịch Việt nam cũng đã xác định Pháp một trong những thị trường chính của du lịch inbound Việt nam. Thực tế, theo thống kê của WTO, Pháp là một trong 10 thị trường du lịch quan trọng trên toàn thế giới (major generating markets), nằm vào nhóm 10 nước gửi khách nhiều nhất đến Trung quốc Thái lan và Việt nam (các nước thuộc khu vực Châu Á Thái bình dương). Cũng theo nhận định của WTO các khu vực Đông nam Á Thái Bình Dương có mức tăng trưởng lớn về số lượng du khách Pháp (lion’s share). Du khách đến Việt nam, do vậy cũng có khả năng gia tăng trong thời gian tới.
Trong thời gian qua, số lượng du khách Pháp vào Việt nam do những yếu kém của ngành và sự cạnh tranh của các nước trong khu vực nên đã có chiều hướng chững lại. Theo số liệu của Tổng cục Du lịch, số lượng du khách Pháp (kể cả Việt kiều) đến Việt nam 1995 là 137.890 người, năm 1996 là 87.795 người, giảm 36,33% năm 1997 còn 81.513 người, năm 1998 là 83.371 người tăng 2,28% so với 1997. Trong khi việc phát triển thị trường pháp được đánh giá là có điều kiện rất thuận lợi và một trong thị trường mục tiêu quan trọng và bền vững của Việt nam.
Mối liên hệ về mặt lịch sử giữa Việt nam và Pháp trong 100 năm qua đã tạo thuận lợi cho việc thu hút sự quan tâm đến các sản phẩm du lịch Việt nam, trong mỗi gia đình người Pháp thường có một người thân đã sống ở Việt nam, điều này làm cho Việt nam trở thành một điểm dừng chân đặc biệt của người Pháp. Việt nam cũng là thành viên của hội đồng Pháp ngữ và đã tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh các nước nói tiếng Pháp 1997.
Vì sao Việt nam thu hút khách Pháp ? Đó chính là thắng cảnh tự nhiên và môi trường sinh thái (tỷ lệ khách Pháp đi xuyên Việt chiếm khá cao - 70%), con người Việt nam (thân thiện, chưa bị ảnh hưởng nhiều của lối sống công nghiệp),
Trang 87