Nhận Xét Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Của Tỉnh Champasak Trong Thời Gian Qua


Bảng 2.3 : Số lượng khách du lịch đến tỉnh Champasak

giai đoạn 2001-2009

ĐVT: Người


CHỈ TIÊU

KHÁCH QUỐC TẾ

KHÁCH NỘI ĐỊA

TỔNG SỐ KHÁCH


TỶ LỆ TĂNG TRƯỞNG (%)

2001

45,232

18,625

63,857


2002

45,635

19,001

64,636

1.2

2003

65,827

21,851

87,678

35.6

2004

63,963

22,896

86,859

-0.93

2005

99,044

95,979

159,023

83

2006

113,684

95,992

209,676

31.8

2007

165,750

100,005

265,775

26.7

2008

143,443

193,171

336,614

26.6

2009

667,543

340,799

1,008,342

199.5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Champasak nước Cộng hòa Dân chủ Nhân Lào đến năm 2015 - 9

Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Champasak 2010


Năm 2001 đến năm 2003 lượng khách du lịch đến tỉnh Champasak đã tăng liên tục, do trong năm 2000 Lào đã tổ chức năm du lịch Lào (amasing Lao 2000 và Champasak cũng đã tổ chức năm du lịch Champasak trong năm 2001), có tốc độ tăng trưởng bình quan khoảng 12%, nhưng đến cuối năm 2004 số lượng khách du lịch đến đã giảm xuống nhưng giảm nhẹ khoảng 0.93% do ảnh hưởng của bệnh dịch SAR. Từ năm 2005 trở lại đây khách du lịch đến tỉnh Champasak đã tăng lên lại. Năm 2005 lượng khách du lịch đã tăng cấp đôi đối với năm trước và tăng liên tục đến cuối năm 2009 (sau khi Lào đã chính thức tổ chức hội nghị ASEAN lần thứ 10 và hội du lịch ASEAN năm 2004, đây là hội nghị quốc tế đầu tiên của Lào), đến cuối năm 2009 số lượng khách đến tỉnh Champasak đã tăng lên 3 lần so với năm 2008. Vì trong năm 2009, Lào đã tổ chức giải bóng đá hữu nghị 4 nước Asean (Lào, Thái


Lan, Việt Nam và Malasia) 2 lần ở tỉnh Champasak và do tình hình chính trị Thái Lan không ổn làm cho người Thái Lan sang Lào du lịch tăng lên.

Đồ thị 2.1: Số lượng khách đến tỉnh Champasak trong thời gian qua.



1,200,000

Số lượng khách đến tỉnh Champasak (2001-2009)


Tổng số khách

Khách quốc tế Khách nội địa

1,000,000


800,000


Lượt khách

600,000


400,000


200,000


2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

0


Năm


Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Champasak


Khách du lịch đến tỉnh Champasak phần lớn là khách du lịch quốc tế đã chiếm tỷ trọng khoảng 2/3 trong tổng số lượng khách, chỉ có trong năm 2005 số lượng khách nội địa xấp xỉ với số lượng khách quốc tế, do cuối năm 2004 có vụ bão Sunami làm cho người Lào đổi hướng đi du lịch trong nước nhiều hơn. Trong năm 2008 khách du lịch quốc tế đã giảm so với năm 2007, do tình hình kinh tế của khu vực và thế giới bị sụt giảm, đặc biệt là kinh tế Thái Lan.

Du khách đến Champasak chủ yếu là du lịch tham quan văn hoá, sinh thái, công vụ. Thị trường chủ yếu là các nước ASEAN, tỷ trọng lớn nhất là khách từ Thái Lan và cũng đã có sự gia tăng của khách châu Á khác, Châu Âu. Trong năm khách du lịch đến tỉnh Champasak tính theo tháng là từ tháng


10 cuối mùa mưa đến tháng 6 đầu mùa mưa, mùa mưa cũng có khách đến nhưng không nhiều.

- Về doanh thu: Kế từ năm 2001, ngành du lịch Champasak bắt đầu có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia cũng như của tỉnh. Chỉ vài năm gần đây ngành du lịch đã đóng góp cho nền kinh tế khá mạnh, chính phủ tỉnh Champasak quan tâm và xem ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn để góp phần xây dựng và phát triển nền kinh tế của tỉnh. Đây là giai đoạn ngành du lịch Champasak đã có bước phát triển trong lịch sử. Kết quả kinh doanh của ngành du lịch trong giai đoạn năm 2001 - 2009 được thể hiện qua bảng 2.6 dưới đây:

Bảng 2.4 : Tổng doanh thu ngành du lịch tỉnh Champasak

giai đoạn2001 - 2009

ĐVT: Triệu Kip (1 USD=8,342 kip năm 2009)


Năm

Doanh thu

Ăn uống

Lưu trú

Khác

Tổng cộng

Tăng trưởng (%)

2001

280

903

1,053

2,236

-

2002

1,578

1,481

3,308

6,368

184.7

2003

4,614

1,508

2,253

8,375

31.5

2004

5,123.2

1,512

1,414.8

8,050

-3.8

2005

5,417.9

1,593.8

1,116

8,127.7

0.9

2006

85,874.4

28,624.8

28,624.8

143,124

1660.9

2007

111,341.3

46,763.4

64,577.9

222,682.7

55.5

2008

113,660.9

53,351

64,949.2

231,961.1

4.1

2009

1,339,640.6

447,546

445,548.8

2,232,734.4

862.5

Nguồn: Sở thương mại du lịch tỉnh Champasak 2010


Qua bảng trên ta thấy doanh thu từ năm 2001 đến 2008 mỗi năm tăng lên, chỉ có năm 2004 doanh thu đã giảm, nhưng giảm nhẹ khoảng 3.8% so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng từ bệnh dịch SAR làm cho số lượng khách du lịch giảm. Năm 2008 tổng doanh thu tăng 4.1% so với năm 2007.

2.4 Nhận xét thực trạng phát triển du lịch của tỉnh CHAMPASAK trong thời gian qua

Du lịch là ngành mới suất hiện của tỉnh Champasak vào cuối năm 80 của thể kỷ XIX. Du lịch tỉnh Champasak thật sự đang phát triển và trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế - xã hội của tỉnh từ khi Nhà nước Lào thực hiện chính sách mở cửa kinh tế, Nghị quyết về đổi mới quản lý và phát triển ngành du lịch Lào và các chính sách của địa phương nhằm phát triển du lịch làm cho kinh tế phát triển và ngành du lịch cũng phát triển kéo theo.

Điểm mạnh:

- Lào có chế độ chính trị ổn định, nguồn nhân lực dồi dòa, người Lào nói chung và người dân tỉnh Champasak nói riêng cần cù, mến khách là những yếu tố quan trọng để đảm bảo cho du lịch phát triển.

- Champasak có những lợi thế về vị trí địa lý bao gồm cả núi, rừng và sông Mekong. Có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, độc đáo đa dạng về thiên nhiên lẫn nhân văn. Và ưu thế về vị trí trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, vị trí giao lưu quốc tế, thuận lợi về đường bộ, đường hàng không quốc tế nên là nơi có nhu cầu du lịch tham quan và nghỉ dưỡng cuối tuần.

- Vị trí vai trò của du lịch trong nhận thức của các cấp chính quyền và nhân dân được nâng cao tạo là một điều kiện thuận lợi giúp quá trình phát triển du lịch ngày càng nhận được sự quan tâm, ủng hộ và có môi trường xã hội thích hợp với quá trình phát triển.


- Champasak là nơi giao lưu của nhiều nền văn hóa giữa cư dân bản địa từ xa xưa, nên tại đây có nhiều di tích lịch sử văn hóa đặc biệt là có 1 di sản văn hóa thế giới.

- Hệ thống điều kiện tiếp đón khách tốt. Hệ thông đường đang được xây dựng, nâng cấp. Nhiều công trình đã hoàn thành và được sử dụng.

- Chủ trương của tỉnh xác định: Dịch vụ du lịch là một trong những thế mạnh của tỉnh. Do đó, tỉnh đã tạo mọi điều kiện để phát triển du lịch như: tìm cách thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, dành phần lớn kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch.

Điểm yếu:

- Sản phẩm du lịch chưa đa dạng, chủ yếu là các sản phẩm gắn liền với di sản văn hóa thế giới Vatphou Champasak; chưa có nhiều nghiên cứu xây dựng sản phẩm mới, các sản phẩm gắn liền với tiềm năng du lịch khác như: các hòn đảo, thác nước, di tích lịch sử cách mạng, văn hóa, vườn quốc gia… dù được quan tâm phát triển nhưng chưa đặt được chất lượng cao. Chưa có khu vui chưi giải trí, các dịch vụ hàng hóa lưu niệm chưa phong phú, chất lượng chưa tưng xứng với giá cả. Các loại hình du lịch phần lớn là có thực hiện trong ban ngày.

- chưa đánh giá được toàn bộ tiềm năng du lịch của tỉnh, dẫn đến việc khai thác mới chỉ tập trung chủ yếu vào di tích văn hoá lịch sử, các tiềm năng du lịch khác như thác nước, đầm phá, giá trị văn hoá dân tộc thiểu số, di tích lịch sử cách mạng chưa được quan tâm khai thác.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành du lịch còn hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách.

- Cơ sở hạ tầng dù đang phát triển nhưng chưa phát triển tốt, chỉ có trong tỉnh lỵ và các khu du lịch quan trọng, chưa kết nối với vùng sâu vùng xa và một số nơi du lịch.


- Môi trường đầu tư khuyến khích phát triển du lịch tuy đã có những biến đổi theo hướng thông thoáng, hấp dẫn nhưng chưa có các giải pháp đồng bộ nên chưa thúc đẩy mạnh đầu tư phát triển du lịch.

- Hoạt động tuyên truyền quảng bá, giới thiệu về du lịch của tỉnh chưa tốt, nhất là ra nước ngoài. Chưa có chương trình cụ thể nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch trong việc xúc tiến thượng mại, tiếp thị.

- Xuất phát điểm du lịch Lào nói chung, Champasak nói riêng ở mức thấp, lạc hậu so với khu vực. Chưa có chiến lược phát triển cho ngành du lịch cụ thể, đầu tư còn tràn lan và trải dài

- Sức cạnh tranh của ngành du lịch Lào cũng như Champasak còn yếu so với các nước trong khu vực.

- Còn thiếu nguồn nhân lực để phục vụ trong ngành du lịch, chất lượng của lao động còn thấp.

Cơ hội:

- Sự thuận lợi của toàn cầu hóa, thành viên của ASEAN

- Sự thành công của hội thể thao Seagame lần thứ 25 tại thủ đô Viengchan trong cuối năm 2009.

- Tình hình bạo loạn, mất an ninh của thế giới sẽ hướng khách du lịch tìm đến nơi an toàn tốt.

- Chính sách đổi mới, mở cửa hội nhập của Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại. Du lịch đã được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn và được sự quan tâm chỉ đạo của nhà nước

- Sự đa dạng của nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn.

Thách thức:

- Tình hình kinh tế đang bị suy thoái, việc chi tiêu cho du lịch giảm đi.

- Sự cạnh tranh của ngành du lịch càng ngày càng tăng trong nước và khu vực.


- Nguy cơ về các loại dịch bệnh trên thế giới cũng như trong khu vực càng ngày càng tăng.

- Nền kinh tế của cả nước nói chung, Champasak nói riêng dù có phát triển nhưng còn yếu, thu nhập bình quan đầu người còn thấp, mức sống của người dân chưa cao cũng đã ảnh hưởng đến quan hệ cung cầu trong kinh doanh du lịch.


TÓM TẮT CHƯƠNG II


Qua chương này, đã khái quát được bức tranh tổng thể về tình hình phát triển du lịch của tỉnh Champasak qua việc phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển ngành du lịch của tỉnh.

Thực trạng của ngành du lịch thông qua các dữ liệu thứ cấp của các cơ quan, đơn vị liên quan đã phản ảnh được những mặt mạnh, mặt yếu của các yếu tố tác động đến việc phát triển du lịch. Cùng với những thách thức và cơ hội hiện tại mà ngành du lịch của tỉnh đang đối diện.

Kết quả có được từ chương này là những điểm mấu chốt để chúng ta có thể hình thành nên các hướng giải pháp nhằm khắc phục được hạn chế còn khó khăn và giúp du lịch tỉnh Champasak phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có của tỉnh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/07/2023