Nội Dung Việc Phân Chia Di Sản Thừa Kế

sau sự kiện chết, di sản được chuyển giao về mặt pháp luật cho những người thừa kế. Do đó nếu kéo dài thời gian thực hiện quyền của những “chủ nợ” sẽ khiến cho những người thừa kế luôn trong tâm trạng lo lắng, bất ổn vì đến một lúc nào đó, sau khi mình đã được hưởng kỷ phần di sản lại phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Và chắc chắn rằng việc đòi được nợ hay không sẽ gặp nhiều khó khăn hơn do sự không hợp tác, do phần di sản được hưởng của những người thừa kế đã được họ thực quyền sử hữu của mình như bán, tặng, cho...

2.1.3. Thứ tự ưu tiên thanh toán :

Điều 683 BLDS năm 2005 sắp xếp thứ tự ưu tiên thanh toán như sau:

1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng;

2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu;

3. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ;

4. Tiền công lao động ;

5. Tiền bồi thường thiệt hại;

6. Thuế và các khoản nợ khác đối với Nhà nước;

7. Tiền phạt;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác;

9. Chi phí cho việc bảo quản di sản;

Thanh toán và phân chia di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam - 6

10. Các chi phí khác.

Theo thứ tự sắp xếp đến mười khoản được thanh toán của Điều luật này, thì khi thanh toán nghĩa vụ tài sản, phải thanh toán từng nghĩa vụ một bằng tài sản của người chết. Nghĩa vụ tiếp theo sau chỉ được thanh toán khi những nghĩa vụ trước nó đã được thanh toán xong hoặc thanh toán theo đúng yêu cầu của người có quyền.

Trong thực tế ít khi xẩy ra các trường hợp nghĩa vụ trong các khoản nợ của người chết đến hạn thanh toán cùng một lúc, hoặc được yêu cầu cùng một thời điểm. Bởi vậy, có thể xảy ra việc sau khi thanh toán những nghĩa vụ thuộc khoản ưu tiên sau thì người có quyền đối với nghĩa vụ thuộc khoản ưu

tiên trước mới có yêu cầu, thì giải quyết thế nào. Vấn đề này hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào qui định. Vì thế, có hai cách hiểu và đưa ra cách giải quyết khác nhau:

Cách thứ 1: Buộc chủ thể có quyền ưu tiên sau phải trả lại tài sản cho chủ thể được quyền ưu tiên thanh toán trước. Những người có cách hiểu này cho rằng, thanh toán phải thực hiện theo hàng thứ tự ưu tiên, bất kể họ thực hiện quyền yêu cầu lúc nào, miễn là vẫn còn thời hạn để yêu cầu thực hiện nghĩa vụ.

Cách thứ 2: Các món nợ đã được thanh toán trước của người ở hàng ưu tiên sau không thể bị đòi lại để thanh toán cho người có quyền ở hàng ưu tiên trước. Vì đến thời hạn nghĩa vụ phải được thanh toán và "trong tay" người thừa kế vẫn còn di sản của người chết để lại thì họ phải được quyền thanh toán.

Ở cách nào thì họ cũng có lý lẽ riêng của mình nhưng việc sắp xếp thứ tự ưu tiên thanh toán theo Điều 686 BLDS năm 1995 và Điều 683 BLDS năm 2005 mang tính tương đối giữa các chủ thể trong việc bảo vệ quyền lợi của các "chủ nợ". Bởi, về nguyên tắc, tất cả các chủ nợ đều phải được thanh toán toàn bộ. Những người ở hàng ưu tiên sau đã phải "nhường" quyền được thanh toán trước cho người ở hàng ưu tiên trước khi toàn bộ tài sản của người chết để lại nhỏ hơn tổng các nghĩa vụ về tài sản mà người chết để lại. Khi đã đến lượt mà không thực hiện quyền ưu tiên yêu cầu thanh toán, thì người có quyền yêu cầu thanh toán tiếp theo được thực hiện quyền đó.

- Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng :

Theo tập quán Việt Nam, việc "lo ma chay” là một trong những bổn phận quan trọng của mỗi đời người. Tuy nhiên, các nhà làm luật qui định chỉ được tính vào khoản nợ di sản “chi phí hợp lý” theo tập quán cho việc mai táng, chỉ chấp nhận với khoản chi phí phù hợp với tín ngưỡng của nhân dân, tương xứng với điều kiện vật chất và nếp sống của gia đình. Các chi phí xa xỉ hoặc thực hiện do động cơ mê tín dị đoan nếu không được những người thừa

kế đồng ý cùng đứng ra thanh toán thì ai thực hiện người đó phải có trách nhiệm thanh toán.

- Tiền cấp dưỡng còn thiếu:

Những khoản tiền mà người để lại di sản khi còn sống phải thực hiện đối với người được cấp dưỡng theo qui định của pháp luật như cấp dưỡng nuôi con ngoài giá thú hoặc khi ly hôn, cấp dưỡng cho người bị người để lại di sản gây thiệt hạinhưng chưa kịp thực hiện thì đã chết. Khoản tiền cấp dưỡng này chỉ được tính từ lần thanh toán cuối cùng cho đến khi người để lại di sản chết. Ví dụ: Ông A mỗi tháng phải cấp dưỡng cho N là 100.000 đồng nhưng ba tháng trước khi chết, ông chưa trả tiền cấp dưỡng thì 300.000 đồng (100.000đ x 3 tháng) còn thiếu đó phải được thanh toán cho N từ trước khi những người thừa kế hưởng di sản của ông.

- Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ:

Người sống nương nhờ thường không phải là người thừa kế nhưng vì họ là người sống trong hoàn cảnh cô đơn, tàn tật, không có khả năng kiếm sống nên phải hoàn toàn sống dựa vào người đã chết khi người này còn sống. Kể từ thời điểm người thường xuyên trợ cấp cho mình chết, họ không còn ai để nương nhờ, không còn ai để bấu víu, kết cục số phận của họ rất mờ mịt, họ khó có thể tồn tại và duy trì cuộc sống sau này. Chính vì mang ý nghĩa nhân đạo và không muốn xã hội phải gánh chịu những hậu quả tiếp theo, các nhà làm luật sắp xếp nghĩa vụ tài sản phải thanh toán này để giúp họ phần nào trong cuộc sống. Di sản thừa kế nếu còn sau khi đã thanh toán hai khoản trên phải được trích ra một phần để dành cho những người này. Tuy nhiên, không có Điều luật nào trong chế định thừa kế qui định về trách nhiệm đối với người sống nương nhờ. Do đó, việc xác định thanh toán cho họ là bao nhiêu, trong thời gian bao lâu thường được thực hiện thông qua thoả thuận giữa những người thừa kế. Vậy, nếu trong trường hợp những người thừa kế cố tình không tính đến khoản thanh toán này thì pháp luật giải quyết như thế nào? Theo chúng tôi, trong trường hợp này cũng nên giải quyết tương tự như đối với

thanh toán tiền cấp dưỡng còn thiếu vì chính người đã chết mới là người có khả năng trợ cấp còn những người thừa kế chỉ có trách nhiệm thanh toán những nghĩa vụ tài sản nào mà người đã chết chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa xong mà thôi.

- Tiền công lao động :

Nghiên cứu kỹ thứ tự ưu tiên thanh toán qui định tại Điều 683 – BLDS năm 2005, ta có thể nhận thấy các nhà làm luật sắp xếp theo một trật tự khá logic: Đặt yếu tố bảo vệ các quyền và lợi ích của con người lên trước trong đó những người được cấp dưỡng, người được trợ cấp được quan tâm hơn cả, sau đó đến những quyền lợi mà người để lại di sản phải có nghĩa vụ thanh toán, đảm bảo tránh xẩy ra tranh chấp, khiến những người có quyền thừa kế lâm vào tình cảnh khó xử: đó là các khoản tiền công lao động, tiền bồi thường thiệt hạimà người để lại di sản chưa kịp thanh toán hoặc chưa đến thời điểm thanh toán. Tuy nhiên, các khoản này có được thanh toán hay không phải có căn cứ pháp luật như: các hợp đồng dân sự, hợp đồng thuê lao động hợp pháp giữa người đã chết lúc còn sống với người được trả tiền công lao động có thể là hợp đồng bằng văn bản, cũng có thể là hợp đồng bằng miệng đối với những người lao động đơn giản như người giúp việc.

- Tiền bồi thường thiệt hại:

Đây là những khoản tiền mà người để lại di sản phải bồi thường cho người khác đối với những thiệt hại mà mình gây ra do vi phạm nghĩa vụ hoặc gây ra trong những trường hợp khác. Đối với nghĩa vụ thanh toán này, trên thực tế rất khó giải quyết và không tránh được tranh chấp. Ví dụ: Trong trường hợp tai nạn giao thông, người gây tai nạn đã chết, còn người bị hại chỉ bị chấn thương, việc phân xử đúng sai sẽ thuộc về các cơ quan chức năng. Tuy nhiên trên thực tế để yêu cầu những người thừa kế thực hiện nghĩa vụ thanh toán này thường gặp nhiều khó khăn vì họ sẽ không dễ dàng chấp nhận lỗi do phía người nhà mình trong lúc chính bản thân gia đình họ bị mất đi người thân. Trường hợp như vậy, chỉ có thể thông qua quyết định phân xử của

các cơ quan chức năng buộc những người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản tiền này.

- Tiền thuế và các món nợ khác đối với Nhà nước:

Nghĩa vụ này bao gồm các khoản thuế, những khoản tiền nợ Nhà nước như: tiền vay, tiền bồi thường thiệt hại do gây thiệt hại đối với tài sản của Nhà nước…

- Tiền phạt:

Khái niệm tiền phạt có thể hiểu theo nghĩa rộng và có nội hàm bao gồm nhiều loại nguồn gốc khác nhau như tiền phạt do vi phạm pháp luật, tiền phạt do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc các nghĩa vụ khác. Tuy nhiên, trong điều khoản cụ thể này thì lại chỉ được hiểu là khoản tiền người đó buộc phải nộp vào ngân sách Nhà nước do bị phạt hành chính nhưng chưa thực hiện thì đã chết. Còn khoản tiền mà người chết có nghĩa vụ thanh toán do vi phạm hợp đồng dân sự lại được xếp ở thứ tự thứ tám.

- Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác:

Đây chính là những khoản tiền hay lợi ích vật chất khác mà người thừa kế phải trả cho một hay nhiều người, một hay nhiều pháp nhân hoặc chủ thể khác được xác lập thông qua hợp đồng dân sự hoặc hợp đồng kinh tế. Nếu người đó chết trước khi thực hiện các khoản chi trả trên thì những hợp đồng nói trên sẽ trở thành cơ sở để xác định những khoản tiền mà các chủ nợ có quyền yêu cầu thanh toán từ di sản. Mục này đã được sửa đổi khác với Điều 686 BLDS năm 1995 qui định là: “...hoặc tổ chức khác”. Việc sửa đổi này đã khắc phục những bất cập trong việc xác định tư cách pháp lý của các thành phần kinh tế khi Nhà nước c ông nhậ n sự đa dạ ng c ủa các chủ thể trong nề n kinh tế thị trườ ng.

- Chi phí cho việc bảo quản di sản

Là khoản tiền trả cho người quản lý di sản trong trường hợp người này đã bỏ tiền ra để thực hiện các biện pháp nhằm duy trì giá trị của tài sản như bảo dưỡng, sửa chữa những hư hỏng tự nhiên (những hư hỏng do người quản

lý gây ra thì người đó đương nhiên phải chịu trách nhiệm theo qui định tại Đ639 BLDS; trường hợp hư hỏng do người khác gây ra mà người quản lý phải bỏ tiền tu sửa thì người gây thiệt hại sẽ phải bồi thường theo qui định về trách nhiệm dân sự) và khoản tiền thù lao mà người đó được hưởng nếu có. Nếu người quản lý và bảo quản di sản được chỉ định theo di chúc thì sau khi thanh toán các khoản nợ trên nếu di sản còn thì sẽ được đảm bảo chi trả trước khi phân chia những gì còn lại. Đối với những người quản lý di sản do các thừa kế chọn theo thoả thuận thì chỉ được đảm bảo việc trả thù lao bằng các tài sản của người thừa kế chứ không bằng các tài sản thuộc di sản, bởi người này không phải là chủ nợ của di sản.

- Các chi phí khác

Ngoài những khoản được xác định theo thứ tự ưu tiên ở trên thì trước khi phân chia di sản, những người thừa kế còn phải trừ đi những khoản chi phí phát sinh nếu có tính đến thời điểm di sản được phân chia.

* Di sản dùng vào việc thờ cúng

Việc thờ cúng tổ tiên là tập quán từ lâu đời của nhân dân ta, nó ăn sâu vào đời sống tâm linh của người Việt Nam. Chi phí cho việc ma chay, cúng giỗ, tảo mộ, thờ tự tuy không nhiều nhưng nhất thiết phải có. Điều 670 – khoản 1 qui định: “ Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng....”. Như vậy, di sản dùng vào việc thờ cúng chỉ được đề cập đến nếu có di chúc và trong di chúc có nếu rõ phần di sản này.

Di sản dùng vào việc thờ cúng nằm trong tổng thể khối di sản thừa kế do người chết để lại nhưng giải quyết phần di sản này khác với giải quyết di sản chia thừa kế. Di sản thừa kế luôn được chia theo di chúc hoặc theo pháp luật, còn di sản dùng vào việc thờ cúng là di sản không được chia thừa kế. Sau khi thanh toán xong các nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế, phần di sản còn lại được đem chia thừa kế theo di

chúc hoặc theo pháp luật cho những người có quyền hưởng di sản. Còn di sản dùng vào việc thờ cúng chỉ mang ra thanh toán các nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại khi: “ Trong trường hợp toàn bộ khối di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng” .

Hậu quả của việc giải quyết di sản dùng vào việc thờ cúng như sau:

- Khi nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại lớn hơn tổng giá trị di sản để chia thừa kế thì phần còn thiếu được lấy ra từ di sản thờ cúng. Di sản thờ cúng là phần còn lại sau khi đã trừ phần còn thiếu của di sản trong việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết để lại.

- Nếu toàn bộ tài sản của người chết để lại không đủ để thanh toán nghĩa vụ thì phần di sản dùng vào việc thờ cúng sẽ không còn.

Di sản dùng vào việc thờ cúng trong trường hợp có di chúc cũng là một trong những nghĩa vụ bắt buộc những người có trách nhiệm trong việc thanh toán các khoản nợ của di sản phải tính đến trước khi phân chia di tài sản.

*Di tặng

Khác với định đoạt tài sản cho người thừa kế được hưởng theo di chúc, thực chất việc di tặng là một hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện đó là khi người có tài sản chết thì một phần hoặc toàn bộ tài sản của người chết được đem di tặng cho một cá nhân, pháp nhân khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc. Phần di tặng nằm trong khối di sản để lại và chỉ được giải quyết sau khi đã thanh toán nghĩa vụ tài sản của người chết để lại. Người nhận di tặng không phải là những người thừa kế di sản mà là người có quyền hưởng di sản, phần di sản sau khi đã trừ phần di tặng còn lại là di sản thừa kế.

- Nếu toàn bộ di sản của người chết để lại không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản thì phần tài sản là di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ tài sản còn lại của người này.

- Nếu di sản chỉ còn lại một phần ngang bằng với phần di tặng hoặc thấp hơn phần di tặng được xác định bằng giá trị sau khi đã thanh toán các nghĩa vụ tài sản của người đã chết, thì phần di sản đó thuộc về di tặng.

- Nếu di tặng là một vật vẫn còn tồn tại kể từ thời điểm mở thừa kế cho đến khi thanh toán hết các nghĩa vụ tài sản thì vật đó thuộc về người được di tặng. Vật di tặng không còn tồn tại thì không còn di tặng.

- Nếu di tặng là một khoản tiền nhất định thì sau khi đã thanh toán hết nghĩa vụ tài sản, di sản vẫn còn thì người được di tặng sẽ nhận một khoản tiền đã xác định từ di sản.

Sau khi hoàn tất việc thanh toán mọi nghĩa vụ tài sản để lại của người chết, quá trình sẽ tiếp tục để hướng tới mục đích cuối cùng, hướng tới một kết quả duy nhất là chuyển giao khối tài sản mà người chết để lại cho những người thừa kế của người đó. Và vì trong đa số các trường hợp thì người thừa kế không phải chỉ có duy nhất một người nên bước cuối cùng, quan trọng nhất và thường gặp nhiều vấn đề nhất chính là việc phân chia khối di sản cho những người thừa kế của người chết.‌

2.2. PHÂN CHIA DI SẢN

2.2.1. Nội dung việc phân chia di sản thừa kế

Như đã nói ở trên, từ khi Pháp lệnh thừa kế năm 1991 ra đời cho đến nay, những qui định pháp luật về nội dung việc phân chia di sản thừa kế về nguyên tắc hầu như không có nhiều thay đổi. Thông thường sẽ có sự phân chia khác nhau tùy thuộc trường hợp người chết có để lại di chúc hay không để lại di chúc; hoặc có di chúc nhưng di chúc bị vô hiệu một phần hay toàn bộ theo qui định của pháp luật. Tuy nhiên có một số thủ tục có tính chất chung trong mọi trường hợp bao gồm: công bố nội dung di chúc nếu có, họp mặt những người thừa kế, chỉ định người quản lý di sản, người phân chia di sản, thanh toán những khoản nợ di sản.

2.2.1.1. Công bố và giải thích di chúc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/11/2023