Đánh Giá Phát Triển Bền Vững Du Lịch Của Machado


Trung Quốc tạo nên nguồn cầu lớn cho du lịch quốc tế, đặc biệt là các nước ASEAN, nơi có chi phí du lịch hợp lý. Trong năm 2016, Việt Nam đón 2,7 triệu lượt khách Trung Quốc với mục đích công tác và du lịch, tăng 50% so với năm 2015. Khách du lịch Trung Quốc đến ASEAN được dự báo tăng gấp đôi trong 10 năm tới, theo báo cáo của Goldman Sachs (Thuỳ Linh, 2017).

Tại Khánh Hòa, khách Trung Quốc và Nga vẫn tiếp tục gia tăng. Đến cuối năm 2019, lượng khách Trung Quốc đến Khánh Hòa chiếm trên 70% lượng khách quốc tế với gần 2 triệu lượt khách. Khánh Hòa vẫn là điểm đến thu hút số lượng khách Nga lớn nhất của Việt Nam (chiếm hơn 70% tổng số khách Nga đến Việt Nam). Theo thống kê của Sở Du lịch Khánh Hòa, năm 2018, toàn tỉnh đón gần 443.000 lượt khách Nga, bằng 99,4% so với năm 2017 (Sở Du lịch Khánh Hòa, 2019).

Thứ ba, nhu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại Khánh Hòa

Sự phát triển của ngành du lịch những năm vừa qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của Khánh Hòa. Ngành du lịch không những mang lại những lợi ích kinh tế to lớn mà còn mang lại hiệu quả xã hội cho địa phương. Với những tín hiệu khả quan về việc tăng trưởng mạnh lượt khách quốc tế đến với Khánh Hòa, đặc biệt là việc phục hồi thị trường khách Nga và tăng trưởng khách Trung Quốc đến với du lịch Khánh Hòa. Việc khai thác các chuyến bay mới từ Hồng Kông, Singapore và Đức đã mở ra cơ hội để phát triển khách du lịch đến từ thị trường châu Âu. Hoạt động du lịch Khánh Hòa đạt được những thắng lợi trong thời gian qua sẽ tiếp tục phát triển du lịch theo đúng định hướng du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp, bảo đảm thương hiệu là điểm đến an toàn, văn minh và thân thiện (Sở Du lịch Khánh Hòa, 2019).

Thứ tư, chính sách phát triển du lịch của Khánh Hòa

Phát triển du lịch xanh, bền vững, thân thiện với môi trường hiện nay được các cơ quan, ban ngành, các tỉnh, thành phố trong nước nói riêng và các nước trên thế giới nói chung đang quan tâm và áp dụng. Trước khi nói đến du lịch xanh của Khánh Hòa chúng ta cần phải hiểu cụm từ “du lịch xanh” là gì? “du lịch xanh” là loại hình du lịch dựa vào tự nhiên và văn hóa, có giáo dục môi trường, đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và PTBV, có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.


Với điều kiện đời sống phát triển hiện nay, nhu cầu tham quan và nghỉ dưỡng tăng theo từng ngày, thu hút nhiều tầng lớp quan tâm hơn, vì vậy mà vài năm trở lại đây du lịch xanh cũng là sự lựa chọn của nhiều du khách và đang phát triển nhanh chóng. Du lịch xanh không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của một địa phương, một đất nước, mà còn góp phần vào sự bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, giữ gìn cảnh quan và bảo vệ môi trường. Tuy đây là loại hình du lịch khá mới của tỉnh Khánh Hòa nói riêng và Việt Nam nói chung, nhưng trước nhu cầu của thị trường và khả năng đáp ứng của tiềm năng du lịch xanh Khánh Hòa, đây sẽ là loại hình du lịch thu hút được nhiều hơn khách du lịch đến với Khánh Hòa trong thời gian tới, nhất là du khách quốc tế (Sở Du lịch Khánh Hòa, 2019).

Thứ năm, sự tham gia của các chủ thể kinh doanh du lịch, cơ quan hữu quan. Ngày càng có nhiều nhà đầu tư mới từ nhiều ngành kinh doanh khác nhau bị hấp dẫn bởi ngành du lịch. Các nhà đầu tư kinh doanh du lịch mới tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh lưu trú (khách sạn, khu nghỉ dưỡng, motel, nhà nghỉ). Đồng thời, một số tập đoàn lớn bắt đầu chú trọng đầu tư vào hệ thống vui chơi giải trí, mua sắm. Cụ thể, đến cuối năm 2019 đã có 40 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, với tổng vốn đầu tư khoảng 29.051 tỷ đồng. Trong khi thành phố Du lịch biển Nha Trang đã thu hút 130 dự án du lịch, với tổng vốn đầu tư khoảng 71.613,77 tỷ đồng; trong đó có 38 dự án du lịch đi vào hoạt động, với tổng vốn đầu tư là 47.644,17 tỷ đồng. (Sở Du lịch Khánh Hòa, 2019).

Thứ sáu, sự phát triển cơ sở hạ tầng du lịch

Cơ sở hạ tầng du lịch là một trong những yếu tố quan trọng đối với quá trình hoạt động và phát triển du lịch, là yếu tố cơ bản để đảm bảo về điều kiện cho hoạt động du lịch được thực hiện tối ưu nhất.

Hoạt động du lịch phát triển đòi hỏi phải có cơ sở hạ tầng du lịch tương ứng để khai thác và tận dụng hết công suất tài nguyên du lịch. Phát triển cở sở hạ tầng du lịch là phát triển về cơ sở lưu trú, dịch vụ lữ hành, dịch vụ vận chuyển phục vụ du lịch, dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm, nhà hàng. Cơ sở hạ tầng du lịch phải phát triển đồng bộ và phù hợp với đặc trưng và nguồn tài nguyên du lịch của địa phương mới đem lại hiệu quả tốt nhất. Như vậy có thể nói rằng sự phát triển của cơ


sở hạ tầng du lịch được đảm bảo tốt nhất đó chính là điều kiện góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch ngày càng phát triển.

2.5 Các đánh giá phát triển bền vững du lịch

2.5.1 Đánh giá phát triển bền vững du lịch của Machado

Machado (2003), đã thông qua một bản danh mục so sánh đánh giá các chỉ tiêu được xem là chỉ báo đo lường sự PTBV và không bền vững trong phát triển du lịch như sau:

Bảng 2.2: So sánh sự phát triển bền vững du lịch và không bền vững


Các chỉ tiêu đánh giá

Phát triển bền vững du lịch

Phát triển du lịch không

bền vững

Tốc độ phát triển

Chậm

Nhanh

Mức độ kiểm soát

Không

Quy mô

Phù hợp

Không phù hợp

Mục tiêu

Dài hạn

Ngắn hạn

Phương pháp tiếp cận

Theo chất lượng

Theo số lượng

Phương thức

Tìm kiếm sự cân bằng

Tìm kiếm sự tối đa

Đối tượng tham gia kiểm soát

Địa phương

Trung ương

Chiến lược

Quy hoạch trước, triển khai sau

Không có quy hoạch, triển

khai tùy tiện

Kế hoạch

Theo quan điểm

Theo dự án

Mức độ quan tâm

Toàn bộ

Vùng trọng điểm

Áp lực và lợi ích

Phân tán

Tập trung

Quản lý

Quanh năm, cân bằng

Thời vụ, cao điểm

Nhân lực sử dụng

Địa phương

Bên ngoài

Quy hoạch kiến trúc

Bản địa

Theo thị hiếu của du khách

Maketing

Tập trung, theo đối tượng

Tràn lan

Sử dụng nguồn lực

Vừa phải, tiết kiệm

Lãng phí

Tái sinh nguồn lực

Không

Hàng hóa

Sản xuất tại địa phương

Nhập khẩu

Nguồn nhân lực

Có chất lượng

Kém chất lượng

Du khách

Số lượng ít

Số lượng nhiều

Học tiếng địa phương

Không

Du lịch tình dục

Không

Thái độ du khách

Thông cảm và lịch thiệp

Không ý tứ

Sự trung thành của du khách

Trở lại tham quan

Không trở lại tham quan

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Phát triển bền vững du lịch tỉnh Khánh Hòa - 8

Nguồn: Machado (2003)


2.5.2 Đánh giá phát triển bền vững du lịch theo bộ chỉ tiêu của UNWTO

Tổ chức du lịch thế giới đề cập đến 12 vấn đề cơ bản và 29 chỉ số cơ bản cho du lịch bền vững của khu du lịch. Các vấn đề cơ bản cho du lịch bền vững có thể được áp dụng cho tất cả các khu vực và tất cả các loại hình du lịch khắp nơi trên thế giới, tuy nhiên bộ chỉ số thuộc từng vấn đề cần được điều chỉnh theo các điều kiện đặc biệt của khu vực hoặc quốc gia mà tính bền vững của du lịch được đánh giá.

Bảng 2.3: Các chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững du lịch của UNWTO


STT

Chỉ tiêu

Diễn giải

1

Sự hài lòng của người

địa phương

Sự hài lòng của người địa phương với du lịch (trắc nghiệm)

2

Tác động của du lịch đến cộng đồng

Tỉ lệ khách du lịch/người địa phương (trung bình và thời gian cao điểm/ngày)

% người tin rằng du lịch mang lại dịch vụ mới cho cơ sở hạ tầng (dựa trên trắc nghiệm)

Số lượng và khả năng của các dịch vụ cộng đồng có thể cung cấp cho cộng đồng (% số có thể đóng góp

cho du lịch )

3

Duy trì sự hài lòng về du lịch

Mức độ hài lòng của du khách (dựa trên trắc nghiệm) Nhận thức về giá trị tiền (dựa trên trắc nghiệm)

% du khách quay trở lại

4

Du lịch theo mùa

Du khách đến theo tháng và quý (phân chia trong suốt năm) Tỷ lệ phòng ở có khách theo tháng (thời gian cao điểm so với thấp điểm) và % của phòng có khách theo quý hoặc tháng cao điểm

% doanh nghiệp thành lập trong năm

Số hoặc % công việc toàn thời gian/dài hạn trong ngành Du lịch (so với công việc ngắn hạn/tạm thời)

5

Lợi ích kinh tế từ du lịch

Số dân địa phương (và tỉ lệ nam nữ) làm việc trong ngành du lịch (và tỉ lệ việc làm ngành du lịch so với tổng số việc làm)

Doanh thu từ du lịch theo % so với tổng doanh thu

của cộng đồng



6

Quản lý năng lượng

Năng lượng từ tất cả các nguồn tính trên đầu người. (tổng, và theo ngành du lịch trên đầu người mỗi ngày)

% doanh nghiệp tham gia chương trình bảo tồn năng lượng hoặc đăng ký tham gia chính sách và kỹ thuật tiết kiệm năng lượng.

% năng lượng tiêu thụ từ các nguồn tái tạo được ( tại

địa điểm, tổ chức)

7

Nguồn nước hiện có và bảo tồn nước

Sử dụng nước (tổng thể thích tiêu thụ và số lít trên đầu khách mỗi ngày)

Tiết kiệm nước (% giảm, thu lại được, hoặc tái sử

dụng được)

8

Chất lượng nước uống

% tổ chức du lịch có nước uống xử lý theo tiêu chuẩn quốc tế

Mức độ thường xuyên của các dịch bệnh có liên quan đến nước: số/% khách được ghi nhận mắc bệnh liên

quan đến nước uống trong thời gian lưu trú

9

Xử lý nước thải

% nước thải từ địa điểm được xử lý (sơ cấp, cấp 2, cấp 3)

% tổ chức du lịch (hoặc nơi lưu trú) có hệ thống xử lý

10

Xử lý chất thải rắn

Khối lượng chất thải từ địa điểm (tấn) (mỗi tháng) Khối lượng chất thải được tái chế (m3)/tổng số rác thải (m3) (cụ thể từng loại)

Chất lượng rác thải thải ra khu vực công cộng (số

lượng rác)

11

Quản lý phát triển

Sự tồn tại của đất sử dụng hoặc quá trình quy hoạch phát triển, bao gồm du lịch

% khu vực được quản lý (mật độ, thiết kế, v.v….)

12

Mức độ quản lý

Tổng số khách đến (phương tiện, tháng, mùa cao điểm) Số khách trên m2 của địa điểm (bãi biển, địa điểm thăm quan…) trên km2 của địa điểm, số phương

tiện/trung bình mùa cao điểm

Nguồn: UNWTO (2003)

Căn cứ vào bộ chỉ tiêu của UNWTO, một số nhà nghiên cứu đã xây dựng được các chỉ tiêu đánh giá PTBV du lịch cụ thể như sau:


Bảng 2.4: Các chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững du lịch của Manning


STT

Chỉ tiêu

Diễn giải

1

Văn hoá

- Duy trì sự hài lòng của người địa phương (% người đồng ý rằng du lịch tốt cho cộng đồng)

- Duy trì các vật thể văn hoá (% doanh thu từ du lịch được đầu tư để bảo tồn các địa điểm, cấu trúc)

- Duy trì an ninh (% vụ phạm pháp ảnh hưởng/liên quan đến khách du lịch và người địa phương)

- Sự an toàn của du khách (% khách cảm thấy an toàn ở địa điểm)

- Sức khoẻ và an toàn (% với các dịch bệnh liên quan đến nguồn nước, % bị đe doạ)

- Du lịch sex (mức độ phản hồi, tổ chức giải pháp)

2

Kinh tế

- Số giảm theo mùa (tỉ lệ khách đến vào tháng cao điểm so với hàng năm)

- Duy trì việc làm ngành du lịch (việc làm trong ngành, % người địa phương, % việc làm toàn thời gian)

- Giảm thất thoát tiền (tổng lợi nhuận còn lại từ mỗi khách tại địa điểm)

- Quản lý tốc độ phát triển (% số phòng có khách, tỉ lệ xây mới hàng năm)

- Giá trị tiền (thu từ khách)

3

Môi trường

- Thay đổi khí hậu

- Quản lý địa điểm theo sức chứa (số khách/m2 trong ngày/mùa cao điểm)

- Quản lý năng lượng (sử dụng mỗi ngày của mỗi khách, tỉ lệ người địa phương sử dụng so với khách sử dụng)

- Nguồn nước hiện có (% cung cấp mỗi năm đc dùng, số ngày bị thiếu mỗi năm, giá thành của nước mới)

- Chất thải rắn (% nước thải đc xử lý đạt tiêu chuẩn, số vụ bị ô nhiễm)

- Dân số hiện có (% công trình trong kiến trúc địa phương,

% khách sạn trong khu vực bị hạ tiêu chuẩn)

4

Quản lý du lịch

- Quản lý sự phát triển (% doanh nghiệp du lịch mới có nhận đánh giá phát triển)

- Phương tiện giao thông (% khách sạn có dịch vụ công, % khu vực dành cho xe cộ)

- Tour sinh thái và sản phẩm (% có giấy chứng nhận, % khách sạn có EMS)

- Quản lý mật độ (số người / hecta trong mùa cao điểm, số người/toilet.

- Bảo vệ hình ảnh (% khách du lịch bình chọn về các yếu tố hình ảnh sau khi làm xong bài trắc nghiệm)

Nguồn: Manning (2004)


Bảng 2.5: Các chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững du lịch của Griffin


STT

Chỉ tiêu

Cách xác định

1

Di sản văn hóa

- Điều kiện của các loài (thực vật và động vật )

- Chất lượng nguồn nước

- Chất lượng không khí

- Tình trạng các loài được bảo vệ

- Chất lượng của cảnh quan

- Văn hoá dân gian và di tích

- Tầm quan trọng và trạng thái của văn hoá bản địa

2

Cơ sở hạ tầng

- Cấp nước và xử lý nước

- Sử dụng đất

- Tình trạng kẹt xe

- Tiện nghi cho người khuyết tật

- Xử lý và tái chế rác thải

- Sự lệ thuộc vào dịch vụ và tiện nghi của khách

3

Doanh nghiệp

- Quản lý nước/ rác thải/ năng lượng

- Liên kết với cộng đồng địa phương/ môi trường

- Liên kết với các doanh nghiệp địa phương khác

- Chất lượng của việc làm ngành du lịch

4

Cộng đồng

- Thái độ của người dân với các vấn đề

- Nhận thức và thái độ của người dân về du lịch

- Thái độ của người dân về chất lượng và ảnh hưởng của du lịch đến họ

- Tác động của du lịch lên phong tục địa phương

- Xu hướng dân số

5

Du khách

- Hồ sơ du khách

- Động lực khiến khách đến thăm

- Mong đợi của du khách

- Mức độ sử dụng lại dịch vụ/sản phẩm của du khách

- Sự hài lòng của khách với giao thông

- Quan điểm của du khách về dân cư địa phương

- Quan điểm của du khách về sự quản lý của địa phương

- Chi tiêu của du khách

6

Quản lý

- Đánh giá mục tiêu quản lý hành chính

- Khả năng quản lý du lịch

- Quản lý và điều chỉnh các quy định

Nguồn: Griffin, Morrissey & Flanagan (2010)

2.5.3 Đánh giá phát triển bền vững du lịch của Tanguay và cộng sự

Theo Tanguay và cộng sự (2013) đã đưa ra các chỉ tiêu PTBV du lịch bao gồm: (1) Diện tích khu vực tự nhiên được bảo vệ; (2) Lượng nước tiêu thụ; (3) Mức độ ô nhiễm không khí; (4) Mức năng lượng tiêu thụ; (5) Tỷ lệ chất thải được xử lý/


tổng lượng chất thải; (6) Mức độ hài lòng của người dân địa phương; (7) Khả năng chịu đựng tổn thương của môi trường; (8) Tỷ lệ tham gia của du khách và người dân đại phương tại các sự kiện văn hóa; (9) Chất lượng các nguồn nước; (10) Mức độ hài lòng của khách du lịch; (11) Mức độ tham gia của cộng đồng; (12) Mức độ bảo tồn các di sản; (13) Mức độ sử dụng các phương tiện giao thông; (14) Tỷ lệ đầu tư cơ sở hạ tầng mới cho du lịch; (15) Số lượng các cơ sở kinh doanh du lịch sinh thái;

(16) Tỷ lệ thu nhập từ du lịch; (17) Tỷ lệ việc làm mới trong ngành du lịch cho người dân địa phương; (18) Tỷ lệ quay lại của khách du lịch; (19) Số lần truy cập vào các trang web về di sản và văn hóa; (20) Lượng khách du lịch.

2.5.4 Đánh giá phát triển bền vững của các hoạt động du lịch dựa vào sức chứa

Đây là phương pháp mà các nhà nghiên cứu cần phải xác định được sức chứa của khu du lịch, điểm du lịch, để xem khả năng khu du lịch, điểm du lịch đang xét có khả năng tiếp nhận được bao nhiêu du khách thì vừa. Nếu số du khách đến tham quan thường xuyên vượt sức chứa sẽ dẫn đến suy thoái môi trường nghiêm trọng và du lịch phát triển không bền vững.

Khái niệm sức chứa (khả năng tải) của điểm du lịch bắt nguồn từ nông nghiệp, trong việc chăn nuôi gia súc trên đồng cỏ. Các nhà chăn nuôi cần phải biết rò vào từng mùa, đồng cỏ có thể nuôi được tối đa bao nhiêu gia súc. Sau đó khả năng tải được áp dụng vào lĩnh vực dân số để xác định số dân mà một vùng đất có thể tiếp nhận được (với một cuộc sống khấm khá trên một trình độ công nghệ nhất định). Việc áp dụng sức chứa vào lĩnh vực xã hội trở nên khó khăn vì tính đa giá trị của các hệ thống xã hội và nhân văn.

Đối với du lịch, có nhiều cách hiểu khác nhau về “sức chứa”. Theo D'Amore (1983) “Sức chứa là điểm trong quá trình tăng trưởng du lịch mà người dân địa phương bắt đầu thấy mất cân bằng do mức độ tác động xã hội không thể chấp nhận được của hoạt động du lịch”. Shelby và Heberlein (1987) thì cho rằng “Sức chứa là mức độ sử dụng mà vượt qua nó thì vi phạm tiêu chuẩn môi trường”. Theo Hens (1998) thì “Sức chứa là số lượng người cực đại có thể sử dụng điểm du lịch mà không gây suy thoái đến mức không thể chấp nhận được đối với môi trường tự nhiên và không làm suy giảm đến mức không thể chấp nhận được việc thoả mãn các

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/08/2022