Thực Trạng Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Của Công Ty Cổ Phần Sông

Để phân tích chi tiết về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Sông Đà 11, ta cần có một cái nhìn khái quát về tình hình hoạt động của Công ty trong những năm gần đây.

1.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Tổng Công ty Sông Đà Công ty Cổ phần Sông Đà 11

Bảng 2.1: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm

Đơn vị tính: Đồng


Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

A. Kết quả kinh doanh





1. Tổng doanh thu

219,426,750,0

52

241,811,502,0

97

322,199,475,7

76


2. Tổng lãi(+), lỗ(-)

10,120,193,98

9

12,438,559,92

6

23,311,998,37

1

3. Tổng lợi nhuận sau thuế TNDN

8,784,387,725

10,670,774,05

6

20,083,318,59

9

4. Tổng phải nộp NSNN trong năm

12,795,627,46

8

13,812,570,39

8

17,167,675,92

9

B. Các chỉ tiêu đánh giá khác




1. Tỷ suất lợi nhuận / doanh thu

4.00%

4.41%

6.23%

2. Tỷ suất lợi nhuận / Vốn chủ sở hữu

8.98%


21.34%


40.17%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Sông Đà 11 - 7

(Nguồn : Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Sông Đà 11)

Biểu đồ 2.1. Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)



25 350


300

20

250


Loi nhuan sau thue

Doanh thu

15 200


10 150


100

5

50


0 0

2006 2007 2008


(Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán)

Là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh, kết quả kinh doanh của Công ty luôn là tiêu chí hàng đầu trong việc đánh giá hiệu quả nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng.

Thông qua “Bảng báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm” (Bảng 2.1) và biểu đồ “Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận” (Biểu đồ 2.1) ta có thể thấy rõ ràng tốc độ tăng trưởng của Công ty qua các năm. Theo biểu đồ, tốc độ tăng trưởng của công ty trong ba năm gần đây có xu hướng tăng cao và chắc chắn. Doanh thu của Công ty tăng từ hơn 219 tỷ đồng trong năm 2006, lên đến hơn 241 tỷ đồng trong năm 2007 và đạt được mức 322 tỷ đồng trong năm 2008, tăng hơn 81 tỷ đồng so với 2007 (tương đương tăng 33.6%). Lợi nhuận sau thuế của Công ty cũng có sự thay đổi đáng kể: từ 8 tỷ đồng năm 2006 lên đến 10 tỷ đồng trong năm 2007 và đến năm 2008 đã tăng gấp 2 lần so với năm 2007 đạt mức 20 tỷ đồng. Sở dĩ có sự tăng mạnh như vậy vào năm 2008 là do các dự án đầu tư theo kế hoạch đã được thực hiện thành công mang lại cả doanh thu và lợi nhuận cao cho Công ty. Trong năm 2008, Công ty đã hoàn thành các mục tiêu, tiến độ tại các công trình trọng điểm như: Thủy điện Sơn La, Nậm Chiến, Bản Vẽ, các công trình đường dây và trạm biến áp từ 110kv đến 500kv, các công trình cấp thoát nước... Chất lượng xây lắp các

công trình được đảm bảo, đáp ứng với yêu cầu thiết kế và các tiêu chuẩn của chủ đầu tư. Kết quả này phần nào ghi nhận những nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty, phản ánh hiệu quả quản lý cũng như phản ánh hướng đi đúng đắn mà công ty đã và đang lựa chọn.

1.2. Cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn

Nhìn vào tổng thể kết quả kinh doanh của Công ty, ta có thể thấy được hiệu quả hoạt động, xu hướng phát triển theo các giai đoạn thời gian, tuy nhiên để có cái nhìn sâu hơn về tình hình tài chính của Công ty, ta không thể không xét đến cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn của Công ty.

Về quy mô tài sản, nhìn vào “Bảng cân đối kế toán” của công ty qua 3 năm gần đây (Bảng 2.2) và biểu đồ “ Cơ cấu và tăng trưởng tài sản” (Biểu đồ 2.2) dưới đây ta dễ dàng thấy rằng Công ty có tổng tài sản tương đối lớn và có sự tăng trưởng nhanh trong những năm vừa qua. Trong cơ cấu tổng tài sản của Công ty, tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn (trên 60%) tổng tài sản và có xu hướng tăng theo các năm. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn cũng có sự thay đổi tăng lên đáng kể qua các năm từ hơn 102 tỷ đồng vào năm 2006, lên đến 112 tỷ đồng vào năm 2007 và đạt mức hơn 132 tỷ đồng vào năm 2008, tăng lên 36.33% so với năm 2007.

Về nguồn vốn, nhìn vào “Bảng cơ cấu và tăng trưởng nguồn vốn” (Bảng 2.3) ta nhận thấy vốn chủ sở hữu của công ty vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn (cao nhất đạt 31.9% trong năm 2006 và thấp nhất là 28.49% trong năm 2007). Ta cũng dễ dàng nhìn thấy sự tăng trưởng đều đặn trong nguồn vốn chủ sở hữu qua các năm, tuy nhiên lượng tăng đó vẫn rất nhỏ và không ổn định. Có một điều rằng nguồn vốn nợ ngắn hạn của công ty chiếm tỷ trọng lớn (thường là trên 50%), và hiện nay công ty đang có sự điều chỉnh trong cơ cấu nguồn vốn bằng cách gia tăng vốn chủ sở hữu và các khoản nợ dài hạn.

Vốn lưu động ròng của Công ty (Net Working Capital – NWC) = Tổng giá trị thuần của tài sản lưu động – Tổng nợ ngắn hạn) qua các năm đều >0, thể hiện công ty đã dùng một phần vốn dài hạn để tài trợ cho hoạt động của tài sản lưu động. Điều này cho thấy tài sản của Công ty được tài trợ một cách vững chắc, có khả năng thanh toán tốt và tình hình tài chính lành mạnh.


Tổng Công ty Sông Đà Công ty Cổ phần Sông Đà 11

Bảng 2.2. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Đơn vị tính: Đồng



Chỉ tiêu


Năm 2006


Năm 2007


Năm 2008

Giá trị (Đ)

Tỷ trọng (%)

Giá trị (Đ)

Tỷ trọng(%)

% tăng 2007/2006

Giá trị (Đ)

Tỷ trọng(%)

% tăng 2008/2007

I. Tổng tài sản

312,335,416,055

100

356,837,558,214

100

14.24

363,979,261,708

100

2.0

A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

210,197,496,601

67.29

245,664,739,486

68.84

16.87

231,744,713,895

63.67

-5.676

1. Tiền

42,617,862,298

13.64

57,282,477,380

16.05

34.41

35,265,845,401

9.68

-38.4

2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

0

0

0

0

0

0

0

0

3. Các khoản phải thu

91,224,780,879

29.2

102,149,331,020

28.62

11.97

121,082,254,825

33.26

18.53

4. Hàng tồn kho

65,323,811,649

20.91

76,411,500,040

21.41

16.97

66,988,385,295

18.4

-12.3

5. Tài sản lưu động khác

10,031,041,775

3.21

9,821,431,046

2.75

-2.08

8,408,228,374

2.31

-14.4

B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn

102,137,919,454

32.7

111,172,818,728

31.15

8.84

132,234,547,813

36.33

18.9

1. Tài sản cố định

91,276,194,005

29.22

104,598,766,083

29.31

14.59

106,738,915,014

29.32

1.92

1.1. Tài sản cố định hữu hình

0

0

0

0

0

0

0

0

1.2. Tài sản cố định thuê tài chính

0

0

0

0

0

0

0

0

1.3. Tài sản cố định vô hình

0

0

0

0

0

0

0

0

2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

6,276,083,228

2.0

5,980,000,000

1.67

-4.71

25,400,139,210

6.98

324.8

3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

4,585,642,221

1.46

11,010,211,323

3.08

140.1

1,075,439,715

0.29

-90.2

II. Nguồn vốn

312,335,416,055

100

356,837,558,214

100

14.24

363,979,261,708

100

2.0

A. Nợ phải trả

214,586,026,247

68.70

255,161,333,327

71.5

18.9

251,775,412,007

69.17

-1.32


1. Nợ ngắn hạn

164,387,619,655

52.63

178,040,700,289

49.89

8.3

180,251,070,115

49.52

1.24

1.1.Vay ngắn hạn

61,259,510,843

19.61

67,367,276,109

18.87

9.97

52,376,198,409

14.39

-22.25

1.2. Phải trả cho người bán

74,600,347,610

23.88

8,537,6287,397

23.95

14.44

81,287,309,398

22.33

-4.78

1.3. Người mua trả tiền trước

25,107,300,119

8.03

20,898,927,627

5.85

-16.7

43,308,207,109

11.89

107.2

1.4. Nợ ngắn hạn khác

3,420,461,083

1.09

4,398,209,156

1.23

28.58

3,279,355,199

0.9

-25.4

2. Nợ dài hạn

48,998,210,719

15.68

71,733,335,740

20.1

46.396

64,651,065,494

17.76

-9.8

3. Nợ khác

1,200,195,873

0.38

5,387,297,298

1.5

348.8

6,873,276,398

18

27.58

B. Nguồn vốn CSH

97,749,389,808

31.29

101,676,224,887

28.49

4.01

112,203,849,701

30.82

10.4

1. Nguồn vốn quỹ

97,749,389,808

31.29

101,676,224,887

28.49

4.01

112,203,849,701

30.82

10.4

2. Nguồn kinh phí

0

0

0

0

0

0

0

0

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Sông Đà 11)

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu và tăng trưởng tài sản

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)


400

350

300

Tài sản lưu động

Tài sản cố định

250

200

150

100

50

0

2006 2007 2008


(Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán)

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu và tăng trưởng nguồn vốn

(Đơn vị tính : Tỷ đồng)



400

350

300

Vốn chủ sở hữu Nợ dài hạn

Nợ ngắn hạn

250

200

150

100

50

0

2006 2007 2008


(Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán)


Tài sản lưu động của Công ty tăng lên rõ rệt trong giai đoạn 2006 – 2007, tuy nhiên lại có xu hướng giảm nhẹ trong giai đoạn 2007 - 2008. Ta nhận thấy trong

phần tài sản lưu động, hàng tồn kho và các khoản phải thu chiếm tỷ trọng rất lớn trong Tổng tài sản. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn phù hợp với đặc điểm hoạt động của Công ty, do nhận thầu các công trình lớn, thời gian kéo dài nên vào thời điểm cuối năm hàng tồn kho có giá trị khá lớn, phản ánh giá trị sản xuất kinh doanh dở dang. Tuy nhiên, các khoản phải thu có tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng là một dấu hiệu cho thấy công ty bị chiếm dụng vốn khá nhiều và cần có những biện pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu các khoản phải thu đến mức thấp nhất nhằm nâng cao vòng quay vốn.

Thông qua việc phân tích kết quả kinh doanh và cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn của Công ty Cổ phần Sông Đà 11 chúng ta có thể thấy được trạng thái hoạt động của Công ty là tương đối tốt. Công ty đang nỗ lực mở rộng quy mô, năng lực hoạt động, điều này tương ứng tạo ra sự tăng trưởng phù hợp trong kết quả doanh thu và lợi nhuận đạt được trong những năm gần đây. Cơ cấu tài sản của Công ty phù hợp với đặc thù hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực xây lắp, tuy nhiên chúng ta vẫn nhận thấy rằng vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn còn có tỷ trọng nhỏ, và rõ ràng là phải cần một sự cải thiện đáng kể trong khoản mục này. Mặc dù vậy, Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước, lại được sự đảm bảo của Tổng công ty Sông Đà nên vẫn được các đối tác đánh giá cao và giành được sự tín nhiệm.

2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Sông

Đà 11


2.1. Nguồn hình thành vốn lưu động

Căn cứ vào “Bảng cân đối kế toán” qua các năm, ta nhận thấy vốn lưu động

của Công ty chủ yếu hình thành từ nguồn nợ ngắn hạn, và bên cạnh đó được bổ sung từ nguồn vốn dài hạn (vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn). Trong nguồn vốn ngắn hạn, nguồn tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn và nguồn vốn hình thành từ tiền ứng trước của người mua và tín dụng thương mại từ người bán cũng chiếm tỷ trọng tương đối lớn.


Biểu đồ 2.4. Cơ cấu nợ ngắn hạn

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)


200

Nợ ngắn hạn khác


Phải trả cho người bán

Người mua trả tiền trước

Vay ngắn hạn

180

160

140

120

100

80

60

40

20

0

2006 2007 2008


(Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán)

Căn cứ vào Biểu đồ 2.4 “ Cơ cấu nợ ngắn hạn” của Công ty, ta thấy rằng nợ ngắn hạn của Công ty có xu hướng tăng mạnh ở giai đoạn 2006 – 2007 và tăng nhẹ trong giai đoạn 2007 -2008. Điều này phản ánh nhu cầu tăng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng nhằm phục vụ cho công cuộc mở rộng sản xuất và đổi mới sản xuất trong giai đoạn 2006 - 2007. Trong giai đoạn này, Công ty đã dành khoản vốn đầu tư rất lớn vào việc mở rộng sản xuất cũng như đổi mới để nâng cao được chất lượng dây chuyền sản xuất. Còn ở giai đoạn 2007 – 2008, do việc sản xuất đã đi vào quỹ đạo, hiệu quả gia tăng nên Công ty đã giảm dần tốc độ của khoản nợ ngắn hạn. Năm 2008, tổng nợ ngắn hạn của Công ty là hơn 180 tỷ đồng, chiếm đến 49.52 % tổng nguồn vốn, chỉ còn tăng 1.24% so với năm 2007, trong khi đó tốc độ tăng của tổng nợ ngắn hạn năm 2007 so với năm 2006 là 8.3%. Trong đó vay ngắn hạn là hơn 52 tỷ đồng (tương đương giảm đi 22.25 % so với năm 2007), nợ người bán là hơn 81 tỷ đồng (tương đương chiếm 22.33% tổng nguồn vốn), người mua ứng trước tiền là hơn 43 tỷ đồng (tương đương 11.89% tổng nguồn vốn). Như vậy Công ty đã tận dụng khá tốt nguồn vốn từ người bán, từ khách hàng để bổ trợ cho nguồn tín dụng vay từ các Ngân hàng thương mại. Đây là một sự kết hợp đúng đắn của Công ty trong điều kiện nền kinh tế thị trường.

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí